Giáo án Khoa học 4 - Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)

Giáo án Khoa học 4 - Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)

KHOA HỌC

Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng

2. Kĩ năng: Củng cố các kĩ năng: quan sát, làm thí nghiệm.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế .

- Tranh ảnh của những tiết trước về việc sử dụng: nước , âm thanh, ánh áng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

- Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng
2. Kĩ năng:	Củng cố các kĩ năng: quan sát, làm thí nghiệm.
3. Thái độ:	Yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm.
II. đồ dùng dạy – học:
Tất cả các đồ dùng đã chuẩn bị từ những tiết trước để làm thí nghiệm về: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế ...
Tranh ảnh của những tiết trước về việc sử dụng: nước , âm thanh, ánh áng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
Bảng lớp hoặc bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
Tiết 1
Hoạt động khởi động (5')
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài học trước
2 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi - lớp nhận xét.
Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật?
điều gì sẽ sảy ra nếu trái đất không được mặt trời sở ấm?
Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm
HS lắng nghe.
Hoạt động 1 (15')
Các kiến thức khoa học cơ bản
GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK 
Hoạt động theo hướng dẫn của GV 
Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2
2 HS tiếp nối nhau đọc tành tiếng nội dung câu 1, 2 trang 110.
Yêu cầu HS tự làm bài
2 HS lên bảng lần lượt làm từng câu hỏi. HS dưới lớp dùng bút chì làm vào vở bài tập
Gọi HS nhận xét - chữa bài.
Nhận xét - chữa bài của bạn trên bảng.
GV chốt lời giải đúng.
Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời 
1 HS đọc, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thao luận để trả lời câu hỏi. - nhận xét 
gọi HS trả lời - HS khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét - kết luận câu trả lời đúng.
Câu hỏi 4, 5, 6 tiến hành tương tự câu 3.
Hoạt động 2: (15')
Trò chơi “Nhà khoa học trẻ
Cách tiến hành:
GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của nhóm mình.
Ví dụ về câu hỏi: Bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
Nước ở thể lỏng, không khí có hình dạng nhất định.
Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.
Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
Sự lan truyền âm thanh
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Không khí là chất cách nhiệt.
Yêu cầu đại diện của 5 nhóm lên bốc thăm câu hỏi trước. 5 nhóm đầu được chuẩn bị trong 3 phút. Sau đó các nhóm lần lượt len trình bày. 2 nhóm trình bày xong tiếp tục 2 nhóm lên bốc thăm câu hỏi để đảm bảo công bằng về thời gian.
GV nhận xét, cho điểm trực tiếp từng nhóm. Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm.
Công bố kết quả - nhóm nào dạt 9,10 điểm sẽ được nhận danh hiệu: nhà khoa học trẻ.
Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.
1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ.
Lịch sử
Tiết 55: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
2. Kĩ năng: 	Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sao hơn 200 năm chia cắt.
3. Thái độ:	Hiểu được sự mưu trí tài tình của Nguyễn Huệ
II.- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Phiếu học tập cho học sinh 
Bản đồ Việt nam
III - Các hoạt dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. KTBC (4')
Giáo viên nhận xét gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi cuối bài 23
2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu
Giáo viên nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng tìm vf chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
2 học sinh lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu 
Giới thiệu về vùng đất Tây Sơn
Học sinh nghe.
	2. Bài nới 
a) GTB (1')
b)Giảng bài 	Hoạt động 1(15') 
Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa trịnh
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc với phiếu học tập (bài 2 VBT)
Làm việc cá nhân
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh 
Học sinh nhận phiếu, đọc bài, làm bài.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn.
Giáo viên gọi học sinh báo cáo kết quả làm việc
Một số học sinh báo cáo kết quả làm bài, học sinh khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
Giáo viên kết luận về bài làm đúng.
Hoạt động 2 (15')
Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ
Giáo viên tổ chức cho học sinh kể những mẩu chuyện, tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Mỗi tổ học sinh cử một đại diện tham gia cuộc thi. (Lưu ý, nếu không sưu tầm được những mẩu chuyện khác, em có thể tả lại cuộc giao chiến giữa Nghĩa quân Tây Sơn và bè lũ Nhà Trịnh)
Giáo viên và học sinh cả lớp theo dõi để bình chọn bạn kể hay nhất.
Giáo viên tổng kết cuộc thi, tuyên dương những học sinh kể tốt
“Nguyễn Huệ được nhân dân ta gọi là “Người anh hung áo vải” em có biết vì sao nhân dân ta lại gọi ông như thế?
Một số học sinh trả lời 
Củng cố - dặn dò (3')
Giáo viên tổng kết giờ học, dặn học sinh về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
	Tiết 28:	Lắp xe nôi
I. Mục tiêu
HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động.
II. đồ dùng dạy học:
Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
	Tiết 2
1. Kiểm tra bài cũ.(3')
yêu cầu HS nêu qui trình lắp xe nôi trong SGK 
HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
2. Bài mới.
* Kiểm tra đồ dùng HS của HS 
HS nêu kết quả kiểm tra đồ dùng của bạn .
HĐ3: HS thực hành lắp xe nôi (20')
Yêu cầu HS chọn chi tiết 
GV kiểm tra, giúp đỡ HS chọn các chi tiết.
HS chọn đúng và đủ các chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp
Lắp từng bộ phận
yêu cầu HS đọc ghi nhớ - 
GV nhắc nhở HS 
1 HS đọc ghi nhớ
HS lớp quan sát kĩ hình
HS thực hành lắp bộ phận
Lắp ráp xe nôi
HS thực hành lắp ráp xe nôi
GV nhắc nhở HS lắp theo qui trình SGK 
Uốn nắn HS 
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập (9')
HS trưng bày sản phẩm
GV nêu tiêu chí đánh giá kết quả 
dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của bạn, của mình.
GV nhận xét đánh giá kết quả học tập
3. củng cố - dặn dò:(3')
GV nhận xét giờ học
Nhắc nhở HS chuẩn bị đồ dùng học giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docKy II - khoa hoc 19 - On tap vat chat va nang luong.doc