Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 14 năm học 2012

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 14 năm học 2012

Toán:

Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I. Mục tiêu:

Giúp h/s:

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 14 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14:
 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
__________________________________
Toán:
Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp h/s:
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s chữa bài tập.
- GV nhận xét.
- 1h/s lên bảng làm:
 45 ( 12 + 8 ) = 45 20 = 900.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
- Tính giá trị 2 biểu thức:
( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7.
- 2 h/s lên bảng tính, lớp tính nháp. 
( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8.
- So sánh giá trị của hai biểu thức?
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7.
- Nhận xét gì về các số hạng của tổng với số chia?
- Các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia.
- Khi chia một tổng cho một số ta làm như thế nào?
- HS phát biểu.
* Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
2. Thực hành:
Bài 1:
- Nêu 2 cách tính?
- HS đọc yêu cầu.
- C1: Tính theo thứ tự thực hiện các phép tính.
- C2: Vận dụng tính chất 1 tổng chia cho 1 số.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- 2 h/s lên bảng, lớp làm vào vở.
C1: ( 15 + 35 ) : 5 = 50 : 5 = 10
C2: ( 15 + 35 ) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5
 = 3 + 7 = 10
Bài 2. 
- Nêu cách chia một hiệu cho một số?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS phát biểu thành lời. 
- HS làm bài.
* Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia, rồi lấy các kết quả trừ đi cho nhau.
Bài 3:
- Đọc, tóm tắt, phân tích bài toán. 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Tổ chức cho h/s tự làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng chữa.
- GV giúp đỡ h/s còn lúng túng.
Bài giải:
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.. 
- GV hướng dẫn h/s giải cách khác.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn chia một tổng(hiệu) cho một số ta làm thế nào?
 - Nhận xét tiết học, dặn h/s về ôn lại bài.
 Số nhóm h/s của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 ( nhóm)
 Số nhóm h/s của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
 Số nhóm h/s của cả hai lớp là:
8 + 7 = 15 ( nhóm )
Đáp số: 15 nhóm.
______________________________________
Tập đọc:
Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng từ khó dễ lẫn. 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Kó naêng soáng: 
+ Töï nhaän thöùc baûn thaân
+ Theå hieän söï töï tin.
2 - Giaùo duïc:
- Giaùo duïc HS coù loøng can ñaûm
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- Đọc bài : Văn hay chữ tốt. 
- GV nhận xét ghi điểm.
- HS đọc, và trả lời câu hỏi nội dung.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài và chủ điểm.
+nêu tên chủ điểm?
+tên chủ điểm gợi cho em điều gì?
+Giới thiệu tranh?
-tuổi thơ ai cũng có rất nhiều đồ chơi .mỗi đồ chơi đêu gắn với một kỷ niện.Bài hôm nay chúng ta sẽ lam quen vơi chú đất nung;
- Theo dõi.
-thế giới vui chơi ngộ nghĩnh nhiều trò chơi của trẻ em.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Chia đoạn, yêu cầu đọc.
- HD phát âm đúng.
- HS đọc + Đ1:Từ đầu...đi chăn trâu.
 + Đ2: tiếp...lọ thuỷ tinh.
 + Đ3 : còn lại.
- HD giải nghĩa từ.
- Đọc chú giải cuối bài.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, ...
- Yêu cầu đọc nhóm. GV theo dõi nhắc nhở.
- HS đọc theo cặp.
- 2 h/s đọc bài.
- GV đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Cu Chắt có những đồ chơi nào? 
-Chúng khác nhau như thế nào?
- GVKL.
- Đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ, nàng công chúa được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Chú bé Đất cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét, là một hòn đất mộc mạc có hình người. 
- Ý chính đoạn 1?
- Ý 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
- Vào nắp cái tráp hỏng.
- Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. 
- Ý đoạn 2?
- Ý 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột. 
- Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- Chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê.
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Chú bé Đất đi ra cánh đồng gặp trời mưa, bị rét, sưởi ấm, gặp ông Hòn Rấm. 
- Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Ông chê chú nhát.
- Vì sao chú bé quyết định trở thành Đất Nung?
1. Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát.
2. Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
- Theo em 2 ý kiến trên ý kiến nào đúng? Vì sao?
- HS thảo luận:
- Ý kiến 2 đúng.
-** Chi tiết " nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn hữu ích.
- Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
- Ý đoạn 3?
- Câu chuyện nói lên điều gì? 
- Ý 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung.
* HS nêu nội dung bài.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Nhận xét cách đọc?
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng hồn nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, 
phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
- GV đọc mẫu.
- HS nêu cách đọc.
- Luyện đọc.Ông ..đất nung
- Đọc phân vai: 3 vai, chú bé Đất, ông Hòn Rấm, dẫn truyện.
- Tổ chức thi đọc.
- GV theo dõi nhận xét ghi điểm.
- Thi đọc.
- Nhóm, các nhóm (đọc phân vai)
C. Củng cố dặn dò: 
- Em nhận xét gì về chú đất Nung?
- Dặn h/s luyện đọc cho tốt, chuẩn bị phần 2 của truyện.
________________________________________________
Chính tả:
Tiết 14: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. Muc tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài văn ngắn.
- Làm đúng BT.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết bài tập 2(a) chưa điền.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- GV đọc để h/s viết một số từ: lỏng lẻo, nóng nảy, nợ nần, tiềm năng.
- Nhận xét sửa sai. 
- 2 h/s lên bảng, lớp viết bảng con:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc đoạn văn.
- 1, 2 h/s đọc.
- Nội dung đoạn văn?
- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn, bạn nhỏ may áo cho búp bê với biết bao tình cảm yêu thương.
- Tìm từ dễ viết sai?
 GV tổ chức cho cả lớp viết.
- HS đọc thầm và tìm viết bảng: Ly, , phong phanh, loe ra, hạt cườm, nhỏ xíu,...
- GV lưu ý cách trình bày.
- GV đọc bài cho h/s viết. 
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- HS viết bài vào vở.
- GV đọc toàn bài.
- HS soát lỗi chữa lỗi..
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
3. Bài tập:
Bài 2
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn làm 
- HS đọc thầm và tự làm bài vào vở.
bài.
- Nhận xét chữa bài.
- HS lần lượt chữa điền từng câu:
- Thứ tự điền: xinh, xóm, xít, xanh, sao, súng, sờ, xinh nhỉ, sợ.
Bài 3
- HS đọc yêu cầu .
- Tổ chức làm bài.
- Thảo luận nhóm, thi đua làm bài.
- Thi đua giữa các nhóm.
-Thi tiếp sức; VD: sâu, sung sướng, sáng, 
- GV cùng lớp nhận xét bình chọn nhóm có kết quả tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn h/s viết lại từ ngữ tìm được bài 3 vào vở.
xanh xanh, su su, ...
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Toán:
Tiết 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư)
- Nắm được cáh chia và thực hiện chia được tương đối thành thạo cho số có một chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra:
- Muốn chia một tổng cho ( một hiệu ) cho một số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá.
- 2 h/s trả lời.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài;
2. Hướng dẫn chia:
a. Trường hợp chia hết:
- Phép chia: 128 472 : 6
- HS đọc phép chia.
- Để thực hiện phép chia làm như thế nào?
- Yêu cầu h/s làm.
- Nêu cách thực hiện phép chia?
- Đặt tính. 128472 6
 08 21412 
 24
 07
 12
 0
- Chia theo thứ tự từ phải sang trái.
- Mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
 Vậy: 128 472 : 6 = 21 412
- 1 h/s lên bảng, lớp làm nháp. 
b. Trường hợp chia có dư: ( HD cách làm tương tự ).	
+ Lưu ý: Trong phép chia có dư số dư bé hơn số dư.
 Cách viết: 230 859:5 =46171(dư 4 ).
3. Thực hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
- Để thực hiện chia ta chia như thế nào?
- 2 h/s lên bảng, lớp làm vào vở mỗi câu 1 phép tính.
- HS nêu cách chia.
- Yêu cầu h/s tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng h/s nnhận xét, chữa bài.
a. 278157 3 b. 158735 3
 08 92719 08 52911
27
 05 03
05
 0 2
Bài 2: 
- 2 h/s đọc đề toán..
- Đổ đều 128610 l xăng vào 6 bể ta tức là ta làm phép tính gì?
- Thực hiện chia 128 610 cho 6.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ‏ýý.
- Chấm chữa bài.
- Cả lớp làm vào vở, 1 h/s lên bảng chữa.
 Bài giải:
 Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610/ 6 = 21435 ( l )
Đáp số : 21435 l xăng.
Bài 3**:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì? 
- Thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
C. Củng cố dặn dò.
- Muốn chia cho số có 1 chữ số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Bài giải: 
 Thực hiện phép chia ta có:
187 250 : 8 = 23 406 ( dư 2 )
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 
 hộp và còn thừa 2 áo.
Đáp số : 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
__________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 27: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT2, BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
- Vận dụng dược câu hỏi trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học :
Giấy khổ to (Bảng phụ) viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi dùng để làm gì ? cho ví dụ?
- Nhận xét đánh giá.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Hướng dẫn gợi ý làm bài.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- GV theo dõi gợi ‏ýý.
- 2,3 h/s nối tiếp trả lời.
- 1, 2 h/s đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Lần lượt h/s trình bày. 
- GV nhận xét chốt bài đúng.
- HS đọc bài giải.
a. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b. Trước giờ học các em cần làm gì?
c. Bến cảng như t ...  chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bộ đồ thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của h/s.
2. Hoạt động 1: Thực hành thêu móc xích.
- Gọi h/s nhắc lại phần ghi nhớ?
- 2 h/s nêu ghi nhớ.
- Thực hiện các bước thêu móc xích?
- 2 h/s lên thực hiện 3, 4 mũi thêu.
- GV cùng lớp nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích.
- Bước 1: Vạch đường dấu thêu.
- Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
+ GV lưu ý học sinh cách thêu.
- Tổ chức cho h/s thực hành.
- HS thực hành thêu móc xích.
- GV quan sát chỉ dẫn, uốn nắn.
3. Hoạt động 2: GV đánh giá kết quả thực hành của h/s.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả chung.
4. Nhận xét dặn dò:
- Nêu tác dụng của thêu móc xích?
- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị cho giờ sau Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn.
- HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá:
- Thêu đúng kĩ thuật.
- Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau.
- Đường thêu phẳng.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
____________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
Toán:
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Biết vận dụng vào tính toán hợp lý. ( Bài 1, bài 2)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Phát biểu qui tắc chia một số cho một tích?
- Nhận xét cho điểm. 
B. Bài mới: 
1. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức ( trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
- Tính giá trị của 3 biểu thức:
( 9 15 ) : 3 =
9 ( 15 : 3 ) =
( 9 : 3 ) 15 =
- 3 h/s lên bảng, lớp làm nháp.
( 9 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 ( 15 : 3 ) = 9 5 = 45
 ( 9 : 3 ) 15 = 3 15 = 45
- So sánh giá trị của ba biểu thức trên?
- Các biểu thức có giá trị bằng nhau.
- ( 9 15 ) : 3 = ?
( 9 15 ) : 3 = 9 ( 15 : 3) = ( 9 : 3) 15
- Kết luận: ( trong trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
2. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức ( trường hợp có 1 thừa số không chia hết cho số chia).
- Ta có thể lấy một thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
- Tính gía trị của 2 biểu thức sau:
( 7 15 ) : 3 = 
7 ( 15 : 3 ) =
- 2 h/s lên bảng, lớp làm nháp.
( 7 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35
7 ( 15 : 3 ) = 75 = 35
- So sánh 2 giá trị ?
- Bằng nhau.
- Vì sao không tính ( 7 : 3 ) 15 ?
- Vì 7 không chia hết cho 3.
- Kết luận: ( trường hợp có 1 thừa số không chia hết cho số chia).
- Vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7.
3. Kết luận chung: + Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết ), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
4. Luyện tập:
- HS phát biểu.
Bài 1*: Tính bằng hai cách.
- 2 h/s lên bảng, lớp làm bài vào vở.
C1: Nhân trước, chia sau.
C2: Chia trước, nhân sau ( Chỉ thực hiện được khi ít nhất có 1 thừa số chia hết cho số chia)
- Yêu cầu h/s làm bài, GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
a. C1: ( 8 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46
 C2: (8 23) : 4 = 8: 4 23=2 23= 46.
 C1: (15 24 ): 6 = 360 : 6 = 60
 C2: (15 24) : 6 =15(24:6)=154 = 60.
- GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Nêu cách thuận tiện nhất?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV gợi ý h/s còn lúng túng
- Thực hiện phép chia 36 : 9, 
rồi nhân 25 4.
- Gọi h/s nêu kết quả.
(25 36) :9 = 25 (36 : 9) = 25 4 = 100.
Bài 3**:
- HS đọc bài toán, tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Nêu các bước giải bài toán?
- Yêu cầu tự giải bài toán vào vở.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
(HD cách giải khác)
C2: Tìm số tấm cửa hàng đã bán tìm số mét.
C3: Đã bán số mét vải của mỗi tấm, mà có 5 tấm ( nhân với 5 )
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách chia một tích cho một số?
- Dặn h/s học thuộc qui tắc chuẩn bị bài sau. 
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
- Cả lớp làm bài, 1 h/s lên bảng chữa.
Bài giải:
 Cửa hàng có số mét vải là:
30 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
 Đáp số: 30m vải
______________________________________
Tập làm văn:
Tiết 28: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ cái cối xay, cái trống trường ( TBDH ).
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- Thế nào là miêu tả?
- 2 h/s trả lời.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
Bài 1: Đọc bài văn Cái cối tân.
- HS đọc bài.
- GV giải thích: áo cối: vòng bọc ngoài của thân cối.
- HS đọc thầm trả lời các câu hỏi SGK.
a. Bài văn tả gì?
- Tả cái cối xay gạo bằng tre.
b. Mở bài?
- Câu đầu: Giới thiệu cái cối, (đồ vật được miêu tả).
 - Kết bài?
- Đoạn cuối: Nêu kết thúc của bài (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c. So sánh kiểu mở bài, kết bài đã học?
- Giống kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự?
- Tả hình dáng theo trình tự bộ phận: lớn đến nhỏ, ngoài vào trong, chính đến phụ.
Cái vành - cái áo; hai cái tai - lỗ tai; hàm răng cối - dăm cối; cần cối - đầu cần - cái chốt - dây thừng buộc cần.
- Tả công dụng cái cối: xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
- GV nói thêm về biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh trong bài.
Bài 2: Khi tả đồ vật ta cần tả thế nào?
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
3. Phần ghi nhớ:
- HS đọc.
4. Phần luyện tập:
- Đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu dọc thầm làm bài.
- 2 h/s đọc nối tiếp phần thân bài tả cái trống và phần câu hỏi.
a. Câu văn tả bao quát cái trống ?
- Anh chàng trống này tròn như cái chum.... trước phòng bảo vệ.
b. Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả ?
c. Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống? 
- Mình trống.
- Ngang lưng trống.
- Hai đầu trống.
- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng ...ở hai đầu, ngang lưng ...nom rất hùng dũng, hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ căng rất phẳng.
d. Viết thêm phần mở bài, thân bài, để trở thành bài văn hoàn chỉnh.
- Âm thanh: Tùng!...Cắc, tùng!,... 
- HS làm bài vào nháp.
- Chú ý: Mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng hay không mở rộng.Khi viết cần liền mạch với thân bài.
- HS trình bày miệng. Lớp nhận xét.
- GV khen h/s có bài làm tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cầu tạo bài văn miêu tả?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về viết hoàn chỉnh bài vào vở.
______________________________________
Khoa học:
Tiết 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giấy, bút đủ cho các nhóm vẽ tranh.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
- Kể tên các cách làm sạch nước? Nêu cách làm của 1 trong các cách trên? 
 B.Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
+ Mục tiêu: HS nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
+ Cách tiến hành:
- HS phát biểu.
- Quan hình và trả lời theo cặp.
- Chỉ và nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước?
- Thảo luận theo cặp.
- HS chỉ theo hình SGK.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Lần lượt h/s nêu, lớp nhận xét .
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- HS nhắc lại và liên hệ bản thân.
Hình 
 Nội dung
Nên, không
1
Đục ống nước, làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước
Không
2
Đổ rác xuống ao, làm cho nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác chết.
Không.
3
Vứt rác có thể tái chế vào thùng riêng tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Nên
4
Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước
Nên
5
Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không sinh trưởng.
Nên
6
Xây dựng hệ thống ống thoát nước thải, tránh ô nhiễm đất và không khí.
Nên
+ Kết luận: Gọi h/s đọc mục bạn cần biết.
2. Hoạt động 2: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
+ Mục tiêu: Bản thân h/s cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
+ Cách tiến hành: Tổ chức theo nhóm.
- GV chia nhóm.
- HS nhận nhóm.
- Nhiệm vụ : Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Tìm nội dung đóng vai tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. GV gợi ý h/s tìm nội dung.
- Thảo luận để tìm nội dung.
- Tập đóng vai.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Các nhóm đóng vai. Lớp trao đổi 
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm có sáng kiến hay nhập vai.
C. Củng cố dặn dò:
- Em và gia đình đã và chưa làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s thực hành bảo vệ nguồn nước. 
theo các vai.
_____________________________________
Sinh hoạt:
 SƠ KẾT TUẦN 14
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 14.
- Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 14.
- Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- GV tổ chức cho các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 14. Nêu ý kiến phấn đấu tuần 15.
- Lớp trưởng nêu ý kiến nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới.
- HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 15. Tuyên dương các em chăm học đi học đều, có tiến bộ. Rút kinh nghiệm cho h/s còn chậm tiến bộ. 
- Tiếp tục tham gia tốt thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 22-12
- Thể hiện lòng yêu trường,lớp và kính trọng các chú bộ đội qua học tập.
 2. Kế hoạch tuần tới:
- Tieáp tuïc phaùt huy tinh thaàn hoïc taäp cuûa hs.
 - Duy trì vaø thöïc hieän totá 10 ñieàu noäi quy.
 - Tieáp tuïc phaùt huy vaø thöïc hieän toát 15 phuùt ñaàu giô.ø
 - GV toång keát buoåi sinh hoaït.
 - Gv toång keát tuaàn 14 vaø daën hs chuaån bò chu ñaùo tuaàn 15

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP4 CHUAN TUAN 14.doc