Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 24 năm 2010

Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 24 năm 2010

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF

 (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin- giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

 - Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 40 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 24 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày tháng 2 năm 2010
Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn.
I. Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF 
 (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin- giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. 
	- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
	- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Khúc hát ru ...và trả lời câu hỏi sgk về nội dung bài?
- 2,3 Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- GV nhận xét, tóm tắt nội dung bài.
- Theo em bài chia làm mấy đoạn?
- 1 Hs khá đọc.
- Trừ 6 dòng đầu tóm tắt nội dung chính bản tin còn nội dung bản tin chia thành 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp:(2 lần) Tóm tắt bản tin và nội dung.
- 5 Hs đọc.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- Tìm từ khó đọc?
- GV nhận xét, ghi bảng.
- 5 Hs đọc.
- HS nêu miệng các từ khó đọc.
- HS luyện đọc từ khó và câu có từ khó.
+Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ, kết hợp xem tranh sgk.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm cách đọc.
- 5 Hs khác.
- HS đọc thầm, nêu cách đọc.
- Luyện đọc câu ở bảng phụ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cả lớp luyện đọc.
- Đọc toàn bài.
- 1 Hs đọc.
- Gv nhận xét và đọc mẫu.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1, 2.
- Cả lớp đọc thầm sgk.
? Chủ đề cuộc thi vẽ là gì.
- ... Em muốn sống an toàn.
? Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì.
- ... muốn nói lên ước mơ khát vọng của thiếu nhi về 1 cuộc sống an toàn, không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.
? Cuộc thi vẽ tranh này có mục đích gì.
-... nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào.
- Chỉ trong 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ mọi miền đất nước gửi về ban tổ chức.
? Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì?
- ý 1: ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
- Đọc thầm phần còn lại, trao đổi trả lời.
- Nhóm 2.
? Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi.
- ... kiến thức về an toàn giao thông rất phong phú : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; gia đình em được bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường; chở 3 người là không được...
? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em.
- 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm, trong đó có 46 bức tranh đoạt giải. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
? Em hiểu "thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ" nghĩa là gì.
... là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
? Đoạn 3,4 cho ta biết điều gì.
- ý 2: Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.
? Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì.
- ...tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
? Bài đọc có nội dung gì.
- Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.
- Một số HS nhắc lại.
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp bài.
- 5 Hs đọc.
? Nêu cách đọc diễn cảm bài. 
- Đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng rành mạch, tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng: nâng cao, đông đảo, 
50 000, 4 tháng, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ,....
- Luyện đọc đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- Cá nhân, cặp.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung, khen, đánh giá Hs, nhóm đọc tốt.
 3. Củng cố - dặn dò:
	- Nêu ý chính tin tức. Nhận xét tiết học. Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp Hs:
	- Rèn kĩ năng cộng phân số.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phân số và bước đầu vận dụng.
	- Rèn luyện tính cẩn thận trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra:
Tính 
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tính theo mẫu
+Bài 1: gv đàm thọai với học sinh để làm mẫu bài1:
Ta có thể viết gọn lại như sau:
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
 .
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát GV làm bài mẫu.
- Tổ chức Hs làm bảng con.
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
*Hoạt động 2: Tính chất kết hợp
- Lớp làm bảng con từng phép tính, 2 Hs lên bảng làm bài.
 3+
+Bài 2: Viết vào chỗ chấm:
 - Hs tự lên bảng viết, lớp trao đổi thảo luận và rút ta kết luận:
+ =
? Khi cộng một hai phân số với phân số thứ ba ta có thể làm thế nào.
- GV nhận xét ghi bảng.
- Hs nêu, nhiều học sinh nhắc lại.
+Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập
- Ghi tóm tắt bảng lớp:
Hình chữ nhật có chiều dài: m
 chiều rộng: m Tính nửa chu vi của hình chữ nhật đó?
? Nêu cách tính nửa chu vi HCN?
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng Hs nhận xét chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc bài theo TT.
- Tự phân tích bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
 Đáp số: 
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nx tiết học. Về nhà ôn bài.
Lịch sử
Ôn tập.
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, Hs biết:
	- Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
	- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu học tập cho Hs.
	- Tranh ảnh từ bài 7- 19:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
- 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi 1 sgk/53.
	* Mục tiêu: Hs nêu được buổi đầu độc lập thời Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta thời kì đó.
	* Cách tiến hành:
- Đọc yêu cầu câu hỏi 1?
- 1 Hs đọc.
- Lớp trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi.
- Gv cùng Hs nhận xét, chốt ý đúng.
- Nhà Lý, Trần, Hậu Lê: đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 2 sgk/53.
	* Mục tiêu: Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi theo N4, điền phiếu.
- N4 hoạt động , làm phiếu.
- Cả lớp, một số Hs nêu miệng, lớp nhận xét, dán phiếu.
Phiếu học tập
Thời gian
Tên sự kiện
Năm 938
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- 981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
 --- 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
---1075 - 1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
---- 1226
Nhà Trần thành lập
-1258;1285;1287-1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
----1428
Chiến thắng Chi Lăng.
*Hoạt động 3: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
	* Mục tiêu: Hs tự kể về các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử.	
	* Cách tiến hành:
- Chủ đề cuộc thi: kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Hs tự suy nghĩ chuẩn bị cho bài kể viết vào nháp.
- Hs kể theo nhóm đôi.
- Kể trước lớp.
- Từng Hs kể, lớp trao đổi.
- Gv nhận xét, cùng Hs bình chọn và khen Hs kể hấp dẫn.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn xem trước bài 21.
Kĩ thuật
Trừ sâu bệnh hại cây rau, hoa.
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết được tác hại của sâu, bệnh hại và cách trừ sâu, bệnh hại phổ biến cho cây rau, hoa.
	- Có ý thức bảo vệ cây ra, hoa và môi trường.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa bị bệnh.
	- Mẫu một số loại cây rau, hoa bị sâu bệnh hại.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Tại sao phải bón phân cho cây rau, hoa?
? Nêu cách bón phân cho rau, hoa?
- 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá chung.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Mục đích của việc trừ sâu bệnh hại.
? Kể tên các loại sâu bệnh hại rau, hoa?
- Hs nêu
? Qs hình 1 mô tả những biểu hiện cây bị sâu bệnh phá hoại?
- Sâu ăn lá, hoa, rễ, củ ...rau hoa.
? Tác hại của sâu bệnh đối với cây rau, hoa?
- Sâu bệnh hại làm cho cây phát triển kém, năng suất thấp, chất lượng giảm. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu, bệnh và diệt trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp trừ sâu bệnh hại.
- Quan sát hình 2 và nêu các biện pháp trừ sâu bệnh?
- Dùng vợt bắt bướm.
- Phun thuốc trừ sâu.
- Bắt sâu.
? Nêu các ưu, nhược điểm của các cách trừ sâu bệnh hại?
- Hs nêu từng cách trừ sâu bệnh hại.
? Tại sao không thu hoạch rau, hoa ngay sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hại?
- Giữ cho rau sạch, người sử dụng không bị ngộ độc.
? Khi tiếp xúc với thuốc từ sâu người lao động phải mạng những trang bị ntn?
- ...mang gang tay, kính đeo mắt, đeo khẩu trang, đi ủng, mặc quàn áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 3, 4 Hs đọc.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học, nhăc HS chuẩn bị đồ dùng học bài giờ sau.
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Luyện từ và câu
Câu kể Ai là gì?
I. Mục tiêu:
	- Hs hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?	
	- Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ chép đoạn văn phần nhận xét.
	- Phiếu học tập.
	- ảnh gia đình học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Đọc thuộc 4 câu tục ngữ BT1. Nêu 1 trường hợp có thể sử dụng 4 câu tục ngữ.
- 2,3 hs đọc và nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Phần nhận xét.
- Treo bảng phụ ghi nội dung đoạn văn
- 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 yêu cầu sgk/57.
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
- Đọc 3 câu in nghiêng có trong đoạn.
- 1,2 Hs đọc.
? Câu nào giới thiệu bạn Diệu Chi?
- Câu 1,2.
? Câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
- Câu 3.
Thực hiện yêu cầu 3.
- Theo cặp, trao đổi. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là gì?
- Trìmh bày trước lớp.
- Hs nêu miệng. Lớp nhận xét bổ sung.
- Gv chốt ý đúng:
Ai?
Đây
Bạn Diệu Chi
Bạn ấy
Là gì?( là ai?)
là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
Là Hs cũ của trường TH Thành Công. ... ợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội hoạ của mình và đã ngã xuống trong kháng chiến.
? Tìm từ khó viết trong đoạn văn.
- GV quan sát, nhận xét.
- Hs tìm và cả lớp viết bảng con.
VD: Hoa sen, hoa huệ, Điện Biên Phủ, hoả tuyến,...
- Gv đọc chính tả.
- GV quan sát, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế.
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc lại bài viết.
- Hs tự soát lỗi.
- Gv chấm một số bài.
- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- Gv nhận xét chung bài viết, hướng dẫn chữa một số lỗi sai cơ bản.
*Hoạt động 2: Bài tập.
+Bài 2: GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
 - Chọn phần a.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn và làm vào vở. 1 số Hs lên bảng điền từ vào đoạn văn đã chuẩn bị.
- Gv cùng Hs nhận xét chữa bài.
- Thứ tự điền đúng: Kể chuyện; truyện; câu chuyện; truyện; kể chuyện; đọc truyện.
+Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs suy nghĩ làm bài vào phiếu, 
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nêu miệng, một số Hs dán phiếu.
- Lớp nhận xét trao đổi.
- Gv nhận xét chung, hướng dẫn chữa bài.
a. nho - nhỏ - nhọ
b. chi - chì- chỉ- chị.
3. Củng cố -dặn dò:
	- Nx tiết học. Ghi nhớ từ ngữ để viết đúng, chữa lỗi sai trong bài viết.
	Thứ năm ngày tháng năm 2010
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
I. Mục tiêu:
	- Hs nắm được vị ngữ trong câu kể Ai là gì?, các từ ngữ làm vị ngữ trong kiểu câu này.
	- Xác định được vị ngữ của câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ; đặt được câu kể Ai là gì? từ những vị ngữ đã cho.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu viết các từ ở cột B, BT2 (LT).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Dùng câu kể Ai là gì ? giới thiệu các bạn trong lớp em.
- 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Phần nhận xét.
- Đọc các yêu cầu của phần này?
- 4 Hs đọc nối tiếp.
- Đọc thầm đoạn văn.
- Cả lớp đọc.
- Xác định câu có dạng Ai là gì?
- Em là cháu bác Tự.
? Bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai là gì.
là cháu bác Tự.
? Bộ phận đó gọi là gì.
- Vị ngữ.
? Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì.
- ...do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
*Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- 3, 4 Hs đọc.
- Nêu ví dụ minh hoạ.
- Lần lượt học sinh nêu và phân tích.
*Hoạt động 3: Phần luyện tập 
+Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức Hs trao đổi theo cặp.
- Từng cặp trao đổi và viết vào nháp,
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu từng câu và xác định vị ngữ của câu.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
VN
Người // là Cha, là bác, là Anh.
Quê hương// là chùm khế ngọt.
Quê hương// là đường đi học.
+Bài 2: Tổ chức cho Hs trao đổi theo N4 và thi giữa các nhóm.
- N4 thảo luận thống nhất ý kiến, viết vào phiếu và lên dán.
- Nhận xét và thi đua nhóm nào làm xong trước, đúng là thắng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bài của nhóm bạn.
- Gv nhận xét chung, tổng kết và khen nhóm thắng cuộc.
- Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
- Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh.
- Sư tử là chúa Sơn Lâm.
- Gà trống là sứ giả của bình minh.
+Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv làm rõ yêu cầu bài.
- Hs tự đặt câu vào vở.
- Lần lượt Hs nêu từng câu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung và chấm điểm.
VD: - Hải Phòng là một thành phố lớn.
- Bắc Ninh là quê hương của làn điệu dân ca quan họ.
- Xuân Diệu là nhà thơ.
- Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nx tiết học. Về nhà học thuộc bài. Xem bài sau.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số.
- Biết cách trừ hai, ba phân số.
- Rèn cho biết cáh trừ hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
- Hai HS trả lời miệng và làm ví dụ trên bảng.
- Lớp nhận xét.
*Hoạt động 1: Củng cố về phép trừ 2 phân số:
- GV ghi bảng: Tính:
 - =? 	 - =?
- GV nhận xét và nêu cách trừ hai phân số.
HS: 2 em lên bảng nhắc lại cách trừ 2 phân số khác mẫu số và thực hiện phép trừ. Cả lớp làm vào nháp.
*Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài 1: Tính
- Nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào nháp. Ba HS chữa bài nối tiếp trên bảng.
............
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
+ Bài 2: Tính 
- Nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào nháp. Ba HS chữa bài nối tiếp trên bảng.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3: Tính (theo mẫu)
- GV ghi bài mẫu lên bảng.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
HS: Viết 2 dưới dạng phân số
2 - = - = - = 
HS: Tự làm các phần còn lại vào nháp, ba HS chữa bài bảng lớp.
+ Bài 5: 
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV có thể hỏi =? Giờ
	1 ngày = 24 giờ
	 ngày = 24 = 9 (giờ)
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt rồi tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Giải:
Thời gian ngủ của Lan trong ngày là:
 - = (ngày)
Đáp số: ngày.
