Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 08

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 08

Thể dục

Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái , đổi chân khi đi sai nhịp

I. Mục tiêu

 Quay sau,đi đều vòng phải , vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác theo khâu lệnh

II. Địa điểm , phương tiện : Trên sân trường,vệ sinh nơi tập ,còi

III. Hoạt động dạy học

1. Phần mở đầu

 - Phổ biến nội dung bài học

 - Khởi động : HS xoay các khớp tay, khớp chân, đầu gối

 - Chơi trò chơi : Làm theo hiệu lệnh

 - Ôn động tác quay đằng sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp

2. Phần cơ bản

a) Kiểm tra đội hình đội ngũ :

 Kiểm tra động tác quay đằng sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp

 Tập hợp HS theo đội hình hàng ngang. Kiểm tra theo tổ, dưới sự điều khiển của gv

 b)Trò chơi vận động

 Trò chơi : Ném trúng đích

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
Thể dục
Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái , đổi chân khi đi sai nhịp
I. Mục tiêu
	Quay sau,đi đều vòng phải , vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác theo khâu lệnh
II. Địa điểm , phương tiện : Trên sân trường,vệ sinh nơi tập ,còi 
III. Hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu 
	- Phổ biến nội dung bài học 
	- Khởi động : HS xoay các khớp tay, khớp chân, đầu gối 
	- Chơi trò chơi : Làm theo hiệu lệnh 
	- Ôn động tác quay đằng sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp
2. Phần cơ bản 
Kiểm tra đội hình đội ngũ :
	Kiểm tra động tác quay đằng sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp 
	Tập hợp HS theo đội hình hàng ngang. Kiểm tra theo tổ, dưới sự điều khiển của gv
	b)Trò chơi vận động
	Trò chơi : Ném trúng đích
	3. Phần kết thúc 
	Đứng tại chỗ, vỗ tay theo nhịp 1- 2phút 
	GV nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra. Về nhà ôn lại ĐHĐN
==========@?==========
Luyện Tiếng việt
Luyện cách viết tên người tên người, địa lí nước ngoài.
I.Mục tiêu:
 - Củng cố cách viết tên người tên địa lí nước ngoài.
 - Vận dụng và viết tên người ,tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc.
II,Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 HĐ1:Củng cố kiến thức(10 phút)
 - Cách tiến hành:
 + Cho HS nhắc lại cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
 + 2 HS lên viết 2 ví dụ trên bảng
 + Nhận xét, bổ sung.
 - Lưu ý:GV cần hướng dẫn, phân tích trên ví dụ để học sinh hiể được các bộ phận của tên.
 HĐ2: Luyện tập(30 phút)
 - Cách tiến hành:
 + Hướng dẫn và y/c HS làm BT2 vào vở BT
 + Làm các BT sau vào vở.
 Bài 1: Viết lại cho đúng các tên sau:
 Nhật bản, Trung quốc, ấn độ, Phnôm pênh, Ma- Lai- Xi- A, philippin, inđônễia,brunây, tháilan, lào, cămpuchia.
 Bài 2 ; Viết 5 tên nước mà em biết.
 Bài 3: (Dành cho HS khá giỏi)
 Bài 3 trong vở bài tậpTV
 - Lưu ý:
 GV chú ý hướng dẫn kĩ cho HS yếu về các bộ phận của tên, tên địa lí nước ngoài.
=========@?==========
Luyện toán
Luyện tập
I.Mục tiêu
 Giúp HS luyện giải một số bài toán về “Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó”
II.Mục tiêu
	* GV hỏi : - Có mấy cách để giải bài toán về tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu chúng ?
	 - Nêu các cách giải ?
	* GV hướng dẫn học sinh làm một số bài tập sau :
A. Phần dành cho cả lớp
 Bài 1. Tổng hai số là 90. Hiệu hai số là 20. Tìm hai số đó.
 Bài 2. Cô Vân và cô Hà mua chung một mảnh vải giá 90 000 đồng, cô Vân phải trả cho cửa hành nhiều hơn cô Hà 15 000 đồng. Hỏi mỗi người phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền ?
 Bài 3. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 72m, chiều hài hơn chiều rộng 54dm. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó.
B. Phần dành cho học sinh khá, giỏi
 Bài 1. Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số, số lớn hơn số bé là 52 đơn vị. Tìm hai số đó.
 Bài 2. ở một trường tiểu học, tổng số học sinh khối lớp Ba, khối lớp Bốn và khối lớp Năm là 623 học sinh. Khối lớp Ba nhiều hơn khối lớp Bốn là 13 học sinh, khối lớp Bốn nhiều hơn khối lớp Năm là 8 học sinh. Hỏi mỗi khối lớp có bao nhiêu học sinh ?
 Bài 3. Tổng số dầu hai thùng là 182 lít. Nếu đổ thùng thứ nhất sang thung thứ hai là 6 lít thì số dầu của hai thùng bằng nhau. Hỏi lức đầu mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu ?
* Dặn dò
==========@?==========
Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2013
Luyện tiếng Việt
Luyện tập phát triển câu chuyện
 I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố cách sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian để trở thành một câu chuyện.
II. Hoạt động dạy- hoc:
 1.Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (10 phút)
 - CTH:Gv cho hs nêu cách phát triển 1 câu chuyện.
 - Lưu ý:Khi phát triển 1 câu chuyện cần sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian.
 Có mở đầu,diễn biến,kết thúc câu chuyện.
 2.Hoạt động 2: Thực hành (25 phút)
 - CTH: Gv chia hs ra thành 2 nhóm đối tượng .
 + Hs yếu,trung bình hoàn thành bài tập ở vbt trang 45.
 + Hs khá,giỏi sau khi hoàn thành bài tập trên làm bài tập sau:
 Hãy kể lại câu chuyện "vào nghề" theo trình tự không gian.
 - Lưu ý: Sau khi hs làm xong,gv yêu cầu 1 số em hs đọc to bài làm của mình để GV và cả lớp nhận xét.
 + GV uốn nắn,bổ sung thêm cho hs để các em làm 1 bài văn hoàn chỉnh.
 3. Củng cố,dặn dò (5 phút)
 - GV nhận xét kĩ 1 số bài.
 - Dặn hs về nhà làmlại 1 số bài (nếu chưa đạt)
==========@?==========
Luyện toán
Góc nhọn , góc tù , góc bẹt
 I. Mục tiêu
 Củng cố về cách nhận dạng,vẽ các góc nhọn, tù, bẹt.
 II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1. Củng cố kiến thức (7 phút)
 - Hình thức: Hoạt động cả lớp.
 - CTH: + GV nêu câu hỏi và vẽ lên bảng 3 loại góc:
 ? Góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
 + Cho hs đứng tại chỗ trả lời và đọc tên góc, tên cạnh góc.
 2. Luyện tập (25 phút)
 - Hình thức: Chia lớp thành 2 nhóm đối tượng hs
 	+ Khá, giỏi
	+ Trung, bình, yếu, kém
	- Cách tiến hành:
	Yêu cầu hs cả lớp lấy vở bt Toán ra làm bt bài:"Góc nhọn, góc tù, góc bẹt"
	- Lưu ý:
 + GV cần hướng dẫn kĩ để hs yếu, kém làm hết BT ở vở.
	+ Hs khá giỏi làm thêm bài tập sau:
 Tìm hình bên có bao nhiêu góc nhọn ? 
 Bao nhiêu góc tù? Bao nhiêu góc bẹt? 
	A	E	B
 D 
 C
==========@?==========
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Kể chuyện về thầy cô giáo em
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được công lao to lớn của thầy cô giáo đối với HS.
- Yêu trường yêu lớp, biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo và tình cảm với trường, với lớp.
- Rèn kĩ năng nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, 
II. Chuẩn bị: HS: Sách báo, tư liệu
GV: Tư liệu.
III. Các hoạt động dạy- học:
ổn định tổ chức: 1 phút.
Lên lớp: 
GV nêu nội dung của tiết học.
Hình thức tổ chức: Kể chuyện theo cá nhân, hoặc nhóm: mỗi em một đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
Nội dung kể: Các câu chuyện về đạo đức người thầy; Về tình cảm thầy trò; Về tình cảm với trường, với lớp.
Tiến hành giao lưu:
+ Từng cá nhân lên kể những mẩu chuyện, tấm gương đã sưu tầm.
+ Xen kẽ các câu chuyện là các tiết mục văn nghệ.
+ Tìm hiểu về ý nghĩa của các mẩu chuyện vừa kể.
? Câu chuyện đó nói về nội dung gì? Qua nội dung đó giúp em hiểu điều gì?
+ Bình chọn tiết mục kể hấp dẫn nhất. 
Nhận xét- Dặn dò:
Nhận xét về sự chuẩn bị của HS
Nhận xét về thái độ, ý thức tham gia của HS
Dặn chuẩn bị bài viết về thầy cô giáo.
Tuần 9: Chủ đề:Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Chủ đề:Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
==========@?==========

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chieu tuan 8.doc