Xung quanh việc dạy học khái niệm từ láy cho sinh tiểu học
Cấu tạo từ và phân loại từ là một trong những nội dung quan trọng tâm trong chương tình tiếng Việt ở tiểu học. Trong bài viết này, chúng tôi xin bàn đến các nội dung xoay quanh việc dạy khái niệm từ láy trong chương trình tiếng Việt tiểu học hiện hành.
1. Nội dung dạy học từ láy trong chương trình tiểu học
Trong chương trình tiếng Việt tiểu học cũ, các nội dung liên quan đến từ láy được dạy trong chương từ ngữ của lớp 4 và ngữ pháp lớp 5 với các nội dung sau: Định nghĩa, phân loại từ láy, nghĩa từ của láy, từ tượng thanh, từ tượng hình. Mỗi nội dung như vậy được dạy riêng thành từng bài. Đến khi thay sách tiếng Việt tiểu học (CT 2000) phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được đổi tên thành phân môn Luyện từ và câu. Nội dung dạy học về từ láy cũng có sự thay đổi, đặc biệt là sự giảm tải nhiều nội dung. Từ láy chỉ được dạy ở lớp 4 và các nội dung không dạy riêng từng bài mà kết hợp với nội dung về từ ghép, qua các bài: Từ ghép và từ láy, Luyện tập về từ ghép và từ láy(Tuần 4).
Sự thay đổi tên gọi của phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp thành Luyện từ và câu cùng với các nội dung dạy học về từ láy phán ánh một quan điểm mới của những biên soạn sách giáo khoa (SGK): chú trọng tính hành dụng hơn là phân loại các đơn vị ngôn ngữ một cách hàn lâm, nặng nề, chú trọng quan điểm giao tiếp trong việc biên soạn SGK. Về nội dung từ láy CT200 có nhiều giảm tải đáng kể so với chương trình cũ. Về định nghĩa từ láy được đặt cạnh định nghĩa về từ ghép trong cùng một bài học ở phần ghi nhớ. Việc phân loại các kiểu từ láy chỉ được nhắc” thoáng qua” thông qua thực hành làm bài tập chứ không dạy phần lí thuyết. Theo cách phân loại của SGK tiếng Việt 4, các kiểu từ láy gồm có 3 kiểu: a/ từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu; b/ từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần; c/ từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần. Cách phân loại ở đây cũng khác so với cách phân loại của SGK Tiếng Việt 5 chương trình cũ gồm có 4 kiểu (từ láy tiếng, từ láy âm, từ láy vần, từ láy cả âm và vần). Nội dung này còn được học ở các lớp trên nên cách trình bày của SGK, theo chúng tôi là hợp li.
Xung quanh việc dạy học khái niệm từ láy cho sinh tiểu học Cấu tạo từ và phân loại từ là một trong những nội dung quan trọng tâm trong chương tình tiếng Việt ở tiểu học. Trong bài viết này, chúng tôi xin bàn đến các nội dung xoay quanh việc dạy khái niệm từ láy trong chương trình tiếng Việt tiểu học hiện hành. Nội dung dạy học từ láy trong chương trình tiểu học Trong chương trình tiếng Việt tiểu học cũ, các nội dung liên quan đến từ láy được dạy trong chương từ ngữ của lớp 4 và ngữ pháp lớp 5 với các nội dung sau: Định nghĩa, phân loại từ láy, nghĩa từ của láy, từ tượng thanh, từ tượng hình. Mỗi nội dung như vậy được dạy riêng thành từng bài. Đến khi thay sách tiếng Việt tiểu học (CT 2000) phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được đổi tên thành phân môn Luyện từ và câu. Nội dung dạy học về từ láy cũng có sự thay đổi, đặc biệt là sự giảm tải nhiều nội dung. Từ láy chỉ được dạy ở lớp 4 và các nội dung không dạy riêng từng bài mà kết hợp với nội dung về từ ghép, qua các bài: Từ ghép và từ láy, Luyện tập về từ ghép và từ láy(Tuần 4). Sự thay đổi tên gọi của phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp thành Luyện từ và câu cùng với các nội dung dạy học về từ láy phán ánh một quan điểm mới của những biên soạn sách giáo khoa (SGK): chú trọng tính hành dụng hơn là phân loại các đơn vị ngôn ngữ một cách hàn lâm, nặng nề, chú trọng quan điểm giao tiếp trong việc biên soạn SGK. Về nội dung từ láy CT200 có nhiều giảm tải đáng kể so với chương trình cũ. Về định nghĩa từ láy được đặt cạnh định nghĩa về từ ghép trong cùng một bài học ở phần ghi nhớ. Việc phân loại các kiểu từ láy chỉ được nhắc” thoáng qua” thông qua thực hành làm bài tập chứ không dạy phần lí thuyết. Theo cách phân loại của SGK tiếng Việt 4, các kiểu từ láy gồm có 3 kiểu: a/ từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu; b/ từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần; c/ từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần. Cách phân loại ở đây cũng khác so với cách phân loại của SGK Tiếng Việt 5 chương trình cũ gồm có 4 kiểu (từ láy tiếng, từ láy âm, từ láy vần, từ láy cả âm và vần). Nội dung này còn được học ở các lớp trên nên cách trình bày của SGK, theo chúng tôi là hợp li. Qua phân tích trên cũng thấy được sự thay đổi tích cực của những người biên soạn sách giáo khoa, tăng cường nội dung thực hành, giảm phần lí thuyết phân loại hàn lâm nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu dạy học tiếng Việt cho học sinh: cung cấp cho học sinh một công cụ ngôn ngữ hữu hiệu phục vụ cho hoạt động giao tiếp hằng ngày. Một vài khó khăn trong việc dạy học từ láy ở trường tiểu học hiện nay a) Một vài quan niệm về từ láy Xét về lịch sử nghiên cứu từ láy, cho đến nay nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn còn chưa thống nhất xoay quanh khái niệm từ láy: từ phản điệp ( Đỗ Hữu Châu, 1962), từ lắp láy (Hồ Lê, 1976), từ lấp láy ( Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), từ láy (Hoàng Tuệ 1978; Đào Thản, Đỗ Hữu Châu, 1981,1986; Diệp Quang Ban, 1989), từ ngữ phản kép phản phúc (Lê Văn Lý, 1972). Hiện nay vẫn có hai cách nhìn khác nhau về từ láy. Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép. Lê Văn Lý xem từ láy là một trong hai kiểu từ ghép trong tiếng Việt (1972) còn Nguyễn Văn Tu thì gọi đó từ ghép láy âm, coi đó là “ những từ ghép vì thực chất chúng tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm” . xem từ láy. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng từ láy “ là loại từ ghép, trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp chủ yếu với nhau theo quan hệ ngữ âm.” Cách nhìn thứ hai là coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. Khi nhìn nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa thì chính đã coi láy là một cơ chế. Những người ủng hộ cách nhìn này gồm có: Hoảng Tuệ, Hoành Văn Hoành, Diệp Quan Ban, Phi Tuyết Hinh Từ hai cách quan niệm khác nhau dẫn đến các định nghĩa khác nhau về từ láy. Nếu coi láy ghép thì từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm (Nguyễn Tài Cẩn). Ngược lại nếu coi láy là sự hòa phối ngữ âm thì Đỗ Hữu Châu cho rằng từ láy “ là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết ( với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”. Diệp Quang Ban xem “ từ láy là một kiểu từ phức được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”. Hoàng Văn Hoành xem “ từ láy là từ được tạo ra bằng phép trượt nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi phối của những quy tắc đối và điệp thể hiện quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy”. Quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu cho thấy sự phức tạp của vần đề lựa chọn khái niệm và nội dung từ láy trong chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học. b) Quan niệm của sách giáo khoa và những khó khăn trong quá trình dạy học Cách định nghĩa từ láy của các giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học (ở các hệ đào tạo) hiện nay không hoàn toàn đồng nhất với cách định nghĩa của SGK mặc dầu cả hai cùng xem láy là cơ chế hòa phối ngữ âm: “Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc. (Hình vị gốc là hình vị mang nghĩa từ vựng).” (Giáo trình Tiếng Việt, Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh, NXBGD, 1996), “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy” (SGK TV 4 (CT2000)), “Từ láy gồm hai, ba, bốn tiếng láy lại tạo thành” (Tiếng Việt 4, CT cũ), “ Từ láy gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy (nghĩa là có một bộ phận âm thanh của tiếng được lặp lại hoặc cả tiếng được lặp lại)” (Tiếng Việt 5, CT cũ). Cả định nghĩa của giáo trình hay cách định nghĩa của SGK (CT 2000 và CT cũ) đều gay ra sự lúng túng cho giáo viên trong quá trình dạy học. Giáo trình cho rằng láy là phương thức láy lại hình vị gốc (bộ phân hoặc cả hình vị gốc), nghĩa là láy chỉ xảy ra khi chỉ ra được hình vị gốc trong từ láy. Tuy nhiên, thực tế trong tiếng Việt có một bộ phân rất lớn từ láy (khoảng 2000 đơn vị - Hà Quang Năng) không thể hoặc không có cơ sở để xác định hình vị gốc như kiểu như: bâng khuâng, thình lình, chạng vạng, dằng dặc, lê thê, đu đủ, chôm chôm, Vậy nên xử lí chúng như thế nào? Nếu theo định nghĩa của giáo trình thì chúng không phải từ láy. Định nghĩa của SGK chỉ dựa trên căn cứ là hình thức ngữ âm: phối những tiếng (bộ phận của tiếng) thì được xem là từ láy. Cách định này rõ ràng là phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. Tuy nhiên vì do quá nhấn mạnh đế đặc điểm hòa phối ngữ âm mà định nghĩa chưa chú trọng đến yếu tố “nghĩa” trong từ láy, gây ra sự khó khăn đối với học sinh trong quá trình nhận diện từ láy. Trong thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy học sinh thường xếp nhầm các từ ghép tổng hợp (đẳng lập) có hình thức ngữ âm giống nhau kiểu như: tươi tốt, đi đứng, buôn bán, may mặc. vào mục từ láy. Nguyên nhân của điều này chính là do các em cắn cứ vào hình thức ngữ âm (theo định nghĩa) mà không chú ý đến yếu tố nghĩa của các tiếng. Hai tiếng trong mỗi từ trên đều có quan hệ về nghĩa nên chúng là từ ghép chứ không phải là từ láy. Do chỉ dựa vào hình thức ngữ âm mà nắm không rõ nghĩa của các yếu tố trong từ ghép, đặc biết là các từ ghép Hán Việt theo kiểu : ban bố, cần mẫn, hữu hạn, hào hứng, căn cơ, hoan hỉ nên nhiều học sinh xếp các từ trên vào nhóm từ láy. Mặc khác học sinh cũng thường bỏ sót các từ láy mà trên hình thức chữ viết khác nhau nhưng cùng ghi một âm theo kiểu: cong queo, cuống quýt, công kênh, cập kênh các từ láy có phần vần giống nhau nhưng thể hiện bằng chữ viết khác nhau kiểu như: loanh quanh. Về phía giáo viên thường tỏ ra lúng túng khi gặp các từ kiểu như: chôm chôm, ba ba, châu chấu, bìm bịp, chẫu chànghoặc các từ : ồn ã, yên ả, ốm o, ao ước, im ắng, ấm ức họ không biết nên xếp chúng vào từ láy hay từ ghép. Giáo viên cũng hay nhầm lẫn xếp nhằm các từ ghép Hán Việt có hình thức ngữ âm giống nhau vào nhóm từ láy. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tư láy ở tiểu học Từ láy là lớp từ đặc sắc của tiềng Việt, được sử dụng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học từ láy sẽ góp phần nâng cao khả năng sản sinh văn bản một cách có hiệu quả cho học sinh tiểu học. Trong qua trình dạy học nội dung về từ láy giáo viên cần chú ý một số điểm sau: Cần lưu ý học sinh trong từ láy chỉ nhiều nhất có một tiếng mang nghĩa. Các từ ghép vừa có quan hệ về âm và quan hệ về nghĩa thì căn cứ quan hệ về nghĩa xếp chúng vào nhóm từ ghép kiểu như: tươi tốt, buôn bán, vung vẩy, thủng mủng.. . Một số từ 2 tiếng trong đó một tiếng mất nghĩa (tiếng mất thường đứng sau) có quan hệ về mặt ngữ âm thì xếp chúng vào từ láy, kiểu như: gậy gộc, thịt thà, máy móc, bạn bè Tuy nhiên với từ bạn bè giáo viên nên xử lí theo hai cách: nếu xem yếu tố “bè” mất nghĩa thì xếp vào nhóm từ láy nhưng nếu xem “bè” có nghĩa như trong bè phái thì xếp vào nhóm từ ghép. Lưu ý học sinh đến quan hệ về nghĩa của các từ ghép Hán Việt có hình thức ngữ âm giống nhau theo kiểu: chính chuyên, hân hoan, chí lí, hảo hạng, khắc khổ, khẩn khoản, lai lịch, thành thựcđể khỏi xếp nhầm chúng vào nhóm từ láy. Đối với các từ định danh sự vật kiểu: ba ba, chôm chôm, đu đủ, tu hú, thằn lằn, bìm bịp, chèo bẻoNhững từ này chỉ định danh sự vật, nội dung ý nghĩa hoàn toàn không có giá trị biểu trưng, sắc thái hóa do cơ chế hòa phối ngữ âm tạo ra. Tuy nhiên chúng có hình thức ngữ âm giống nhau, so với định nghĩa từ láy của SGK thì và tính đến mức độ nhận thức của học sinh tiểu học nên xem đây là các từ láy (vả lại nếu giải thích những từ này không phải là từ láy đối với học sinh tiểu học còn khó hơn việc thừa nhận chúng là từ láy). Đối với một số từ mà các tiếng trong từng từ trên chữ viết không có phụ âm đầu như: ồn ả, êm ái, êm ả, ấm áp, ấm ức, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi. thì đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều xem là từ láy. Ở đây các nhà nghiên cứu cho rằng có một phụ âm tắc thanh hầu được biểu hiện trên chữ viết bằng zê rô. Ngoài ra, về nghĩa những từ này có tác dụng gợi hình, gợi cảm giác giống từ láy. Về cấu tạo nhiều từ trong số này cũng có tiếng gốc hoặc được cấu tạo theo những khuôn hình nhất định như nhiều từ láy. Giáo viên có thể giải thích cho học sinh đây là các từ láy vì các tiếng giống nhau về hình thức ngữ âm: cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Trong quá trình dạy học giáo viên cũng nên lưu ý học sinh trong việc nhân diện từ láy, không nên để hình thức chữ viết đánh lừa, cần hiểu rằng những từ như: cuống quýt, cồng kềnh, cũ kĩ, cáu kỉnh, kém cỏi, kèn cựa, kề cà, quanh co là những từ láy âm (phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng nhiều con chữ khác nhau:c, k, q) Đối với các tổ hợp mà sự láy lại chỉ là sự lặp lại của lời nói, không có khả năng tạo đơn vị cho ngôn ngữ như: vâng vâng, dạ dạ, có có, không không , đi đi, lại lại, anh anh, em em thì không xem là từ láy. Trong chương trình SGK mới, nội dung nghĩa của từ láy không được giảng dạy, tuy nhiên giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh trong quá trình sử dụng từ láy để tạo văn bản, tránh các trường hợp vì không năm rõ nghĩa của từ nên các em thường đặt câu sai: Mẹ em làm lụng cho em một chiếc thuyền, tướng thầy em to tá, các máy móc chạy ầm ầm, các chim chóc đua nhau hót, những bông hoa rất thơm tho Trần Hữu Thám Trương TH số 1 Quảng Vinh
Tài liệu đính kèm: