Thiết kế trò chơi học toán học về phân số

Thiết kế trò chơi học toán học về phân số

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Giáo dục - Đào tạo đang tiến hành bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục bắt đầu từ Tiểu học.

- Để đạt được mục tiêu cần phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để tạo ra một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của các phương pháp dạy học trong sự phối hợp của chúng đòi hỏi phải có một số hình thức dạy học thích hợp nhằm tạo sự hứng thú cho người học, giúp học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn, vui vẻ, tự nhiên hơn và đạt được chất lượng cao trong quá trình dạy và học.

- Như vậy cần có nhiều hình thức tổ chức dạy học và nhiều con đường để đạt được điểm đích. Mỗi tiết dạy được xác định cụ thể theo nội dung ghi trong sách giáo khoa và yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng trong tiết dạy. Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, có hiệu quả thông qua việc tổ chức học sinh tham gia vào các trò chơi, cuộc thi nhỏ là yêu cầu cần thiết trong hoạt động dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng hiện nay. Và hơn thế nữa trò chơi học toán có ưu thế trong quá trình dạy học vì hoạt động vui chơi ở Tiểu học góp phần rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em.

 

doc 11 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 10899Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế trò chơi học toán học về phân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế trò chơi học toán học về phân số
I. Mục đích yêu cấu Trò chơi học tập 
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Giáo dục - Đào tạo đang tiến hành bước đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục bắt đầu từ Tiểu học.
- Để đạt được mục tiêu cần phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để tạo ra một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của các phương pháp dạy học trong sự phối hợp của chúng đòi hỏi phải có một số hình thức dạy học thích hợp nhằm tạo sự hứng thú cho người học, giúp học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn, vui vẻ, tự nhiên hơn và đạt được chất lượng cao trong quá trình dạy và học.
- Như vậy cần có nhiều hình thức tổ chức dạy học và nhiều con đường để đạt được điểm đích. Mỗi tiết dạy được xác định cụ thể theo nội dung ghi trong sách giáo khoa và yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng trong tiết dạy. Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, có hiệu quả thông qua việc tổ chức học sinh tham gia vào các trò chơi, cuộc thi nhỏ là yêu cầu cần thiết trong hoạt động dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng hiện nay. Và hơn thế nữa trò chơi học toán có ưu thế trong quá trình dạy học vì hoạt động vui chơi ở Tiểu học góp phần rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em.
II. Vai trò và tác dụng của trò chơi trong việc dạy học
a. Trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, luyện tập, trong đó học sinh  được củng cố, vận dụng linh hoạt tri thức, kỹ năng đã được học cùng những kinh nghiệm sống của mình. Những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ, tri thức của các em nếu có sẽ được bộc lộ để từ đó giáo viên có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời và nâng cao dần trình độ cho các em.
b. Trò chơi học tập là một trong những phương tiện hình thành các năng lực, trí tuệ, bởi vì trong quá trình tham gia trò chơi thì hoạt động trí tuệ của các em được đẩy mạnh và có tính chủ định. Trò chơi học tập tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt, độc lập sáng tạo.
c. Trò chơi học tập rèn luyện cho các em biết tuân thủ luật chơi nhất định. Từ đó góp phần hình thành tính kỷ luật, tính trung thực.
d. Trò chơi học tập kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kỹ năng độc lập suy nghĩ để giành phần thắng về mình.
e. Trò chơi học tập được xây dựng và tổ chức dựa vào lý thuyết dạy học hiện đại (lý thuyết tình huống, hành động, diễn đạt, tích cực theo đúng khả năng phát triển của cá nhân).
Trong việc dạy học, trò chơi học tập là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức vừa được học trong tiết học hoặc sau một số bài học. Tuy nmhiên trò chơi học tập có thể được tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học. Do đó khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập phải góp phần vào việc trhực hiện mục tiêu dạy học, trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh, phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia, không để thời gia chơi kéo dài làm ảnh hưởng đến giờ học, luôn quan tâm, khích lệ, động viên, tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệmvụ lúng túng khi chơi.
III. Trò chơi là một cách thức dạy học và giáo dục có hiệu quả đối với học sinh tiểu học
Trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
	Với các đặc điểm riêng, trò chơi vẫn mở ra trước học sinh tiểu học một khả năng phát triển lớn. Một mặt, khi tiếp cận với các yếu tố của trò chơi, học sinh tiểu học lĩnh hội được ở các trò chơi các tri thức sống động về những hành động thực tiễn – tri thức của việc vận hành các mối quan hệ với thế giới xung quanh, đặc biệt là với người khác và với bản thân mình. 
Trong trò chơi, đã làm các em phải huy động mọi sức lực của mình một cách hào hứng, tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lý, mà ngựơc lại cảm thấy rất tự do. Đó chính là điều kiện để trẻ hăng say tìm tòi, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Ngoài ra trong khi chơi, mọi ý nghĩ của các em bị biến đổi, bị cuốn theo sự tìm vui thú, khiến các em đam mê. Các chức năng tâm lý nhờ vậy được phát huy và phát triển hết khả năng của mình. Hơn thế nữa, khi say sưa và sống hết mình cho trò chơi, học sinh tiểu học sẽ tìm thấy niềm vui sướng thật sự và được sống trong thế giới của cảm xúc dạt dào. Dấu ấn của những cuộc chơi, vì vậy, lắng đọng mãi trong tâm hồn các em và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc các em sống tốt hơn, học tốt hơn, phát triển tốt hơn. Với sức mạnh như vậy, trò chơi luôn luôn là một phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm và mong muốn của học sinh tiểu học.
IV. Tác dụng của trò chơi toán học đối với học sinh tiểu học
	Tác dụng của trò chơi đối với học sinh tiểu học:
	Chính trò chơi là phương tiện tạo ra sự cân bằng, đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống của học sinh tiểu học.
	Chính trò chơi là hình thức nghỉ ngơi tích cực của học sinh tiểu học.
	Chính trò chơi là cách thức dạy học và giáo dục có hiệu quả đối với học sinh tiểu học.
	Ở tiểu học, trò chơi giữ một vai trò quan trọng và cần được coi là một thành phần trong nội quy dạy đối với giáo viên. Trò chơi sẽ tăng tính chất vui trong học tập, kích thích hứng thú, nâng cao tính tích cực của tư duy trẻ.
	Các trò chơi được sử dụng ở tiểu học thường là trò chơi đố khi học về số học, hình học, những bài toán vui. . . có nhiều tác dụng phát triển óc tưởng tượng không gian và óc sáng tạo của học sinh.
	Ta có thể nói đến họat động vui chơi của trẻ em với hai đặc điểm cơ bản sau:
Vui chơi không phải là việc nặng nhọc.
Vui chơi làm cho trẻ em vui vẻ, thoải mái.
	Hoạt động vui chơi đáp ứng nhu cầu vận động, nhu cầu làm một việc gì đó của trẻ em. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em trước tuổi học (3 đến 6 tuổi), hoạt động này vẫn tiếp tục tồn tại trong cuộc sống của trẻ em ở lứa tuổi học sinh và mãi mãi về sau. Tuy nhiên hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học không còn giữ vai trò chủ đạo như trước mà nó lùi về phía sau hoạt động học.
	Học sinh tiểu học vẫn chơi những chơi trò chơi như ở mẫu giáo nhưng có chọn lọc và xuất hiện những loại hình mới kiểu nhà trường như trò chơi vận dụng kiến thức, tham quan, cắm trại, ... Những loại hình mới của hoạt động vui chơi nảy sinh, hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học tùy thuộc vào sự phát triển của hoạt động nhận thức, sự phát triển tâm lý lứa tuổi và sự tổ chức của giáo viên. 
	Trong nhà trường, trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học toán dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi Toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia.
V. Một số đặc điểm chủ yếu của dạy học phân số lớp 4
Ở học kì II của lớp 4, môn Toán chủ yếu tập trung vào dạy học phân số. Đây là sự đổi mới trong cấu trúc và nội dung dạy học Toán ở lớp 4 và lớp 5 so với chương trình CCGD (1981) và điều chỉnh chương trình Toán Tiểu học (1994).
- Để chuẩn bị dạy học phân số, ngoài việc sớm cho học sinh làm quen với “Một trong các phần bằng nhau của một số như .” đầu học kì II, học sinh còn được học về “Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9” Loại kiến thức này cần thiết cho việc rút gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số.
-Vì tập hợp phân số là sự mở rộng tập hợp số tự nhiên nên mọi tính chất phép toán trên số tự nhiên đều áp dụng được trên phân số.
Trong sách giáo khoa, các tính chất này được đưa vào phần luyện tập thực hành. Chẳng hạn :
+Tính chất của phép cộng , phép nhân.
+Tính chất kết hợp của phép cộng, phép nhân.
+Một tổng nhân một số, một số nhân một tổng.
-Mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ, giữa phép nhân và phép chia được thể hiện như sau :
+Khi dạy về phép trừ hai phân số có thể nêu cách thử bằng phép cộng hai phân số, khi dạy về phép chia hai phân số có thể thử bằng phép nhân hai phân số.
+Tạo thành nhóm các bài tập cộng , trừ tương ứng :
	,	,	
-Nhóm các bài tập nhân chia tương ứng :
	,	,	
*Lưu ý đọc đúng phân số trong các trường hợp sau :
-Khi đọc phân số có tử số và mẫu số là số thì nên dùng từ phần : 
	Ví dụ : đọc là “ ba phần tư “
-Khi đọc phân số có tử số và mẫu số là chữ cái ( tử số hoặc mẫu số là chữ cái ) thì dùng chữ trên :
	Ví dụ :	 đọc là “ x trên y “
	 đọc là “ a trên hai “
	km/giờ đọc là “ kilômet trên giờ “
-Khi đọc phân số có tử số hoặc mẫu số là biểu thức thì nên dùng từ trên :
	Ví dụ :	 đọc là “ năm cộng hai trên ba “
	 đọc là “ 4 trên hai cộng ba “
VI- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thông qua trò chơi học tập nói chung và thiết kế trò chơi, cách tổ chức trò chơi học tập toán học
1- Mục tiêu
Đối với học sinh Tiểu học, vốn sống còn nghèo, khả năng tư duy còn hạn chế nhiều khi chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập của mình nên số học sinh có kết quả học lực yếu vẫn còn. Đây là nỗi lo của những thầy cô trực tiếp đứng lớp. Để khắc phục, giáo viên chúng ta cần thực hiện tốt môi trường sư phạm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Phát triển sự nghiệp giáo dục cần nâng cao dân trí, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm”. Từ đó phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh nhằm nâng cao về số lượng và chất lượng.
Trong thực tế, ta thấy tổ chức trò chơi toán học để học sinh hưởng ứng tham gia, các em sẽ năng động hơn, đoàn kết, tạo môi trường thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa giáo viên và học sinh. Mặt khác, nó sẽ góp phần cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trí tưởng tượng và giúp cho học sinh nhớ kiến thức vững chắc hơn vì trò chơi toán học là phương tiện tạo ra sự cân bằng đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống của học sinh tiểu học, có thể nói rằng trò chơi toán học là hình thức nghỉ ngơi tích cực của học sinh tiểu học và chính các trò chơi toán học là cách thức dạy – học toán và giáo dục có hiệu quả đối với học sinh tiểu học.
2. Trò chơi học tập là gì ?
Trò chơi là một loại hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Trò chơi có những đặc trưng cơ bản sau;
-Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người, cũng như hoạt động học tập, lao động...
-Trò chơi có chủ đề và nội dung nhất định, có những quy tắc nhất định à người tham gia phải tuân thủ.
-Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lơn lao đối với con người.
Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của trẻ em và kể cả người lớn. Chơi là một hoạt động tự nhiên trong cuộc sống, chơi đem đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái dễ chịu. Vì vậy, trẻ luôn mong muốn tham gia vào cuộc sống của người lớn, nhưng do chưa đủ khả năng về thể lực, trí tuệ để có thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất của xã hội, nên trẻ chỉ có thể “tham gia” vào cuộc sống đó bằng hình thức các trò chơi học tập và chgính trò chơi còn tạo điều kiện để trẻ biểu hiện những cảm xúc thực tế, tự nhiên trong cuộc sống.
Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thông qua đó học sinh có điều kiện “Học mà vui - Vui mà học”. Trò chơi mang sắc thái tình cảm, đi kèm cảm giác thỏa mãn. Khi chơi trẻ tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, học cách lập luận để đạt được kết quả. Do đó khía cạnh “khô khan” của vấn đề toán học được giảm nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên vững chắc hơn.
Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể là :
Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới.
Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khóa.
Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của toán tiểu học, có thể có các loại trò chơi sau :
Trò chơi về tính toán.
Trò chơi về vẽ hình, đếm hình, cắt và ghép hình. 
Trò chơi về giải toán.
	Hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu học cũng cần thiết như các loại hoạt động khác, hoạt động này góp phần làm nên cuộc sống thực, một cuộc sống phong phú nhiều vẻ của các em. Hoạt động vui chơi, chính bản thân nó, tác động đến trí tuệ, tình cảm của học sinh, góp phần rèn luyện trí thông minh, làm cho các em nhanh trí, góp phần làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống của các em vui tươi lành mạnh hơn. Đặc biệt, hoạt động vui chơi có chức năng như hình thức nghỉ ngơi tích cực, làm cho học sinh không bị ức chế trong quá trình học tập kéo dài, duy trì tính tích cực học tập của các em.
	Trong nhà trường, trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy học. Cơ sở tâm lý và sinh lý đã khẳng định hoạt động dạy học toán dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi Toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia.
3.Vai trò chức năng của trò chơi học tập
3.1. Vai trò, chức năng của trò chơi học tập toán
	Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là ở lớp 4, vui chơi vẫn là một thành tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Vì vậy, các bài toán đố vui và trò chơi học tập nói chung có một số tác dụng chủ yếu sau :
	+ Giúp học sinh thay đổi động hình hoạt động và chống mệt mỏi trong quá trình học tập căng thẳng.
	+ Tăng cường khả năng luyện tập, thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học.
	+ Sử dụng khéo léo các thành tố của tính giải trí cho phép phát triển hứng thú, chú ý, tính độc lập, ham hiểu biết và các kĩ năng suy luận logic của học sinh.
	Trẻ em sẽ cảm thụ được vẻ đẹp của toán học thông qua tính hóm hỉnh nhẹ nhàng của nội dung bài toán, sự bất ngờ của các tình huống hay của lời giải bài toán; sự cân đối hài hòa của các dạng hình học.
	Tất cả những điều nói trên cho thấy việc sử dụng có mục đích các bài toán đố vui và trò chơi học tập trong dạy học toán ở tiểu học nói chung là hết sức cần thiết và có ích.
3.2. Một số yêu cầu cần thiết khi lựa chọn thiết kế các trò chơi học tập toán
	- Việc lựa chọn các trò chơi học tập toán phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học. Các bài toán và trò chơi phải đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi bài toán, trò chơi cần có một vị trí và đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn toán ở tiểu học, hệ thống các trò chơi học tập phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ đề, về cách đặt bài toán, cách giải và cách tổ chức. Làm sao để người giáo viên tùy theo điều kiện cụ thể : về mục đích của bài học, trình độ và hứng thú của học sinh, hình thức tổ chức học của lớp  mà lựa chọn bài toán và trò chơi thích hợp.
	- Phải lựa chọn các thời điểm thích hợp khi đưa ra các trò chơi học tập toán cho học sinh. Các thời điểm được tính đến là :
	+ Sau khi hoàn thành một bài học. Cách này có ưu điểm là kích thích được hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng, trở thành giờ “toán vui” hết sức sinh động.
	+ Sau khi hoàn thành một nhóm các chủ đề. Chẳng hạn, sau khi học sinh đã học xong chủ đề “Các phép tính trong phạm vi 20”, giáo viên có thể đưa ra bài toán đố vui sau :
	Các em chỉ dùng các số 6 và 7 để điền vào ô trống:
 	¨ + ¨ + ¨ = 18 
 	¨ + ¨ + ¨ = 19 
 	¨ + ¨ + ¨ = 20
Cần chú ý, việc giải mỗi bài toán đố vui hay tiến hành mỗi trò chơi thời gian không được quá kéo dài để trẻ không mất đi hứng thú.
- Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả mọi học sinh của nhóm (hoặc lớp) đều được tham gia.
Mặc dù trong một vấn đề nhất định, tại một thời điểm có thể chỉ có một học sinh tham gia chơi hoặc trình bày kết quả nhưng toàn nhóm (lớp) phải có trách nhiệm cùng tìm ra lời giải đáp. Khi tổ chức thi, nên tổ chức thi giữa những học sinh có cùng năng lực. Giáo viên hoặc người điều hành tránh làm lúng túng hay làm xấu hổ những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ. Luôn quan tâm khích lệ, động viên hơn là so sánh và tỏ ý không hài lòng. Tuy nhiên, cần lưu ý tổ chức trò chơi một cách chu đáo để sao cho sự sôi động không làm hạn chế tính mục đích của trò chơi.
- Việc lựa chọn các trò chơi học tập phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức học sinh,; hướng dẫn phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng. Đối tượng tham gia trò chơi phải được hướng dẫn về mục đích chơi, quy tắc chơi và cách tham gia. Cần vạch kế hoạch chi tiết và tổ chức việc trình bày trò chơi. Có thể sử dụng một vài thực hành ban đầu để giúp học sinh hình dung được rõ hơn quy tắc chơi và cách chơi. Bắt đầu với một vài quy tắc cơ bản, trong quá trình chơi bổ sung thêm những quy tắc cần thiết khác.
VII. Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi
	-Tên trò chơi.
	-Mục đích chơi.
	-Đối tượng chơi.
	-Những chuẩn bị cần thiết trong cuộc chơi.
	-Giới thiệu luật chơi.
	-Hướng dẫn cách tổ chức chơi. 
	Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi khi tổ chức trò chơi trong giờ Toán 4 cần lưu ý mấy điểm sau:
- Xác định rõ mục đích yêu cầu của trò chơi nhằm phục vụ tốt cho bài học, phù hợp với mục tiêu bài học.
- Trò chơi nhằm củng cố một nội dung toán học mà HS cần phải lĩnh hội.
- Cách thực hiện trò chơi cần dễ dàng, thoải mái, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia và gây hứng thú cho học sinh.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian cho phép, mang tính chất vừa phải, đúng lúc, cân đối với hoạt động khác của tiết dạy.
- Thông qua trò chơi đánh giá được kết quả học tập, động viên được học sinh thi đua học tốt.
	Cho nên tác dụng của trò chơi đối với học sinh tiểu học là :
	+Trò chơi là phương tiện tạo ra sự cân bằng, đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống của học sinh tiểu học.
	+Trò chơi là hình thức nghỉ ngơi tích cực của học sinh tiểu học.
	+Trò chơi là cách thức dạy học và giáo dục có hiệu quả đối với HS.
VIII. Thiết kế một số trò chơi phục vụ dạy học phân số
1/. Trò chơi thứ nhứt: cắt ghép hình
	a) Mục tiêu :
	-Củng cố nhận biết phân số để ghép hình 
	b) Chuẩn bị : 
	Có hai tờ giấy hình vuông như nhau, mỗi hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau như hình dưới đây
	Hãy lấy tờ giấy và ghép lại thành một hình chữ nhật.
 1 
	c) Hướng dẫn cách chơi:
	Những phần cắt ra là những hình tam giác vuông bằng nhau mà đôi một có thể tạo nên 1 hình vuông nhỏ, ghép liên tiếp 3 hình vuông đó sẽ được 1 hình chữ nhật
 3 6
 2 4 5 1 3 5
 1 2 4 6
	Vậy hình chữ nhật được ghép bởi tờ giấy hình vuông.
2. Trò chơi thứ hai: Vòng quay kì diệu
	a) Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết và đọc phân số.
	b) Chuẩn bị
- Một bàn quay số và các thẻ ghi số tự nhiên. 
1
T
10
8
6
4
7
5
ML
 9
 3
 2
	c) Cách chơi:
- Chia lớp thành 4 đội, đại diện mỗi đội 1 em lên thực hiện trò chơi.
- Một học sinh lên quay vòng số. Vòng số dừng lại số nào thì ghi phân số ra bảng và đọc phân số đó. Cờ màu trắng biểu thị tử số, cờ màu đen biểu thị mẫu số. Ghi đúng và đọc đúng phân số thì được 10 điểm.
Ví dụ: 
Cờ màu trắng chỉ số 7.	Cờ màu đỏ chỉ số 4. Vậy phân số đó là .
- Nếu cờ màu trắng trúng vào ô mất lượt thì dừng lại cuộc chơi và nhường lượt quay cho người khác.
- Nếu cờ màu trắng trúng vào ô có phần thưởng thì được thưởng một món quà và được quyền quay tiếp. Đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
- Tuỳ theo thời gian mà giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi.
3. Trò chơi thứ ba: Hình vuông giải trí
	a) Mục tiêu
	-Củng cố kỹ năng làm phép cộng phân số 
	-Rèn luyện khả năng nhận biết phân số
	b) Chuẩn bị 
	-GV chuẩn bị sẵn vào giấy khổ lớn hai bảng gồm 9 ô vuông nằm trên 3 dòng và ba cột, có ghi sẵn 3 phân số.
	c) Cách chơi
	Hai hoặc nhiều bạn cùng chơi. Mỗi người chơi phải điền vào các ô trống của bảng bằng những phân số thích hợp sao cho khi cộng các số theo 3 hàng ngang, theo ba cột dọc và hai đường chéo thì đều được bằng 
	Đội (Bạn) nào làm nhanh và đúng thì thắng.
4. Trò chơi thứ năm: 
a) Chuẩn bị: Tổ chức cho 2 nhóm học sinh tham gia trò chơi “Xây nhà” :
Giáo viên đính 2 hình vẽ ngôi nhà lên bảng (giấy khổ to). Các mảnh giấy bìa cứng có ghi các phép tính phân số, tổng phân số, hiệu phân số tương ứng với các phép tính phân số, tổng, hiệu phân số ghi trên ngôi nhà:
 Đỏ Xanh Vàng Vàng Đỏ
	Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về lý luận đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Đặc biệt là phương pháp dạy – học mạch kiến thức về phân số ở lớp 4. Phần thiết kế được một số trò chơi toán học để thiết thực góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy – học toán ở lớp 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke tro choi day Phan so.doc