Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần học 30

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần học 30

TOÁN

Tiết 146 : Luyện tập (153)

I. MỤC TIÊU: HS cần:

-Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số.

-Giải các bài toán có liên quan tìm 1 trong 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.

-Tính diện tích hình bình hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ ghi bài tập 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1. KTBC (5') Gọi HS làm bài tập 4 (-125)

 GV nhận xét , ghi điểm .

2. Bài mới

. Luyện tập chung (30')

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần học 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
Toán
Tiết 146 : Luyện tập (153)
I. Mục tiêu: HS cần:
-Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số.
-Giải các bài toán có liên quan tìm 1 trong 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
-Tính diện tích hình bình hành.
II. đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi bài tập 5
III. Các hoạt động dạy – học :
1. KTBC (5') Gọi HS làm bài tập 4 (-125)
 GV nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới 
. Luyện tập chung (30')
Bài 1:
GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS làm bài vào nháp
GV chữa bài
HS nêu yêu cầu của bài
1 HS làm bảng lớp, HS lớp làm nháp.
HS nêu cách làm và kết quả 
* Củng cố: các phép tính về phân số, tính giá trị biểu thức
HS nhắc lại
Bài 2: 
GV yêu cầu HS đọc đề bài
2 HS phân tích đề
Yêu cầu HS làm bài
HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp. 
1 số HS đọc bài làm
GV chữa: ĐS: 180cm2.
+ Muốn tính diện tích HBH ta cần biết gì?
Để tìm được chiều cao của HBH ta cần làm như thế nào?
Củng cố: tìm phân số của 1 số, tính diện tích HBH.
HS trả lời 
Bài 3, 4:
Yêu cầu HS đọc đề và phân tích đề
1 HS đọc đề, 2 phân tích đề
Yêu cầu HS làm bài.
2 HS làm bảng lớp, HS lớp làm vở
GV chấm 1 số bài - chữa bài:
Bài 3: ĐS: 45 chiếc ô tô; 
Bài 4: ĐS: 10 tuổi.
Củng cố: Tìm 1 trong 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
Bài 5: (cả lớp)
GV treo bảng phụ
HS quan sát - nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm nhanh (miệng)
1 HS nêu đáp án
GV chữa bài
HS lớp nhận xét 
Yêu cầu HS giải thích
-Vì hình HS cho biết 1/4 số ô vuông được tô màu. Hình B có 2/8 hay 1/4 số ô vuông được tô màu.
Củng cố khái niệm phân số.
3. Củng cố - dặn dò: (5')
Nêu các bước giải bào toán tổng tỉ , hiệu tỉ
Nhận xét giờ học.
GV nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau.
Tập đọc
 Tiết 59 : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu
Kiến thức:	Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử.
Kĩ năng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó: Xê- vi-la, Ma- gien-lăng, biển lặng, nước, Na- tan, sống sót.
Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.	
 Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những gian khổ, những hy sinh đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn thám hiểm đã thực hiện được/
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.	
II. đồ dùng dạy - học
 ảnh chân dung Ma-gien-lăng.
Bản đồ thế giới.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4')
Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơitừ đâu đến? Và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3 HS thực hiện yêu cầu.
Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
Nhận xét.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1')
GV giới thiệu.
HS lằng nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc (12')
Viết bảng các tên riêng và các số chỉ ngày, tháng: Xi-vi-la, Ma- gien-lăng, Ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1552, 1083 ngày. 
5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Gọi HS đọc, chỉnh sửa cách đọc.
HS đọc bài.
Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). Gv chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Yêu cầu HS đọc toàn bài.
2 HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Theo dõi GV đọc mẫu.
Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng, to vừa đủ nghe thể hiện cảm hứng ngợi ca Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: khám phá, mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, uống nước tiểu, ninh nhừ giầy, thắt lưng da, ném rác, nảy sinh, bỏ mình, không kịp, mười tám thuỷ thủ sống sót, mất bốn chiếc thuyền, gần hai trăm người bỏ mạng, khẳng định, phát hiện.
Tìm hiểu bài (10')
 Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi - nhận xét 
Ma-Gien-Lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Cuộc thám hiểm của Ma-Gien-Lăng có nhiệm vụ khám phá con đường biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vì sao Ma-Gien-Lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm dược là Thái Bình Dương.
Vì ong thấy nơi dây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
GV kết luận - hỏi tiếp
HS lắng nghe
 Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường
HS trả lời - nhận xét 
Đoàn thám hiểm đã thiệt hại như thế nào?
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
Châu âu - Đại Tây Dương - châu Mĩ - Thái Bình Dương - Chấu á - Ân Độ dương - Châu Phi
GV dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội
HS lắng nghe.
Đoàn thám hiểm của Ma-Gien-Lăng đã đạt những kết quả gì? 
Đã khẳng định trái đát hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì?
HS tiếp nối trả lời 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
Các nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
Em hãy nêu ý chính của bài.
HS trao đổi - phát biểu - nhận xét 
(GV ghi những ý chính lên bảng)
Đọc diễn cảm và học thuộc lòng (10')
Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
HS tiếp nối đọc thực hiện theo hướng dẫn của GV 
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm:
Treo bảng phụ có đoạn văn
Đọc mẫu
HS theo dõi đọc
Yêu cầu HS đọc theo cặp
HS luyện đọc theo cặp
Cho HS đọc diễn cảm
3-5 HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét - cho điểm từng HS 
3. Củng cố - dặn dò (5'0
Gọi 1 HS đọc toàn bài
Hỏi: Muốn tìm hiểu khám phá thế, là HS các em cần làm gì? (dành cho HS giỏi)
1 HS đọc
Chính tả
Tiết 30 : Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:	 Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa đất nước ta trong bài Đường đi Sa Pa.
2. Kĩ năng:	Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc v/d/gi.
3. Thái độ:	Yêu mến cảnh đẹp Sa Pa.
II. đồ dùng dạy - học
 Bài tập 2a hoặc 2b phô tô ra giấy A3.
Bài tập 3a hoặc 3b viết vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ (3') 
Kiểm tra HS đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước.
1 HS đọc cho 2 HS viết các từ ngữ- nhận xét: 
trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình
Nhận xét chữ viết từng HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài. (1')
HS nghe.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả (20')
Trao đổi về nội dung đoạn văn
Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ- viết.
2 HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
Hỏi: 
Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
Ví sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên?
Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc.
Luyện viết bảng các từ: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì
Đổi chéo soát lỗi.
Nhớ- viết chính tả
Chấm bài- nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập (10')
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. GV nhắc HS chú ý thêm các dấu thanh cho vần để tạo thành nhiều tiếng có nghĩa.
4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi và hoàn thành phiếu.
Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, kết luận các từ đúng. 
Viết vào vở.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
1 HS làm bảng lớp. HS cả lớp viết bằng bút chì vào SGK.
Gọi HS đọc các câu văn đã hoàn thành. HS dưới lớp nhận xét.
Đọc, nhận xét bài làm của bạn.
nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Chữa bài (nếu sai).
Thế giới- rộng- biên giới- dài.
GV tổ chức cho HS làm bài tập 3b tương tự như cách tổ chức làm bài 3a.
Lời giải:
Lời giải- lưu giữ- bằng vàng- đại dương- thế giới.
3. Củng cố - dặn dò (5')
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc và ghi nhớ các câu văn ở BT3, đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở.
Đạo đức
Tiết 30 : Bảo vệ môi trường 
 I. Mục tiêu: HS cần hiểu:
Hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. đồ dùng dạy - học
SGK đạo đức 4
Phiếu giao việc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tiết 1
1. Khởi động: trao đổi ý kiến. (8')
GV yêu cầu HS quan sát lớp học và nhận xét vệ sinh lớp học
GV giới thiệu bài.
2. Trao đổi thông tin (12')
GV chia nhóm HS (nhóm 4)
Hoạt động nhóm 4
Yêu cầu HS đọc, thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK 
HS thảo luận
Một số nhóm trình bày ý kiến thảo luận - HS nhóm khác nhận xét - bổ sung.
GV kết luận:
HS lắng nghe.
Đất đai bị xói mòn: diện tích đất trồng bị giảm...
Dầu đổ vào đại dương, gây ô nhiễm, sinh vật biển chết...
Rừng bị thu hẹp, lượng nước ngầm dự trữ bị giảm...
Ghi nhớ (SGK).
HS nhắc lại
3. Làm việc cá nhân (BT1-SGK) (10')
GV giao nhiệm vụ cho HS 
Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến đánh giá
Yêu cầu HS giỏi giải thích
HS đọc thầm bài và suy nghĩ.
1 số HS giải thích sự đánh giá của mình.
GV kết luận 
HS lắng nghe.
-Các công việc bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
4. Hoạt động tiếp nối. (5')
Nhắc nhở HS tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương em.
Tiếng Việt ( BD)
Tiết 115: Ôn tập : Đập đọc - Chính tả.
I . Mục tiêu .
-Rèn kĩ năng đọc và trao đổi nội dung bài tập đọc.
- Bồi dưỡng HS đọc diễn cảm .
-Rèn kĩ năng HS làm các bài chính tả .
II. Đồ dùng 
VBT
III. Hoạt động dạy học 
1. Ôn tập đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
HS đọc theo cặp đôi .
Gọi HS đọc nối nhau theo đoạn bài "Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất "
- HS đọc nối nhau . (3 lần )
- Gọi Hs đọc toàn bài .
HS đọc toàn bài .
GV nhận xét HS đọc
-Yêuc cầu HS tra
-Trao đổi nhóm đôi nội dung bài đọc 
- GV nhận xét.
-HS trao đổi nhóm đôi nội dung câu bài tập đọc .
2. Ôn chính tả .
Yêu cầu HS làm VBT- trang 77-78
 - Bài tập 1. Điền nhũng tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống  ... êu tuần. Biết tổng số tuổi của hai mẹ con là 32. Tính tuổi mỗi người.
 - yc hs đọc đề bài - tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - hướng dẫn hs giải 
 + Nx - Sửa sai
 + Bài 4: Rèn kĩ năng giải toán
 Một tổ công nhân phải sửa 1 quãng đường. Ngày đầu sửa được 154m đường và bằng 5/9 quãng đường cần sửa. Hỏi quãng đường cần sửa dài bao nhiêu mét. 
 - yc hs đọc đề bài
 - hs tóm tắt và giải bài toán
 + NX - CĐ
 * MR:
- yc hs tự đặt đề toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
 - yc hs giải bằng hai cách
 + NX - CĐ
 2, HĐ2: C - D:
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau: T135
- 2 hs lên bảng thực hiện
 - hs khác nhận
- 4 hs lên bảng thực hiện
- hs khác nhận xét
- hs đọc kĩ đề bài và tóm tắt bài toán
- hs lên bảng giải bài toán
- hs khác nhận xét
- hs lên bảng giải
- hs khác nhận xét
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2008
Toán
Tiết 149 : ứng dụng của tỷ lệ bản đồ (tiếp)
I. Mục tiêu: 
Tính độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước.
II. đồ dùng dạy – học: Bảng phụ ghi BT 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ.(4')
Bài toán: Trên bản đồ ghi tỉ lệ 1:500.000, quãng đường từ Hải Dương -> Hưng Yên đo được 12cm. tìm độ dài thật quãng đường Hải Dương -> Hưng Yên.
Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề
HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề.
GV yêu cầu HS làm bài
GV chữa bài. (ĐS: 60km).
1 HS làm bảng, HS lớp làm nháp
2. Bài mới.
* GTB (1')
* Hình thành kiến thức mới (14')
a) Giới thiệu bài toán 1
Yêu cầu HS dọc - phân tích đề
Gợi ý để HS đổi 20m = 2000cm để phù hợp với độ dài thu nhỏ.
yêu cầu HS giải
GV chữa bài.
HS phan tích đề
1 HS làm bảng
HS lớp làm nháp
1 số HS đọc bài làm
Hỏi: Tỉ lệ 1:500 cho em biết gì?
HS trả lời 
b) Giới thiệu BT2
(Tương tự bài 1.)
GV chốt cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
c) Luyện tập. (17')
Bài 1: (158)
Cả lớp
GV treo bảng phụ đề bài tập 1
HS đọc đề bài - nêu yêu cầu của đề bài.
Hỏi: Muốn viết số thích hợp vào chỗ chấm ta làm như thế nào?
HS trả lời 
Yêu cầu HS làm bài vào nháp
