Giáo án bồi dưỡng lớp 4 Môn: Tiếng Việt

Giáo án bồi dưỡng lớp 4 Môn: Tiếng Việt

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. PHÉP SO SÁNH

I- MỤC TIÊU:

- Cũng cố về từ chỉ sự vật cho học sinh

- Cũng cố về phép so sánh: Xác định được sự vật so sánh, đặc điểm so sánh, từ để so sánh.

- Cảm nhận cái hay của những hình ảnh so sánh

II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ôn tập về khái niệm:

- Học sinh nhắc lại các từ như thế nào là từ chỉ sự vật,nêu ví dụ

- Giáo viên khái quát: từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

- Học sinh nhắc lại tác dụng của phép so sánh, các từ thường dùng so sánh: như,là, tựa, giống, y hệt.

2. Bài tập thực hành:

 Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau. Phân loai các từ vừa tìm được(chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối)

 Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Chim kêu vang động, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền chúng tôi chèo đi xa mà hãy còn thấy chim đậu trắng xoá trên những cành cây.

 

doc 97 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 4974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng lớp 4 Môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ bảy ngày 8 tháng 9 năm 2012
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ chỉ sự vật. Phép so sánh
Mục tiêu:
Cũng cố về từ chỉ sự vật cho học sinh
Cũng cố về phép so sánh: Xác định được sự vật so sánh, đặc điểm so sánh, từ để so sánh. 
Cảm nhận cái hay của những hình ảnh so sánh
Hoạt động dạy học:
Ôn tập về khái niệm:
Học sinh nhắc lại các từ như thế nào là từ chỉ sự vật,nêu ví dụ
Giáo viên khái quát: từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
Học sinh nhắc lại tác dụng của phép so sánh, các từ thường dùng so sánh: như,là, tựa, giống, y hệt.
Bài tập thực hành:
 Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau. Phân loai các từ vừa tìm được(chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối)
 Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Chim kêu vang động, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền chúng tôi chèo đi xa mà hãy còn thấy chim đậu trắng xoá trên những cành cây.
Gợi ý: -Từ chỉ người: chúng tôi
 -Từ chỉ đồ vật: thuyền
 -Từ chỉ con vật: chim
	-Từ chỉ cây cối: cây mắm, cây chà là, cây vẹt, lá, cành cây.
 Bài 2: Trong những câu văn sau, những sự vật nào được so sánh với nhau? Điền các bộ phận của phép so sánh theo bảng sau:
Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Con gà trống mào đỏ như cục tiết.
Hạt sương long lanh như hạt ngọc.
Cánh đồng lúa con gái xanh ngắt như tấm thảm.
Sự vật 1
Đặc điểm
Từ so sánh
Sự vật 2
Gv cho hs làm tương tự với:
Trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng bông trắng như mây.
áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
 Bài 3: Tìm trong những sự vật được so sánh với nhau trong các khổ thơ dưới đây? Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Cánh diều như dấu á
 Ai vừa tung lên trời.
Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
Đêm mưa sao lẫn trốn
Đèn vẫn sáng lưng trời
Như mắt ai chờ đợi
Nhấp nháy hoài không thôi
Gợi ý:
Cánh diêù được so sánh với dấu á; dấu á ấy ai vừa tung lên trời đang lơ lửng bay - rất trẻ con
Cái dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ đang vểnh lên lắng nghe.
Ngôi sao nhấp nháy trên bầu trời sau cơn mưa được so sánh như mắt ai chờ đợi.
Hs tự nêu hình ảnh em thích và phân tích:
ví dụ: Em thích nhất hình ảnh a vì đây là khổ thơ tả cánh diều tuổi thơ. Cánh diều ấy được so sánh như dấu á gợi tả cánh diều nhỏ bé, uốn cong rất ngộ nghĩnh. Câu thơ “Ai vừa tung lên trời” đã làm nổi bật cánh diều đang lơ lửng bay trên bầu trời.
 Bài 4: Gạch chân những câu thơ có hình ảnh so sánh. Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh ấy.
Trăng ơi , từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi, từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi.
Trăng ơi, từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng 
Bạn nào đá lên trời.
Gợi ý:- Trăng hồng như quả chín vừa có màu sắc đẹp, vừa gợi lên sợ thơm ngon ngọt ngào. Trăng màu vàng trở thành màu hồng tươi gợi cảm.
Trăng tròn như mắt cá gợi lên ánh trăng sáng trong trẻo , lung linh.
Trăng bay như quả bóng thể hiện tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh
 Bài 5: Trong các câu thơ dưới đây những gì được so sánh với nhau? Chúng giống nhau như thế nào?
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về nhơ nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Gợi ý: a. “Con sông như dòng sữa mẹ”. Sông chở phù sa, mang nước ngọt làm xanh ruộng lúa vườn cây, như người mẹ lấy dòng sữa ngọt nuôi con thơ. “Và ăm ắp như lòng người mẹ”ca ngợi tình thương của mẹ bao la, dạt dào, trang trải như dòng sông ăm ắp đêm ngày không bao giờ vơi cạn.
 b. Tác giả so sánh chí lớn ông cha như Trường Sơn hùng vĩ, ca ngợi lòng mẹ bao la sóng trào như dòng sông Cửu Long mênh mang. Là niềm tự hào đối với ý chí, tâm hồn và sức mạnh Việt Nam.
 c. Mẹ về như nắng mới. Mẹ đi xa trở về như nắng mới làm sáng bừng lên, đem lại bao ấm áp cho gia đình. Mẹ là nguồn hành phúc, là mái ấm tình thương của bố và đờn con thơ.
3. Bài tập về nhà
Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh sự vật với con người trong các đoạn thơ sau:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
Cây pơ-mu đầu dốc
Im như người lính canh
Bài 2: (3điểm)Viết lại những cõu văn dưới đõy cho sinh động , gợi cảm bằng cỏch sử dụng cỏc hỡnh ảnh so sỏnh
Mặt trời mới mọc đỏ ối. B.Con sụng quờ em quanh co, uốn khỳc.
Cõu 3 (3đ) : Viết lại những cõu văn dưới đõy cho sinh động , gợi cảm bằng cỏch sử dụng biện phỏp so sỏnh :
a) Đằng đụng , mặt trời đỏ ửng đang từ từ nhụ lờn .
b) Cỏnh đồng quờ em rất đẹp . c) Tiếng suối ngõn nga hay quỏ .
Thứ ngày tháng năm 2011
Luyện từ và câu
Phép so sánh(tt)
I. Mục tiêu:
Luyện tập nhận biết về phép so sánh, cảm nhận cái hay của hình ảnh so sánh, dấu hiệu so sánh1
Tập viết đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
II. Hoạt động dạy học:
Chữa bài tập về nhà:
GV kiểm tra và chữa bài tập về nhà cho học sinh.
Luyện tập: 
BT1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây. Các sự vật này có điểm gì giống nhau?
Sương trắng viền quanh núi 
Như một chiếc khăn bông
Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi
 Gợi ý: a. Sương trắng viền quanh núi so sánh với chiếc khăn bông
	Điểm giống nhau: là một giải có màu trắng xốp
 b. Lưng so sánh với dấu hỏi
	Điểm giống nhau: có hình đường cong
BT2: Tìm những hình ảnh so sánh và các từ thể hiện ý so sánh trong câu thơ, câu văn sau:
Mùa đông 
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè 
Trời là cái bếp lò nung.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo 
Bà hiền như suối trong
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Gợi ý:Vd a.H/ả so sánh: Trời là cái tủ ướp lạnh; Trời là cái bếp lò nung
	Từ thể hiện ý so sánh: là
BT3: Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu chung nào để so sánh?
 Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mãng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
 Gợi ý:- Tường vàng, ngói đỏ ss với Cánh hoa lấp ló trong cây
Dấu hiệu chung: Có màu sắc tươi tắn, thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện
 	-Bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân ss với Lụa
Dấu hiệu chung: Mặt bàn ghế phẳng bóng, nổi vân giống như bề mặt của tấm lụa.
BT4: Chọn các từ ngữ sau điền vào chỗ trống trong câu văn để tạo ra hình ảnh so sánh: tiếng sáo, cánh diều, mật ong.
a. Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như
b. Tiếng gió rừng vi vu như
c. Mùi khoai nướng thơm lựng như
 Gợi ý: a-cánh diều b-tiếng sáo c- mật ong
BT5: Tham khảo đoan văn trong BT3, em viết một đoạn văn miêu tả về con người, cảnh vật, Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
 Gợi ý: Em viết đv khoảng 5-6 câu tả người(ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,em)hoặc tả cảnh(cảnh trường em, cảnh con đường đến trường)trong đv có h/ả so sánh.
 Vd: tóc của bà em trắng như cước, tán cây bàng ở sân trường xoè rộng như một cái ô khổng lồ
Bài tập về nhà:
1.Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây. trong những hình ảnh so sánh này, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát.
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát.
Rạng sáng
Mặt trời mgoài biển khơi
Như quả bóng đỏ trên bàn bi-a
Chiều về
Mặt trời lẫn vào đám mây
Như quả bóng vàng trên sân cỏ. 
2. Điền tiếp các từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng suối ngân nga như ...............................................
- Mặt trăng tròn vành vạnh như .................................................
- Trường học là ...................................................................
- Mặt nước hồ trong tựa ........................................................
3. Em hãy viết một đoạn văn nói về trường em, Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh
Thứ ngày tháng năm 2011
Luyện chính tả
Viết hoa chữ đầu câu,dòng.Phân biệt l/n,an/ang.
Mục tiêu:
 Giúp HS luyện viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng thơ và phân biệt l/n, an/ang thông qua luyện làm một số bài tập chính tả.
Lên lớp:
Chữa bài tập:
Gọi HS lên bảng chữa bài tập Luyện từ và câu	.
Đáp án:
B1.	
Hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ đó là:
a. Tán bàng xoè ra như cái ô to
Bóng bàng tròn như cái nong
b. Mặt trời ngoài biển như quả bóng đỏ trên bàn bi a
Mặt trời lẫn vào đám mây như quả bóng vàng trên sân cỏ.
 - HS tự nêu và giải thích hình ảnh em thích.
B2. - Tiếng suối ngân nga như tiếng hát
- Mặt trăng tròn vành vạnh như cái mâm ngọc khổng lồ
- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em
- Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi
B3. HS tự làm
2. Luyện tập:
BT1: Viết lại cho đúng quy định về viết hoa các câu sau:
 Cả nhà gấu ở trong rừng. mùa xuân , cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. mùa thu,gấu đi nhặt quả hạt dẻ.
Gợi ý:
 Cả nhà gấu ở trong rừng. Mùa xuân , cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu,gấu đi nhặt quả hạt dẻ.
BT2: Viết lại cho đúng quy định về viết hoa các chữ đầu dòng thơ sau:
 cứ mỗi độ thu sang
 hoa cúc lại nở vàng
 ngoài vườn, hương thơm ngát
ong bướm bay rộn ràng
Gợi ý:
 Cứ mỗi độ thu sang
 Hoa cúc lại nở vàng
 Ngoài vườn, hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
BT3: Điền vào chỗ trống l hay n:
 - ...ải chuối - ...àng xóm
 - ...o sợ - lưỡi ...iềm
 - van ...ài - ...àng tiên
Gợi ý:
 - nải chuối - làng xóm
 - lo sợ - lưỡi liềm
 - van nài - nàng tiên
BT4: Tìm các từ ngữ chứa tiếng:
no / lo
nội / lội
Gợi ý:
no nê, no đói, no lòng... / lo lắng. lo sợ, lo xa...
bà nội, ông nội, hàng nội, họ nội... / lầy lội, lội nước, lội sông...
BT5: Nối các tiếng ở cột C với các tiếng ở cột A,B để tạo thành từ ngữ thích hợp:
A C B
Hào trọng
Hải quan cảnh
 Cảnh quang sát
Vinh đãng
Gợi ý:
A C B
Hào trọng
Hải quan cảnh
 Cảnh quang sát
Vinh đãng
BT6: Điền ao hay oao vào chỗ trống:
ngọt ng`..., mèo kêu ng... ng..., ... ông kì diệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn 55 ngày đêm.
c. Nhiệm vụ của chúng ta là 
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Gợi ý:
a. Nam gọi to : “Chờ tớ với!”
b. Chiến công kì diệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn : 55 ngày đêm.
c. Nhiệm vụ của chúng ta là :
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tập làm văn: Viết thư
Đề bài: Hãy viết thư cho một ngưới bạn nước ngòai giới thiệu về đất nước ta.
Gợi ý:
Chú ý cách trình bày của bức thư
Giới thiệu về vẻ đẹp, sự giàu có của đất nước ta.
Thứ ngày tháng năm 2011
Tiếng việt
Tuần 31
I. Mục tiêu:
- Phân biệt chính tả: d/gi/r; ươt/ ươc; hỏi/ngã
- Luyện tập Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy 
- Luyện tập: Viết về Bảo vệ môi trường 
 II. Lên lớp:
1. Chữa bài tập.
Gv gọi Hs đọc bài làm của mình.
Cả lớp và gv nhận xét. Cho Hs chữa bài vào vở
2. Luyện tập.
Chính tả: Phân biệt d/gi/r; ươt/ ươc; hỏi/ngã
BT1. Điền vào chỗ trống:
da/ ra: ... tay, ... vào, ... diết, ...thịt
dào/ rào: hàng... , dồi ..., mưa ... , ... dạt
dẻo/ rẻo: ... cao, ...dai, bánh ..., ... đất.
Dang/ rang: ... tay, ...lạc, rảnh ..., ... cánh
Gợi ý:
da/ ra: da tay, ra vào, da diết, da thịt
dào/ rào: hàng rào , dồi dào, mưa rào , dào dạt
dẻo/ rẻo: rẻo cao, dẻo dai, bánh dẻo, rẻo đất.
Dang/ rang: dang tay, rang lạc, rảnh rang, dang cánh
BT2. Điền vào chỗ trống ươt/ươc:
cái l...ù
xanh m...ự
th...ự kẻ
lần l...ù
tóc m...ù
cấu v...ù
r...ự đèn
n...ự suối
Gợi ý:
cái lược
xanh mướt
thước kẻ
lần lượt
tóc mướt
cấu vượt
rước đèn
nước suối
BT3. Gạch chân dưới những chữ viết sai chính tả:
mĩ thuật
kĩ cương
suy nghỉ
kỉ thuật
sẵn sàng
ngẫm nghĩ
Gợi ý:
mĩ thuật
kĩ cương
suy nghỉ
kỉ thuật
sẵn sàng
ngẫm nghĩ
Luyện từ và câu: Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy.
BT1. Kể tên các nước chung đường biên giới trên bộ với nước ta.
Gợi ý:
HS qun sát bản đồ rồi nêu tên các nước: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc
BT2. Nước nào có đặc điểm sau:
Có Vạn lí trường thành:
Có tháp ép-phen:
Có đền Ăng-co nổi tiếng:
Là xứ sở của hoa anh đào:
Là xứ sở của sương mù:
Gợi ý:
Có Vạn lí trường thành: Trung Quốc
Có tháp ép-phen: Pháp
Có đền Ăng-co nổi tiếng: Căm-pu-chia
Là xứ sở của hoa anh đào: Nhật Bản
Là xứ sở của sương mù: Anh
BT3. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn thơ sau:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Gợi ý:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi , tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi , cánh chim vờn trên sóng
Cùng bay nào , cho trái đất quay!
Cùng bay nào , cho trái đất quay!
Tập làm văn: Viết về Bảo vệ môi trường
Đề bài: Em hãy viết về một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
Các việc làm góp phần bảo vệ môi trường:
Chăm sóc cây cối
Dọn vệ sinh nhà cửa, đường làng, trường lớp...
Chọn một việc để viết
Thứ ngày tháng năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu:
Ôn tâp tổng hợp một số kiến thức đã học dưới hình thức luyện làm các bài tập
II. Lên lớp:
1. Chữa bài tập.
Gv gọi Hs đọc bài làm của mình. 
Cả lớp và gv nhận xét. Cho Hs chữa bài vào vở
2. Luyện tập.
BT1. Điền vào chổ trông l/n:
Hoa thảo quả ...ãy dưới gốc cây, kin đáo và ...ẵng ...ẽ. Dưới tầng đáy rừng .những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chuối ...ửa chứa...ắng.
Gợi ý:
Hoa thảo quả nãy dưới gốc cây, kin đáo và lẵng lẽ. Dưới tầng đáy rừng .những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chuối lửa chứa nắng 
BT2. Trông các từ ngữ sau đây từ nào viết sai chính tả? Em hãy sửa lại cho đúng.
Sai trái, sơ xúât, xạch bóng, sáng xủa, ngôi xao, sân cỏ, tiếng sấm, sôi gấc, cặp xách, xương đêm, xữa chữa, sức khoẻ, mùa xuân.
Gợi ý:
Sai trái, sơ súât, sạch bóng, sáng sủa, ngôi sao, sân cỏ, tiếng sấm, xôi gấc, cặp sách, sương đêm, sữa chữa, sức khoẻ, mùa xuân.
BT3. Điền vào chổ trống ch/tr :
Những ánh ...ớp bạc phếch, ...ói loà. Mưa rơi lác đác rồi ...út ào xuống ...ắng núi, ...ắng rừng. Khe suối ...ơ dòng đá cuội đang ...ở thành dòng ...ảy mỗi lúc một mau.
Bỗng ...ốc, con khe nước dềnh ra như một con sông rộng.
Gợi ý:
Những ánh chớp bạc phếch, chói loà. Mưa rơi lác đác rồi trút ào xuống trắng núi, trắng rừng. Khe suối trơ dòng đá cuội đang trở thành dòng chảy mỗi lúc một mau.
Bỗng chốc, con khe nước dềnh ra như một con sông rộng.
BT4. Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống dưới đây:
Cuối cùng, Gõ Kiến đến nhà Gà Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói “Đến mai bác a!” Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong, kêu lên “Nhọc! Nhọc lắm, nhọc lắm! Mệt! Mệt lắm, mệt lắm!”...
Gợi ý:
Cuối cùng, Gõ Kiến đến nhà Gà . Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói : “Đến mai bác a!” Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong, kêu lên : “Nhọc! Nhọc lắm, nhọc lắm! Mệt! Mệt lắm, mệt lắm!”...
BT5. Điền từ ngữ thích hợp( dấu hai chấm, dấu chấm) vào chổ trống:
a, ....là dấu câu đặt cuối câu kể.
b, ....là dấu câu đặt trước lời trích dẫn hoặc đặt trước các ý liệt kê.
Gợi ý:
a, Dấu chấm là dấu câu đặt cuối câu kể.
b, Dấu hai chấm là dấu câu đặt trước lời trích dẫn hoặc đặt trước các ý liệt kê 
BT6. Đọc đoạn thơ sau:
Ôi cha! Lão ta mới bảnh bao oai vệ làm sao. Tên lão là trả. Bởi vì lão chỉ ăn cá và mỗi khi định bắt một con cá, lão cứ vỗ cánh đứng trên không trung rồi đâm bổ xuống nước túm con cá lên, bởi vậy lão còn một biệt hiệu là bói cá. Tôi trông lão cũng nhiều tuổi rồi. Song loại này được tiếng là hay làm đỏm. Mình lão khoác một bộ áo rất sặc sở. Bụng trắng, người xanh, đôi cánh nuột nà biếc tím. Chân lão đi đôi ủng đỏ hắt...
Đoạn văn trên, con vật nào được nhân hoá? Ngững từ ngữ nào giúp em nhân ra điều đó?
Theo em, hình ảnh nhân hoá này hay ở chổ nào?
Gợi ý:
a. 
Con vật được nhân hoá
Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá
Con chim bói cá
Lão ta, bảnh bao, oai vệ
Tên lão
Lão cũng nhiều tuổi rồi
Hay làm đỏm
Mình lão khoác một bộ áo rất sặc sỡ
Chân lão đi đôi ủng đỏ hắt
b. Hình ảnh nhân hoa này hay ở chỗ: nói về con chim như nói về con người, rất hóm hỉnh, sinh động. Cách nói rất tự nhiên, hấp dẫn.
BT7. Gạch dưới từ ngữ cho biết Ngỗng và Vịt được nhân hoá trong bài thơ dưới đây:
Ngỗng không chịu học
 Khoe biết chữ rồi
 Vịt đưa sách ngược
 Ngỗng cứ tưởng xuôi
 Cứ giả đọc nhẩm
 Làm Vịt phì cười
 Vịt khuyên một hồi:
- Ngỗng ơi! Học! Học!
Gợi ý:
Ngỗng không chịu học
 Khoe biết chữ rồi
 Vịt đưa sách ngược
 Ngỗng cứ tưởng xuôi
 Cứ giả đọc nhẩm
 Làm Vịt phì cười
 Vịt khuyên một hồi:
- Ngỗng ơi! Học! Học!
BT8. Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá:
Tả một con vật
Tả vầng trăng
Tả mặt trời
Tả bông hoa
Tả chiếc bảng đen
Tả cổng trường
Gợi ý:
HS tự làm rồi đọc bài và chữa bài.
Ví dụ: - Bác Gấu nằm ngủ suốt cả một mùa đông
Vầng trăng hiền dịu
Mặt trời nấp sau bụi tre
Bông hoa tươi cười chào đón chúng em
Chiếc bảng đen cham chú nhìn chúng em học bài
Cổng trường mở rộng vòng tay đón chúng em.
BT9. Thay từ in nghiêng trong các dòng dứi đây bằng các từ cùng nghĩa. 
Cánh đồng rộng.
Bầu trời cao.
Dãy núi dài.
Gợi ý:
Cánh đồng bao la. (bát ngát, mênh mông...)
Bầu trời thăm thẳm. (cao thăm thẳm, cao vòi vọi...)
Dãy núi tít tắp. (trùng điệp, chạy dài, nhấp nhô....)
BT10. Tìm những từ ngữ:
Chỉ màu sắc của bầu trời ở những trạng thái khác nhau.
Chỉ màu sắc của mặt trời lúc mới mọc và sắp lặn.
Gợi ý:
xanh ngắt, xám xịt , trong vắt, đen kịt, vàng thẫm, đỏ ửng...
đỏ, đỏ rực, đỏ ối, đỏ chói, đỏ ửng, đỏ quạch...
BT11. Trong đoạn văn sau có dấu chấm dùng sai, em hãy sửa lại cho đúng .
 Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ. Trên thảm cỏ xanh. Tháp rủa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi. Tháp rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
Gợi ý:
 Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh, Tháp rủa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
BT12. Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau:anh dũng, cần cù, giản dị, thông minh.
Gợi ý:
Từ đã cho
Từ cùng nghĩa. Từ gần nghĩa
Từ trái nghĩa
Anh dũng
Dũng cảm, gan dạ, anh hùng...
hèn nhát
Cần cù
chịu khó, cần mẫn, chuyên cần...
Lười biếng
Giản dị
đơn sơ, bình dị, mộc mạc...
Cầu kì
Thông minh
Sáng dạ, nhanh trí, sáng suốt...
đần độn
BT13. Đọc đoạn thơ sau:
Con ngẩn ngơ hỏi mây:
 - Sao cậu biết chạy nhảy?
 Mây mỉm cười:
 - Tớ có một đôi chân!
Con ngẩn ngơ gặp gió:
- Sao cậu biết vờn bay?
 Gió nháy mắt:
 - Tớ có một đôi cánh!
Con tìm đến mầm cây:
 - Sao cậu biếc xanh nõn nà đến vậy?
 Cây nghiêng đầu:
- Tớ hút nhựa cuộc đời.
a. Những sự vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ
b. Những từ ngữ nào được dùng để nhân hoá sự vật
Gợi ý:
Sự vật được nhân hoá
Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá
Mây
Cậu, chạy nhảy, mỉm cười. Tớ cớ một đôi chân
Gió
Cậu, nháy mắt, tớ có ...
Cây
Cậu, nghiêng đầu, tớ...
BT14. Điền dấu câu thích hợp(trong các dấu: dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than) vào từng ô trống trong đoạn sau:
 Gió xuân nhè nhẹ thổi, ánh mặt trời ấm áp toả sáng khắp vườn cây Bích Vân chợt hỏi ông “Ông ơi Vì sao lá cây trong vườn đều có màu xanh hả ông ”. Ông đáp “Trong vườn có hàng nghì, hàng vạn nhà máy đang làm việc không ngừng”. Bích Vân nói chen vào: “Sao cháu không nhìn thấy nhà máy nào cả?” Ông ôn tồn giải thích: “ Những nhà máy đó được xây dựng trong lá cây gọi là chất diệp lục Chất diệp lục có thể chế biến nước và chất dinh dưỡng do rễ cây hút lên... thành thức ăn cho cây. Nhờ có chất diệp lục đó nên lá cây mới có màu xanh.
Gợi ý:
 Gió xuân nhè nhẹ thổi, ánh mặt trời ấm áp toả sáng khắp vườn cây . Bích Vân chợt hỏi ông : “Ông ơi ! Vì sao lá cây trong vườn đều có màu xanh hả ông ? ”. Ông đáp : “Trong vườn có hàng nghì, hàng vạn nhà máy đang làm việc không ngừng”. Bích Vân nói chen vào: “Sao cháu không nhìn thấy nhà máy nào cả?” Ông ôn tồn giải thích: “ Những nhà máy đó được xây dựng trong lá cây gọi là chất diệp lục . Chất diệp lục có thể chế biến nước và chất dinh dưỡng do rễ cây hút lên... thành thức ăn cho cây. Nhờ có chất diệp lục đó nên lá cây mới có màu xanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BDHSG lop 45.doc