Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 27 năm 2014

TOÁN

 LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân số bằng nhau.

- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3.

II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc Người đăng minhanh10 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 27 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 7/3/2014
Ngày giảng: T2, 10/3/2014
TOÁN
	LUYỆN TẬP CHUNG	
I. MỤC TIÊU 
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra các quy tắc cộng trừ nhân chia phân số.
- Nhận xét, đánh giá chung, cho điểm hs
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài 1: 
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện từng yêu cầu của bài tập, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. 
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
 C kĩ năng rút gọn p/s và tìm p/s bằng nhau 
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm và gọi 1 HS lên bảng trình bày. 
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
 C kĩ năng tìm phân số của một số 
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thực hiện nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. 
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
 C giải bài toán có lời văn liên quan đến tìm p/s của một số 
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm bài tập 4. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
- 4hs lần lượt trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở
- Lần lượt nêu ý kiến của mình.
a. Rút gọn các phân số:
b. Phân số bằng nhau là:
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Thực hiện theo nhóm đôi. 1 HS lên bảng giải:
Bài giải
a. 3 tổ chiếm số phần số học sinh của lớp là: .
b. Số HS của 3 tổ là:
32 x = 24 (bạn)
 Đáp số: ; 24 bạn.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS thực hiện theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả:
Giải
 Quãng đường anh Hải đã đi:
 ( km)
 Quãng đường anh Hải còn phải đi:
 15 – 10 = 5 ( km)
 Đáp số: 5 km
- Lắng nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!
I. MỤC TIÊU 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Xác định giá trị, 
Lắng nghe tích cực; 
Quản lý thời gian; 
Hợp tác.
III. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Bảng phụ viết đoạn luyện đọc
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC : ( 5’) 
- Gọi HS đọc truyện theo cách phân vai và nêu nội dung bài đọc tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm hs
B. Dạy-học bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. HD luyện đọc.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- HDHS đọc đúng: Cô-péc-ních, Ga-li-lê, 
- HDHS giải nghĩa từ: thiên văn học, tà thuyết, chân lí,  
* Đọc câu dài:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Gv đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc
3. HD tìm hiểu bài: 
- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
- Giảng bài: Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã dũng cảm nói lên chân lí khoa học dù điều đó đã đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ và sẽ nguy hại đến tính mạnh. Vì khi đó Giáo hội là cơ quan có quyền sinh sát đối với mọi người dân. Ga-li-lê đã trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
- Nêu nội dung của bài?
4. HD đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc lại 3 đoạn của bài.
- Yêu cầu HS lắng nghe, tìm giọng đọc toàn bài, những từ cần nhấn giọng.
- HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn. 
+ Gọi HS đọc.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài nói lên điều gì? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 4 HS đọc theo cách phân vai.
- Hs nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
-1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu...chúa trời 
+ Đoạn 2: Tiếp theo ...gần bảy chục tuổi
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài lần 1.
- Luyện đọc cá nhân. 
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài lần 2.
- Lắng nghe, đọc chú giải SGK.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm theo.
- Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních.
+ Toà án lúc ấy xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm thánh cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nội dung: Ca ngợi nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
- 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài. 
- Toàn bài đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- 2 HS đọc to trước lớp. 
- Đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- Vài HS thi đọc trước lớp. 
- Nhận xét, bình chọn.
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học 
- Lắng nghe, thực hiện. 
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA 
CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU 
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
II/ KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
III. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC 
 -SGK Đạo đức 4.
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 -Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
*HĐ 1: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/38)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a/. Xem phim nói về động đất, sóng thần trên thế giới.
b/. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c/. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d/. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e/. Hiến máu tại các bệnh viện.
 -GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
*HĐ2: Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/38- 39)
 -GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1 :
a/. Nếu trong lớp em có bạn khuyết tật.
òNhóm 2 :
b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
 -GV kết luận:
 +Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn) ,quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  )
 +Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
*HĐ 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 5- SGK/39)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 -GV kết luận:
 Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
 -GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” SGK/38.
HĐ4.Củng cố, dặn dò: (5’)
 -HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận.
-Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
-HS lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ.
-Cả lớp thực hiện.
Ngày soạn: 8/3/2014
Ngày giảng: T3, 11/3/2014
KHOA HỌC
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU 
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,
II. KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Kỹ năng ra quyết định, 
Kỹ năng ứng phó với tình huống, 
Kỹ năng hợp tác.
III/ GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, BIỂN, ĐẢO
Tài nguyên muối biển
III. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC 
 - Tranh trong SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC (3’ ) 
- Kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
B. Dạy-học bài mới: (29’)
1. Giới thiệu bài:
2. Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
- Các em hãy quan sát tranh minh họa và dùng vốn hiểu biết thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
- Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? Hãy nói về vai trò của chúng. 
- Gọi HS trình bày. 
- GV ghi nhanh lên bảng thành các nhóm: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,...
- Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? 
Kết luận: 
- Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than củi, ga,.. giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
- Bếp điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm hay làm nóng chảy một vật nào đó.
- Mặt trời luôn tỏa nhiệt làm nóng sấy khô nhiều vật. 
- Khí biôga là một loại khí đốt, được tạo thành bởi phân, rơm rạ được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
3. Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
- Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
- Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? 
- Em hãy quan sát hình 5,6 SGK/107 nêu những rủi ro có thể xảy ra có trong hình? 
- Vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh những rủi ra trên? 
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm
- Gọi các nhóm trình bày:
* Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra:
- Bị bỏng do chơi đùa gần vật tỏa nhiệt: bếp củi, bếp than,...
- Bị bỏng do bưng nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt
- Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.
- Bị cảm nắng.
- Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to.
+ Tại sao phải dùng lót tay để bưng nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt?
+ Tại sao không nên vừa ủi quần áo vừa làm v ... iết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
- HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT 4).
II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC 
- Bút màu đỏ, 3 băng giấy, mỗi băng đều viết câu văn (Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương) bằng mực xanh đặt trong các khung khác nhau để 3 HS làm BT1 (phần nhận xét)-chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: (5’) 
- Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến? 
- Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em đặt 2 câu khiến
- Gọi HS ở lớp dưới đọc đoạn văn có sử dụng câu khiến.
- Nhận xét, đánh giá. 
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Phần nhận xét
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào? 
- Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến?
- Hãy thêm một từ thích hợp vào cuối câu để câu trên thành câu khiến? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Dán 3 băng giấy, gọi HS lên bảng thực hiện, sau đó đọc câu khiến vừa chuyển với giọng, phù hợp.
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Chú ý: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng hãy, đứng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm. 
- Có những cách nào để đặt câu khiến? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK/93. 
3. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Yêu cầu hs làm việc nhóm đôi
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Gọi 4 nhóm làm bài trên phiếu dán kết quả và trình bày.
Câu kể
+ Nam đi học.
+ Thanh đi lao động. 
+ Ngân chăm chỉ học. 
+Giang phấn đấu học giỏi.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu hs làm bài 
- Gọi HS trình bày, sau đó mời 3 em làm bài trên phiếu dán kết quả và trình bày.
a. Với bạn. 
b. Với bố của bạn. 
c. Với một chú.
Bài 3,4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Các em hãy trao đổi, làm bài theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp (lần lượt từ yêu cầu, sau đó nhận xét). 
C. Củng cố, dặn dò:
- Có những cách nào để đặt câu khiến?
- Về nhà viết 5 câu khiến vào Vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu:
+ Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói, người viết với người khác. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Là từ “hoàn”.
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi.
- HS làm bài.
- Vài HS lên bảng làm bài. 
+ Nhà vua (hãy, nên, phải) hoàn gươm lại cho Long Vương!
+ Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi (thôi, nào).
+ Xin (mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
+ Thêm các từ: hãy, đừng chớ, nên, phải vào trước động từ.
+ Thêm các từ: lên, đi, nào,...vào cuối câu.
+ Thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu.
- Vài HS đọc lại. 
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Lắng nghe, làm bài theo nhóm đôi. 
- Nối tiếp nhau đọc kết quả
- Dán phiếu và trình bày. 
Câu khiến
- Nam đi học đi!
- Nam phải đi học! 
- Nam hãy đi học đi! 
- Nam đi học nào! 
+ Thanh phải đi lao động!
+ Thanh nên đi lao động. 
+ Thanh đi lao động thôi nào!
+ Xin Thanh hãy đi lao động! 
- Ngân phải chăm chỉ lên!
- Ngân hãy chăm chỉ nào!
- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn. 
+ Giang phải phấn đấu học giỏi!
+ Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!
+ Giang cần phấn đấu học giỏi.
+ Mong Giang phấn đấu học giỏi. 
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Hs làm bài
- Lần lượt trình bày:
+ Ngân cho tớ mượn bút của cậu với!
+ Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé! 
- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
+ Nhờ chú chỉ dùm cháu nhà bạn Oanh ạ!
+ Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu. 
- 1 HS đọc. 
- Trao đổi, làm bài theo nhóm đôi.
- Lần lượt trình bày 3-5 HS theo cách a. sau khi nêu câu của mình thì nêu luôn trường hợp sử dụng. 
- 1 HS trả lời. 
- Lắng nghe, thực hiện.
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 11/3/2014
Ngày giảng: T6, 14/3/2014
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.
- Bài tập cần làm bài 1a, bài 2, bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: (5’) 
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao?
- Tính diện tích hình thoi biết: độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7cm.
- Nhận xét, đánh giá. 
B. Dạy-học bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
2. HD luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm trên bảng lớp, vở nháp. 
- Nhận xét, đánh giá.
 C kĩ năng tính diện tích hình thoi 
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C kĩ năng tính diện tích hình thoi 
Bài 3: (dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các em suy nghĩ để tìm cách xếp bốn hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi. Sau đó các em tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng
 C kĩ năng ghép hình tam giác vuông thành hình thoi rồi tính diện tích 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các em thực hành gấp giấy như HD trong SGK. 
- Nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? 
- Về nàh hoàn thiện các bài tập. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học
- HS lên trả lời câu hỏi và thực hiện tính.
- Lắng nghe, điều chỉnh. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Thực hiện trên bảng lớp, vở nháp:
 19 x 12 : 2 = 114 (cm2).
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
 Diện tích miếng kính là:
 14 x 10 : 2 = 70 (cm2)
 Đáp số: 70 cm2 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện 
Đường chéo AC dài là:
2 + 2 = 4 (cm)
Đường chéo BD dài là:
3 + 3 = 6 (cm)
Diện tích hình thoi là:
4 x 6 : 2 = 12 (cm2)
Đáp số: 12cm2
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thực hành gấp giấy tạo hình. 
- 1 HS trả lời. 
- Lắng nghe và thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU 
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động
II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC 
- Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung
- Phiếu học tập để thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số HS hát đầu giờ.
B. Dạy-học bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
2.Nhận xét chung về bài làm của HS:
- Ưu điểm: Hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Xác định đúng đề bài, bài làm đủ 3 phần. Diễn đạt câu, ý tốt , một số bài có sự sáng tạo khi tả, hình thức trình bày đúng, sạch sẽ. 
- Hạn chế: Viết chính tả sai nhiều, dùng từ chưa chính xác, đặt câu chưa đúng, sử dụng dấu câu không phù hợp, không sử dụng dấu câu cả bài. 
- Trả bài cho HS. 
3. HD chữa bài 
- HD từng HS chữa lỗi. 
- Phát phiếu cho HS 
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót.
- Theo dõi, kiểm tra HS làm việc 
- HD chữa lỗi chung.
- Chép các lỗi định chữa trên bảng lớp
 Chính tả:
 Câu: 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- Cùng HS nhận xét, chữa lại cho đúng. 
4. HD học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Đọc những bài văn hay của một số HS.
- Cùng HS trao đổi, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn. 
- Yêu cầu HS chọn đoạn văn trong bài làm của mình để viết lại.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt). Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- Lắng nghe.
- Mỗi em đọc lời phê của GV, đọc những chỗ lỗi trong bài; viết vào phiếu học tập và sửa lỗi.
- Trao đổi cùng bạn bên cạnh 
- Theo dõi.
- Nhận bài, kiểm tra lỗi.
- Lắng nghe và sửa lỗi.
- Cả lớp tự chữa trên nháp. 
- Thực hiện nhóm đôi.
- HS chép bài chữa vào vở. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Trao đổi, nhận xét. 
- Thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT TUẦN 27
I. MỤC TIÊU 
- Giúp học sinh: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.
- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.
- Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ 
- Những ghi chép trong tuần. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức.
- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.
B. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nêu yêu cầu giờ học.
2. Đánh giá tình hình trong tuần:
a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá tình hình chung của lớp.
c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.
* ưu điểm:
- Nề nếp: Duy trì tốt nề nếp đi học đều, ôn bài 10 phút và đọc báo đội
- Học tập: 
+ Đa số các em có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ tích cực phát biểu xây dựng bài :
+ Tích cực hưởng ứng thi đua giành nhiều hoa điểm 10 và xây dựng nhiều đôi bạn cùng tiến :
- LĐVS: Thực hiện tốt lao động theo điều động, vệ sinh cá nhân
- Hoạt động khác: Thực hiện tốt 
* Một số hạn chế:
- Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng
3. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp học tập tốt, đảm bảo chuyên cần
- Tiếp tục phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 
+ Thi giành nhiều hoa điểm 10
+ Tham gia “Ngày hội các trò chơi dân gian” (26/3)
+ Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi GKII (24/3)
+ Giữ vs chung, vs cá nhân sạch sẽ phòng dịch bệnh.
 4. Kết thúc sinh hoạt:
- Học sinh hát tập thể một bài.
- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn trong tuần sau
- Học sinh hát tập thể.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Hs lắng nghe rút kinh nghiệm bản thân.
- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 1 tuan 27.doc