HS làm bài.
Củng cố cách tính độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thật
1 số HS nêu kết quả 
Bài 2, 3: GV yêu cầu 
2 HS đọc 2 đề bài
HS phân tích đề
Yêu cầu HS làm bài, làm xong tự lấy ví dụ
GV chữa bài
 Bài 2: Đáp số 12cm, 
 Bài 3: đáp số chiều dài 3 cm, rộng 2cm
2 HS đọc tiếp nối 2 bài
2 HS phân tích đề bài
HS làm bài vào vở
1 số HS đọc bài làm.
Củng cố cách tính độ dài trên bản đồ khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thật.
3. Củng cố - dặn dò: (4')
Nhận xét giờ học.
GV nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau.
Luyện từ và câu
 Tiết 60 : Câu cảm
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức:	 Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm
2. Kĩ năng:	 Nhận diện được câu cảm.
Biết chuyển các câu kể thành câu cảm
3. Thái độ:	 Sử dụng câu cảm trong các tình huống cụ thể.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4')
 Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hoặc thám hiểm.
3 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1')
HS lắng nghe
2.2. Hình thành kiến thức mới (15')
Bài 1, 2, 3
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1
1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
Hỏi: Hai câu văn trên dùng để làm gì?
-Trao đổi theo cặp, tiếp nối nhau trả lới câu hỏi- Nhận xét, câu nào là thể hiện cảm xúc, câu nào là thể hiện sự thán phục?
Cuối các câu văn trên có dấu gì?
Cuối các câu văn trên có dùng dấu chấm than.
Kết luận.
Lằng nghe
 . Ghi nhớ
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp nhẩm theo để thuộc ngay tại lớp.
GV yêu cầu: Em hãy đặt một số câu cảm.
3 đến 5 HS tiếp nối nhau đặt câu trước lớp.
Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.
2. 3. Luyện tập (17')
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
Yêu cầu HS tự làm bài.
4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
Nhận xét
Gọi HS có cách nói khác đặt câu.
Bổ sung
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Viết vào vở
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp
yêu cầu HS làm việc theo cặp
2 HS ngồi cùng bàn đọc tình huống, đặt tất cả các câu cảm có thể- Nhận xét đọc lại câu hay.
Gọi HS trình bày. GV sửa chữa cho từng HS (nếu có lỗi). GV ghi nhanh các câu cảm HS đặt lên bảng.
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 (HS khá giỏi)
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp.
Yêu cầu HS làm bài cá nhân
Lắng nghe
Gọi HS phát biểu
HS tíêp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp
Nhận xét từng tình huống của HS
3. Củng cố - dặn dò (5')
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, tập đặt câu cảm hoặc viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm và chuẩn bị bài sau.
Toán(BD) 
Tiết 117: Luyện tập : Nhận biết ý nghĩa tỉ lệ bản đồ.
I. Mục tiêu: HS cần:
Củng cố nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ.
II. đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi chép đề bài.	
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Giới thiệu các bài toán (bảng phụ):
Bài 1:	Chiều dài và chiều rộng phòng học lớp em lần lượt là 8m và 6m. Trên bản đồ tỉ lệ 1:200. chiều dài và chiều rộng thu nhỏ của phòng học lớp em là ? cm.
Bài 2:	Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tỉ lệ bản đồ
1:1000
1:50000
1: 1000000
Độ dài thu nhỏ
4cm
2dm
3mm
Độ dài thật
...............m
..............m
..................km
Bài 3:	Trên bản đồ tỉ lệ 1:500 cạnh của mảnh vườn hình vuông đo được là 4cm. Tính diện tích thật của mảnh vườn HS vuông đó.
2. HS làm bài:
HS đọc đề bài, phân tích từng đề bài.
HS làm bài
3. GV chữa bài:
Bài 1: 	4cm, 3cm.
Bài 2:	50m, 1km, 4000m
	Yêu cầu HS nêu cách làm.
Bài 3:	Đáp số 400m2.
4. Củng cố - dặn dò:
Củng cố kiến thức qua các bài tập
GV nhận xét giờ học.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
 toán(BD) dạy lớp 3 A+3b
Luyện tập 
A- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cộng các số trong phạm vi 100000 
- Rèn kỹ năng giải bài toán liên quan thành thạo.
- HS tích cực học tập.
B. Hoạt động dạy - học :
Giới thiệu:
Bài tập :
Bài 1: Tính có đặt tính:
 36754 + 54236 46289 + 17153
 18465 + 23751 11847 + 23158
 -Y/c HS làm và nêu cách thực hiện.
*Củng cố cách đặt tính và tính
- 2-3 HS đọc y/c của đề 
- 2 HS lên bảng - Lớp làm bảng con
- Lớp nhận xét bổ sung. 
Bài 2: Tìm X:
a/ X - 16274 = 73548
- 2-3 HS đọc y/c 
b/ 81793 - X = 25673
- 2 HS lên bảng - Lớp làm vở
Y/c HS tự làm và nêu cách thực hiện
*Củng cố cách tìm số bị trừ ,số trừ
- Lớp nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Một nhà máy quý 1 sản xuất được
- 2-3 HS đọc đề 
45369 sản phẩm, quý 2 sản xuất được hơn quý1 là 5483 sản phẩm. Hỏi sáu tháng đầu năm nhà máy sản xuất được tất cả bn sản phẩm?
- Y/c HS tự tóm tắt - giải:
Bài 4:HS K-G:Một hình chữ nhật có diện tích 96cm,chiều rộng bằng 8cm. Tính CV hình chữ nhật đó. 
- 1HS lên bảng -Lớp làm vở 
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 2-3 HS đọc y/c. 
- 4 HS lên bảng - Lớp làm bảng con 
- Lớp nhận xét bổ sung.
Củng cố - Dặn dò: 
-Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: 
Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2008
Kể chuyện
Tiết 30 : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:	 Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa nói về du lịch hay thám hiểm.
2. Kĩ năng:	
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ điệu bộ.
Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
3. Thái độ:	Giáo dục HS có ý tưởng sáng tạo.
II. đồ dùng dạy - học
 HS và GV sưu tầm một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm: truyện danh nhân, truyện thám hiểm, truyện thiếu nhi.
Bảng lớp viết sẵn đề bài.
Dàn ý kể chuyện viết vào giấy A4 (đủ dùng cho nhóm).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4')
Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng (mỗi HS kể 2 đoạn).
3 HS thực hiện yêu cầu.
Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
1 HS đứng tại chỗ trả lời.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1')
GV giới thiệu.
HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện (30')
Tìm hiểu đề bài
Gọi HS đọc đề bài của tiết kể chuyện:
2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm.
Lắng nghe.
Gọi HS đọc phần gợi ý.
2 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý trong SGK.
GV định hướng hoạt động và khuyến khích HS.
Lần lượt HS giới thiệu truyện.
Kể chuyện trong nhóm
Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm có 4 em.
4 HS cùng hoạt động trong nhóm.
Gọi 1 HS đọc dàn ý kể chuyện.
1 HS đọc thành tiếng.
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
Hoạt động trong nhóm. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, hỏi lại bạn các tình tiết, hành động mà mình thích, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện
GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn HS sôi nổi trao đổi, giúp đỡ bạn.
Ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng:
Nội dung truyện có hay không? Truyện ngoài SGK hay trong SGK? Truyện có mới không?
Kể chuyện đã biết phối hợp cử chỉ, lời nói, điệu bộ hay chưa?
Có hiểu câu chuyện mình kể hay không?
Kể trước lớp
Tổ chức cho HS thi kể.
5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết và nội dung truyện, hành động của nhân vật, ýnghĩa truyện.
GV ghi tên HS kể, tên truyện, nội dung, ý nghĩa để HS nhận xét bạn cho khách quan.
Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố - dặn dò (5')
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân ngh. Nhắc HS đọc sách tìm thêm nhiều câu chuyện khác, chuẩn bị bài sau.
Toán(BD)
Tiết 118: Luyện tập : Thực hành đo đoạn thẳng thực tế
xác định điểm thẳng hàng.
I. Mục tiêu: 
Rèn cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây.
Rèn cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
II. đồ dùng dạy - học
Thước dây, cọc mốc.
Cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
2. GV giao nhiệm vụ cho HS 
Chia lớp thành từng nhóm (5-6HS/nhóm)
Giao việc cho từng nhóm.
3. Thực hành đo:
Đo chiều dài, chiều rộng của phòng học.
Đo chiều dài, chiều rộng của sân trường.
Khoảng cách giữa các cây trồng ở sân trường.
HS thực hành bước 15 bước - thực hành đo.
 4. GV kiểm tra kết quả thực hành của HS.
5. Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc