Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 20 năm 2006

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 20 năm 2006

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Hai Bà Trưng( 2 tiết )

I/Mục tiêu

A.Tập đọc :

1. Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : nương, lên rừng, lập mưu.Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kỳ I

- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài

- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta .

B. Kể chuyện

1.Rèn kỹ năng nói :

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.

- Kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện .

2.Rèn kỹ năng nghe :

- Tập trung, theo dõi bạn kể.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và biết kể tiếp lời kể của bạn.

 

doc 51 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 20 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2006
Buổi sáng: Chào cờ
Nội dung do nhà trường phổ biến
Tập đọc - kể chuyện
Hai Bà Trưng( 2 tiết )
I/Mục tiêu
A.Tập đọc :
1. Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : nương, lên rừng, lập mưu.Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kỳ I
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài 
- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta .
B. Kể chuyện 
1.Rèn kỹ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện .
2.Rèn kỹ năng nghe :
- Tập trung, theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và biết kể tiếp lời kể của bạn. 
II/Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa truyện trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ 
+ Kiểm tra SGK 
+ Giới thiệu 7 chủ điểm cuả SGK, Tiếng Việt 3 - tập 2 
2.Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Luyện đọc đúng 
a.GV đọc mẫu toàn bài 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện phát âm đúng: 
- Tổ chức cho HS đọc từng câu, đoạn. (GV dùng bảng phụ hướng dẫn cách đọc một số câu khó)
* Giúp HS hiểu nghĩa các từ 
- Luyện đọc nhóm ị thi đọcgiữa các nhóm.
Tiết 2
2.3.Tìm hiểu bài 
Tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK để tìm hiểu các nội dung sau:
- Tội ác của giặc đối với nhân dân ta.
- Tài – trí của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
2.4.Đọc diễn cảm 
+ Đọc nối đoạn 4 em/1 lượt
+ Đọc cả bài 
Kể chuyện
+ Bài gồm có mấy tranh?
+ Em có nhận xét gì về hành động của các nhân vật trong tranh 1?
+ GV kể mẫu theo tranh 1 
-> GV nhận xét ghi điểm
*/ Củng cố dặn dò (4-6’)
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
+ Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- HS đọc thầm 
- HS tự tìm tiếng, từ khó ị luyện đọc cá nhân.
- HS đọc nối tiếp cá nhân
- HS đọc chú giải SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS tự luyện đọc.
- HS làm việc cá nhân.
- Đọc nối tiếp.
- Đọc cá nhân.
+ HS đọc yêu cầu
=>HS soát, xác định nội dung của từng tranh, nhẩm kể.
=> HS kể lại theo cặp 
+ HS kể lại từng đoạn trước lớp -> cả truyện
Toán
Tiết 91 : Các số có 4 chữ số
I. Mục tiêu
+Giúp HS nhận biết các số có 4 chữ số(các chữ số đều khác 0)
+Bước đầu HS biết đọc,viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
+Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số(trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy học
+Các tấm bìa,mỗi tấm bìa có 100,10,hoặc 1 ô vuông
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/Hoạt động 2: Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu số có 4 chữ số
+Yêu cầu mỗi HS lấy một tấm bìa như hình vẽ SGK àGV hỏi:Mỗi tấm bìa có mấy cột?Mỗi cột có mấy ô vuông?Vậy mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
