Giáo án môn học Tiếng Việt 4 - Tuần 11 đến tuần 13

Giáo án môn học Tiếng Việt 4 - Tuần 11 đến tuần 13

Tiết 21 - Bài :ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm đoạn văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi chú Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.

II. Đồ dùng :

 - Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy học :

A. Bài cũ : Ôn tập.

B. Bài mới :

1.Giới thiệu bài :

- Giới thiệu chủ điểm: Có chí thì nên.

- Giới thiệu bài: Ông Trạng thả diều.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 26 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 539Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt 4 - Tuần 11 đến tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006
TẬP ĐỌC .
 Tiết 21 - Bài :ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm đoạn văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi chú Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
II. Đồø dùng :
	- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Ôn tập.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : 
- Giới thiệu chủ điểm: Có chí thì nên.
- Giới thiệu bài: Ông Trạng thả diều.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Đoạn 1: “ vào đời vua  làm diều để chơi”
-Đoạn 2: “ Lên sáu tuổi  chơi diều”
-Đoạn 3: “ Sau vì . Học trò của thầy”
- Đoạn 4: Còn lại.
- Phát âm: Nghe giảng; mảng gạch vỡ; vỏ trứng; đỗ
- Giải nghĩa từ: SGK / 105.
b) Tìm hiểu bài:
- Nguyễn Hiền sống vào đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. Cậu bé rất thích chơi diều – Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách mỗi ngày.
- Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.	
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học, nhưng ban ngày chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng, nhờ muợn vở bạn .. sách là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay  làm bài vào lá chuối.
- Tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- Đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, vào lúc đó cậu vẫn thích chơi diều.
- Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện.
- Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên.
* Ý nghĩa:
Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
c) Đọc diễn cảm:
- Cách thể hiện: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: Chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi – Đoạn cuối đọc với giọng sảng khoái.
- Đoạn văn đọc diễn cảm: “Thầy phải kinh ngạc  thả đom đóm vào trong”
- 4 HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc thành tiếng đoạn 1 &2, lớp đọc thầm => TLCH:
+ Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu ra sao? Cậu ham thích trò chơi gì? Những chi tiết nào nói lên tư chất của Nguyễn Hiền?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
- 1 HS đọc đoạn 3 – Lớp đọc thầm => TLCH: 
+ Nguyễn Hiền chăm học và chịu khó như thế nào?
- Đoạn 3 nói lên ý gì?
- 1 HS đọc đoạn 4 – Lớp đọc thầm => TLCH:
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là Ông Trạng thả diều?
+ Thảo luận nhóm đôi => Đưa ra ý kiến về câu hỏi 4, SGK.
+ Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- Trao đổi nhóm => Tìm nội dung chính của bài.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- Tập đọc nhóm đôi => Cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện ca ngợi ai?
- Chuyện giúp em hiểu điều gì?
- CB: Có chí thì nên.
-----------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 11 – Bài : BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I.Mục đích yêu cầu:
	1) Rèn kĩ năng nói: 
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , HS kể lại được câu chuyện: Bàn chân kì diệu, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
	- Hiểu chuyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí.
	2) Rèn kĩ năng nghe : 
	- Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ câu chuyện.
	- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồø dùng :
- Các tranh minh họa câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài: Bàn chân kì diệu.
2. GV kể chuyện:
- Lần 1: Kể kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- Lần 2: Kể kết hợp tranh.
3.Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể trong nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Ý nghĩa:
Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn lại, vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong muốn của mình.
- Lắng nghe + quan sát tranh.
- Đọc nối tiếp các yêu cầu của bài tập.
- Kể theo nhóm đôi
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
3. Củng cố ,dặn dò : 
- Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
- CB: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
TẬP LÀM VĂN .
 Tiết 21 - Bài : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu: 
	- Xác định được mục đích trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi.
	- Biết đóng vai trao đổi đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.
II. Đồø dùng :
	- Giấy khổ to viết sẵn:
	+ Đề tài cuộc trao đổi.
	+ Tên một số nhân vật đoể HS chọn đề tài trao đổi.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Ôn tập.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
2 .Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
- Các từ trọng tâm: Em với người thân cùng đọc một chuyện, khâm phục, đóng vai.
3. Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi:
a) Tìm đề tài trao đổi:
- Treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật.
- Báo cáo đề tài chọn trao đổi.
Ví dụ: Tôi chọn đề tài trao đổi cùng người thân về họa sĩ Lê Duy Ứng.
b) Xác định nội dung trao đổi:
- 1 HS làm mẫu: Nói về nhân vật mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung.
Ví dụ: + Hoàn Cảnh: Ông Bạch Thái Bưởi từ bé đã mồ côi cha, theo mẹ quẩy hàng rong bán.
+ Nghị lực: Ông kinh doanh đủ nghề. Có lúc mất trắng, nhưng ông không nản chí.
+ Thành đạt: Ông chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các ông chủ người Hoa, người Pháp, thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thủy. Ông được gọi là” một anh hùng kinh tế”.
c) Xác định hình thức trao đổi:
- 1 HS làm mẫu.
Ví dụ: + Người xưng hô với em là ai? (là bố em)
+ Em xưng hô như thế nào? (em gọi bố xưng con)
+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện? (Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong chuyện).
4. HS đóng vai thực hành trao đổi:
- Trao đổi trong nhóm.
- Trao đổi trước lớp
- Nhận xét – Bình chọn nhóm trao đổi hay nhất.
- Làm việc cả lớp.
+ Đọc đề bài => phích dề.
* Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai? Trao đổi về nội dung gì? Khi trao đổi can chú ý điều gì?
- 1 HS đọc gợi ý 1.
+ Tổ trưởng báo cáo sự chuan bị của tổ viên.
+ Cá nhân báo cáo đề tài.
- 1 HS đọc gợi ý 2:
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc gợi ý 3:
+ Lắng nghe.
- Làm việc nhóm đôi.
+ Trao đổi, thống nhất dàn ý.
+ Trình bày.
5. Củng cố, dặn dò : 
- Đánh giá chung về tiết học.
- CB: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
----------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ :
 Tiết 11 - Bài NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ đầu của bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ nhầm: x / s ; ? / õ
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết sẵn nội dung BT2a, BT3
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Ôn tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
a) Đọc bài viết:
- 1 HS đọc 4 khổ đầu ở SGK
- 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
b) Hướng dẫn từ khó:
- Hạt giống; đáy biển; đúc thành; trong ruột.
c) Viết bài:
d) Chấm, chữa bài: Chấm vở 7 – 10 em, nhận xét.
3. Hướng dẫn BT:
- Bài 2a: sang; xúi; sức; sức sống; sáng
- Bài 3: Viết lại các câu cho đúng chính tả. Kết quả: 
a) Tôn gỗ hơn tốt nước sơn.
b) Xấu người, đẹp nết.
- Theo dõi SGK
+ Lắng nghe.
+ Nêu các từ khó.
- Nhớ – viết vào vở
- Kiểm tra chéo.
- Một số HS làm phiếu – Lớp làm vở BT.
- 4 HS làm phiếu – Lớp làm vở BT.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở một số lỗi HS mắc phải nhiều.
- CB: Nghe – viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực.
----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2006
TẬP ĐỌC .
 Tiết 22 - Bài :CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ – Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
	- Bước đầ nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
	- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: Khẳng định ý chí thì nhất định thành công. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản long khi gặp khó khăn.
	- HTL 7 câu tục ngữ.
II. Đồø dùng :
	- Tranh minh họa bài tập đọc.
	- 4 tờ phiếu để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Ông Trạng thả diều.
- Gọi 3 HS đọc bài + TLCH: 1, 2, 3, /SGK 105.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Có chí thì nên.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Phát âm: sắt; đan; lận; tròn vành; sóng cả; rõ.
- Giải nghĩa từ: SGK / 108.
b) Tìm hiểu bài:
- Khẳng định rằng có chí thì nhất định thành công – câu 1 và câu 4.
- Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn (Câu 2 và câu 5)
- Khuyên người ta không nản long khi gặp khó khăn.
- Diễn đạt ngắn gọn, ít chữ; có vần, có nhịp can đối; có hình ảnh.
- HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt qua sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu,..
c)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL:
- Thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc thuộc long.
- HS tiếp nối nhau đọc (2 -3 lượt) từng câu tục ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp đọc thầm.
+ Làm việc theo nhóm để giải quyết câu hỏi 1 – SGK.
- 1 HS đọc câu hỏi 2 => trao đổi nhóm 2 => ý kiến.
- 1 HS đọc câu hỏi 3 => trao đổi nhóm đôi => ý kiến
- Luyện đọc nhóm đôi => Cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò:
- Những câu tục ngữ trên khuyên chúng  ... h vượng; con lươn,
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Người tìm đường lên các vì sao. (Doạn viết: “ từ nhỏ  hàng trăm lần”
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
a) GV đọc đoạn văn viết.
b) Hướng dẫn viết từ khó: Xi-ôn-cốp-xki; nhảy; dại dột; cửa sổ; rủi ro; non nớt; thí nghiệm.
c) Nghe viết chính tả
d) Chấm, chữa bài: Chấm vở 7 – 10 em, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm BT chính tả:
- Bài 2a: 
+ l: lỏng lẻo; long lanh; lung linh; lập lơ; lơ lửng.
+ n: nóng nảy; nặng nề; non nớt; nõn nà,..
- Bài 3b: Kết quả:
+ Kim khâu; tiết kiệm; tim
- Lắng nghe
- Phát hiện từ khó.
- Viết vở.
- Kiểm tra chéo.
- Làm việc theo nhóm
+ Trao đổi, thảo luận => tìm các tính từ theo yêu cầu.
- Làm phiếu học tập cá nhân
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở một số lỗi HS mắc phải nhiều.
- CB: Nghe – viết: Chiếc áo búp bê.
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2006
TẬP ĐỌC
 (tiết 26) Bài VĂN HAY CHỮ TỐT
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi tính kiên trì , quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát . Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại , Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện , trở thành người nổi danh văn hay , chữ tốt .
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn ; đổi giọng linh hoạt , phù hợp với diễn biến truyện , với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát .
	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ , rèn văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK . 
	- Một số VSCĐ của HS những năm trước hoặc HS trong lớp .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1/. Bài cũ : Người tìm đường lên các vì sao .
	- 2 em tiếp nối nhau đọc bài Người tìm đường lên các vì sao , trả lời những câu hỏi về nội dung bài .
 2/. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : Văn hay chữ tốt 
 b) Các hoạt động : 
- Có thể chia bài văn thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  cháu xin sẵn lòng .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  sao cho đẹp .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
- Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?
- Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn ?
- Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ?
- Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
- Nhận xét , kết luận :
+ Mở bài : 2 dòng đầu .
+ Thân bài : Một hôm  khác nhau .
+ Kết bài : Đoạn còn lại .
- Đọc đoạn 1 .
- Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay .
- Cao Bá Quát vui vẻ nói : “Tưởng việc gì khó , chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng” .
- Đọc đoạn 2 .
- Lá đơn của Cao Bá Quát chữ quá xấu , quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về khiến bà cụ không giải được nỗi oan .
- Đọc đoạn 3 .
- Sáng sáng , ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp . Mỗi tối , viết xong 10 trang vở mới đi ngủ ; mượn những cuón sách chữ viết đẹp làm mẫu ; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời .
- Đọc lướt toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi 4 SGK .
.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Thưở đi học  sẵn lòng .
- Đọc mẫu đoạn văn .
- Nhận xét , sửa chữa .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 3/. Củng cố , dặn dò :
	 Câu chuyện khuyên các em điều gì ? ( Kiên trì luyện viết , nhất định chữ sẽ đẹp / Kiên trì làm một việc gì đó , nhất định sẽ thành công ) .
Luyện từ và câu 
(tiết 25)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Hệ thống hóa và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên .
	- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên , hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm .
	- Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ tiếng Việt khi diễn đạt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu kẻ sẵn các cột a , b BT1 ; thành các cột DT , ĐT , TT BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1/. Bài cũ : Tính từ (tt) .
	- 1 em đọc lại ghi nhớ SGK .
	- 1 em tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm .
 2/. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực (tt)
 b) Các hoạt động : 
 Bài 1 : 
+ Phát phiếu cho một vài nhóm .
 Bài 2 : 
+ Ghi bảng các câu hay .
- Cả lớp đọc thầm lại , trao đổi theo cặp .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .
- Đọc yêu cầu BT , làm việc độc lập , mỗi em đặt 2 câu : 1 câu với từ ở nhóm a , 1 câu với từ ở nhóm b .
- Lần lượt báo cáo 2 câu mình đặt được .
- Cả lớp nhận xét , góp ý .
Bài 3 : 
+ Nhắc HS :
@ Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài : nói về một người có ý chí , có nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách , đạt được thành công .
@ Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách , báo , nghe qua ai đó kể lại hoặc kể người thân trong gia đình em , người hàng xóm nhà em .
@ Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ . Sử dụng đúng những từ tìm được ở BT1 để viết bài .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Vài em nhắc lại các thành ngữ , tục ngữ đã học hoặc đã biết .
- Suy nghĩ , viết đoạn văn vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn viết văn hay nhất .
 3/ Củng cố , dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học , biểu dương những em làm việc tốt .
	- Yêu cầu HS ghi lại vào Sổ tay từ ngữ những từ ở BT2 .
Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2006
Luyện từ và câu (tiết 26)
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu tác dụng của câu hỏi , nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi .
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản , đặt được câu hỏi thông thường .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ kẻ các cột : Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung BT1,2,3 phần Nhận xét .
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 phần Luyện tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1/ Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Ý chí – Nghị lực (tt) .
	- 2 em làm lại BT1,3 tiết trước .
 2/. Bài mới : Tính từ (tt) .
 a) Giới thiệu bài :
	Hằng ngày , khi nói và viết , các em thường dùng 4 loại câu : câu kể , câu hỏi , câu cảm , câu khiến . Bài học hôm nay , các em sẽ tìm hiểu kĩ về câu hỏi .
 b) Các hoạt động :
- Bài 1 : 
+ Phát riêng phiếu cho vài em .
- Bài 2 : 
+ Viết lên bảng 1 câu văn .
- Bài 3 : 
+ Gợi ý các tình huống .
+ Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ , Hai bàn tay , làm bài vào vở .
- Những em làm bài ở phiếu trình bày kết quả làm bài trên bảng lớp .
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 cặp làm mẫu : suy nghĩ , thực hành hỏi – đáp trước lớp .
- Từng cặp đọc thầm bài Văn hay chữ tốt , chọn 3 – 4 câu trong bài , viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó , thực hành hỏi – đáp .
- Một số cặp thi hỏi – đáp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo , tự nhiên , đúng ngữ điệu 
- Đọc yêu cầu BT , mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình .
- Lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt .
 3/ Củng cố , dặn dò :
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
	 .- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ , về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt ở lớp .
Thứ sáu ngày 08 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn (tiết 26)
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Thông qua luyện tập , giúp HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện .
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước . Trao đổi được với các bạn về nhân vật , tính cách nhân vật , ý nghĩa câu chuyện , kiểu mở đầu , kết thúc câu chuyện .	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1/ Bài cũ : Trả bài văn kể chuyện .
	- 1 em nêu lại dàn bài chung văn kể chuyện .
 2/. Bài mới : Oân tập văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Từ đầu năm học đến nay , các em đã học 18 tiết về văn kể chuyện . Tiết học hôm nay là tiết cuối cùng dạy văn KC lớp 4 . Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học .
 b) Các hoạt động : 
.
- Bài 1 : 
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Đề 2 là văn KC . Khi làm đề này , ta cần kể một câu chuyện có nhân vật , cốt truyện , diễn biến , ý nghĩa  Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể . Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi , noi theo 
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
.
Bài 2 , 3 : 
+ Treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt và mời HS đọc .
- Đọc yêu cầu BT .
- Một số em nói đề tài câu chuyện mình chọn kể .
- Viết nhanh dàn ý câu chuyện .
- Từng cặp thực hành kể chuyện , trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu BT3 .
- Thi kể chuyện trước lớp . Mỗi em kể xong sẽ trao đổi , đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện , tính cách nhan vật , ý nghĩa câu chuyện , cách mở đầu , kết thúc .
 4. Củng cố , Dặn dò :
	- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu các hiểu biết của mình về văn kể chuyện .
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docTV T11-13.doc