Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 23

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 23

Tuần 23

Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009

Tập đọc - tiết 45

Hoa học trò

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung của bài.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài .

 - Hiểu nội dung bài : Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng ; Hiểu ý nghĩa của hoa phượng, hoa học trò.

 II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
Tập đọc - tiết 45
Hoa học trò
I. Mục đích, yêu cầu :
 - HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung của bài.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài .
 - Hiểu nội dung bài : Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng ; Hiểu ý nghĩa của hoa phượng, hoa học trò.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
4’
12’
15’
6’
3’
1. Kiểm tra bài cũ : 
 HS đọc thuộc lòng bài thơ : Chợ tết 
2. Dạy bài mới : 
HĐ 1. Giới thiệu bài .
HĐ 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc : 
- 1HS đọc.
- Chia đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
 - Một , hai HS đọc cả bài .
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 b) Tìm hiểu bài : 
-HS đọc thầm đoạn1, trao đổi TLCH:
+Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
+Em hiểu “đỏ rực” có nghĩa như thế nào?
+Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?(Biện pháp so sánh ; so sánh hoa phượng như ngàn con bướm thắm để cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp)
- HS nêu ý đoạn1.
-HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và TLCH:
+Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
-GV: Hoa phượng là 1 loài hoa gắn liền với tuổi học trò, với những kỉ niệm của thuở cắp sách tới trường. Hoa phượng nở báo hiệu mùa thi........
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? Vì sao?
+ Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?(Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ.
+ ở đoạn 2 tác giả đã dùng các giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?( Vị giác, xúc giác)
+Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Em cảm nhận được điều gì qua đoạn thứ 2?
- HS đọc lướt toàn bài nêu ND chính
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
 ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài .
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học .
I. Luyện đọc :
-loạt, góc trời đỏ rực, nỗi niềm, me non
II. Tìm hiểu bài :
1. Số lượng của hoa phượng rất lớn.
- Cả1 loạt, cả 1vùng, cả 1 góc trời đỏ rực, chỉ nghĩ đến cây đến hàng, đến những tán lớn xoè ra
2. Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Hoa nở nhanh bất ngờ, nàu phượng mạnh mẽ.
Bình minh là một màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi đẹp.
* Nội dung : Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò
3. Thi đọc diễn cảm :
Đoạn sau : 
 “ Phượng không phải ... đậu khít nhau”.
Toán - tiết 111
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
 - Giúp HS củng cố về cách so sánh hai phân số.
- Về tính chất cơ bản của phân số.
II. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
5’
32’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng , lớp làm giấy nháp bài tập sau:
 So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhất:
	2. Bài mới.
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC của bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- YC học sinh tự làm bài, nhắc các em làm các bứơc trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp chữa bài.
- YC HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp phân số
*HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là 1 phân số lớn hơn 1, thế nào là 1 phân số bé hơn 1.
* HS nêu yêu cầu.
+ Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?.
- HS tự làm bài 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
*HS tự làm bài 
- GV nhắc HS cần chú ý xem tích trên và tích dưới gạch ngang cùng chia hết cho thừa số nào thì thực hiện chia chúng cho thừa số đó trước sau đó mới thực hiện các phép nhân.
- 2 HS lên bảng. lớp làm vào vở.
3- Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS về nhà ôn bài 
Bài1:
Bài2: kết quả:a, b,
Bài 3: 
A, Vì 5<7<11 nên
B, Rút gọn các phân số ta có:
Vìnên 
Bài4:
B, 
Luyện từ và câu - tiết 45
Dấu gạch ngang
I. Mục đích, yêu cầu :
 - HS nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong khi viết.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Phiếu ghi sẵn lời giải của bài tập 1 ở cả hai phần.
III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
3’
2’
15’
5’
15’
2’
A. Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi hai HS làm lại bài tập của tiết trước.
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Phần nhận xét: 
 Bài 1: 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong BT1.
- YC HS tìm những câu có chứa dấu gạch ngang. GV ghi nhanh lên bảng.
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi. Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- HS phát biểu, GV ghi nhanh vào cột bên cạnh.
Đoạn a đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. 
Đoạn b đánh dấu phần chú thích trong câu.
đoạn c liệt kê các bộ phận cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
- GV tóm tắt ND
+ Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
3. Phần ghi nhớ :
 - Gọi vài HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 4. Phần luyện tập : 
 - HS đọc nội dung bài tập 1, sau đó trả lời miệng, cả lớp cùng nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2, rồi làm bài vào vở, sau đó tiếp nối nhau đọc bài viết, GV nhận xét , chấm điểm.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học .
1. Nhận xét :
* Bài 1 : Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.
* Bài 2 : Tác dụng của dấu gạch ngang.
2. Ghi nhớ : SGK 
3. Luyện tập :
* Bài 1 : Tìm các câu văn có dấu gạch ngang trong truyện : “ Quà tặng cha” và nêu tác dụng của mỗi dấu.
* Bài 2 : Viết một đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ.
Đạo đức - tiết 23
Giữ gìn các công trình công cộng ( 2 tiết )
I. Mục tiêu :
- HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của toàn xã hội, mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.
- HS biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
Phiếu điều tra theo mẫu bài tập 4.
Mỗi HS có 3 tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
3’
11’
11’
11’
2’
	1- Kiểm tra: 
+ Thế nào là lịch sự với mọi người?
+ Vì sao phải lịch sự với mọi người?
	2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: 
b- Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. (tình huống T34 - SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi bổ sung. GV kết luận: Nhà văn hoá xã là 1 công trình công cộng, là nơi xinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của vì vậy Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẻ bậy nên đó.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 1 SGK)
- GV giao việc cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bầy. Cả lớp trao đổi tranh luận. 
- GV kết luận: Tranh 1, 3 sai tranh 2, 4 đúng.
* Hoạt động 3: Sử lý tình huống. (TB2 - SGK)
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bầy, bổ sung, tranh luạn.
- GV kết luận về từng tình huống.
a- cần báo cho người lớn hoặc những người có chách nhiệm về việc này.
b- Cần phân tích ích lợi của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rỏ tác hại của hành động nems đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn bạn.
- GV gọi 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động tiếp nối: 
Các nhóm điều tra về công trình công cộng ở địa phương theo mẫu BT4 và có bổ sung thêm cột lợi ích các công trình công cộng
1. Tình huống trang 34.
2. Bài tập 1 :
Tranh 1,3 : Sai.
Tranh 2,4 : Đúng.
3. Bài tập 2 :
- Cần báo cáo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này.
Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009
Âm nhạc
Học hát bài:Chim sáo
I-Mục tiêu:
 -HS biết hát có nôppts hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi.
 -HS biết bài Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ- me(Nam Bộ).
II-Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ quen dùng, thanh phách, song loan.
III-Các hoạt động dạy học.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
5’
20’
5’
5’
1-Phần mở đầu:
Gt tiết học có nội dung chính là bài hát Chim sáo, ngoài ra có bài đọc thêm” Tiếng sáo của người tù”.
2-Phần hoạt động.
*Nội dung 1:Dạy hát bài:Chim sáo.
-GV giới thiệu bài hát(Có sử dụng tranh ảnh).
-Bài hát Chim sáo có 2 lời ca, mỗi lời chia thành 3 câu hát.
Lời thứ nhất:
Câu 1:Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
Câu 2:Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
Câu 3:Ngọt thơm đom boong ơI đàn chim vui bầy, la là la la.
Lời thứ 2 tương tự như lời thứ nhất.
-GV khi dạy bài hát này, giảI thích từ “đom boong” có nghĩa là quả đa.Những chỗ có nốt hoa mĩ phảI hát luyến nhanh, chỗ luyến hai nốt móc đơn phảI hát mềm mại.
-Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ 2 phách rưỡi(nốt trắng và lặng đơn), GV đếm 2-3 để HS thực hiện đúng.
*Củng cố bài hát:
-GV yêu cầu 1 hs hát lời 1 và 1 hs hát lời 2 bài Chim sáo.
-Chỉ định nhóm gồm3-4 hs lên trình bày.
*Nội dung 2:Bài đọc thêm”Tiếng sáo của người tù”.
3-Kết thúc.
-Từng tổ trình bày bài hát.
Về nhà học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ.
1:Dạy hát bài:Chim sáo.
2:Bài đọc thêm”Tiếng sáo của người tù”.
Chính tả - Tiết 23 
Nhớ- viết : Chợ Tết
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS nhớ - viết lại được chính xác, trình bày đúng 11 dòng thơ đầu của bài .
- Làm đúng yêu cầu bài tập chính tả.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Một vài tờ phiếu ghi sẵn nội dung bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
3’
1’
17’
15’
1’
A. Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi một em đọc cho bạn viết bảng lớp bài tập 3.
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết :
- Một em đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 11 câu thơ.
- Mọi người đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- Mỗi người đi chợ tết với tâm trạng và dáng vẻ ra sao?
- Viết từ khó.
- GV hướng dẫn cách viết và nhắc nhở cách viết
- HS tự viết bài theo trí nhớ.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- GV dán tờ phiếu đã viết sẵn truyện vui: Một ngày và một năm rồi giải thích yêu cầu của bài tập 2.
- HS làm bài và chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học .
1. Chính tả nhớ- viết : Chợ Tết
2. Bài tập :
hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh.
Toán - tiết 112
Luyện tập chung ( tiếp )
I. Mục tiêu :
 - Củng cố về cách so sánh hai phân số.
- Củng cố về tính chất cơ bản của phân số.
II. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
5’
7’
8’
9’
8’
3’
1- Kiểm tr ... ng bài.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Gọi1nhóm dán phiếu lên bảng yêu cầu đại diện nhóm đọc các từ của nhóm mình và các nhóm khác bổ sưung những từ mà nhóm bạn chưa có.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng. 
Bài 4
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập 3. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS.
- Yêu cầu HS viết các câu văn vào vở.
3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học .
* Bài 1 : HS làm vào vở.
* Bài 2 : Nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ : “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
- VD: Tuần trước, anh trai em dẫn bạn gái về thăm nhà. Khi chị về, mẹ em mới nói” Chị ấy thật dễ thương, dịu dàng lại khéo nấu ăn. Đúng là người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Cả nhà em ai cũng gật gù tán thưởng.
* Bài 3.Bức tranh ấy đẹp tuyệt vời.
* Phong cảnh ở đây đẹp mà có thể không một bút văn nào tả nổi.
Bài 4
- Tìm từ có thể đi kèm với từ “ đẹp”.
- Viết từ tả mức độ cao của cái đẹp.
- Đặt câu với mỗi từ đó.
Địa lí - tiết 22
Thành phố Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu :
 - HS biết chỉ vị trí của thành phố HCM trên bản đồ.
- Nêu những đặc điểm tiêu biểu của thành phố HCM.
- Dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, bảng số liệu để tìm kiến thức.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Các bản đồ : hành chính, giao thông VN.
III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
3’
5’
15’
15’
2’
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu vị trí của vùng ĐBNB?
B. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
GV hoặc HS chỉ vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Các nhóm thảo luận theo gợi ý:
Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, SGK, hãy nói về Thành phố Hồ Chí Minh:
- Thành phố nằm bên sông nào?
- Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
- Thành phố được mang tên Bác từ năm nào?
- Trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2:
- Các nhóm trao đổi kết quả, thảo luận trước lớp.
- HS chỉ vị trí và mô tả về vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS quan sát bảng số liệu trong SGK nhận xét về diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, so sánh với Hfa Nội xem diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, vốn hiểu biết:
- Kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp và tìm ra kiến thức đúng.
- Nếu có bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, GV cho HS tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi của Thành phố Hồ Chí Minh, gắn tranh, ảnh sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ.
* Củng cố dặn dò: - HS đọc bài học.
GV nhận xét giờ học .
1. Thành phố trẻ lớn nhất của cả nước.
- Thành phố đã 300 tuổi. Có diện tích 2090 km2.
- Trước đây có tên Sài Gòn, Gia Định.
- Dòng sông chảy qua thành phố: Sông Sài Gòn.
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất; nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất; nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất; là một trong những thàh phố có nhiều trường đại học nhất...
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Lịch sử - tiết 21
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
I. Mục tiêu :
 - HS biết các tác phẩm thơ văn, các công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
- Đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước.
- Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Hình trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy- học: (*) Điều chỉnh nội dung: 
 Giảm nội dung in chữ nhỏ trong bài "Ngoài ra còn có những ... Nguyễn Húc".
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
3’
15’
17’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: - Làm việc cá nhân .
 - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê.
- Các tác phẩm thời kì này được viết bằng chữ gì? (chữ Hán và chữ Nôm).
- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn trong thời kì này?
- Nội dung của các tác phẩm thời kì này nói lên điều gì?
* Hoạt động 2 : - Làm việc nhóm .
- Hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê?
- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực trên?
- Qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này? 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học .
1.Văn học thời Hậu Lê.
2. Khoa học thời Hậu Lê.
Tập làm văn - tiết 46 
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu :
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Tranh, ảnh cây gạo, cây trám đen.
III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
3’
1’
15’
5’
15’
1’
A. Kiểm tra bài cũ : 
 GV kiểm tra HS đọc đoạn văn tả trong bài tập 2 của tiết trước.
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Phần nhận xét: 
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2,3.
- Xác định từng đoạn trong bài văn"Cây gạo". 
- Tìm nội dung chính của từng đoạn.
- HS đọc thầm bài cây gạo, sau đó phát biểu, GV chốt lại ý đúng.
3. Phần ghi nhớ :
 - Vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4. Phần luyện tập : 
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm bài : Cây trám đen rồi phát biểu, cả lớp nhận xét.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
- HS viết đoạn văn.
- Vài HS khá đọc đoạn viết của mình.
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học .
1. Nhận xét :
Bài “ Cây gạo” có 3 đoạn :
- Đoạn 1 : Thời kì ra hoa.
- Đoạn 2 : Lúc hết mùa hoa.
- Đoạn 3 : Thời kì ra quả.
2. Ghi nhớ :
3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Đoạn 1 : Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
- Đoạn 2 : Tả hai loại trám đen : trám đen tẻ và trám đen nếp.
- Đoạn 3 : ích lợi của quả trám đen.
- Đoạn 4 : Tình cảm của người tả đối với cây trám đen.
* Bài 2 : Viết đoạn văn tả một loại cây.
Toán - tiết 115 
Luyện tập
I. Mục tiêu :
 - Giúp HS có kĩ năng cộng phân số.
- Biết trình bày bài giải toán có lời văn .
 III. Các hoạt động dạy- học: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
5’
1’
32’
2’
1, Bài cũ 
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính:
- Nhận xét, cho điểm:
2, Bài mới
*. Giáo viên giới thiệu bài.
*. Hướng dẫn HS luyện tập
GV ghi lên bảng phép tính:
Gọi hai HS lên bảng nói cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai ohân số khác mẫu số, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở.
GV gọi HS nhận xét phát biêủ của bạn, kiểm tra kết quả tìm được, cho HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
Bài 1: GV cho HS tự làm bài, GV kiểm tra kết quả.
Bài 2: GV cho HS tự làm, gọi hai HS lên bảng thực hiện phép cộng:
- cho hai HS nói cách làm kết quả.
 Cho HS nhận xét cách àm và kết quả trên bảng
GV kết luận và cho HS ghi bài làm vào vở.
 Bài 3 : GV ghi phép cộng + lên bảng.
GV cho HS thực hiện phép cộng, rồi nhận xét cách làm và kết quả ( quy đồng mẫu số rồi cộng).
GV cho HS suy nghĩ tìm cách khách (không phải quy đồng mẫu số)
Cho HS nhận xét phân số .
GV cho HS làm phần b), c) bằng cách rút gọn phân số rồi tính.
GV nêu nhận xét khi công các phân số có thể rút gọn phân số rồi tính thì phép cộng sẽ thuận lợi hơn.
Bài 4: GV cho HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
 Cho HS tự làm vào vở.
GV kiểm tra kết quả.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
1. Củng cố kĩ năng cộng phân số
Tính: + ; + 
2. Thực hành
Bài 1:
Bài 2:
a) + ; b) + 
Bài 3:
Rút gọn = : = 
Cộng + = + =
b) 
Bài 4:
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là:
= (số đội viên chi đội)
 Đáp số:
Kĩ thuật
Trồng cây rau, hoa (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 - HS biết cách chọn cây rau, hoa đem trồng.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
- HS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động của con người.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Cây con rau, hoa; túi bầu chứa đất; cuốc , dầm xới ...
III. Các hoạt động dạy- học: 
T.G
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
3’
30’
5’
2’
1. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 3:HS thực hành trồng cây con.
-HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kỹ thuật trồng cây con.
-Gv nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con:
+Xác định vị trí trồng.
+Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
+Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị vật l;iệu, dngj cụ thực hành của HS.
-Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơI làm việc
-HS thực hành trồng cây trên luống đất hopặc trên bầu đất theo hướng dẫn của GV.
-Nhắc nhở HS rửa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong.
*Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập.
-GV gợi ý cho hs đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
+Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
+Trồng đúng khoảng cách quy định
+Cây con sau khi trồng đứng thẳng, không bị trồi rễ lên trên.
+Hoàn thành đúng thời gian quy định.
-GV đánh giá kết quả học tập của hs.
-Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK.
3.Nhận xét- Dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
-Dặn dò tưới nước cho cây. Chuẩn bị bài sau.
1.Thực hành trồng cây con.
2.Đánh giá kết quả học tập.
Sinh hoạt
Họp lớp
I. Mục tiêu:
- HS nhận thấy ưu nhược điểm trong tuần qua, đề ra phương hướng tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. ổn định tổ chức
2. ND sinh hoạt:
 -Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung tình hình của lớp:
 + Học tập
 + Đạo đức
 -Lớp bổ sung cho bản nhận xét.
 - GV nhận xét chung, nêu gương những HS tiểu biểu trong tuần qua.
 -Phương hướng cho tuần tới:
 +Khắc phục những nhược điểm , phát huy những ưu điểm, thi đua học tập tốt.
 + Vui văn nghệ. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23(10).doc