Tiểu luận Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu - Đặng Hữu Đoan

Tiểu luận Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu - Đặng Hữu Đoan

 - Đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu ” đến đây đã hoàn thành nhiệm vụ và mục đích đề ra đó là: Đề tài đã nhận định rõ thực chất của vấn đề, nghiên cứu sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và của các cơ quan chuyên môn. Phân tích sâu rộng các thực trạng của công tác bồi dưỡng chuyên môn ở tổ khối của trường Tiểu học xã Phúc Than. Trên cơ sở đó, đưa ra được một số giải pháp cần thiết cho việc áp dụng có hiệu quả trong thực tế khi vận dụng đề tài này.

 - Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tôi thấy rằng công tác chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn là một một nhiệm vụ rất quan trọng, có tính chất quyết định tới sự thành công của mọt nhà trường. Muốn vậy, cần phải hiểu rõ bản chất của vấn để và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cách thức nghiên cứu và tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Nhận diện vấn đề một cách toàn diện thì mới có hướng giải quyết hiệu quả. Chính vì vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản vững chắc và có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp với cơ sở lý luận vững vàng.

 - Các giải pháp mà đề tài đưa ra rất dễ thực hiện, bởi đó là những nội dung mà nhiều người có thể nhận ra nhưng chưa thực hiện được, do chưa tìm ra cơ sở lý

luận thực tiễn của vấn đề . Đây là đề tài có tính khả thi cao, tuy nhiên trong quá

trình thực hiện đòi hỏi cần phải nghiên cứu thực tiễn sâu và vận dụng linh hoạt.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu - Đặng Hữu Đoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bộ giáo dục và đào tạo
 Học viện QUảN lý giáo dục
@@@@@@@@
Tiểu luận
Khoá học : bồi dưỡng cbql giáo dục tiểu học
tỉnh lai châu
biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường tiểu học xã phúc than – huyện than uyên tỉnh lai châu.
Người thực hiện: Đặng Hữu Đoan 
Lớp: BDCBQL Trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học xã Phúc Than.
Phúc Than ngày 20 tháng11 năm 2007.
 Bộ giáo dục và đào tạo
 Học viện QUảN lý giáo dục
@@@@@@@@
Tiểu luận
Khoá học : bồi dưỡng cbql giáo dục tiểu học
tỉnh lai châu
biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường tiểu học xã phúc than – huyện than uyên tỉnh lai châu.
Người thực hiện: Đặng Hữu Đoan 
Lớp: BDCBQL Trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học xã Phúc Than.
Phúc Than ngày 20 tháng11 năm 2007.
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
Mục lục
3
2
Ký hiệu viết tắt.
4
3
Lời ngỏ.
5
4
Phần mở đầu.
6
5
1. Lý do chọn đề tài
6
7
2. Mục đích nghiên cứu.
7
8
3. Đối tượng nghiên cứu.
7
9
4.Nhiệm vụ nghiên cứu.
7
10
5. Phương pháp nghiên cứu.
8
11
6. Phạm vi nghiên cứu.
8
12
Phần nội dung:
9
13
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM của tổ khối ở trường Tiểu học
9
14
CHương 2: Thực trạng chất lượng SHCM của trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
13
15
2.1 Đặc điểm chung của trường Tiểu học xã Phúc Than.
13
16
2.2 Thực trạng chất lượng SHCM ở trường Tiểu học xã Phúc Than.
15
17
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SHCM của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
18
18
3.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối.
18
19
3.2 Nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo công tác sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối của BGH.
18
20
3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ tổ khối trưởng.
19
21
3.4 Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của TK
19
22
3.5 Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
20
23
Phần kết luận:
21
24
1.1 Một số kết luận chung.
21
25
1.2 Những đóng góp của đề tài với công tác bồi dưỡng giáo viên
22
26
2. Một số kiến nghị.
24
27
Tài liệu tham khảo.
25
Chữ viết tắt
Cnh – hđh – Công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Nqtw – Nghị quyết trung ương.
Bchtw – Ban chấp hành trung ương.
Chxhcn – Cộng hoà xã hội chủ nghĩa .
Gd&đt – Giáo dục và đào tạo.
Gvth – Giáo viên tiểu học.
Gd – Giáo dục.
Hs – Học sinh.
Bdgv – Bồi dưỡng giáo viên.
Qlgd – Quản lý giáo dục.
Bdgvth – Bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Bdcm – Bồi dưỡng chuyên môn.
