Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Trần Thị Hoài - Trường Tiểu học Tiên Tiến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Trần Thị Hoài - Trường Tiểu học Tiên Tiến

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA

A. Mục đích, yêu cầu

 1. HS biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phân biệt lời nhân vật với lời người kể.

 2. Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực & sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (TL được các CH trong SGK).

 3. Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người .

B. Đồ dùng dạy- học

 Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ

C. Các hoạt động dạy- học

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Trần Thị Hoài - Trường Tiểu học Tiên Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ hai, ngày 4 tháng 10 năm 2009
Chào cờ
__________________________________________________
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca
A. Mục đích, yêu cầu
 1. HS biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phân biệt lời nhân vật với lời người kể.
 2. Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực & sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (TL được các CH trong SGK).
 3. Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người .
B. Đồ dùng dạy- học
 Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV trang 131
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: GVđọc diễn cảm cả bài
b)Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
 - GV treo tranh minh hoạ
 - Hướng dẫn luyện phát âm tên riêng nước ngoài: An- đrây- ca
 - Giúp h/s hiểu nghĩa từ: dằn vặt
 - Câu chuyện xảy ra khi nào?
 - Khi đi mua thuốc An-đrây-ca đã làm? 
- Đoạn 1 kể với em điều gì? 
- GV đọc mẫu, luyện đọc diễn cảm
c) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
 - GV luyện phát âm, giọng đọc cho h/s
- Khi mang thuốc về nhà cậu bé thấy? 
- Cậu tự dằn vặt mình như thế nào?
 - Theo em An- đrây- ca là người ntn?
- ND chính của đoạn 2 là gì? 
- GV luyện tìm giọng đọc diễn cảm 
- Em hãy tìm ND chính của bài .
d)Thi đọc diễn cảm cả bài
 - GV hướng dẫn đọc theo vai
 - Nhận xét và bổ xung
IV. Hoạt động nối tiếp:
 - Em hãy đặt lại tên truyện và nói lời an ủi với An - đrây – ca
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Kiểm tra sĩ số, hát
 - 3 h/s đọc thuộc bài thơ: Gà Trống và Cáo nêu ý nghĩa của truyện.
 - Nghe , mở sách quan sát tranh
 - Nghe , theo dõi sách
 - 1-2 em đọc đoạn 1(từ đầu đến mang về nhà)
 - Quan sát và nêu nội dung tranh
 - Luyện phát âm
 - 1 em đặt câu với từ : dằn vặt
 - 2 em trả lời
 - Mải chơi bỏ đi đá bóng
* An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn 
- 2 em đọc diễn cảm đoạn 1
 - 1 em đọc đoạn 2(còn lại)
 - Chọn giọng phù hợp
 - Mẹ đang khóc, ông đã qua đời.
 - Cậu khóc, nhận lỗi, kể hết cho mẹ.
 - Nhiều em trả lời
 - 2 em đọc diễn cảm đoạn 2
* Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
 - Từng nhóm 4 h/s đọc theo vai
* Nỗi dằn vặt. (Phần MT)
- 1 số HS trả lời
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Toán
Tiết 26: luyện tập
I- Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. 
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ 
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở bài tập của HS.
 B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của bài
2-Giảng bài:
 Bài1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thực hiện trả lời 3-4 câu.
* Tuỳ trình độ của HS GV có thể bổ sung thêm một số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của HS .
Bài 2: 
- Cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán, so sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu kĩ năng của bài này .
- Gọi một HS lên bảng làm câu a , một HS làm câu c . Sau đó GV cho HS nhận xét theo mẫu sau :
Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là:
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 ( ngày )
- Tuỳ trình độ của HS GV có thể bổ sung thêm một số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của HS 
Bài 3: 
Hướng dẫn HS đọc bài và hiểu yêu cầu cần làm.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- Cho HS làm vở và chữa.
3-Củng cố- Dặn dò:
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Dặn dò về nhà làm các ý còn lại của bài tập 1-2.
- Lớp thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
Lớp thực hiện làm miệng. Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu; so sánh biểu đồ
- HS thực hiện trên bảng
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung. 
- HS thực hiện – Lớp nhận xét.
- HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán trong SGK 
- 1HS lên bảng làm vào bảng phụ , cả lớp làm vào vở . 
- HS nhận xét chữa bài .
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
____________________________________________________
Khoa học
Bài 11: Một số cách bảo quản thức ăn.
A. Mục tiêu: 
Sau bài này HS có khả năng:
 - Kể tên các cách bảo quản thức ăn : làm khô, ướp lanh, ướp mặn, đóng hộp.
 - Thực hiện 1 số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà 
B. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 24, 25-SGK; phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Tại sao phải ăn nhiều rau quả chín hàng ngày?
III. Dạy bài mới:
+ HĐ1: Tìm hiểu cách bảo quản thức ăn
* Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn
* Cách tiến hành: 
B1: Cho HS quan sát hình 24, 25.
 - Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình?
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện HS trình bày.
 - GV nhận xét và kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành:
B1: GV giải thích: Thức ăn tươi có nhiều nước và chất dinh dưỡng vì vậy dễ hư hỏng, ôi thiu. Vậy bảo quản được lâu chúng ta cần làm 
B2: Cho cả lớp thảo luận
 - Nguyên tắc chung của việc bảo quản là gì?
 - GV kết luận
B3: Cho HS làm bài tập:
 Phơi khô, sấy, nướng.
Ướp muối, ngâm nước mắm. Ướp lạnh. Đóng hộp. Cô đặc với đường.
HĐ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn * Mục tiêu: HS liên hệ thực tế cách bảo quản ở gia đình.
* Cách tiến hành:
B1: Phát phiếu học tập.
B2: Làm việc cả lớp.
 - Hát.
 - 2 HS trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS quan sát các hình và trả lời:
 - Hình 1 -> 7: Phơi khô; đóng hộp; ướp lạnh; ướp lạnh; làm mắm ( ướp mặn ); làm mứt ( cô đặc với đường ); ướp muối ( cà muối )
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lắng nghe.
 - HS thảo luận và trả lời:
 - Làm cho thức ăn khô để các vi sinh không có môi trường hoạt động.
 - Làm cho sinh vật không có điều kiện hoạt động: A, b, c, e.
 - Ngăn không cho các sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: D.
 HS làm việc với phiếu.
 - Một số em trình bày.
 - Nhận xét và bổ sung.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
**************************************************************************************************************************
Thứ ba, ngày 5 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
A. Mục đích, yêu cầu
 - HS hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa kháI quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
B. Đồ dùng dạy- học
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Phiếu bài tập ghi nội dung bài 1( nhận xét)
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1 luyện tập.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định 
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu
2. Phần nhận xét
 Bài tập 1
 - GV phát phiếu bài tập
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng
 - GV treo bản đồ tự nhiên VN
 Bài tập 2
 - GV hướng dẫn h/s trả lời
 - GV nêu: Tên chung của 1 loại sự vật được gọi là danh từ chung.
 - Tên riêng của 1 sự vật nhất định gọi là danh từ riêng.
 Bài tập 3
 - GV gợi ý để h/s nêu nhận xét
3. Phần ghi nhớ
 - Yêu cầu h/s học thuộc
4. Phần luyện tập
Bài 1: GV treo bảng phụ
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng
+Danh từ chung: Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà,
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
Bài 2: Cho h/s thực hành
 - Nhận xét và bổ xung
 - Hát
 - 1 em nêu ghi nhớ tiết trước
 - 1 em làm lại bài 2
 - Nghe, mở sách
 - 1 em đọc bài, lớp đọc thầm , trao đổi cặp
 - 2 em làm bài trên bảng
 - Làm bài đúng vào vở
 - Chỉ trên bản đồ sông Cửu Long.
 - 1 em đọc yêu cầu bài 2
 - Lớp trả lời miệng
 - Nêu ví dụ: sông, Cửu Long
 - Nêu ví dụ: vua, Lê Lợi
 - HS đọc yêu cầu của bài
 - DT riêng phải viết hoa
 - 2 em đọc ghi nhớ
 - Luyện học thuộc
 - 1 em đọc yêu cầu của bài
 - Lớp làm bài cá nhân, nêu trước lớp
 - 1-2 em đọc bài đúng
2 em viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở.
IV. Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Về nhà tự tìm 10 danh từ chung, 10 danh từ riêng
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
__________________________________________________
Chính tả (N-V)
Người viết truyện thật thà
A. Mục đích, yêu cầu
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
 - Làm đúng BT2(CT chung);BT CTphương ngữ 3 a/b 
B. Đồ dùng dạy- học
 - Sổ tay chính tả
 - Bảng phụ chép bài tập 2. Bảng lớp chép bài tập 3
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
1. Hướng dẫn học sinh nghe viết
 - GV đọc 1 lượt bài chính tả: Người viết truyện thật thà
 - Nói cho học sinh biết về Ban- dắc(1 nhà văn nổi tiếng thế giới)
 - GV nhắc học sinh cách trình bày đoạn văn có dẫn lời nói trực tiếp
 - GV đọc từng câu, mỗi câu đọc 2-3 lượt
 - GV đọc lại toàn bài
2. Hướng dẫn bài tập chính tả
 Bài tập 2(phát hiện lỗi và sửa lỗi)
 - GV treo bảng phụ
 - GV hướng dẫn hiểu yêu cầu
 - GV gọi học sinh chữa bài, đồng thời chấm 10 bài của học sinh, nhận xét
 Bài tập 3
 - GV lựa chọn phần 3a
 - GV dưa ra mẫu, giải thích
 - GV treo bảng phụ
 - GV nhận xét
 - Hát
 - 2 HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
 - 2 em viết bảng lớp, lớp viết nháp
 - 1-2 em nhận xét
 - Học sinh theo dõi SGK
 - 1 em đọc lại truyện. Cả lớp lắng nghe
 - Nghe GV giới thiệu về Ban- dắc
 - Cả lớp đọc thầm lại chuyện
 - Luyện viết chữ khó ra nháp
 - Luyện viết tên riêng nước ngoài : Pháp, Ban- dắc. 
 - Viết bài vào vở
 - Đổi vở soát lỗi
 - 1 em đọc yêu cầu BT 2, lớp đọc thầm
 - 1 em làm vào bảng phụ
 - Lớp làm bài cá nhân vào phiếu
 - Vài em đọc bài làm
 - Lớp nhận xét
 - Nghe GV nhận xét
 - 1 em đọc yêu cầu bài 3 phần a
 - 1 em đọc mẫu, lớp theo dõi sách
 - 1 em chữa trên bảng phụ
 - 1 em đọc bài làm
IV. Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Về nhà tiép tục luyện viét bài cho chữ đẹp
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
__________________________________________________
Toán 
Tiết 27: luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh các STN, nêu được giá trị của chữ số trong mỗi số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào
- HSKG làm thêm BT 2c, 2d, 3d, 4c, 5.
- GD tính cẩn thận, chính xác.
 II- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng ph ...  số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé
 + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
 - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời
B. Đồ dùng dạy học:- Hình trang 26, 27-SGK.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Kể tên các cách bảo quản th/ăn? 
III. Dạy bài mới:
+ HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh bướu cổ. Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh đó
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm.
 - Cho HS quan sát hình 1, 2 trang 6 và mô tả
B2: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - GV kết luận: Trẻ không được ăn đủ lượng và đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương
+ HĐ2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu: Nêu tên và cách phòng bệnh
* Cách tiến hành:
 - Tổ chức cho các nhóm thảo luận 
 - Ngoài các bệnh trên em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
 - Nêu cách phát hiện và đề phòng?
 GV kết luận: Các bệnh do thiếu dinh dưỡng:
 - Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-minA 
 - Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B .
 - Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vitaminD
+ HĐ3: Chơi trò chơi:
Phương án 2: Trò chơi bác sĩ
B1: GV hướng dẫn cách chơi
B2: HS chơi theo nhóm
B3: Các nhóm lên trình bày
 - Hát.
 - 2 HS trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS quan sát các hình SGK và mô tả.
 - HS thảo luận về nguyên nhân dẫn đến bệnh.
 - Đại diện các nhóm lên trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm
- HS trả lời
 Cần cho trẻ ăn đủ lượng và đủ chất. Nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lý và đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa trị
 - Các đội tiến hành chơi
 - Một đội nói thiếu chất; đội kia nói bệnh sẽ mắc
 HS thực hành chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh
D. Hoạt động nối tiếp: 
1. Củng cố:
- Kể tên 1 số bẹnh do thiếu chất dinh dưỡng?
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
2. Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài 13.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
***************************************************************************************************************************
Thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2009
Thể dục
Tiết 12: Đi đều vòng phải, vòng trái
Trò chơi: Ném bóng trúng đích.
I, Mục tiêu:
 - HS thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số đúng số của mình.
- Biết cách đi đều, vòng trái, vòng phải đúng hướng và đứng lại.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi “Ném bóng trúng đích”
- Giáo dục cho hs có ý thức chăm luyện tập, rèn luyện thân thể.
II, Chuẩn bị: 
 - Địa điểm, phương tiện
III, Các HĐ dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
 1,Phần mở đầu:
 - Gv nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội hình, đội ngũ, trang phục tập luyện.
 - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối , hông , vai.
 - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường100- 200m rồi đi thường thành 1 vòng tròn hít thở sâu.
 - Trò chơi " Thi đua xếp hàng "
 2, Phần cơ bản:
 a, Đội hình đội ngũ:
- Ôn đi đều , vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp
 - Gv điều khiển lớp tập
 - chia tổ cho các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
 - Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn
 + Gv quan sát - nhận xét, tuyên dương tổ tập tốt.
* Trò chơi: " Ném trúng đích"
 - Tập hợp đội hình chơi, nêu tên trò chơi,giải thích cách chơi và luật chơi.
 - cho một tổ chơi thử.
 - cả lớp cùng chơi
+ Gv quan sát và tuyên dương tổ thi tốt
 3, Phần kết thúc:
 Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc
 - thả lỏng các khớp chân, tay
 - đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp
 - nhận xét giờ học
 - chuẩn bị bài sau: T13
- đội hình hàng ngang
-đội hình hàng dọc
- đội hình hàng dọc
- đội hình hàng dọc
- đội hình vòng tròn
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
__________________________________________________
Địa lí 
Tây Nguyên
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên 
 + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau : Kom tum, PlâyKu, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh 
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô 
 - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam : Kom tum, PlâyKu, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh
B. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Được trồng cây gì ?
III. Dạy bài mới
1.Tây Nguyên- Sứ sở của các cao nguyên xếp tầng
+ HĐ1: Làm việc ở lớp
 - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu
 - Gọi học sinh lên chỉ bản đồ
 - Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao
+ HĐ2: Làm việc theo nhóm
Phương án 1
B1: Chia lớp thành 4 nhóm
 - Phát tranh ảnh và thảo luận
B2: Đại diện nhóm trình bày
 - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ? 
B3: GV sửa chữa bổ xung
 - Nhận xét và kết luận
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa
+ HĐ3: Làm việc cá nhân
B1: Cho học sinh dựa vào SGK và trả lời
 - Buôn Ma Thuột mùa mưa vào tháng nào? 
Mùa khô vào những tháng nào ?
 - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là mùa nào ?
 - Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN ?
B2: Gọi học sinh trả lời
 - Nhận xét và kết luận
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh theo dõi
 - Vài học sinh lên chỉ các vị trí cao nguyên
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh trả lời
 - Chia nhóm thảo luận
 - Bốn nhóm nhận tranh ảnh và thảo luận
 - Đại diện các nhóm trả lời về các cao nguyên: Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên
 - Nhận xét và bổ xung
 - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
 - Tây Nguyên có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô
 - Học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
IV. Hoạt động nối tiếp:
 1. Củng cố: - GV tổng kết bài và nhận xét giờ học
 2. Dặn dò: - Về nhà học bài và tìm hiểu thêm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
_______________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
A. Mục đích, yêu cầu
 - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện( BT1)
 - Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2) .
B. Đồ dùng dạy- học
 - 6 tranh minh hoạ truyện
 - Bảng phụ ghi nội dung trả lời bài tập 2(mẫu)
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
 - Truyện có mấy nhân vật ?
 - Nội dung truyện nói gì ? 
 - GV treo tranh lớn trên bảng
 Bài tập 2
 - Phát triển ý dưới tranh thành đoạn văn kể chuyện
 - GV hướng dẫn hiểu đề
 - GV hướng dẫn mẫu tranh 1
 - Treo bảng phụ
 - GV nhận xét, bổ xung
- Tổ chức thi kể chuyện
 - GV nhận xét, khen học sinh kể hay
 - GV yêu cầu học sinh nêu cách phát triển câu chuyện trong bài
 - Hát
 - 2 em đọc ghi nhớ tiết trước
 - 1 em làm miệng bài tập phần b
 - Nghe, mở sách
 - Quan sát tranh SGK
 - 1 em đọc nội dung bài, đọc lời chú thích dưới mỗi tranh
 - 2 nhân vật: chàng tiều phu, ông tiên
 - Chàng trai đựơc tiên ông thử tính thật thà, trung thực.
 - 6 em nhìn tranh lần lượt đọc 6 câu dẫn giải
 - Mỗi tổ cử 1 em lên chỉ tranh kể cốt chuyện
 - 1 em đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm 
 - Học sinh tập kể mẫu
 - Lớp nhận xét
 - Học sinh thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện làm vào vở
 - Kể chuyện theo cặp
 - Mỗi tổ cử 2 em thi kể theo đoạn, 1 em thi kể cả chuyện.
 - Lớp bình chọn bạn kể tốt
 - 2-3 em nêu:
 + Quan sát, đọc gợi ý
 + Phát triển ý thành đoạn
 + Liên kêt đoạn thành truyện.
IV. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà viết lại truyện và tập kể cho mọi người nghe
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
________________________________________________
Toán 
Tiết 30: phép trừ
I- Mục tiêu:
- HS biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Biết vận dụng giải toán có lời văn bằng 1 phép tính trừ.
- HSKG làm được BT4 
-Giáo dục lòng say mê toán học.
II- Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ 
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS làm bài tập 2a, 2b.
Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
 B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2-Giảng bài:
a-Củng cố kĩ năng làm tính trừ:
- GV viết lên bảng 2 phép tính:
865279 – 450237 và 647253 – 285749 yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- Gọi HS nêu lại cách đặt tínhvà thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và hỏi: Khi đặt tính ta phải đặt tính như thế nào?Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
b- Luyện tập:
 Bài1:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS tự làm bài.
* Củng cố: Trong mỗi phép trừ này có nhớ mấy lần?
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài.
Hướng dẫn HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
* Củng cố: Trong mỗi phép trừ này có nhớ mấy lần?
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán.
- HD tìm hiểu bài toán :
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán yêu cầu tìm gì?
Muốn tính quãng đường đó ta làm thế nào?
- Cho HS làm vở, chữa.
- GV chấm bài, nhận xét.
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tự làm bài và GV chấm bài, nhận xét.
3-Củng cố- Dặn dò:
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Lớp thực hiện bảng.
- 2 HS làm bài bảng lớp- Dưới lớp làm bài ra nháp.
- HS trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
Lớp thực hiện làm vở,2 HS chữa bài trên bảng. Nhận xét, bổ sung. 
- HSTL
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS thực hiện trong vở, 2 HS làm trên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS trả lời câu hỏi của GV.
- 1 HS đọc đề bài
- HSTLCH
- HS thực hiện: 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm trong vở 
- Chữa bài trên bảng. Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1HS làm bài trên bảng. 
- HS chữa bài trên bảng- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
_______________________________________________
Sinh hoạt
Sinh hoạt đội
(Ghi trong sổ Nghị quyết Đội)
***************************************************************************************************************************
Kiểm tra nhận xét của Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day du tuan 6 lop 4.doc