- Thời gian của Lan trong 1 ngày là 9 giờ.
- GV chấm bài cho HS, nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống ( tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	Sau bài học, Hs có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
- Rèn cho HS thấy được vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
II. Chuẩn bị:
	- Khăn sạch, phiếu bằng bìa cứng bằng nửa khổ giấy A4.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng.
? Lấy ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
- 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
*Mục tiêu: Nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
* Cách tiến hành:
? Tìm VD về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người?
- Phân loại các ý kiến trên: 
- Hs viết vào phiếu, dán bảng và nêu miệng.
- Hs trao đổi theo N4, phân loại theo gợi ý
- Gợi ý: 
- Nhóm nêu ý kiến vai trò ánh sáng đối với việc nhìn...
- Nhóm nêu ý kiến vai trò ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Hs nêu các ý kiến của nhóm mình.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/96.
* Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Một số HS nhắc lại.
	* Mục tiêu: Kể vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
	- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài ĐV có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức Hs trao đổi thao luận theo nhóm 4: 
- N4 thảo luận theo phiếu.
Gv phát phiếu cho các nhóm:
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu:
? Kể tên một số ĐV mà bạn biết? Chúng cần ánh sáng để làm gì.
- Hs tự kể.
? Kể tên 1 số ĐV kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm?
- Ăn ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai,..
- Ăn đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú,...
? Có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của ĐV.
- Mắt của đv kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của đv kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được ánh sáng tối, trắng, đen để phát hiện con mồi trong đêm tối.
- Lần lượt các nhóm nêu từng câu, lớp nhận xét trao đổi.
- Gv nhận xét thống nhất ý kiến đúng.
	* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/97.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, CB tranh ảnh các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt, cách đọc viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
Thể dục:
Bật xa - Trò chơi: "Kiệu người "
I. Mục tiêu:
- Ôn bật xa. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi " Kiệu người ". Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
- Rèn cho HS có thói quen tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
 - Vệ sinh sân tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
5'
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV quan sát, nhắc nhở HS tập nghiêm túc.
- Tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
- Tập một số động tác khởi động.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản
*Ôn bật xa
25'
10'
- GV cho HS khởi động kĩ lại các khớp chân.
- GV nhận xét.
- GV chia tổ cho HS tập luyện.
- GV quan sát chung, nhắc HS tập nghiêm túc.
- cho HS thi đua giữa các tổ.
- HS khởi động các khớp theo yêu cầu của GV.
- Tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần.
- HS tập theo tổ; tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi bật xa với nhau.
*Trò chơi: "Kiệu người"
5'
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Gọi một số HS lên chơi thử.
- GV quan sát chung, nhận xét.
- GV quan sát chung, nhắc nhở HS chơi nghiêm túc.
- Tổng kết cuộc chơi. Phân thắng, thua.
- HS lắng nghe.
- Một nhóm HS lên chơi thử.
- Lớp quan sát.
- HS chơi trò chơi.
3.Phần kết thúc
5'
- GV tập hợp lớp.
- Cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS ôn bài đã học.
- HS tập hợp lớp.
- Thả lỏng cơ bắp.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chim sáo.
I. Mục tiêu:
	- Hs hát đúng tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
	- Tập trình diến bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Rèn luyện cho HS có thói quen hát trước đông người.
II. Chuẩn bị: 
	- GV: - Nhạc cụ quen dùng.
	- HS: Thanh phách, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV nhận xét chung.
- Hai HS hát bài Chúc mừng.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Chim sáo
- GV tổ chức cho HS ôn bài hát.
- GV nghe và sửa cho HS sau mỗi lần HS hát.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu; làm chậm cho HS quan sát.
- GV quan sát nhận xét, sửa sai cho HS.
* Hoạt động 2: GV cho HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV làm mẫu một số động tác phụ họa.
- Hát kết hợp với vận động phụ họa.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
- GV quan sát, giúp HS bình chọn hát vận động hay và đúng.
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV bắt nhịp cả lớp hát cùng với băng nhạc.
- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. 
- NX giờ học . BTVN : Ôn bài hát .
- HS hát cả lớp.
- Hát theo dãy, bàn.
-Thực hành: Theo kí hiệu tay GV.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu.
- HS quan sát.
- Tập động theo bàn.
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Các nhóm lần lượt hát và vận động phụ họa trước lớp.
- Lớp quan sát.
- HS hát cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 lop 4_CKT_KN cuc chuan.doc