Shcm – Sinh hoạt chuyên môn.
Cbql – Cán bộ quản lý.
Bdcbql – Bồi dưỡng cán bộ quản lý.
Gdth – Giáo dục tiểu học.
Cđ - Chuyên đề.
Dự án Pedc - Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khókhăn.
Gdvs&ddhđ - Giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng học đường. 
Lời ngỏ:
Kính thưa thầy cô giáo và các đồng nghiệp thân mến! Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục ở trường tiểu học xã phúc than huyện than uyên tỉnh lai châu tôi thấy chất lượng sinh hoạt chuyên môn của trường chưa thật sự hiệu quả; chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Tôi thiết nghĩ nếu làm tốt được công tác này, chắc chắn chất lượng dạy và học của nhà trường sẽ tốt hơn rất nhiều. chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu đề tài này, mong sao tìm ra được một số giải pháp cho vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót lớn nhỏ. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài này. mọi sự góp ý của quý vị sẽ giúp cho đề tài của tôi hoàn thiện và có tính ứng dụng cao hơn; giúp tôi vận dụng có hiệu quả hơn trong công tác quản lý, chỉ đạo của mình. Tôi luôn sẵn sàng đón nhận mọi sự đóng góp, nhận xét của quý vị.
 xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của học viện quản lý giáo dục đã giúp đỡ tôi nghiên cứu đề tài này. cảm ơn tập thể giáo viên trường tiểu học xã phúc than đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành nội dung đề tài !
 Tác giả
Phần mở đầu
 1.Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế phát triển của thời kỳ CNH-HĐH đất nước và nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (WTO), toàn cầu hoá trên mọi phương diện hiện nay. Đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cấp,ngành cần phải tự vận động, đổi mới mình để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của xã hội. Việt Nam nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng cũng đang từng bước đổi mới và hoàn thiện mình để theo kịp sự đổi mới của đất nước, sự phát triển của cộng đồng thế giới. Sự đổi mới đó được cụ thể hoá bằng các NQTW Đảng khoá VI, VII, VIII, IX. Đặc biệt đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã xác định “đổi mới Giáo dục phải đổi mới toàn diện từ giáo dục Mầm non đến giáo dục Phổ thông và Đại học”. Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã thể chế hoá các NQTW Đảng thành hành động cụ thể, giao cho Bộ GD&ĐT chủ động xây dựng chương trình đổi mới toàn diện Giáo dục Việt Nam. Nội dung đầu tiên được Bộ GD&ĐT thực hiện, đó là: đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo hướng tích cực từ Tiểu học đến Trung học Phổ thông .v.v..Trong đó có dự án phát triển GVTH và chuẩn nghề nghiệp đối với GVTH. Các chương trình này đã tạo ra bước đột phá lớn cho hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và GDTH nói riêng. Kết hợp với sự quyết tâm đưa giáo dục Việt Nam thoát khỏi tình trạng trì trệ , chạy theo thành tích bề nổi. Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các tỉnh, ngành thực hiện nghiêm túc phong trào “ Hai không” ( Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục). Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng giáo dục của các bậc học đã chuyển biến tích cực, được xã hội công nhận và toàn dân ủng hộ.
Tuy nhiên chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới GD hiện nay. Nhiều giáo viên không đủ năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn,kĩ năng nghề nghiệp để tham gia giảng dạy và giáo dục HS. Đáng tiếc, cá biệt có số ít nhà giáo không đủ tư cách đạo đức đứng trên bục giảng.Nguyên nhân của hiện tượng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề về công tác bồi dưỡng giáo viên.
Thực tế tại trường: Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, nơi tôi đang công tác, cũng còn nhiều thầy cô giáo chưa đáp ứng được đòi hỏi của đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình và sách giáo 
khoa mới. Hiệu quả chuyên môn còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa thoả mãn 
được sự mong đợi của HS và cha mẹ HS. Qua tìm hiểu thực tế trong quá trình 
công tác tại trường, tôi thấy nguyên nhân của sự yếu kém đó là ở khâu bồi dưỡng giáo viên. Cụ thể: Chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới, sinh hoạt chuyên môn còn mang nặng tính hình thức, thiếu sự đa dạng về tổ chức và phong phú về nội dung. Chính vì vậy chưa khuyến khích và lôi cuốn giáo viên vào hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở nhà trường. Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “ Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu” làm tiểu luận cuối khoá cho khoá học này. Mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường nơi tôi đang công tác.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu nhằm mục đích đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối. Tạo ra động lực mới, giúp giáo viên hứng thú với hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối. Từ đó, giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, tạo ra những sản phẩm lao động sư phạm có giá trị. Góp phần tích cực vào công tác nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Đồng thời giúp cho tổ khối trưởng có kĩ năng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn linh hoạt và khoa học. Sao cho các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ là những buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nghiêm túc và bổ ích nhất đối với tất cả các giáo viên
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học. 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học.Dựa trên những cơ sở khoa học đã được khẳng định của các nhà nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác chỉ đạo của nhà trường.
 4.2 Phân tích thực trạng công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Tìm ra những thành công cần phát huy và các tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Từ đó giúp định hướng cho kế hoạch xây dựng và phát triển đội 
ngũ giáo viên, tổ khối trưởng chuyên môn có tay nghề cao.
 4.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo BDGV nói chung và công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối chuyên môn tiểu học nói riêng.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
 -Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết BCHTW và cấp uỷ Đảng các cấp. Nghiên cứu các chỉ thị, quyết định của chính phủ và Bộ GD&ĐT; UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Lai Châu; các văn bản hướng dẫn, các công văn chỉ đạo của Phòng GD Than Uyên, về đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng sự phát triển của xã hội ngày càng cao.
 -Nghiên cứu các tài liệu BDGV Tiểu học theo chu kỳ BDTX, Tài liệu BDGV theo chương trình sách giáo khoa mới; Tài liệu BDCBQL trường Tiểu học;Tạp chí Giáo dục& nhà trường, Tạp chí Thế giới trong ta, báo Giáo dục và Thời đại.v.v..
 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Khi triển khai nghiên cứu đề tài tại cơ sở trường Tiểu học xã Phúc Than, Tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động.
- Phương pháp luận đa chiều.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 5.3 Nhóm Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Phương  ... .vv.; có nội dung liên quan đến chuyên môn cần bồi dưỡng cho giáo viên.vv...
 3.5 Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường:
 - Tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: học các lớp hoàn chỉnh, cao đẳng, đại học chuyên nghành sư phạm tiểu học; học bổ túc trung học phổ thông; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức.
 - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia hội giảng các cấp, qua đó giáo viên có cơ hội để giao lưu, học hỏi đồng nghiệp. Thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự rèn luyện nâng cao chuyên môn thông qua nhiều hình thức. Giáo viên được quyền chủ động lựa chọn những cách thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn khác nhau, miễn sao giáo viên thấy phù hợp với mình và mang lại hiệu quả.
 - Thành lập những đôi bạn nghề nghiệp để giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn( một giáo viên có chuyên môn tốt giúp đỡ một giáo viên có chuyên môn yếu). Mọi sự tiến bộ của đồng nghiệp sẽ là thước đo mức độ hoàn thành 
nhiệm vụ và đánh giá thi đua cuối năm của người giúp đỡ.
 - Đề ra nghị quyết chuyên môn của nhà trường ngay từ đầu năm là: Những giáo viên có chuyên môn tốt sẽ được giữ lại trường, không phải luân chuyển đế 
vùng khó khăn và ngược lại. Đó cũng là động lực tốt để tất cả các giáo viên phải 
nỗ lực phấn đấu vươn lên.
 Cần khơi dậy tiềm năng của giáo viên hơn là xử phạt và chỉ trích; khi giáo viên mắc khuyết điểm trong chuyên môn CBQL cần nhắc nhở nhẹ nhàng, tạo cho họ có cơ hội sửa chữa.Tuy nhiên phải nghiêm khắc với những trường hợp cố ý chây lười trong chuyên môn.vv...
Phần kết luận
 1. Một số kết luận chính: 
1.1 Những việc đã làm của tiểu luận:
 - Đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu ” đến đây đã hoàn thành nhiệm vụ và mục đích đề ra đó là: Đề tài đã nhận định rõ thực chất của vấn đề, nghiên cứu sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và của các cơ quan chuyên môn. Phân tích sâu rộng các thực trạng của công tác bồi dưỡng chuyên môn ở tổ khối của trường Tiểu học xã Phúc Than. Trên cơ sở đó, đưa ra được một số giải pháp cần thiết cho việc áp dụng có hiệu quả trong thực tế khi vận dụng đề tài này.
 - Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tôi thấy rằng công tác chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn là một một nhiệm vụ rất quan trọng, có tính chất quyết định tới sự thành công của mọt nhà trường. Muốn vậy, cần phải hiểu rõ bản chất của vấn để và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cách thức nghiên cứu và tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Nhận diện vấn đề một cách toàn diện thì mới có hướng giải quyết hiệu quả. Chính vì vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản vững chắc và có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp với cơ sở lý luận vững vàng.
 - Các giải pháp mà đề tài đưa ra rất dễ thực hiện, bởi đó là những nội dung mà nhiều người có thể nhận ra nhưng chưa thực hiện được, do chưa tìm ra cơ sở lý 
luận thực tiễn của vấn đề . Đây là đề tài có tính khả thi cao, tuy nhiên trong quá 
trình thực hiện đòi hỏi cần phải nghiên cứu thực tiễn sâu và vận dụng linh hoạt.
1.2 Những đóng góp của đề tài với công tác bồi dưỡng giáo viên:
 - Đề tài đã được áp dụng có hiệu quả ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyênn tỉnh Lai Châu. Giúp cho giáo viên có cái nhìn sâu sắc về vấn đề, 
tạo ra chuyển biến tích cực trong tư duy, nhận thức cho giáo viên. Tập thể giáo viên trường Tiểu học xã Phúc Than đã đổi mới tư duy và coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên. Đội ngũ tổ khối trưởng đã nhận thức được trách nhiệm và nhiệm vụ cần phải làm để nâng cao chất lượng các giờ sinh hoạt chuyên môn. Họ đã biết cách tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng; biết tạo
ra sự đa dạng trong quá trình tổ chức SHCM và khơi dậy tiềm năng trong mỗi giáo viên.
 - Chất lượng chuyên môn của giáo viên có chuyển biến mạnh mẽ rõ rệt, giáo viên hăng hái với các giờ sinh hoạt chuyên môn hơn, nghiêm túc hơn. Kết quả 
các chuyên đề nghiên cứu cụ thể như sau: 
 +Thống kê chất lượng đội ngũ từ năm học 2004-2005 đến năm học 2007-2008.
TT
Năm học
Giáo viên
Xếp loại chuyên môn
Xếp loại Đ.đức
TS
Được X.loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
1
2004-2005
27
27
4
7
12
4
6
17
4
2
2005-2006
31
31
6
9
14
2
12
17
2
3
2006-2007
39
39
13
8
17
1
19
19
1
4
2007-2008
42
38
18
10
10
0
27
11
0
+ Thống kê chất lượng các chuyên đề bồi dưỡng từ năm học2004-2005 đến năm học 2007-2008.
TT
Nội dung bồi dưỡng
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
TS
Đ
CĐ
TS
Đ
CĐ
TS
Đ
CĐ
TS
Đ
CĐ
1
BDCM thông qua hội giảng.
27
14
13
31
12
19
39
24
15
38
33
5
2
BDCM qua HD viết SKKN.
27
12
15
31
15
16
39
28
11
38
29
9
3
BD năng lực dạy học cho GVTH.
27
19
8
31
20
11
39
30
9
38
33
5
4
CĐ dạy học cho HS có HCKK
31
21
10
39
29
10
38
30
8
5
CĐ dạy học theo vùng miền.
27
19
8
31
24
7
39
34
5
38
37
1
6
CĐ BDTX chu kỳ 2003-2007.
27
13
14
31
28
3
39
34
5
38
Chưa TK
7
ĐB chuẩn hoá GVTH
38
Chưa TK
8
(Kết quả hội giảng tính theo kết quả hội giảng cấp tổ; các kết quả bồi dưỡng chuyên môn của năm học 2007-2008 tính đến hết tháng 11 năm 2007 ) 
 Qua bảng tổng hợp kết quả thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng trên, ta thấy 
tất cả các chuyên đề đã thực hiện đều thu được kết cao. Như vậy đề tài “ Biện 
pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học xã Phúc Than huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu ” đã thành công. Bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ; nếu chuyên đề được áp dụng một cách triệt để, đồng bộ tôi tin tưởng rằng hiệu quả của nó không chỉ dừng lại ở khuôn viên một trường Tiểu học.
 - Tạo ra động lực tích cực cho giáo viên phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chất lượng chuyên môn của nhà trường đã được nâng cao một bước so với cùng kỳ các năm trước. Tập thể giáo viên đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Tính tương thân tương ái đã được giáo viên trong 
trường khai thác có hiệu quả.
 - Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối đã đa dạng hơn, hình thức tổ chức linh hoạt hơn, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cũng phong phú lên rất nhiều. Mọi giáo viên đã chú trọng tới công tác SHCM- BDCM của tổ khối hơn.vv...
 - Ban giám hiệu đã có nhận thức sâu sắc về vấn đề này, chỉ đạo có hiệu quả các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn tới giáo viên, thông qua đội ngũ tổ khối trưởng. Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, làm việc có khoa học giữa tổ khối trưởng và ban giám hiệu. 
 Đề tài này cũng giúp cho Ban giám hiệu, tổ khối trưởng, giáo viên điều chỉnh lại công việc đang làm của mình; từng bước hoàn thiện những nội dung còn thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ và quản lý chuyên môn của mình. Tất cả mọi cố gắng của chúng ta là làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng dạy và học nói chung. Đề tài này đã góp một phần nhỏ bé vào công việc khắc phục tình trạng chất lượng và hiệu quả thấp trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học xã Phúc Than; tạo ra sự thay đổi mới trong phương pháp làm việc, nâng cao tính chất lượng và hiệu quả của công tác sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường.
 2. Một số kiến nghị: 
 2.1 Kiến nghị đối với Bộ GD & ĐT: Công tác bồi dưỡng chuyên môn là nhiệm vụ rất cần thiết đối với giáo viên. Thông qua đó GV đổi mới mình và theo kịp sự phát triển ngày càng cao của nền giáo dục nước nhà và nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy Bộ giáo dục cần nghiên cứu, bổ sung những nội dung có liên quan đến phát triển chuyên môn của giáo viên, sao cho tiếp cận dần với trình độ giáo dục của 
thế giới. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và thực hiện tốt công 
tác thi đua khen thưởng, chống tiêu cực trong giáo dục... 
Mọi chỉ đạo về chuyên môn cần được triển khai sớm tới tất cả các đơn vị trường học, nhất là những trường học vùng sâu vùng xa.vv..2.2 Kiến nghị với Sở giáo dục và phòng giáo dục:
 2.2 Kiến nghị với Sở GD&ĐT: Sở giáo dục đào tạo cần làm tốt công tác hội giảng, giao lưu chuyên môn cho đại diện các trường Tiểu học trong tỉnh, nhất là các trường vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Bởi lẽ nếu cứ theo chương trình hội giảng chung thì những giáo viên ở đây sẽ không bao giờ có dịp được tham quan, trao đổi và học hỏi chuyên môn với những 
trường, giáo viên có trình độ chuyên môn tốt.
2.3 Kiến nghị với Phòng giáo dục: Phòng giáo dục cần lựa chọn những chuyên đề thiết thực cho giáo viên trên địa bàn huyện học tập và bồi dưỡng. Tạo điều kiện để các giáo viên giao lưu chuyên môn giữa các trường trong huyện với nhau. Thực hiện nghiêm túc các chính sách luân chuyển giáo viên tích cực từ vùng khó khăn đến vùng thuận lợi và ngược lại. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chuyên môn cho giáo viên làm tổ khối trưởng chuyên môn. 2.3 Kiến nghị đối với trường Tiểu học xã Phúc Than:
 2.4 Kiến nghị với trường: 
 - Ban giám hiệu cần triển khai và rút kinh nghiệm thường kỳ ngay sau mỗi đợt triển khai một chuyên đề bồi dưỡng. Luôn đổi mới phương pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn vững, được sự tín nhiệm cao của tập thể giáo viên làm công tác tổ khối trưởng; tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ tổ khối trưởng làm việc và phát huy năng lực.
 - Tổ khối trưởng phải luôn đổi mới mình, nhiệt tình với các nhiệm vụ được giao, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với đồng nghiệp, linh hoạt trong giao tiếp và ứng sử sư phạm.
Tài liệu tham khảo
 1. Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005 ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2005 ).
 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1998, 2001, 2006).
 3. Tài liệu bồi dưỡng cán bồi quản lý, giáo viên tiểu học chu kỳ III (2003 – 2007( Nhà xuất bản giáo dục- 2004).
 4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước nghành giáo dục và đào tạo – Học viện quản lý giáo dục Năm 2007.
 5. Các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu, Phòng giáo dục Than Uyên về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; những nhiệm vụ trọng tâm trong đề án phát triển giáo dục của huyện Than Uyên và trường Tiểu học xã Phúc Than, giai đoạn 2005 - 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_ch.doc