Giáo án Luyện từ và câu 4 - Trường tiểu học An Phước A

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Trường tiểu học An Phước A

 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 1

 Môn : Luyện từ và câu

 Bài : CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. MỤC TIÊU :

- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .

- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng , từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng .

 - Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .

 - Bộ chữ cái ghép tiếng .

 - Vở BT Tiếng Việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1’) Hát .

 2. Bài cũ : (3’) Không có .

 3. Bài mới : (27’) Cấu tạo của tiếng .

 a) Giới thiệu bài :

 Nói về tác dụng của tiết Luyện từ và câu mà HS được làm quen từ lớp 2 – tiết học giúp mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ , biết nói thành câu gãy gọn .

 b) Các hoạt động :

 

doc 138 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 758Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Trường tiểu học An Phước A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 1
	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 1
 Môn : Luyện từ và câu
 Bài : CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng , từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng .
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .
	- Bộ chữ cái ghép tiếng .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Cấu tạo của tiếng .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nói về tác dụng của tiết Luyện từ và câu mà HS được làm quen từ lớp 2 – tiết học giúp mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ , biết nói thành câu gãy gọn .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS tìm hiểu về cấu tạo của “tiếng” .
PP : Trực quan , động não , đàm thoại .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK : 
+ Đếm số tiếng trong câu tục ngữ : tất cả đếm thầm – một vài em làm mẫu dòng đầu (6 tiếng) – cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại (8 tiếng) .
+ Đánh vần tiếng “bầu” . Ghi lại cách đánh vần đó : cả lớp đánh vần thầm – 1 em làm mẫu – cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con – giơ bảng báo cáo kết quả – GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng .
+ Phân tích cấu tạo tiếng “bầu” : HS trao đổi nhóm đôi – vài em trình bày kết luận – GV giúp HS gọi tên “âm đầu” , “vần” , “thanh” .
+ Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại . Rút ra nhận xét : giao cho mỗi nhóm phân tích 1 tiếng – yêu cầu kẻ vào vở bảng phân tích – HS thực hiện độc lập – đại diện nhóm lên bảng chữa bài – HS rút ra nhận xét .
+ Tất cả trừ tiếng “ơi” .
+ Tiếng “ơi” .
Đưa ra ví dụ:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích : Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? ( Do âm đầu , vần , thanh tạo thành ) .
- Đặt câu hỏi : 
+ Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” ?
+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” ?
- Kết luận : Trong mỗi tiếng , bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt . Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt . Thanh ngang không được đánh dấu khi viết , còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra ghi nhớ .
PP : Động não , đàm thoại .
Hoạt động lớp .
- Đọc thầm phần Ghi nhớ .
- 3 – 4 em lần lượt đọc phần Ghi nhớ SGK .
- Chỉ bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích : Mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận : âm đầu – vần – thanh . Tiếng nào cũng phải có vần và thanh . Có tiếng không có âm đầu .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của “tiếng” .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc thầm yêu cầu của bài .
- Làm vào vở BT .
- Mỗi bàn cử một em lên bảng chữa bài .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- HS suy nghĩ giải câu đố ( chữ “sao” ) .
- Làm vào vở BT .
- Bài 1 :
Bài 2 :
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học
 Dặn HS học thuộc Ghi nhớ và câu đố
Buổi chiều :
Làm vở bài tập .
TUẦN : 1
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 2
 Môn : Luyện từ và câu
 Bài : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước . Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ .
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần .
	- Bộ xếp chữ .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Cấu tạo của tiếng .
	Kiểm tra 2 em làm bài trên bảng lớp : Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu “ Lá lành đùm lá rách ” ( Cả lớp làm nháp ) .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng .
 a) Giới thiệu bài :
	Bài trước ta đã biết mỗi tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu , vần , thanh . Hôm nay , các em sẽ làm các bài tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
Hoạt động 1 : Bài tập 1 , 2 .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Làm việc theo cặp , phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ : “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ” .
- Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài – hoài .
- Bài 1 :
- Bài 2 : 
Hoạt động 2 : Bài tập 3 , 4 , 5 .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Suy nghĩ , thi làm bài đúng , nhanh trên bảng lớp .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Viết bài vào vở BT .
- Đọc yêu cầu của bài rồi phát biểu .
- Vài em đọc yêu cầu bài và câu đố .
Thi giải đúng , nhanh bằng cách viết ra giấy , nộp ngay cho GV khi viết xong .
- Bài 3 :
- Bài 4 : 
- Chốt lại ý kiến đúng : Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn .
- Bài 5 :
- Gợi ý :
+ Đây là câu đố chữ nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng .
+ Câu đố yêu cầu : bớt đầu = bớt âm đầu ; bỏ đuôi = bỏ âm cuối .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi HS : Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có ? Nêu ví dụ .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Dặn HS xem trước BT 2 tiết học sau .
* Buổi chiều :
Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập.
 TUẦN : 2
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 3
 Môn : Luyện từ và câu
 Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ” . Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt . Nắm được cách dùng các từ ngữ đó .
	- Dùng được những từ ngữ trên vào các bài tập .
	- Có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và 4 – 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a , b , c , d ở BT 1 , viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ cần thiết vào cột ; kẻ bảng phân loại để HS làm BT 2 .
	- Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm BT 3 .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng .
	2 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : có 1 âm ; có 2 âm .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT .
MT : HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi , làm bài vào vở .
- Đại diện các nhóm làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi , thảo luận theo cặp .
- Làm bài vào vở .
- Những cặp làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trước lớp .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 1 :
+ Phát bút dạ , phiếu khổ to cho các nhóm .
- Bài 2 :
+ Phát phiếu khổ to cho 4 – 5 cặp HS .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT (tt)
MT : HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Mỗi em trong nhóm nối tiếp nhau viết câu mình đặt lên phiếu .
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài ở bảng lớp .
- Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Mỗi em viết 2 câu đã đặt vào vở .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng nhóm 3 em trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ .
- Nối tiếp nhau nói nội dung khuyên bảo , chê bai trong từng câu .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 3 :
+ Giúp HS hiểu yêu cầu của bài .
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài .
Bài 4 : 
4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc 3 câu tục ngữ .
 TUẦN : 2
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 4
 Môn : Luyện từ và câu 
 Bài : DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu : báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
- Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn . 
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết .
	- Kiểm tra 2 em làm lại BT 1 và BT 4 ở tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Dấu hai chấm .
 a) Giới thiệu bài :
	Bài học hôm nay cho các em biết tác dụng và cách dùng dấu hai chấm .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : HS nắm tác dụng của dấu hai chấm 
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 .
- Đọc lần lượt từng câu văn , thơ ; nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp .
- 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 .
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn , trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập . Cả lớp đọc thầm .
- Cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở .
- Một số em đọc đoạn viết trước lớp , giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp .
- Cả lớp nhận xét .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
Nhắc HS :
+ Để báo hiệu lời nói của nhân vật , có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng nếu là những lời đối thoại .
+ Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi HS : Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
 5. Dặn dò : (1’)
	- Yêu cầu HS về nhà tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấ ... ững hoàn cảnh khó khăn .
TUẦN : 33
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 66
	 Môn : Luyện từ và câu	
 Bài: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu tác dụng , đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu .
2. Kĩ năng: Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích ; thêm được trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
* Buổi chiều : Rèn cho học sinh yếu và học sinh khá thêm được trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ giấy khổ rộng để HS làm BT2,3 ( phần Nhận xét ) .
	- 1 tờ phiếu viết nội dung BT1,2 ( phần Luyện tập ) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời .
	- 1 em làm lại BT2 tiết trước .
	- 1 em làm lại BT4 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : HS nắm tác dụng , đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
ĐDDH : - Một số tờ giấy khổ rộng để HS làm BT2,3 ( phần Nhận xét ) .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung BT1,2 .
- Cả lớp đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho , suy nghĩ , trả lời câu hỏi SGK 
- Chốt lại : Trạng ngữ được in nghiêng trả lời câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
ĐDDH : SGK .
Hoạt động lớp .
- 3 em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
- Yêu cầu Hs rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : 1 tờ phiếu viết nội dung BT1,2 ( phần Luyện tập ) 
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung BT , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc nội dung BT , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến .
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT .
- Quan sát tranh minh họa 2 đoạn văn SGK , đọc thầm từng đoạn văn , suy nghĩ làm bài .
- Phát biếu ý kiến .
- Bài 1 : 
+ Dán tờ phiếu đã viết sẵn 3 câu văn , mời 1 em có lời giải đúng lên bảng làm bài .
- Bài 2 : 
+ Dán tờ phiếu đã viết sẵn 3 câu văn , mời 1 em có lời giải đúng lên bảng làm bài .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn , chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đoạn để thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích vào câu in nghiêng làm đoạn văn thêm mạch lạc .
+ Viết lên bảng câu văn in nghiêng đã được bổ sung trạng ngữ chỉ mục đích .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; đặt 4 câu có TN chỉ mục đích .
* Buổi chiều : Rèn cho học sinh yếu và học sinh khá thêm được trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
TUẦN : 34
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 67
	 Môn : Luyện từ và câu	
 Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục mở rộng , hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan , yêu đời .
	- Biết đặt câu với các từ đó .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
* Buổi chiều : Rèn cho học sinh yếu và học sinh khá mở rộng , hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan , yêu đời .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức BT1 .
	- Bảng phụ viết tóm tắt cách thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ hoạt động , cảm giác hay tính tình .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước .
	- 1 em làm lại BT3 .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : HS làm BT .
MT : HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức BT1 .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc nội dung BT , xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại .
- Dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- Làm bài , tiếp nối nhau đọc câu văn của mình .
- Bài 1 : 
+ Hướng dẫn HS làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động , cảm giác hay tính tình .
+ Phát phiếu cho HS trao đổi theo cặp .
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
Hoạt động 2 : HS làm BT .
MT : HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Bảng phụ viết tóm tắt cách thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ hoạt động , cảm giác hay tính tình .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười .
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến , mỗi em nêu 1 từ , đồng thời đặt câu với từ đó .
- Viết từ tìm được vào vở .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS : Chỉ tìm các từ miêu tả âm thanh tiếng cười .
+ Ghi nhanh lên bảng những từ đúng .
4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3 , đặt câu với 5 từ tìm được .
* Buổi chiều : Rèn cho học sinh yếu và học sinh khá mở rộng , hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan , yêu đời .
TUẦN : 34
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 67
	 Môn : Luyện từ và câu	
 Bài: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu tác dụng , đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu .
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện ; thêm được trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn BT1 ( phần Nhận xét ) , 2 câu văn BT1 ( phần Luyện tập ) .
	- 2 băng giấy để 2 em làm BT2 ( phần Nhận xét ) .
	- Tranh , ảnh một vài con vật .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời .
	- 2 em làm lại BT3 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : HS nắm tác dụng , đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
ĐDDH : - Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn BT1 ( phần Nhận xét ) 
- 2 băng giấy để 2 em làm BT2 ( phần Nhận xét ) .
	- Tranh , ảnh một vài con vật .
Hoạt động lớp .
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2 .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , 
- Chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
ĐDDH : SGK .
Hoạt động lớp .
- 3 em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
- Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ và tìm ví dụ.
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : 2 câu văn BT1 ( phần Luyện tập ) .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung BT , suy nghĩ , tìm TN chỉ phương tiện trong câu .
- 2 em lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong 2 câu đã viết .
- Cả lớp nhận xét , 
- Đọc yêu cầu BT , quan sát ảnh minh họa các con vật SGK , ảnh những con vật khác ; viết một đoạn văn tả con vật , trong đó có ít nhất 1 câu có TN chỉ phương tiện .
- Cả lớp nhận xét .
- Bài 1 : 
- Kết luận lời giải .
- Bài 2 : 
- Gv nhận xét. 
4. Củng cố : (3’)	
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn BT2 ( phần Luyện tập ) .
TUẦN : 34
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 2
	 Môn : Tiếng Việt	
 Bài: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU : 
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng . Hệ thống hóa , củng cố vốn từ , kĩ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới , Tình yêu cuộc sống 
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKII của lớp 4 . Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật . Đặt câu được với các từ thuộc 2 chủ điểm .
	- Có ý thức viết đúng , hiểu đúng Tiếng Việt .
* Buổi chiều : Rèn đọc cho học sinh yếu và diễn cảm cho học sinh khá giỏi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu viết tên các bài TĐ , HTL như tiết 1 .
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm bài BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 2 .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Ôn Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : HS đọc đúng các bài Tập đọc và đọc thuộc lòng các bài Học thuộc lòng đã học .
PP : Đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : - Phiếu viết tên các bài TĐ , HTL như tiết 1 .
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
- Kiểm tra khoảng 1/6 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
Hoạt động 2 : Lập bảng thống kê các từ đã học . Giải nghĩa và đặt câu với các từ đã thống kê được .
MT : Củng cố về nghĩa các từ đã học thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới , Tình yêu cuộc sống .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH :- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm bài BT2 .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT2 .
- Các nhóm thi làm bài .
- Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả bài làm lên bảng , trình bày .
- Cả lớp nhận xét , 
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em làm mẫu .
- Cả lớp cùng làm .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu cho các nhóm .
+ Giao cho ½ số HS thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT : Khám phá thế giới ; số HS còn lại thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT : Tình yêu cuộc sống .
- Chốt lại lời giải .
- Bài 3 : 
- Gv nhận xét. 
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa ôn luyện .
	- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS về nhà quan sát trước cây xương rồng . Dặn HS chưa kiểm tra đọc tiếp tục ôn luyện để kiểm tra trong tiết sau .
* Buổi chiều : Rèn đọc cho học sinh yếu và diễn cảm cho học sinh khá giỏi .

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc