Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 27 – Tiểu học Thi Sơn

Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 27 – Tiểu học Thi Sơn

Tập đọc: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu ;

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô- péc-ních, Ga-li-lê

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li- lê

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ :

-4 hs đọc truyện Ga-vrốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và trả lời câu hỏi theo sgk

B. Daỵ bài mới :

1.Giới thiệu bài:

2.HD hs luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 12 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 27 – Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc: Dù sao trái đất vẫn quay
I. Mục tiêu ;
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô- péc-ních, Ga-li-lê
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li- lê 
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học 
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ :
-4 hs đọc truyện Ga-vrốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và trả lời câu hỏi theo sgk
B. Daỵ bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
2.HD hs luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a.Luyện đọc :
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài : đọc 2-3 lượt 
- GV kết hợp hd học sinh phát âm đúng các tên riêng (Cô-péc-ních và Ga-li- lê) đọc đúng các câu cảm giúp hs hiểu các từ ngữ trong bài (Thiên văn học, tà thuyết, chân lí)
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một, hai hs đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng kể” rõ ràng chậm rãi nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo bệ chân lí của hai nhà khoa học .
b.Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đọc lướt bài văn .
+ ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? 
(Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời mặt trăng và các vì sao phải quay xung qoanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại ; chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời , GVkết hợp giải thích sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời ) 
+ Ga-li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc bấy giờ sử phạt ông?
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li- lê thể hiện ở chỗ nào?
( Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại lời phán bảo của chúa trời tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc đó). Mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng.Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đầy vì bảo vệ chân lý khoa học 
c. HD hs đọc diễn cảm .
- Ba hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn. 
- GV hd các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện giọng biểu cảm 
- Gv hd học sinh cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu có thể chọn đoạn:
" Chưa đầy một thế kỉ Dù sao trái đất vẫn quay”
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu hs về nhà tiếp tục luyện đọc và kể lại chuyện trên cho người thân nghe.
Đạo đức : Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo (T2)
I.Mục tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng :
1. Hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo ?
Vì sao cần tích cực than gia các hoạt động nhân đạo ?
2. Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn .
3. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở trường ở lớp ở địa phương .II.Các hoạt động day học :
1.Kiểm tra 
2. Bài mới giới thiệu bài 
*Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
-GV yêu cầu hs đọc thông tin trang 37 sgk và trả lời các câu hỏi 1,2 
-Các nhóm thảo luận 4’ 
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận 
-GV kết luận : Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi . Chúng ta cần cản thông chia sẻ với họ quyên góp tiền để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo 
*Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm đôi 
-GV giao cho từng nhóm hs thảo luận bài tập 
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày 
-Cả lớp nhận xét bổ sung . GV kết luận 
-Việc làm trong các tình huống a,c là đúng - Việc làm trong tình huống b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân .
*Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến ( bài 3, SGK )
Tiến hành như hoạt động 3 bài 3 
-GV lần lượt nêu từng ý kiến 
-HS biểu lộ thái độ bằng cách giơ những tấm biển màu theo qui ước 
-GV yc hs giải thích lý do Vì sao em cho là sai (đúng ) 
-GV kết luận ý kiến a : Đúng , b. Sai , c: sai , d : đúng 
-Gv mời 1-2 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk. 
*Hoạt động tiếp nối :
Hs sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương ca dao tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Tập đọc : Con sẻ
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm bài văn -chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện (hồi hộp căng thẳng ở đoạn đầu, chậm rãi thán phục ở đoạn sau 
- Hiểu được nội dung ý nghĩa bài: Ca ngợi hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ (xả thân để cứu sẻ non của sẻ già)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
 a. Luyện đọc .
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. 
- GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ và phát âm đúng , hiểu nghĩa một số từ khó ( tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn,) nhắc HS nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu văn dài 
Bỗng/lao xuống như hòn đá / rơi trước mõm con chó 
- HS luyện đọc theo cặp . 
- Một hai HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện 
Đoạn 1,2 đọc giọng kể khoan thai ở hai câu đầu câu 3 đọc giọng hồi hộp tò mò 
Đoạn 2,3 giọng hồi hộp căng thẳng
Đoạn 4,5 giọng chậm rãi thán phục 
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm và đọc lướt bài văn 
+ Trên đường đi con chó thấy gì ? Nó định làm gì ? 
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi 
+ Hình ảnh con sẻ mẹ từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? 
+ Em hiểu "Một sức mạnh vô hình" trong câu chuyện là sức mạnh gì? 
- HS phát biểu 
*GV chốt: Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con 
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé 
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn 
- GV hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc từng đoạn để thể hiện diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 
Bỗng / từ trên cây cao gần đó cuốn nó xuống đất 
C. Củng cố dặn dò .
- GV nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc hiểu 
Kể chuyện:Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu : 
*Rèn kỹ năng nói 
- HS chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ 
* Rèn kỹ năng nghe : lắng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn 
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Hs kể lại câu chuyện em đã được nghe, hoặc được đọc nói vềlòng dũng cảm
- Lớp và gv nhận xét 
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một hs đọc đề bài. 
- GV viết đề bài lên bảng, gạch chân những từ ngữ quan trọng để giúp hs xác định đúng y/c của đề ( lòng dũng cảm, chứng kiến, tham gia) 
- Bốn hs nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4 .
- Cả lớp theo dõi trong sgk xem các tranh minh hoạ gợi ý đề tài kể truyện 
- HS nối tiếp nhau nói đề tài câu chuyện mình chọn kể 
3. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
a. kể chuyện theo cặp. 
b. thi kể chuyện trước lớp 
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể, mỗi em kể xong, trao đổi cùng bạn về ý nghĩa câu chuyện .
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm 
- Cả lớp và GV bình chọn người có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện lôi cuốn nhất 
C. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn chuẩn bị bài sau .
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu :Câu khiến
I. Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến 
- Biết nhận diện câu khiến , đặt câu khiến 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài :
2. Phần nhận xét :
*Bài 1,2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2 
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến . 
- GV chốt lại lời giải đúng 
- GV chỉ bảng đã viết câu khiến nói lại tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu: 
Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! 
 (dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào, dấu chấm than cuối câu 
*Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3 
- Tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh 
- GV chia bảng lớp làm hai phần mời 4 HS nối tiếp nhau lên bảng
- mỗi em một câu văn . 
- S au đó mỗi em tự đọc câu văn của mình 
- Cả lớp và GV nhận xét từng câu 
- Rút ra kết luận 
* Khi viết câu nêu yêu cầu đề nghị mong muốn nhờ vảcủa mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than
=>GV : Những câu dùng để yêu cầu đề nghị , nhờ vả  người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến 
3. Phần ghi nhớ:
- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ
- Một HS lấy ví dụ minh hoạ cho ghi nhớ 
4. Phần luyện tập :
*Bài 1: 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1
- HS làm bài cá nhân 
- GV dán bảng các băng giấy đã ghi sẵn đoạn văn 
- Gọi 4 HS lên bảng gạch dưới những câu khiến sau đó đọc các câu văn với giọng điệu phù hợp với câu khiến 
*Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2, chia nhóm 4 . 
- Đại diện các nhóm phân công các bạn tìm các câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán ghi nhanh vào giấy trong thời gian 3 phút 
- GV gọi đại diện các nhóm dán kết quả bài làm lên bảng lớp , đọc những câu khiến tìm được . 
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm cho các nhóm tìm được đúng nhiều câu khiến .
*Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV nhắc HS đặt câu khiến phải hợp với đối tượng mình yêu cầu đề nghị mong muốn ( bạn bè khác với anh chị ,cha mẹ .) HS đọc các câu khiến vừa đặt
- Nhận xét chữa bài 
5. Củng cố- dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
Kỹ thuật :Lắp cái đu(T1)
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ đợc các chi tiết để lắp cái đu 
- Lắp được từng bộ phận và lắp dáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận làm việc theo qui trình 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Gv giúp hs quan sát mẫu và nhận xét .
- HS quan sát mẫu cái đu 
+Cái đu có những bộ phận nào ?
	( Cần có 3 bộ phận giá đỡ, ghế đu, trục đu )
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế 
b. Hoạt động 2 : GV hớng dẫn thao tác kỹ thuật 
*Hướng dẫn hs chọn chi tiết 
- Lắp từng bộ phận 
+ Lắp giá đỡ đu hình 2 SGK 
+Để lắp giá đỡ đu cần những chi tiết nào ?
	 (4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu) 
+Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì ? 
	(Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ u dài) 
+ Lắp ghế đu (hình 3 sgk)
+Để lắp ghế đu ta cần chọn những chi tiết nào ? số lượng bao nhiêu ? 
	(cần chọn tấm nhỏ 4 thanh thẳng 7 lỗ , tấm ba lỗ một thanh chữ u dài) 
+ Lắp trục đu vào ghế đu 
- Cho hs quan sát H4 SGK, 
- GV gọi một em lên lắp 
- GV nhận xét uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh 
+ Để cố dịnh trục đu cần bao nhiêu vòng hãm (4 vòng) 
 + Lắp ráp cái đu 
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận của cái đu để hoàn thành cái đu nh hình H1.
- Sau đó kiểm tra sự dao động của cái đu 
*Hướng dẫn HS tháo các chi tiết 
- Tháo rời từng bộ phận 
- Tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp 
- Tháo xong xếp gọn các chi tiết vào hộp .
III.Củng cố – Dặn dò:
22 / 3 / 2010
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn :Miêu tả cây cối
(Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu :
- Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối - bài viết đúng với yêu cầu của đề bài có đủ 3phần 
( Mở bài , thân bài , kết luận ) , diễn đạt thành câu , lời tả sinh động 
II. Các hoạt động dạy học:
 1. GV nhắc nhở học sinh trước khi làm bài 
 - Một HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả cây cối 
2. GV ghi đề bài lên bảng 
Đề bài : Em thích loài hoa nào nhất ? Hãy tả loài hoa .Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
 3. GV đưa bảng phụ ghi sẵn dàn ý bài văn tả cây cố
 4. HS đọc đề bài xác định yêu cầu của đề và làm bài 30 phút 
5.GV thu vở chấm.
Chính tả : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Mục tiêu : 
- Nhớ và viết lại đúng chính tả ba khổ thơ cuối của bài thơ về tiểu đội xe không kính - Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ 
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn s/x dấu hỏi dấu ngã 
II. Các hoạt động dạy học :
A. kiểm tra bài cũ :
- hs đọc to cho 2 hs viết bảng,
- Cả lớp viết vào giấy nháp bài tập 2
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2 Hướng dẫn HS nhớ viết 
- Một HS đọc yêu cầu của bài, 
- HS đọc thuộc lòng ba khổ thơ cuối của bài thơ về tiểu đội xe Không kính 
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm lại để ghi nhớ ba khổ thơ 
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ tự do 
- HS nêu các từ khó dễ lẫn ( xoa mắt đắng , đột ngột ,sa , ùa, vào , ướt .) 
- HS luyện viết các từ này 
- HS gấp SGK , nhớ lại 3 khổ thơ tự viết bài.
- Viết xong tự soát lỗi 
- GV chấm chữa bài nêu nhận xét 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
* Bài 2: HS đọc bài nêu yêu cầu 
- HS làm bài , gọi HS trình bày kết quả nhận xét 
* Bài 3: 
- HS đọc thầm đoạn văn ; xem tranh minh hoạ làm bài vào vở bài tập 
- GV gọi HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh . 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
 a) sa - xen b) đáy biển - thung lũng 
4. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học dặn dò về nhà. 
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu:Cách đặt câu khiến
I. Mục tiêu : 
- HS nắm được cách đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ:
- Một học sinh nói lại nội dung ghi nhớ - Đặt một câu khiến 
- Lớp và gv nhận xét
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Phần nhận xét : 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- GV hướng dẫn HS biết chuyển câu kể : Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK 
- HS làm bài. GV gọi 3 HS lên bảng mỗi em làm một câu 
Ví dụ - Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương !
 - Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
 - Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi !
3. Phần ghi nhớ :
- GV cho 2,3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK 
- HS nêu 4 cách đặt câu khiến 
4. Phần luyện tập :
*Bài 1: 
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 
GV : Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu kể đã cho 
- HS trao đổi nhóm đôi cùng viết 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả - chuyển các câu kể thành câu khiến .
- Cả lớp và GV nhận xét 
 Nam đi học. - Nam đi học đi! 
 - Nam phải đi học! 
 - Nam hãy đi học đi! 
 - Nam chớ (đừng) đi học! 
 - Nam đi học nào!
 - Đề nghị Nam đi học! 
*Bài 2: Cách thực hiện tương tự như bài 1 
- GV nhắc HS đặt câu với từng tình huống giao tiếp đối tượng giao tiếp 
 Ví dụ: Với bạn - Ngân cho tớ mượn bút của bạn với ! 
 Với bố của bạn - Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! 
 Với chú - Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ !
*Bài 3,4: 
- Cách thực hiện tương tự như bài 1,2 
C. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học, 
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 5 câu khiến 
Tập làm văn: Trả bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu 
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy cô giáo chỉ rõ 
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý , bố cục bài , cách dùng từ đặt câu , lỗi chính tả . Biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình 
- Nhận thức được cái hay của bài được thầy cô khen 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. GV nhận xét chung về kết quả bài viết trước lớp .
- GV viết đề bài lên bảng , nhận xét về kết quả bài làm 
 * Những ưu điểm chính 
 * Những thiếu xót hạn chế 
- Thông báo điểm số của từng học sinh 
2. Hướng dẫn HS chữa bài .
- Hướng dẫn từng HS sửa lỗi ( lỗi chính tả , từ , câu , diễn đạt ý ) 
 + HS tự ghi các lỗi mà cô giáo đã phê và sửa 
 + GV theo dõi kiểm tra 
- Hướng dẫn chữa lỗi chung 
 + GV ghi các lỗi phổ biến lên bảng 
- Gọi học sinh lên bảng chữa - nhận xét và chép vào vở 
3. Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay. 
4. Củng cố dặn dò .
24 / 3 / 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc