Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 11

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 11

Tiếng việt

Ôn tập (tiết 6)

I . Mục tiêu:

- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

- Làm tốt bài tập, trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Giấy khổ lớn. Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: ôn luyện từ đồng nghĩa.

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung

- Giáo viên : Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác ?

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Trả lời.

- HS làm việc cá nhân.

- 3, 4 HS làm trên giấy khổ lớn và dán kết quả lên bảng.

- HS trình bày kết quả.

- Giáo viên nhận xét, góp ý.

Hoạt động 2: Ôn luyện từ trái nghĩa

Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Gv giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên giao nhiệm vụ và chia nhóm, hs làm việc nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11:
Sáng Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập (tiết 6)
I . Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Làm tốt bài tập, trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Giấy khổ lớn. Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: ôn luyện từ đồng nghĩa. 
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung
- Giáo viên : Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác ?
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- 3, 4 HS làm trên giấy khổ lớn và dán kết quả lên bảng.
- HS trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét, góp ý.
Hoạt động 2: Ôn luyện từ trái nghĩa
Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Gv giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập
- Giáo viên giao nhiệm vụ và chia nhóm, hs làm việc nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
Bài 4: Đặt câu
- Hs làm việc cá nhân.
Củng cố dặn dò:
- Dặn hs về nhà xem lại bài
- Ôn lại từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
- Chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì I
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs ôn lại những kiến thức kĩ năng đã học qua các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 9. Đánh giá lại khả năng tiếp thu và kĩ năng của hs đạt được qua các bài học.
- Hs thực hiện được các kĩ năng đã học.
- Giáo dục hs qua các hạot động.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Làm việc nhóm
- Gv nêu yêu cầu và giao viêc, hs lắng nghe.
- Hs trao đổi nhóm 4, hoàn thành vào phiếu học tập.
- Hs trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Hs hát, kể chuyện, đọc thơ đóng vai tình huống
- Gv tổ chức cho hs trao đổi theo tổ, gv gợi ý hs.
- Hs trình bày trước lớp.
- Gv tuyên dương hs có nhiều ý hay. Giáo dục hs
Củng cố – dặn dò 
- Gv nhận xét giờ học. 
- Dặn hs chuẩn bị bài sau
Tiếng việt
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (Bé Thu ); giọng hiền từ người ông.	
- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu .
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Chuẩn bị : 
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 2. 
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần, lớp đọc thầm.
- Gv gợi ý hs giọng đọc và đọc mẫu.
- Hs chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
 Đoạn 1: Bé Thu rất khoái..từng loài cây 
 Đoạn 2: Cây quỳnh lá dàykhông phải là vườn.
 Đoạn 3: Phần còn lại 
 Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc .
	+ ngọ nguậy, nhon hoắt, sà xuống
 Lần 2: Giải thích từ khó: 
	+ ban công, rủ rỉ, rõ to 
	+ săm soi, cầu viện : SGK/ 102 
 Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. Gọi 1 hs đọc chú giải sgk.
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn & trả lời câu hỏi :
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì? 
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có nnhững đặc điểm gì nổi bật?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu “Đất lành chim đậu “ là thế nào?
- Nhận xét , chốt ý chính. 
- HS nêu ý chính của bài, nhận xét ghi bảng. Giáo dục hs
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: 
- Gv đính bảng phụ lên hướng dẫn hs giọng đọc và đọc mẫu
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh.
Củng cố – Dặn dò. 
- Hs trả lời câu hỏi nội dung bài, nhận xét 
- Đọc trước bài “Tiếng vọng“
- GV nhận xét giờ học. 
Chiều Luyện tiếng việt 
+Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao lại cho hs khá giỏi về tập làm văn tả cảnh.
- Giúp học sinh yếu luyện đọc và luyện viết lại những từ ngữ hay viết sai
|+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học
- Cho hs khá giỏi lập dàn ý về tả cảnh mà mình yêu thích.
- Gv giúp hs yếu đọc lại bài tập đọc buổi sáng và viết lại những từ ngữ theo yêu cầu giáo viên
- Hs trình bày bài làm
- Gv nhận xét học sinh
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011 
Tiếng việt
Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả bài Luật Bảo vệ môi trường ; trình bày đúng hình thức văn bản luật. 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa âm cuối n/ng.
- Giáo dục hs viết đúng chính tả khi viết văn.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ bt2a; bảng nhóm bt3a/104. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn viết, lớp đọc thầm.
- Gv nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn viết:
+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì? 
- Nhận xét, GV chốt ý chính. 
Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.VD: tác động, sự cố, khắc phục, suy thoái, sinh học
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào vở nháp , 1 hs viết bảng lớp . 
Viết chính tả 
- GV đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai - viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết).
- Thu bài chấm. GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 2a:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Hs làm việc cá nhân, 1 hs làm bảng phụ.
- HS trình bày, nhận xét. 
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh. Giáo dục hs. 
Bài tập 3a: (nếu còn thời gian cho hs thi đua nhóm).
Củng cố – dặn dò. 
- Trò chơi đại diện 2 đội viết bảng những từ sai nhiều: điều, suy thoái	
- GV nhận xét giờ học . Chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt 
Người đi săn và con nai
I. Mục tiêu.
 - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lý (BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
 - Rèn hs kể chuyện
 - Giáo dục hs bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Tranh Người đi săn và con nai . 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs kể chuyện. 
- GV kể lần 1 nội dung 4 bức tranh, HS nghe. 
- Giải nghĩa từ khó: súng kíp
- GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- Gv kể lần 3, hs lắng nghe.
Hoạt động 2: HS kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3 em. 
- HS thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh. Nhận xét. 
- Thi kể chuyện trước lớp toàn bộ câu chuyện. Nhận xét. 
- Dự đoán kết quả câu chuyện: theo cặp
+ Người đi săn có bắn con nai không?
+ Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
- GV kể tiếp đoạn còn lại.
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Củng cố – dặn dò
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? giáo dục hs.
- GV nhận xét tiết học, 
- Về nhà kể lại cho người thân nghe .
Khoa học
Ôn tập: Con người và sứ khỏe
I. Mục tiêu.
- Hs vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
- Rèn hs tránh xa ma tuý.
- Giáo dục hs không sử dụng các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng.tranh sgk
- Hs: Giấy vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: thực hành vẽ tranh vận động
- Hs làm việc theo nhóm, quan sát hình 2,3/44 sgk thảo luận nội dung từng hình, chọn nội dung tranh của nhóm mình và phân công cùng nhau vẽ. 
- Trình bày sản phẩm của nhóm mình trên bảng, nêu nội dung, cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Nhà tuyên truyền giỏi.
- GV cho HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền một trong các đề tài sau:
+ Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
+ Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em.
+ Vận động nói không với ma tuý, rượu, bia, thuốc lá.
+ Vận động phòng tránh HIV/ AIDS
+ Vận động thực hiện an toàn giao thông.
- Sau khi vẽ xong lên trình bày trước lớp ý tưởng của mình.
- Nhận xét tuyên dương cho HS theo từng đề tài.
Củng cố dặn dò.
 - Hs trả lời câu hỏi của gv theo nội dung bài. Giáo dục hs
- Nhận xét tiết học, về nhà hoàn thiện tranh vẽ, chuẩn bị bài sau.
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nắm lại được từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa
- Hs khá giỏi tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu qua việc tìm từ
- Hs trung bình yếu tìm được ít nhất là 2 từ, đặt câu với từ tìm được.
+ Nội dung luyện
- Gv tổ chức cho hs làm vở bài tập.
- Gv giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong bài tập. (Mạnh, Yến Linh, Duy Khang)
- Chấm điểm vài hs, nhận xét về bài làm của hs
- Gv nhận xét giờ học.
Thể dục
Động tác toàn thân
Trò chơi : “Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu: 
- Học động tác toàn thân, thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn ”nắm được cách chơi và chơi đúng luật.
- Giáo dục hs tích cực khi luyện tập và có thói quen luyện tập thể dục hằng ngày để bảo vệ sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Hs tập hợp 2 hàng ngang.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1-2 phút. 
- HS khởi động chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông.
 Hoạt động 2 : Phần cơ bản 
+ Ôn 4 động tác đã học của bài thể dục 
HS tập 2-3 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x8 nhịp.
Lần 1 : GV nêu tên động tác,sau đó vừ làm mẫu vừa hô nhịp cho HS thực hiện theo lần lượt cả 4 động tác. 
Lần 2 và 3 : Cán sự lớp hô nhịp, không làm mẫu. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, sửa động tác sai cho HS.
+ Học động tác toàn thân : 3 – 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Lần 1 : GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác đồng thời hô nhịp (chậm) cho HS tập theo.
Lần 2 : GV hô nhịp, cán sự lớp làm mẫu cho cả lớp tập theo. Xen kẽ giữa các lần tập ,GV nhận xét, uốn nắn động tác sai và nếu thấy có nhiều HS sai ở nhịp nào, GV có thể cho dừng ở nhịp đó để sửa sai và có thể tập riêng nhịp đó trong một số lần.
Lần 3 : Cán sự lớp hô nhịp, GV sửa sai trực tiếp cho một số HS. GV nhắc HS ở nhịp 1 và 5, khi đưa tay lên cao cần thẳng tay, căng lưng, mắt nhìn theo tay, không khuỵ gối. Nhịp 2 đứng thẳng, vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng.Nhịp 3 khi gập thân thẳng chân, ngẩng đầu, khi chống tay nâng cánh tay lên.
 + Ôn 5 động tác thể dục đã học
- GV chia tổ cho HS tự tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV quan sát, sửa động tác sai, giúp cán sự các tổ điều hành tập luyện.
- HS tập hợp, từng tổ báo cáo kết quả ôn tập, GV nhận xét đánh giá.
+ Chơi trò chơi “ Chạy nhanh theo số” 
- GV nhắc HS tham gia trò chơi đú ... ầu nắm được khái niệm về quan hệ từ ( ghi nhớ), nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn ( BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT 3)
- Rèn hs xác định quan hệ từ chính xác.
- Giáo dục hs đặt câu dùng quan hệ từ chính xác. Hs khá, giỏi đặt câu được với với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II. Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ bt3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ : 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 1 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?
- HS trình bày. Nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 2 và thảo luận theo nhóm đôi. 
+ Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu được biểu hiện bằng những cặp từ nào?
- HS trình bày, nhận xét. - GV kết luận: 
 + Thế nào là quan hệ từ ? 3-4 HS nhắc lại . 
- Bốn HS đọc phần ghi nhớ SGK /110. 
Hoạt động 3:Luyện tập 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. HS thảo luận theo nhóm đôi- 1HS làm bảng phụ.
+ Tìm những quan hệ từ.
+ Nêu tác dụng của chúng.
- HS trình bày ý kiến. - GV+ HS nhận xét .
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS thi làm theo nhóm vào bảng nhóm và trình bày . 
- GV nhận xét và nêu đáp án đúng
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS làm vào vở- 3 HS làm bảng phụ - Nhận xét.
Củng cố, dặn dò.
+ Thế nào là quan hệ từ ? Nêu những cặp quan hệ từ thường gặp?
- Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập,chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
Tre, mây, song
I. Mục tiêu.
- Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song. Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản.
- Giáo dục hs luôn có ý thức bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Gv:Cây tre, trúc. Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre, mây, song.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn.
- HS nêu những điều em biết về cây tre, mây song.
- Nhận xét khen ngợi những HS có hiểu biết về thiên nhiên.
- HS đọc bảng thông tin SGK trang 46 thảo luận nhóm bàn làm bài tập phiếu bài tập.
Phiếu học tập
Bài: Tre, mây, song
 Tre mây
Đặc điểm
Ứng dụng
- Sau khi thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung.
- Theo em cây tre, mây, song có đặc điểm gì chung?
- Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em biết cây tre còn được dùng vào những việc gì khác?
a Kết luận:
Hoạt động 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.
- GV sử dụng các tranh minh hoạ trang 47 SGK. Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm các yêu cầu sau:
- Quan sát từng tranh cho biết:
+ Đó là đồ dùng nào?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
- Sau khi thảo luận các nhóm trình bày két quả – Lớp nhận xét bổ sung.
- Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song?
a Kết luận:
Hoạt động 3: Cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song.
- Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đìng em.
- Nhận xét, khen ngợi những gia đình HS có cách bảo quản tốt đồ dùng bằng tre, mây, song.giáo dục hs
a Kết luận:
Củng cố dặn dò.
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
- về nhà tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép.
- Nhận xét tiết học
Chiều Luyện tiếng việt
+Mục tiêu:
- Giúp hs Khá giỏi tìm những từ câu có chứa cặp quan hệ từ và tác dụng của cặp quan hệ từ đó trong câu.
- Hs trung bình yếu tìm được những cặp quan hệ từ trong câu, hoàn thành vở bài tập tiếng việt.
+ Chuẩn bị:
- Gv: Phiếu học tập
Câu
Quan hệ từ được sử dụng
Biểu thị quan hệ
1/ Vì trời mưa nên đường lầy lội.
2/ Nhờ chăm chỉ học tập mà tôi đã có tiến bộ rõ rệt.
3/ Mẹ tôi thường nói hể chuồn chuồn bay thấp thì trời sẽ mưa.
4/ Tuy hạn hán kéo dài nhưng những loài côn trùng vẫn sống tốt.
+ Nội dung luyện:
- Gv cho hs hát tập thể.
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Gv chia nhóm theo trình độ
+ Hs khá giỏi, Tb, yếu: Tìm những cặp quan hệ từ trong câu (giáo viên giao phiếu học tập).
- Gv cho hs Khá giỏi viết đoạn văn khoảng 4 câu có sử dụng cặp quan hệ từ. Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. 
- Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011 
Tiếng việt
Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu.
- Viết được một lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết .
- Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước (giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp với địa phương). 
 - Trình bày lá đơn sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học.
- Gv: Bảng phụ ghi sẵn cấu trúc một lá đơn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài 
- 1HS đọc đề bài SGK/111. 
- Quan sát tranh 1SGK/111 và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Hs nêu, gv giúp hs lựa chọn đề 1 với gợi ý nói về cây cao su ở địa phương mình.
Hoạt động 2: Xây dựng mẫu đơn
	+ Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn?
	+ Theo em, tên đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Người viết đơn ở đây là ai?
+ Phần lí do viết đơn em viết những gì?
Gv mở bảng phụ mẫu đơn 1-2 hs đọc lại. Giáo dục hs 
Hoạt động 3: Thực hành viết đơn.
- Gv nhắc hs trình bày lý do viết đơn ( tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra ) sao cho gọn, rõ có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
- HS thực hành viết đơn vào vở
- 1 HS viết bảng phụ. - Nhận xét.
- GV thu bài chấm.
Củng cố, dặn dò
 - Hs chưa hoàn chỉnh lá đơn về hoàn chỉnh bài
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau . 
 - Nhận xét tiết học
Thể dục
Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân
Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu: 
- HS ôn các động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung, tập đúng và liên hoàn các động tác.
 - Ôn trò chơi “Chạy nhanh theo số ” tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Hs tập hợp 2 hàng ngang.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- HS khởi động chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông. 
- Chơi trò chơi “Nhóm 3 nhóm 7” 
 GV điều khiển trò chơi, HS tham gia chơi nhiệt tình, vui vẻ và đoàn kết.
GV sử dụng phương pháp thi đua trong khi chơi cá nhân hoặc tổ nào thua sẽ bị phạt vui theo hình thức của tổ hoặc cá nhân thắng cuộc đề ra.
Hoạt động 2 : Phần cơ bản
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1 –2 lần cả 5 động tác theo đội hình hàng ngang.
- GV chia tổ để HS tự ôn tập . Trước khi chia tổ, GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý về kĩ thuật và ý thức tổ chức kỉ luật, sau đó mới triển khai về vị trí tập luyện. Trong khi HS tập, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. Ở mỗi tổ, tổ chức thi đua chỉ huy, ai có nhịp hô to, rõ ràng, biết nhắc nhở, sửa sai cho bạn là người thắng cuộc.
+ Thi đua giữa các tổ ôn 5 động tác thể dục.
+ Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số 
Hoạt động 3 : Phần kết thúc 
- HS chơi một trò chơi hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học,
- Giao bài về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Lịch sử
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 
( 1858 – 1945 )
I. Mục tiêu :
- Những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm1858 đến năm 1945
+ Năm 1958: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa thế kỉ XIX : phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
+ Đầu thế kỉ XX : Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
+ Ngày 3-2-1930 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19/8/1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lâp. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
- Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858-1945
- GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận để hoàn thành bảng thống kê sau:
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1/9/1858
1859-1864 
1859-1864 
5/7/1885 
1905-1908 
5/6/1911 
3/2/1930 
1930-1931 
8/1945 
2/9/1945
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp, nhận xét. 
- GV chốt lại ý chính. 
Hoạt động 2: Trò chơi thi tài đoán chữ
GV phổ biến luật chơi.
1. Tên của Bình Tây Đại nguyên soái?
2. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức?
3. Một trong các tên gọi của Bác Hồ?
4. Một trong 2 tỉnh nổ ra phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh?
5. Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở kinh thành Huế?
6. Cuộc Cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này?
7. Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh.?
8. Nơi này cách mạng thành công ngày 19/8/1945?
9. Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/1930?
10. Tên quảng trường, nơi Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập?
11. Giai cấp xuất hiện ở nước ta khi thực dân pháp đặt ách đô hộ?
12. Nơi diễn ra hội nghị thành lập ĐCSVN?
13. Cách mạng tháng Tám đã giải phóng cho nhân dân ta thoát khỏi kiếp người này?
14. Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn?
15. Người lập ra hội Duy tân?
Biểu dương nhóm thắng cuộc.
Củng cố – dặn dò.
- Tuyên dương hs chuẩn bị bài tốt	
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc