Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 23 - Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 23 - Tiểu học Lãng Sơn

Tiết 2 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết so sánh hai phân số.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, trong một số trường hợp đơn giản.

3. Thái độ: Học sinh tích cực chủ động làm bài tập.

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 23 - Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
Tiết 2 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết so sánh hai phân số. 
2. Kĩ năng: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, trong một số trường hợp đơn giản.
3. Thái độ: Học sinh tích cực chủ động làm bài tập.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
So sánh bằng hai cách khác nhau
và ; và 
- Gv nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
a. Luyện tập.
Bài 1.
- 2 HS lên bảng lớp làm bài vào nháp
- 3 Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp, đổi chéo nháp trao đổi.
- Gv cùng Hs nx chung, chữa bài:
; ; 
Bài 2, 3. Làm bài vào vở.
- Gv chấm một số bài.
- Gv cùng lớp nx chữa bài.
- Lớp tự làm bài vào vở.
 Bài 2. 2 Hs lên bảng chữa bài:
a) b)
 Bài 3. 
a) . 
b)Rút gọn phân số ta có: 
vì nên 
Bài 4. Tính:
- Gv cùng HS nhận xét chữa bài.
3. Củng cố:
- Nx tiết học. 
4. Dặn dò:
- Về nhà làm bài trong vở BT.
- Hs đọc yêu cầu bài, tự làm bài vào nháp, đổi chéo nháp kt và 2 Hs lên bảng chữa bài.
a)
b)
hoặc
- Nghe, thực hiện.
Tiết 4 Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn bó với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các CH trong SGK) 
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết trân trọng gìn giữ những kỉ niệm đẹp.
II. Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài đọc(sgk).
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết? 
? Nêu ý chính của bài?
? Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- 2, 3 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
- Đọc nối tiếp: 2 lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- 3 Hs khác.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu bài.
- Hs nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1:
- Cả lớp đọc:
? Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
? Đỏ rực là màu đỏ như thế nào?
- đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
? Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên?
- ...so sánh, giúp ta cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
? ý đoạn 1?
* Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Đọc lướt đoạn 2,3 và trả lời:
? Tại sao t/g lại gọi hoa phượng là "hoa học trò"?
- ...vì phượng là loài cây rất gần gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều ở sân trường, hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, hoa phượng gắn liền với những buồn vui của tuổi học trò.
? Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao?
- Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì xa trường, xa bạn bè thầy cô, ... Vui vì báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
? Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức?
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
? Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng?
- ...thị giác, vị giác, xúc giác...
? Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Bình minh hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
? Em cảm nhận điều gì qua đoạn 2,3?
* Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
? Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì?
- Hs nối tiếp nhau nêu cảm nhận
- Gv chốt ý chính ghi bảng
+ ý chính: MĐ,YC
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp cả bài:
- 3 Hs đọc.
? Đọc bài với giọng như thế nào cho hay?
- Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng: cả một loạt; cả một vùng; cả một góc trời; muôn ngàn con bướm thắm; xanh um; mát rượi; ngon lành; xếp lại; e ấp; xoè ra; phơi phới; tin thắm; ngạc nhiên; bất ngờ; chói lọi; kêu vang; rực lên,...
- Luyện đọc diễn cảm Đ1:
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc hay đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng Hs nx bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố: ? Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
- Nx tiết học. 
4. Dặn dò:
- Về nhà đọc bài và học cách quan sát, miêu tả hoa, lá phượng của tác giả. C/B bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- HS nêu.
- Nghe, thực hiện.
Tiết 5 Toán ( Ôn )
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ, SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập củng cố cho HS về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
 - Rèn kĩ năng so sánh phân số cho HS.
 - Hs có tính cẩn thận chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung ôn.
 - HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh 2 Phân số: và ; và 
- Gv nhận xét chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV vào bài trực tiếp.
2. Nội dung:
- Gv chép bài tập lên bảng, hướng dẫn HS làm bài, chữa bài, củng cố kiến thức cho HS.
Bài 1: So sánh các phân số sau.
a, và 1 ; và 1 ; và 1
b, và ; và ; và 
c, Viết các phân số bé hơn 1, có tử số là 7 và mẫu số là o.
Bài 2: Viết tiếp phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV kẻ tia số lên bảng.
Bài 3:Xếp các phân số theo thứ tự tăng dần.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS yếu.
Bài 4: So sánh các phân số sau.
 a. và ; b. và 
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống lại bài nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm ra vở nhận xét.
- HS đọc YC bài, làm bài vào vở.
- Lần lượt HS lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét, nêu cách so sánh.
- HS đọc YC bài, 1 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm nháp nhận xét.
- HS làm bài vào vở, 1em lên bảng làm, dưới lởp nhận xét giải thích.
- HS đọc YC bài làm bài vào vở, chữa bài, nêu lại cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
Tiết 7 Khoa học
	ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Phân biệt được các vật tự phát sang và các vật được chiếu sang. 
	- Nêu ví dụ để chứng tỏ ánh sang truyền theo đường thẳng
	- Nêu ví dụ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt
	2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc 	không truyền qua
	3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng:
	- GV: Đèn pin, tấm nhựa, tấm ván 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiếng ồn phát ra từ đâu? Làm thế nào để chống tiếng ồn?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
- Cho HS quan sát hình 1, 2 (SGK) và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi: Những vật nào được chiếu sáng và vật nào tự chiếu sáng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm như SGK - 90, qua đó yêu cầu HS rút ra nhận xét
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét: Ánh sáng truyền theo đường thẳng 
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
- Tiến hành như hoạt động 2
- Cho HS nêu kết quả thí nghiệm
- Kết luận:
+ Ánh sáng truyền qua tấm thủy tinh, mê ka
+ Ánh sáng không thể truyền qua tấm gỗ, quyển vở, tấm bìa
Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào?
- Cho HS đọc thông tin ở SGK
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, tự rút ra nhận xét 
- Nêu nhận xét như kết luận SGK 
* Bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài
- Hát
- 3 – 4 HS nêu
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Trả lời Hình 1: ban ngày (vật tự phát sáng: mặt trời; vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế)
Hình 2: Ban đêm
- Vật tự phát sáng: ngọn đèn, điện
Vật được chiếu sáng: mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng cái gương, bàn ghế  được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng chiếu sáng.
- HS làm thí nghiệm, rút ra nhận xét
- HS trình bày trước lớp
- Làm thí nghiệm nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc SGK
- Trả lời câu hỏi. rút ra nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
Tiết 1 Tập đọc
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các CH trong bài thuộc một khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu nước.
II. Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ bài thơ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài hoa học trò? Trả lời câu hỏi sgk/44?
- 3 Hs đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi. Lớp nx trao đổi.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài thơ.
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn bài thơ.
- 2 đoạn: Đ1: Từ đầu...lún sân.
 Đ2: phần còn lại.
- Đọc nối tiếp : 2 lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa phát âm.
- 2 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 2 Hs khác.
- Đọc toàn bài theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu bài thơ.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm toàn bài trao đổi theo cặp trả lời.
- Hs thực hiện yêu cầu.
? Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ?
- Phụ nữ miền núi đi dâu, làm gì cũng thường địu con đi theo. Những em bé cả đến lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ.
? Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc ấy có ý nghĩa ntn?
-...nuôi con khôn lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ của toàn dân tộc.
? Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với người con?
- Tình yêu của mẹ đối với con: Lưng đưa nôi và tim hát thành lời; Mẹ thương a-kay; Mặt trời của mẹ em năm trên lưng.
- Hi vọng của mẹ đối với con: Mai sau con lớn vung chày lún sân.
? Cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
- Tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng.
? Nêu ý chính bài thơ?
- Nội dung chính: MĐ,YC.
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Đọc nối tiếp bài thơ:
- 2 Hs đọc.
? Xác định giọng đọc toàn bài?
- Giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương. Nhấn giọng: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sâ ... 35.
- Đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đổi theo yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Từng nhóm trình bày, lớp trao đổi, tranh luận.
* Kết luận: Tranh 2,4: Đúng;Tranh 1,3 : Sai.
*HĐ3: Xử lý tình huống bài tập 2/36.
- Tổ chức cho Hs trao đổi thảo luận theo nhóm 4;
- N4 hs thảo luận .
- Trình bày:
- Đại diện từng nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét kết luận từng tình huống:
a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này.
b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
- HS đọc ghi nhớ bài.
3. Củng cố:
- Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? 
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tập 4: Điều tra về các công trình công cộng có kẻ thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
- HS nêu.
- Nghe, thực hiện.
 Tiết 5 Toán (Ôn )
LUYỆN TẬP RÚT GỌN PHÂN SỐ, QUI ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ, SO SÁNH PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập củng cố cho HS cách rút gọn phân số, qui đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số.
 - Rèn kĩ năng làm và trình bày bài cho HS.
 - HS có tính cẩn thận chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy : Nội dung ôn
 - Trò : Ôn lại kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Không
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: GV vào bài trực tiếp
2. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong vở bài tập toán trắc nghiệm và chữa bài.
* Bài1: Viết phân số tối giản thích hợp vào chỗ chấm.
a, b, ....... c, 
d, ........
* Bài2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Qui đồng mẫu số các phân số và ta được:
a, và b, và c, và 
d, và 
* Bài3: Một phân số có tổng của tử số và mẫu số là 50, mẫu số lớn hơn tử số 8 đơn vị. Tìm phân số đó.
- GV hướng dẫn HS yếu.
* Bài4: Đúng ghi D, sai ghi S
a, b, < 
c, > d, < 
3. Củng cố- dặn dò: 
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- YC HS về nhà ôn lại bài
- HS đọc YC bài, làm bài vào vở rồi chữa bài.
- HS đọc YC bài, nêu lại cách qui đồng mẫu số các phân số.
- Làm bài vào vở và chữa bài.
- HS khá giỏi tự làm bài.
- HS tự làm bài, nêu lại cách so sánh.
Tiết 7 Tiếng việt
ÔN TẬP LÀM VĂM: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập củng cố cho HS về đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn vẳntong bài 
văn miêu tả cây cối.
 - Rèn kĩ năng xây dựng các đoan văn tả cây cối.
II. Chuẩn bị :
 - Thầy: Nội dung ôn.
 - Trò : Ôn lại kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
1. GV giới thiệu bài: GV vào bài trực tiếp.
2. Nội dung:
* Luyện tập:
- GV nêu YC của bài:
* Đề bài: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
- GV gợi ý:
+ Viết về cây gì?
+ Suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang lại cho con người.
- GV và cả lớp nhận xét góp ý
- Gv chầm chữa một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài nhận xét tiết học.
- YC HS về nhà ôn lại bài.
- 2 HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ trong bài ( Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ).
- HS đọc YC của đề bài.
- HS thực hành viết đoạn văn.
- HS lần lượt đọc đoạn viết.
- Từng cặp HS đổi bài, góp ý cho nhau:
+ ý văn: ý văn nào hay, ý văn nào chưa hợp lý cần thay đổi ccần sửa.
+ Cách dùng từ đặt câu: có câu từ nào hay cần học, câu từ nào chưa hay cần sửa.
+ Cách trình bày: cách trình bày đoạn văn đã đúng chưa.
Tiết 8 Sinh hoạt tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀN NẾP TUẦN 23
CHỦ ĐIỂM : CHÀO MỪNG NGÀY 3-2
I- Mục tiêu:
 - Thông qua tiết sinh hoạt nhằm kiểm điểm đánh giá các mặt hoạt động nền nếp trong tuần.
 - Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức chấp hành và thực hiện tốt các nội qui của lớp, của trường gắn với chủ điểm chào mừng ngày 3-2, giáo dục HS không tàng trữ và sử dụng chất gây cháy nổ trong dịp tết.
II- Chuẩn bị:
 - Thầy: theo dõi đánh giá.
 - Trò: tự kiểm điểm.
III- Nội dung:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Sinh hoạt theo tổ:
- GV bao quát chỉ đạo chung.
2- Sinh hoạt cả lớp.
- GV nhận xét đánh giá về các ưu điểm, tồn tại của các mặt hoạt động trong tuần.
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
- Tuyên dương những tổ, cá nhân có nhiều cố gắng.
................................................................
................................................................
- Nhắc nhở phê bình những tổ, cá nhân còn tồn tại.
.................................................................
.................................................................
- Tổ chức tuyên truyền, phòng tránh cháy nổ trong dịp têt.
3- Tổng kết:
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần sau.
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
- HS sinh hoạt theo tổ, kiểm điểm đánh giá xếp loại dưới sự chỉ đạo của tổ trởng.
- Lần lượt từng tổ báo cáo.
- HS tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 3-2.
- HS trao đổi về tác hại, cách phòng tránh và kí cam kết.
Địa lý
Tiết 23:	Hoạt động sản xuất của người dân ở 
đồng bằng Nam Bộ (tiếp)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển 	mạnh nhất nước ta. Nêu được dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của 	nó. Thấy được chợ nổi trên sông là nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ.
	2. Kỹ năng: Khai thác kiến thức từ tranh ảnh
	3. Thái độ: Yêu quí và tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
II. Đồ dùng:
	- GV: Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐBNB
	- HS:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung
a. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Cho HS đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh, dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý
- Gọi HS trả lời các câu hỏi
+ Tại sao ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh? 
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? 
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB? 
- Nhận xét
4. Chợ nổi trên sông
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Cho HS đọc thông tin ở SGK, quan sát tranh ảnh, nói về chợ nổi trên sông (Chợ nổi là nét độc đáo của đồng bằng Sông Cửu Long. Chợ nổi họp ở nơi thuận tiện cho thuyền, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở chợ nổi diễn ra mua bán tập nập)
- Gọi HS nêu ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
- Hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, xem lại bài. chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 HS nêu
- Đọc sách, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Đại diện nhóm trả lời
- (Vì có nguồn nguyên liệu, lao động và được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy)
- (Hàng năm, đồng bằng Nam Bộ đã tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước)
- (Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su, dệt may )
- Lắng nghe
- Đọc sách, quan sát tranh ảnh, thảo luận nêu hiểu biết về chợ nổi trên sông
- 2 HS đọc
Kĩ thuật
Bài 23: Trồng cây rau, hoa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
2. Kĩ năng: 
- Trồng được cây rau, hoa trong luống hoặc chậu.
3. Thái độ: Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài.
II. Đồ dùng:
	- Cây con rau, hoa để trồng.
	- Cuốc, dầm xới, bình tưới nước.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa?
- 1,2 Hs nêu.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Cho HS đọc và quan sát tranh.
- Tại sao phải chọn cây khoẻ không cong qoeu, gầy yếu?
- HS đọc SGK và quan sát, trả lời câu hỏi 
- Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?
- HS nêu.
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
*GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Theo dõi.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Xác định vị trí trồng, đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
- H/s quan sát:
*Cho HS đọc ghi nhớ của bài.
- 2,3 HS thực hiện.
- Từng tổ cử đại diện thay nhau lên chiếu cho tổ khác đoán, tổ nào đoán được nhiều thì thắng.
3. Củng cố: 
 - Nêu cách trồng cây rau, hoa?
4. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bài và đọc trước bài.
- Lớp nhận xét thi đua nhóm thắng cuộc.
- HS nêu.
- Nghe, thực hiện.
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 23
I. Mục tiêu:
	- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
	- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
	- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
	- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
	- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Tài, Anh, Vương, Linh, ...)
	- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục 	nghiêm túc.
	- Nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác (Tú )
	- Một số bạn đã có tiến bộ trong học tập: Hạnh, Uyên.
b. Tồn tại :
 	- Còn nhiều em thiếu tập trung trong học tập (Lỷ, Sứ,)
 	-Một số HS quay phải, quay trái chưa đều.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
	- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
	- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp: đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp 	chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 23 lop 4 Chuan KTKN.doc