+Y/c HS tiếp tục quan sát hình vẽ SGKàNhận xét trả lời câu hỏi:Mỗi nhóm có 100 ô vuông,vậy nhóm 1 có mấy tấm bìa?Có bao nhiêu ô vuông?Nhóm thứ 2 có 4 tấm bìa như thế,vậy nhóm thứ 2 có bao nhiêu ô vuông?àGV tiếp tục hỏi tương tự đối với nhóm 3 và nhóm 4
=>Kết luận:Trên hình vẽ có 1000,400,20 và 3 ô vuông
àGV hướng dẫn HS viết có số ô vuông vừa tìm được vào các hàng.
 +GV nêu cho HS cách đọc và viết số 1423.
àGV yêu cầu HS quan sát, nhận xét theo câu hỏi:Số 1423 là số có mấy chữ số?Gồm những hàng nào?Nêu các chữ số ở từng hàng?
3/Hoạt động 3:Luyện tập-Thực hành
	 -Bài 1
+Kiến thức: củng cố cách viết,đọc các số có 4 chữ số theo mẫu.
+Em có nhận xét gì về các số ở phần a và b.
 -Bài 2
+Kiến thức: củng cố cách đọc,viết các số có 4 chữ số.
	 -Bài 3
+Kiến thức: Củng cố về viết các số có 4 chữ số theo dãy số.
 +Em có nhận xét gì về các số của phần a,b,c?
4/Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò
Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
àHS quan sát,nhận xét.
+HS quan sát vào bảng.
à1 vài HS nêu cách đọc
- Nhiều HS nêu.
- HS nêu miệng cá nhân
- HS làm vào vở, đổi vở tự kiểm tra
Đạo đức
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
I. Muc tiêu.
	+ Học sinh biết được trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè,được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
	+ Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	+Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
II.Tài liệu và phương tiện.
	+Vở bài tập đạo đức 3
	+Các bài thơ, bài hát ... nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Khởi động (1-3’)
	Hát bài hát : Trái đất này là của chúng mình.
	2/ Các hoạt động
* Hoạt động1: Phân tích thông tin (10-12’)
 \ Gv chia nhóm:phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .
 \ Các nhóm trình bày ị cả lớp nhận xét .
 	+ Kết luận : Tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới ,thiếu nhi Việt Nam có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị đó .
*Hoạt động 2: Du lịch thế giới (10-11’)
- GV chia nhóm, y/cầu các nhóm đóng vai để chào hỏi, giới thiệu về văn hoá.....
	 \ Thảo luận cả lớp : trẻ em các nước có điểm gì giống và khác nhau.
	+ Kết luận : GV nêu sự giống nhau và khác nhau của thiếu nhi các nước.	
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (8-9’)
- GV y/cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc em có thể làm thể hiện tình đoàn kêt hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
 	+ Kết luận : GV nêu những việc các em có thể làm ,tham gia thể hiện tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- Cả lớp hát.
- HS thảo luận nội dung và ý nghĩa của hoạt động .
- Đại diện từng nhóm trình bày.
\Từng nhóm thực hành đóng vai ị Các nhóm khác theo dõi, nhận xét .
\ Học sinh thảo luận – trình bày 
 \ Đại diện các nhóm bổ sung.
3/ Hướng dẫn thực hành (2-3’)
	+ Lựa chọn,thực hiện những hoạt động phù hợp với khả năng bày tỏ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
	+ Vẽ tranh,làm thơ ... về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .
Tự học
1. HS làm vở bài tập Toán
 Tổ chức cho HS tự làm cá nhân. Lưu ý HS yếu cách viết số, đọc số theo đúng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
2. Luyện đọc bài “Hai Bà Trưng”
Tổ chức 2 HS làm một nhóm: 1 em đọc – bạn nghe -> nhận xét sau đó đổi lại.
Với HS yếu, GV yêu cầu đứng lên đọc trước lớp.
Tiếng Việt (Thực hành)
Luyện kể chuyện “Hai Bà Trưng”
I - Mục tiêu:
- HS kể lại được nội dung câu chuyện “Hai Bà Trưng”.
- Kể chuyện có sáng tạo.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
II- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV nêu yêu cầu.
HĐ1: Chia nhóm, luyện kể chuyện trong nhóm
GV tổ chức cho HS luyện kể theo nhóm (lưu ý cách diễn đạt).
HĐ2: Thi kể giữa các nhóm
Y/cầu các nhóm kể nối tiếp.
- GV giúp HS cả lớp nhận xét về lời kể, cách diễn đạt của từng cá nhân và từng nhóm.
- Tuyên dương nhóm kể chuyện tốt.
HĐ3: Thi kể lại toàn bộ câu chuyện
Mời một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện
* Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
4HS làm 1 nhóm, mỗi em kể nội dung một đoạn truyện.
- Mỗi HS trong nhóm kể 1 đoạn, 4 HS kể nối tiếp toàn truyện.
- HS thi kể chuyện cá nhân.
 Lớp theo dõi – n.xét.
Thứ ba ngày 17 tháng 01 năm 2006
Buổi sáng:
Anh văn
Giáo viên chuyên soạn giảng
Tập đọc
Bộ đội về làng
I/ Mục tiêu:
 1 . + Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : Làng, áo nâu, nồi cơm
+ Biết đọc vắt dòng 1 số dòng thơ cho trọn ý. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ,nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ 
 2. + Hiểu các từ ngữ mới trong bài 
+ Hiểu được nội dung bài thơ 
 3. + Đọc thuộc lòng bài thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh họa SGK
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ ( 3-5’ ) 
+ Y/cầu kể lại nội dung truyện “Hai Bà Trưng”
2.Dạy bài mới 
2.1.Giới thiệu bài (1-2’)
2.2.Luyện đọc đúng (15-17’)
a.GV đọc mẫu 
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp tập giải nghĩa từ 
+ Bài gồm mấy khổ thơ ? 
+ Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ
GV hướng dẫn đọc -> GV đọc mẫu -> HS luyện đọc dãy
*/ Khổ thơ 2
Đọc đúng: Dòng 3 : lớp lớp ( l ) 
 Dòng 4 : nâu ( áo nâu ) : n
Chỉ vắt dòng thơ 1 và 2, 8 và 9 
*/ Khổ thơ 3 
Đọc đúng : Dòng 1 và 2 : làng, lá (l),đọc vắt dòng
*/ Khổ thơ 4
+ Dòng thơ 3 : Đọc đúng : nồi, nấu ( n )
+ Giải nghĩa : đơn sơ /SGK	
* Đọc nối khổ thơ : 
* Đọc cả bài thơ
GV hướng dẫn đọc bài thơ 
2.3.Tìm hiểu bài (10-12’)
+ Đọc thầm cả bài thơ và các câu hỏi / SGK
- Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về làng ?
- Tìm hình ảnh nói lên tình cảm yêu thương của dân làng với bộ đội ?
- Theo em vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy ?
2.4.Học thuộc lòng (3-5’)
 3.Củng cố dặn dò (4-6’)
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
+ Về nhà học thuộc bài thơ 
- 2HS thực hiện yêu cầu.
HS đọc thầm 
- HS tự tìm tiếng, từ khó ị luyện đọc cá nhân.
- HS đọc nối tiếp cá nhânị đọc nhóm.
- HS đọc chú giải SGK.
- 4 em / 1 lượt
- 1 HS đọc-> cả lớp đọc ĐT.
- HS làm việc cá nhân.
+ HS nhẩm thuộc từng khổ thơ -> cả bài thơ
+ HS đọc thuộc từng khổ thơ -> cả bài thơ
Toán
Tiết 92: Luyện tập
I. Mục tiêu
+Củng cố về đọc,viết số có 4 chữ số(mỗi chữ số đều khác 0)
+Tiếp tục nhận biết về thứ tự của các số có 4 chữ số trong bảng dãy số
+Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn(từ 1000 đến 9000)
II. Đồ dùng dạy học
+Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
+Bảng con: Viết các số sau
Năm nghìn bốn trăm ba mươi
Một nghìn chín trăm mười hai
Ba nghìn bảy trăm năm mươi mốt
2/Hoạt động 2 : Luyện tập
-Bài 1
+Kiến thức:Củng cố cách viết số có bốn chữ số.
-Bài 2
+Kiến thức:Củng cố về cách đọc số có bốn chữ số 
-Bài 3
+Kiến thức:Củng cố về cách viết số có bốn chữ số theo thứ tự tăng dần
+Em có nhận xét về các dãy số của bài 3?
-Bài 4
+Kiến thức:Củng cố về các số tròn nghìn
+Em có nhận xét gì về dãy số này?
3/Hoạt động 3 :Củng cố,dăn dò
+Bảng con : Viết các số sau
Năm nghìn tám trăm bảy mươi
Ba nghìn năm trăm bôn mươi hai
Một nghìn chín trăm sáu mươi ba
3HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- HS viết bảng con
- HS nêu miệng.
-  ... i mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng (chú ý nói về công lao to lớn...)
c/ Bài tập 3
- GV nói thêm về anh hùng Lê Lai.
- GV mở bảng phụ mời 3HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa bài.
C - Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở BT2.
2HS thực hiện yêu cầu.
- 2HS đọc thành tiếng
- HS làm bài vào VBT(cá nhân)
- 3HS lên bảng thi.
- Cả lớp chữa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thi kể
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc y/cầu của bài tập và đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân.
- 3HS đọc lại 3 cầu văn đã đặt đúng dấu phẩy.
 Buổi chiều:
thể dục
Trò chơi lò cò tiếp sức
Giáo viên chuyên soạn giảng
Tiếng việt (Thực hành)
Ôn từ ngữ về Tổ quốc. Đặt câu với một số từ đó
I – Mục tiêu:
- Củng cố vốn từ về Tổ quốc đã học.
- Luyện tập dùng từ đặt câu.
II – Các hoạt động D- H
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 – Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học
2 – Luyện tập thực hành
Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa với các từ sau:
a/ Tổ quốc
b/ Bảo vệ
c/ Xây dựng 
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1.
- GV chia lớp làm 2 nhóm, yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét cách dùng từ, đặt câu của mỗi nhóm.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 10 câu) về chủ đề Tổ quốc.
Lưu ý HS cách viết đoạn văn.
3 – Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS tìm thêm các từ ở bài tập 1.
- HS tự làm bài cá nhân.
- Nêu miệng các từ tìm được.
- Các nhóm tự đặt cầu, cử đại diện đọc câu của nhóm mình.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS đọc bài viết -> cả lớp nhận xét.
toán (Thực hành)
So sánh các số trong phạm vi 10.000
I – Mục tiêu:
- Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.
II – Các hoạt động D-H
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 – Giới thiệu bài
2 –Luyện tập thực hành
Bài 1: Điền dấu >,< hoặc = vào chỗ chấm
4123..........3257 5697...........5712
 8079..........7980 1987.........1985
>; < =?
Bài 2: 
1km.........1000m 5km............4869m
1m42cm............142cm 4990m...........4km800m
6 giờ.............500 phút 4giờ15phút...........256phút
3 – Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trung bình, yếu nêu cách thực hiện so sánh.
- Làm bài theo cặp: HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài -> nhận xét.
 Bài 3: Cho bốn chữ số 1; 5; 7; 9
a/ Hãy viết số lớn nhất có đúng 4 chữ số đã cho (mỗi chữ số không quá 1 lần)
b/ Hãy viết số bé nhất có đúng bốn chữ số đã cho (mỗi chữ số không quá 1 lần).
Ngày soạn: 20/1/2006
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2006
Buổi sáng:
Tập làm văn
Báo cáo hoạt động
I. Mục đích , yêu cầu 
1. Rèn kỹ năng nói: Biết báo cáo trước bạn về hoạt động của tổ trong tháng - lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ tự tin. 
2. Rèn kĩ năng viết: Báo cáo ngắn gọn, rõ ràng. 
II. Đồ dùng dạy - học
Mẫu báo cáo: 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kể lại câu chuyện : Chàng trai làng Phù ủng
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Báo cáo hoạt động 
b. Hướng dẫn hs làm bài tập 
* Bài 1 / 20
Bài yêu cầu gì?- Gv gạch chân “Báo cáo kết quả học tập - lao động?” 
Gv lưu ý HS cách xưng hô với đối tượng cần báo cáo phù hợp + những nội dung cần báo cáo. 
Đại diện nhóm đóng vai tổ trưởng báo cáo đ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Gv chốt . 
* Bài 2 / 20 
GV nêu yêu cầu bài. 
Gv hướng dẫn - Hs làm bài vào vở (theo mẫu) 
GV chấm,nhận xét một số bài. 
3. Củng cố - dặn dò 
2,3 hs đọc lại bài. 
Gv nhận xét giờ học. 
2HS thực hiện yêu cầu.
Hs đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm.
Hs đọc lại bài tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”.
- Hs hoạt động nhóm : Thống nhất kết quả về học tập, lao động của tổ . 
Hs đọc thầm mẫu báo cáo, xác định trình tự, nội dung của báo cáo
Tự nhiên xã hội 
Bài 41 : Thân cây
I . Mục tiêu :
	+ Học sinh biết nhận dạng và kể được cây có thân mọc đứng, thân leo,thân gỗ, thân thảo.
	+ Học sinh phân loại 1 số cây theo cách mọc của thân, theo cấu tạo của thân.
II . Đồ dùng dạy học
	+ Tranh vẽ như SGK.
	+ Phiếu bài tập
III . Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ (2-3’)
	+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh?
	+ Kể tên một số loại cây mà em biết ?
	2/ Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm 
 \ Bước 1: Làm việc theo cặp 
 \ Bước 2: Làm việc cả lớp 
 + Kết luận : Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò.Có loại cây thân gỗ, Có loại cây thân thảo...
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi BINGO 
 \ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi 
 -GV chia lớp thành 2 nhóm, phát mẫu phiếu, mỗi phiếu viết một tên cây .GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi : Thi gắn tấm phiếu lên bảng câm trên bảng.
 \ Bước 2: Chơi trò chơi 
 \ Bước 3 :Đánh giá (GV nêu yêu cầu cả lớp chữa bài theo đáp án đúng).
	+Kết luận : GV nhận xét 
	3/ Củng cố,dặn dò 
	+ Nêu lại nội dung của bài học.
	+ Nhận xét giờ học.
2HS thực hiện yêu cầu.
- Quan sát hình 78,79 /SGK , trả lời câu hỏi 
- Một số học sinh lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Chơi trò chơi.
Toán
Tiết 100: Phép cộng các số trong pham vi 10.000
I.Muc tiêu
+Hs biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000(bao gồm cả dăt tính và thực hiên tính).
+Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng
II.Đồ dùng dạy học
+Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
So sánh các số sau
7015 và 7051
3628 và 2628
2/Hoạt động 2: Dạy bài mới
2.1.Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 
5326 + 2759
+GVghi phép cộng: 3526 +2795
+Vậy 3526 + 2759 = ?
(3526 + 2759 = 6285)
=>GV rút ra kết luận:Muốn cộng 2 số có 4 chữ số ta làm ntn? àGV chốt lại kiến thức.
3/Hoạt động 3:Luyện tập-Thực hành
	 -Bài 1:
+Kiến thức:Củng cố cách cộng 2 số có 4 chữ số
+Nêu cách đặt tính và tính?
	-Bài 2
+Kiến thức:Củng cố cách cộng 2 số có 4 chữ số
+Nêu cách đặt tính và tính?
 -Bài 3(4’)
+Kiến thức:Củng cố về giải toán có lời văn về phép cộng
+Bài toán thuộc dạng nào?
	-Bài 4(3’)
+Kiến thức:Củng cố cách xác định trung điểm của mỗi cạnh
+Nêu cách xác định trung điểm?
4/Hoạt động 4:Củng cố - dặn dò(3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện trên bảng con
HS đọc và nhận xét về phép cộng?Nêu cách đặt tính?Thực hiện phép tính?
- Một vài HS nêu qui tắc
- Làm bảng con.
- Làm vở -> chữa bài.
- Nêu miệng
Nghệ thuật (Thủ công)
Ôn tập chương II : Cắt , dán chữ cái đơn giản
I . Mục tiêu 
	+ Củng cố kiến thức , kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh .
II . Đồ dùng dạy học
	+ Mẫu các chữ đã học.
	+ Đồ dùng của môn thủ công.
III . Các hoạt động dạy học
 1/ kiểm tra 
	+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 2/ Các hoạt động 
2.1 – Thi cắt dán chữ cái nhanh, đúng, đẹp
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm cắt dán chữ 
VUI Vẻ
2.2 – Trưng bày sản phẩm 
Đánh giá sản phẩm của học sinh 
Gv cùng cả lớp nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm về kỹ thuật cắt, dán, cách trình bày...	3/ Củng cố ,dặn dò 
 	+ Nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần thái độ học tập ,kĩ năng kẻ,cắt dán chữ của học sinh 
	+ Chuẩn bị đồ dùng giờ sau : Đan nong mốt.
- Các nhóm thi đua, phân công mỗi thành viên phụ trách một công việc sao cho thời gian hoàn thành là nhanh nhất.
- Các nhóm tự trưng bày sản phẩm của mình.
- Lựa chọn sản phẩm đẹp -> tuyên dương.
Buổi chiều:
Toán (Thực hành)
So sánh các số trong phạm vi 10.000
I – Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng so sánh các số trong phạm vi 10.000.
II – Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
Luyện tập thực hành
>; <; =
Bài 1: 
9000 + 1000.........10.000
3000+500..............4000-5000
6000-2000...........5000
800+1200.............3000-1000
>; <; =
Bài 2: 
1km.............999hm + 10hm
890m...........7hm
600cm..........6m
100phút........1giờ 30phút
90phút...........2giờ
Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
1205; 2050; 2105; 2510; 2501.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn HS xem lại các bài tập, sửa lỗi sai (nếu có)
- BT dành cho cả lớp
- HS tự làm bài cá nhân, sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi bài cho nhau để kiểm tra.
- Một số HS nêu kết quả, giải thích cách so sánh.
- Thi đua làm nhanh giữa 2 nhóm.
tiếng việt(Bồi dưỡng)
Viết lại một nội dung báo cáo gửi cô giáo theo mẫu (VBT)
I – Mục tiêu:
- HS viết được một báo cáo gửi cô giáo theo mẫu trong VBT Tiếng Việt.
- Biết trình bày báo cáo khoa học, sạch đẹp.
- Sử dụng cách viết báo cáo khi cần thiết.
II - Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
Luyện tập thực hành
HĐ1: Đọc lại mẫu báo cáo trong VBT
Hướng dẫn HS nhắc lại nội dung báo cáo:
- Báo cáo gửi cô giáo gồm có những nội dung gì?
- Trong mỗi nội dung đó được sắp xếp như thế nào?
- Phần tiêu ngữ viết như thế nào?
........
HĐ2: Thực hành viết báo cáo gửi cô giáo theo mẫu VBT
 Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu, nhắc nhở HS viết báo cáo cần chân thực.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá
- Giúp HS nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức.
 3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
- 2HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Cả lớp thực hành, tự viết cá nhân.
- 3-5 HS đọc báo cáo. 
- Lớp nghe – nhận xét
sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
I – Mục tiêu:
- HS tự kiểm điểm lại các hoạt động trong tuần qua, thấy được những ưu – nhược điểm trong các hoạt động: học tập, lao động, vệ sinh,...
- Rèn ý thức tự giác trong phê bình và tự phê bình.
II – Các hoạt động dạy học
1. Nhận xét, đánh giá chung:
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về hoạt động của lớp trong tuần.
Từng cán bộ phụ trách lao động, học tập, TDVS nhận xét kỹ các hoạt động.
2. Nhận xét, đánh giá trong tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của các tổ viên.
ý kiến cá nhân
Xây dựng phương hướng hoạt động cho tuần 21
Các tổ tự xây dựng phương hướng hoạt động của tổ mình.
Lớp trưởng thống nhất chung
Giáo viên lưu ý nhắc nhở về dịp nghỉ tết Nguyên Đán.
 4. Văn nghệ:
Tổ chức văn nghệ theo chủ điểm: Mùa xuân
Luyện từ và câu
I – Mục tiêu:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá.
- Ôn luyện về câu như thế nào?: Đặc câu hỏi và trả lời được các câu hỏi như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Mai.doc