Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần học 31

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần học 31

Tập đọc (Tiết 57)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

 Theo Nguyễn Phan Hách

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1 – Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.

2 – Kĩ năng

- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý :

+ Đọc đúng các từ , câu .

- Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa.

3 – Thái độ

- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu con người Việt Nam.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa ( nếu có )

 

doc 57 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần học 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (Tiết 57)
ĐƯỜNG ĐI SA PA
 Theo Nguyễn Phan Hách
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.
2 – Kĩ năng 
- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý :
+ Đọc đúng các từ , câu .
- Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa.
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu con người Việt Nam.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa ( nếu có )
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Con sẻ
- 2 , 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài
-Hs nhận xét
-Gv nhận xét bài cũ.
 3 – Bài mới: Giới thiệu bài 
- Đất nuớc ta có nhiều phong cảnh đẹp . Một trong địa danh đẹp nổi tiếng ở miền Bắc là Sa Pa. Sa Pa là một địa điểm du lịch và nghỉ mát . Bài đọc Đường đi Sa Pa hôm nay sẽ giúp các em hình dung được vẻ đẹp đặc biệt của đường đi Sa Pa và phong cảnh sa Pa. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
-Luyện đọc các từ khó:chênh vênh,bồng bềnh,huyền ảo,liễu rũ,khoảnh khắc
-Luyện đọc câu khó”Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa king ôtô/tạo nên cảm giác bồng bềnh,huyền ảo.
- Đọc diễn cảm cả bài với giọng kể rõ ràng,chậm rãi. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp . Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
*gv chốt:mỗi đoạn văn nói lên một nét đẹp đặc sắc,diệu kỳ của SaPa,lúc ẩn,lúc hiện trong đám mây trắng làm du khách không khỏi tò mò ngạc nhiên.
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa ?
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa ?
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả . Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy ? 
-Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên? 
-Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
Gv hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài.
- GV đọc diễn cảm đoạn Xe chúng tôi leo..liễu rủ. Giọng đọc suy tưởng , nhẹ nhàng , nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. 
-Sửa chữa,uốn nắn.
-Gv nhận xét.
Gv cho hs chia đoạn
Đoạn 1:Xe chúng tôilướt thướt liễu rủ.
Đoạn 2:Buổi chiều..sương núi tím nhạt.
Đoạn 3:Hôm sau .đất nước ta.
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn.
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới
-Hs luyện đọc theo cặp. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Đoan 1 : Người du lịch đi lên Sa Pa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh , huyền ảo , đi giữa rừng cây , hĩ­a những cảnh vật rực rỡ màu sắc : “ Những đám mây trắng . . . lướt thướt liễu rũ. “
- Đoạn 2 : Cảnh phố huyện rất vui mắt , rực rỡ sắc màu : “ nắng vàng hoe  núi tím nhạt “
- Đoạn 3 : Một ngày có đến mấy mùa , tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ “Thoắt cái  hây hẩy nồng nàn. “
+ HS trả lời theo ý của mình.
-SaPa là một thị trấn vùng cao với nhiều điều kỳ diệu,màu sắc sống động bao trùm lên toàn bộ cảnh vật.
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa king ôtô/tạo nên cảm giác bồng bềnh,huyền ảo.
-Nắng phố huyện vàng hoe.
-Những bông hoa chuối đỏ rực như ngọn lửa.
-Con đen ..liểu rủ.
-sương núi tím nhạt.
-Thoắt cái.hiếm quý
-Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
*Ca ngợi : Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
-Hs luyện đọc lại và tìm giọng đọc cho bài.
-Hs luyện đọc theo cặp
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của đất nước
 5. Dặn dò : (1’)
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 - Chuẩn bị : Dòng sông mặc áo.
Tập đọc (tiết 58)
TRĂNG ƠI . . . TỪ ĐÂU ĐẾN ?	
 Trần Đăng Khoa
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu bài thơ thể hiện một cách nhìn rất riêng , một khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi một khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
2 – Kĩ năng 
+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Chú ý :
- Đọc đúng các tiếng có âm và vần dễ lẫn.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui ,hồn nhiên ; đọc đúng những câu mở đầu cả bài thơ và từng khổ thơ “ Trăng ơi . . . từ đâu đến ? “ với giọng ngạc nhiên , thân ái, dịu dàng , thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ với trăng , sự gần gũi giữa nhà thơ với trăng.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 3.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Đường đi SaPa
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
-Hs nhận xét
-Gv nhận xét bài cũ.
3 – Bài mới 
 Giới thiệu bài 
- Hôm nay , với bài đọc “ Trăng ơi . . . từ đâu đến ? “ , các em sẽ được biết những phát hiện về trăng rất riêng , rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi mà tên tuổi rất quen thuộc với tất cả các em – nhà thơ Trần Đăng Khoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
-Luyện đọc các từ khó:diệu kỳ,vàng góc sân,mọi miền
-Luyện đọc câu khó”Trăng ơitừ đâu đến?”
- Đọc diễn cảm cả bài với giọng thiết tha,êm ả,đọc với giọng hỏi đầy ngạc nhiên
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành
* Đoạn 1 : Hai khổ thơ đầu
- Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ?
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? 
*Tác giả quan sát trăng rất tinh tế.Trăng đẹp nên tác giả tha hồ thả hồn vào thế giới riêng của mình.
* Đoạn 2 : Khổ thơ 3,4
-Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? 
Để lí giải về nơi trăng đến,tác giả đưa ra những hình ảnh gần giũ thân thiết với tuổi thơ.Tác giả và trăng thân thiết như người bạn.
* Đoạn 3 : Khổ 5, 6
- Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả ? 
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- GV đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ.
Trăng ơi..từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
..
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
- Chú ý cách ngắt giọng và nhấn giọng một số câu thơ, dòng thơ . 
Gv đọc mẫu
-Sữa chữa,uốn nắn
-Tổ chức cho hs học thuộc bài thơ.
Gv cho hs chia đoạn
Đoạn 1:khổ 1
Đoạn 2:khổ 2
Đoạn 3:khổ 3
Đoạn 4:khổ 4
Đoạn 5:khổ 5
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn.
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới
-Hs luyện đọc theo cặp. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá.
-Vì trăng hồng như quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
-Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương. 
-Tác giả yêu thiên nhiên,yêu đất nước mình,Tác giả nghĩ không có nơi nào sáng bằng đất nước em.
+ Bài thơ nói lên tình yêu trăng của nhà thơ.
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng , nói lên tình yêu trăng , yêu đất nước của nhà thơ.
-hs đọc lại bài thơ tìm giọng đọc
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
-Hs thi đọc thuộc lòng.
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của đất nước
 5. Dặn dò : (1’)
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
 - Chuẩn bị : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
Chính Tả (Tiết 29)
AI ĐÃ NGHĨ RA CHỮ SỐ 1,2,3,4,?
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nghe và viết đúng chính tả bài : Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,?
 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ch/tr ,êt/êch.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Ba bốn t ... ông nên thò đầu ra ngoài , nguy hiểm .
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu , gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng .
d) Đề nghị bạn dửng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn . 
đ) Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông . 
e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm .
 Hoạt động 3 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4 SGK ).
MT:hs biết liên hệ thực tế tình hình địa phương mình.
PP:điều tra,thảo luận.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm HS. 
=> Kết quả chung : Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông .
- Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo .
- Các nhóm tham gia cuộc chơi.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết . 
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả ( có thể đóng vai ) . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- Các nhóm thảo luận. 
- Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung,chất vấn. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra . Các nhóm khác bổ sung , chất vấn .
4 - Củng cố – dặn dò
- Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
- Chuẩn bị : Bảo vệ môi trường.
HÁT (tiết 29)
 ÔN TẬP BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI
 LIÊN HOAN TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 8
I. MỤC TIÊU :
-HS trình bày hát Thiếu nhi thế giới liên hoan theo cách hát : hòa giọng , lĩnh xướng , đối đáp 
-HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài T Đ N số 8 ( Trích bài Bầu trời xanh ) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	Giáo viên : 
-Nhạc cụ ; Đàn giai điệu , đệm và hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và bài T Đ N số 8 ; 
-Nghiên cứu tìm một vài động tác phụ họa phù hợp với giai điệu và nội dung bài hát ; 
-Tranh ảnh minh họa cho nội dung bài hát ; Phân công HS đảm nhận vai trò hát lĩnh xướng và các nhóm hát đối đáp . 
	Học sinh :
-Sách vở ; Nhạc cụ gõ ; Học thuộc lời bài hát ; Chuẩn bị động tác để phụ họa cho nội dung bài hát. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khời động:
2.Bài mới: Giới thiệu nội dung tiết học: 
Ôn bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và tập một số động tác phụ hoạ.
Học bài TĐN số 8.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Phần hoạt động :
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Hoạt động 1: Ôn bài thiếu nhi thế giới liên hoan.
MT: ôn tập bài hát và trình bày theo hình thức 
PP: thực hành
-Tập hát đối đáp như các tiết trước. 
-Tập hát lĩnh xướng: GV chỉ định một HS hát tốt đảm nhận vai trò lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 tất cả cùng hát. 
-Tập hát kết hợp gõ đệm bằng hai âm sắc. HS lĩnh xướng vừa hát vừa tự gõ đệm. 
Hoạt động 2: Tập động tác phụ họa cho bài hát. 
MT:Trình bày và kết hợp vận động.
PP:thực hành-biểu diễn.
GV mời 2 HS khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ. GV chọn động tác thích hợp và hướng dẫn HS trong lớp tập theo. 
Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 8.
Hoạt động1: GV giới thiệu bài hát Bầu trời xanh là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bài hát này các em đã học ở lớp 1. Bài TĐN là đoạn trích trong bài.
MT: biết đọc tên nốt và đọc nhạc
PP: thực hành,trực quan 
-Luyện tập tiết tấu của bài.
-Tập đọc tên từng nốt nhạc. Sau đó chia bài thành 4 câu ngắn, tập đọc từng câu.
-TĐN và hát lời. GV chỉ định nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại. Cuối cùng tất cả cùng đọc nhạc rồi hát lời.
3. Phần kết thúc:
Mỗi tổ trình bày bài hát và bài TĐN một lần, GV đánh giá, cho điểm tượng trưng. 
HS hát.
HS hát và phụ hoạ động tác. 
HS đọc tên nốt nhạc.
HS hát . 
 KHOA HỌC (tiết 57)
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? 
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, không khí, chất khoáng và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
-Nâu những điều kện cần để cây sống và phát triển bình thường. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 114, 115 SGK.
-Phiếu học tập:
Các yếu tố mà cây được cung cấp
Aùng sáng
Không khí
Nứơc
Các chất khoáng có trong đất
Dự đoán kết quả
Cây 1
Cây 2
Cây 3
Cây 4
Cây 5
	+5 vỏ lon: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch.
	+Các cây đậu xanh hoặc ngô được hướng dẫn gieo trướckhi có bài học 3-4 tuần.
-GV chuẩn bị: Một lọ thuốc đánh bóng móng tay hoặc một ít keo trong suốt.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: 
2.Bài cũ:
Nhận xét bài ôn tập.
3.Bài mới: Giới thiệu:
Bài “Thực vật cần gì để sống?” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Trình bày cach tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống .
MT:biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước,chất khoáng,không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
PP:thí nghiệm,thực hành,giảng giải.
-Chia nhóm, các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm
-Yêu cầu các nhóm đọc mục “Quan sát” trang 114 SGK để biết làm thí nghiệm.
-Yêu cầu các nhóm nhắc lại công việc đã làm: điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5, là gì?
-Hướng dẫn hs làm bảng theo dõi và ghi bảng hàng ngày những gì quan sát đựơc.
Kết luận:
Muốn biết cây cần gì để sống, ta cò thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong những điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cay đối chứng cần đảm bảo cung cấp mọi yếu tố cho cây sống.
Hoạt động 2:Dự đoán kết quả thí nghiệm
MT:nêu được những điều kiện cây cần để phát triển bình thường.
PP:quan sát,vấn đáp.
-Phát phiếu học tập cho các nhóm (kèm theo). 
Kết luận:
Như mục “Bạn cần biết” trang 115 SGK.
-Các nhóm trình bày đồ dùng chuẩn bị và làm việc:
+Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò lên bàn.
+Quan sát hình 1, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn trang 114 SGK.
+Lưu ý cây 2 dùng keo bôi vào 2 mặt lá.
+Viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của từng cây rồi dán lên lon.
Phiếu theo dõi thí nghiệm
“Cây cần gì để sống”
Ngày bắt đầu:.
Ngày 1 
Ngày 2 
Ngày 3àyy ưocgc strông
Ngày 4 
Ngày 5 
Ngày 6 
-Dựa vào phiếu học tập trả lời các câu hỏi:
+Trong 5 cây trên cây nào sống và phát triển bình thường?
+Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?
+Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
4.Củng cố:
-Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể làm thí nghiệm như thế nào?
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
KHOA HỌC (tiết 58)
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 116,117 SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: 
2.Bài cũ:
-Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể thí nghiệm như thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu:
Bài “Nhu cầu về nước của thực vật”
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu về nước của các loài thực vật khác nhau
MT:phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
PP:thảo luận,thuyết trình.
-Các nhóm tập hợp tranh ảnh hoặc lá cây thậtcủa những cây sống nơi khô hạn, sống dưới nước mà nhóm đã sưu tầm.
-Làm phiếu ghi lại nhu cầu nước của những cây đó.
Kết luận:
Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phat triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt 
MT:-nêu ví dụ về cùng một loài cây,trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
PP:quan sát,trực quan,thảo luận.
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 117 SGK, giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
-Yêu cầu hs tìm VD chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cần lượng nứơc khác nhau? Người ta ứng dụng như thế nào vào trồng trọt?
-Giảng thêm:
+Cây lúa cần nhiều nước lúc: mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng, nên vào giai đoạn này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn nên lại phải bơm nước ra.
+Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để lớn nhanh; khi quả chín cần ít nước hơn.
+Ngô, mía cũng cần tưới đủ nướcvà đúng lúc.
+Vườn rau, vườn hoa cần được tưới thường xuyên.
Kết luận:
-Cùng một cây trong những giai đoạn phát trểin khác nhau cần lượng nước khác nhau.
-Biết nhu cầu về nứơc của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển để đạt năng suất cao.
-Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to: nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm sống trên cạn nhưng ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm. Nhóm khác đánh giá nhận xét.
-Nêu Vd.
-Nêu
Củng cố:
-Nhu cầu về nứơc của thực vật như thế nào?
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
 THỂ DỤC (tiết 57)
MÔN TỰ CHỌN-NHẢY DÂY
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN)
THỂ DỤC (tiết 58)
MÔN TỰ CHỌN-NHẢY DÂY
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31(7).doc