Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 15

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 15

TẬP ĐỌC

Tiết 27: Cánh diều tuổi thơ (SGK/tr 146).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Đọc hiểu: + Từ : mục đồng, huyền ảo./tr 147.

 + Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.

- Giáo dục ý thức học tập, yêu những năm tháng tuổi thơ êm đềm.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.

TLCH 2, 3 trong bài.

HSKG đọc bài.

HS TLCH, nhận xét bạn đọc.

 

doc 13 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 806Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010.
Sáng: Tiết 15: Chào cờ
Tập đọc
Tiết 27: Cánh diều tuổi thơ (SGK/tr 146).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Đọc hiểu: + Từ : mục đồng, huyền ảo.../tr 147.
 + Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu những năm tháng tuổi thơ êm đềm.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 137 (giải nghĩa từ, đặt câu)
Đoạn 1 : năm dòng đầu
Đoạn 2 : phần còn lại.
GV đọc minh hoạ.
*Giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý 1 :Tả vẻ đẹp của những cánh diều.
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?( Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu,..)
- Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?( Bằng tai và bằn mắt) 
- GV nêu câu hỏi giúp HS tìm ýchính của đoạn .
ý 2 : Cánh diều trở niềm vui và mơ ước.
-HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi SGK.
-GV nêu câu hỏi giúp HS tìm đại ý bài( Giọi HS nhắc lại đại ý bài)
HĐ3:HDHS đọc diễm cảm 
* Cho HS đọc nối tiếp ( 2 HS ) 
* Thi đọc theo nhóm.
* GV nhận xét cho điểm.
C. Củng cố , dặn dò :GVNX tiết học ,giao bài tập về nhà .
Chiều:
Tiếng việt ( ôn )
Luyện viết bài : Cánh diều tuổi thơ
I/ Mục tiêu:-Rèn cho HS kĩ năng nghe- viết thành thạo, tính cẩn thận trong khi viết bài.
Viết đúng chính tả, đúng độ cao khoảng cách các con chữ.
Rèn cho HS tính cẩn thận trong khi viết bài.
II/ Đò dùng dạy học :
 - GV viết sắn đoạn viết vào bảng phụ.
III/ Các hoạt đọng dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra đồ dùng của HS.
Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: ( Trực tiếp )
b.Hướng dẫn HS viết bài.
 - Gọi 2HS đọc đoạn viết.
 * Cho HS viết một số từ khó: Khổng lồ, nỗi khao khát. ( 2 HS lên bảng viết , lớp viết vào bảng con) 
c. HS viết bài vào vở : GV đọc - HS nghe và viết bài.
d. Cho HS soát lỗi chính tả.
e. GV thu bài chấm - Nhận xét cho điểm.
 3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học giao bài tập về nhà.
Sáng : Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Tiết 27: Luỵên từ và câu.
 Mở rộng vốn từ : Đồ chơi - Trò chơi (SGK tr/147).
1.Mục tiêu: - HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi có lợi, những đồ chơi, trò chơi có hại, biết sử dụng một số từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
- Rèn kĩ năng thực hành tìm từ, phân tích từ, miêu tả đồ chơi, trò chơi bằng những câu văn , đoạn văn ngắn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, biết giữ gìn đồ chơi, tham gia chơi những trò chơi có ích.
2.Chuẩn bị: Bảng nhóm.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Nội dung ghi nhớ tiết trước. GV cho HS đặt câu hỏi và nêu mục đích của việc đặt câu hỏi đó.
HS trả lời theo nội dung đã học.
VD : Ai đã mua cho bạn cái cặp sách này?
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (từ bài chính tả).
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 137.
Bài 1 : Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được miêu tả trong các bức tranh sau:
GV cho HS làm việc theo cặp, giới thiệu trước lớp về tên đồ chơi - trò chơi tương ứng có trong mỗi hình.
Bài 2 : Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.
GV đưa bảng nhóm cho hai nhóm HS, HS còn lại làm trong VBT, cùng chữa bài.
Bài 3: GV cho HS nêu tên những trò chơi các bạn nam thích, các bạn nữ thích......trò chơi có ích, trò chơi có hại.....SGK/tr 148
Bài 4 : Tìm những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (kết hợp từ bài tập 1)
GV cho HS KG đặt câu thể hiện tình cảm đó.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định và thực hiện các yêu cầu trong bài.
HS làm việc theo cặp.
VD : Hình 1 : Đồ chơi : diều -trò chơi : thả diều.
Hình 2 : Đồ chơi : đèn ông sao, đầu sư tử, đàn gió - trò chơi : rước đèn, múa sư tử.
VD : đồ chơi : bóng - quả cầu -kiếm - quân cờ...
VD : trò chơi : đá bóng - đá cầu - đấu kiếm...
HS có thể làm theo cặp : một HS nêu tên đồ chơi- một HS nêu tên trò chơi tương ứng.a
VD : Trò chơi các bạn nam yêu thích : đá bóng, đấu kiếm, cờ tướng, lái máy bay trên không...
VD : trò chơi các bạn nữ yêu thích : chăm sóc búp bê, nhảy dây, nấu ăn...
VD : Trò chơi điện tử : rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn trong tư duy...nhưng không được ham chơi quá đà với những trò chơi không có lợi, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.Giao BTVN .
- Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Tiết 15: Chính tả (Nghe -Viết)
Bài viết : Cánh diều tuổi thơ (SGK tr 147)
I -Mục tiêu: 
- HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn trích trong bài viết :Cánh diều tuôit thơ.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
II . Chuẩn bị : Phiếu bài tập ghi phần a bài 2.
III .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu s/x .
Xa xa, sáng sớm, sương mù,.
Học sinh nhận xét và bổ sung.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- Vẻ đẹp của cánh diều được miêu tả như thế nào?
-...mềm mại như cánh bướm non, tiếng sái diều vi vu trầm bổng...
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại.
 Từ : nâng lên, trầm bổng.........(theo đối tượng HS)
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng).
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Viết hoa những chữ đầu câu.
GV đọc cho HS viết bài .
HS nghe, viết bài.
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
HS nghe, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , thi tìm từ ghi tên các đồ chơi, chứa tiếng có âm đầu ch/tr.
2a – chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp , que chuyền.
- chọi dế, chọi gà, thả chim , chơi chuyền...
Bài 3 : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu đề, cho HS miêu tả đồ chơi nói trên , hoặc cách chơi của một số trò chơi.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
VD : Chò chơi : Mèo đuổi chuột : Các bạn đứng thành vòng rộng, một bạn đóng vai mèo, một bạn đóng vai chuột...
IV. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Kéo co.
TIếng việt( ôn )
 Luyện tập:Câu hỏi -Dùng câu hỏi vào mục đích khác.
1. Mục tiêu: - HS ôn tập lí thuyết về câu hỏi, củng cố và mở rộng đặt câu hỏi cho các mục đích khen, che, khẳng định, phủ định...
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi, xác định các từ nghi vấn, mục đích của câu hỏi, xây dựng tình huống cho việc đặt câu hỏi.
- Giáo dục ý thức học tập, biết giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
2. Chuẩn bị: Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: 
- Câu như thế nào được gọi là câu hỏi?
- Nêu các mục đích có thể khi đặt câu hỏi, cho VD minh hoạ?
- Vận dụng làm các bài tập thực hành về câu hỏi.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 1 : Đặt câu hỏi cho mỗi phần in đậm dưới đây?
a, Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.
b, Đường phố nườm nượp người đi lại.
c, Bạn Thoa học giỏi nhất lớp 4 B.
Bài 2 : Nêu các từ nghi vấn có trong các câu hỏi vừa đặt.
Bài 3 : Nêu các tình huống đặt câu hỏi với mục đích khen , chê, khẳng định, phủ định....- Đặt câu hỏi vơi mỗi tình huống đưa ra. (HS TB yếu có thể chỉ nêu một, hai tình huống).
Bài 4 : Viết một đoạn hội thoại trong đó có sử dụng câu hỏi. Chỉ rõ mục đích của mỗi câu hỏi có trong đoạn văn vừa viết.
HS KG viết đoạn văn vào bảng nhóm, cùng chữa bài, nhận xét về cách đặt câu hỏi.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- ..câu nghi vấn..dùng để hỏi về những điều chưa biết...
- Câu hỏi để khen: VD : Sao cậu có chiếc nơ đẹp thế?
- Câu hỏi để chê : VD : Sao cậu chậm chạm thế?
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành, chữa bài theo nhóm đối tượng.
VD : - Tiếng mưa rơi ở đâu? (hỏi về nơi chốn).
- Đường phố thế nào? (hỏi về trạng thái, đặc điểm).
- Ai học giỏi nhất lớp 4 B?
HS thực hành kết hợp bài tập 1.
VD : Trong rạp chiếu bóng, mọi người đang chăm chú xem phim thì Hoa cười nói rất vô tư. Hãy đặt câu hỏi để nhắc nhở Hoa. VD : - Cậu có thể nói nhỏ hơn một chút được không?
VD : Thảo sang nhà Ly, gặp bố Ly đang làm vườn ,Thảo lễ phép: 
- Cháu chào bác ạ. Thưa bác, bạn Ly só nhà không a?
Bố Ly tươi cười:
- Thảo đấy hả cháu? Vào nhà đi cháu, Ly ở trong nhà đó. Cháu gặp Ly có chuyện gì vậy, cho bác biết được không ?....
Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học,Giao BTVN .
Sáng: Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2010
Kể chuyện
Tiết 14: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (SGK/ tr 148).
1.Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết yêu quý và bảo vệ đồ chơi, bảo vệ những con vật có ích.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể theo chủ đề .
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước.
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 GV cho HS đọc , phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dới từ ngữ quan trọng.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : 
- Nêu tên một số câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hoặc các con vật quen thuộc mà em được nghe, được đọc?
GV hướng dẫn HS nói từng ph ... phân tích đề , gợi ý giúp HS TB yếu tìm được một số chi tiết miêu tả chiếc áo, sắp xếp các ý theo trình tự miêu tả (mạng lưới ý nghĩa)
HS KG làm vào bảng nhóm, chữa bài.
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học, thực hành, chữa bài theo hướng dẫn của GV.
HS đọc hệ thống câu hỏi, HS KG đọc bài văn một lần, HS đọc thầm và làm bài tập trong VBT, báo cáo.
- ..xưởng đóng xuồng.
**Mở bài : “ Trong làng tôi...xe đạp của chú” (mở bài trực tiếp – giới thiệu đồ vật miêu tả : chiếc xe đạp).
**Thân bài : “ở xóm vườn ....Nó đá nó” (tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe).
**Kết bài : Phần còn lại (kết bài tự nhiên- niềm vui của chú Tư và đám con nít bên chiếc xe).
- Tả theo trình tự tả bao quát đến bộ phận , xen kẽ nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
- Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng...... Chú Tư rất yêu quý chiếc xe và hãnh diện vì nó.
HS giới thiệu về chiếc áo mặc đến lớp .
VD : a, Mở bài : giới thiệu chiếc áo mặc đến lớp : là chiếc áo sơ mi đã cũ, mặc hơn một năm.
b, Thân bài : Tả bao quát chiếc áo : áo màu nơ xanh, chất vải cô tông..
Tả chi tiết : Cổ đức cao chân, áo có túi nhỏ trước ngực...
Kết bài : Nêu tình cảm với chiếc áo...
 C. Củng cố, dặn dò: - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát đồ vật.
 Luyện từ và câu
Tiết 28:	 Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi (SGK tr/ 151).
1.Mục tiêu: - HS biết được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
- Rèn kĩ năng thực hành, phát hiện được mối quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi khổ thơ phần I.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Nêu ví dụ sử dụng câu hỏi vào những mục đích khác nhau?
VD : Em có thể nín đi được không? (dỗ dành)
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 151.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS đọc lại khổ thơ trên bảng phụ, trả lời câu hỏi của bài.
- Những từ ngữ nào thể hiện thái độ lễ phép của con người?
- Đặt câu hỏi để biết sở thích của mọi người.....(GV cho HS nói miệng và nhận xét về mỗi câu hỏi đặt ra : Từ ngữ xưng hô, thái độ, từ đi kèm).
- Nêu những yêu cầu giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi ? (HS thảo luận)
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 152.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 152.
III – Thực hành :
Bài 1 :- Cách hỏi đáp trong mỗi trong đoạn văn thể hiện mối quan hệ và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
GV cho HS đọc thầm và làm trong vở bài tập, trao đổi theo cặp, báo cáo.
Bài 2 : So sánh các câu hỏi trong đoạn văn. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn các câu khác không? Vì sao? (HS thảo luận).
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc khổ thơ, đọc thầm và gạch chân dưới từ cần tìm.
Một HS gạch chân dưới từ cần tìm trên bảng phụ bằng phấn màu.
- Mẹ ơi,
VD : Với cô giáo : Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ? (sự lễ phép, kính trọng khi hỏi)
VD : Với bạn : Cậu có thích mặc đồng phục không? (sự gần gũi, thân thiết).
- ..thưa gửi, xưng hô phù hợp mối quan hệ giữa mình và người được hỏi...
-...cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu đề, đọc đoạn văn, thực hiện yêu cầu.
VD : a, Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy – trò.
Thầy Rơ-nê : ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu quý trò ; 
Lu-i trả lời thầy rất lễ phép : cậu học trò ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
HS đọc lại các câu hỏi có trong bài.
Câu hỏi : Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? – ...thích hợp, thể hiện thái độ tế nhị thông cảm, sãn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn nhỏ.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. VD ?
- Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài :Mở rộng vốn từ : Đồo chơi – Trò chơi 
Chiều:
Tiếng Việt( ôn )
 Luyện tập : Đặt câu hỏi, giữ phép lịch sự khi đặt câu
 hỏi.
1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lí thuyết về đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi, giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi, xây dựng tình huống đặt câu hỏi.
- Giáo dục ý thức học tập, biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi.
2.Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập.
- Ôn tập lí thuyết về câu hỏi, cách đặt câu hỏi.
- Thực hành làm các bài tập đặt câu hỏi theo các mục đích khác nhau, xây dựng tình huống đặt câu hỏi, viết đoạn văn.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Đặt câu hỏi cho cho mỗi phần được in đậm sau :
- Ngoài đồng, bà con đang gặt lúa.
- Giờ ra chơi, các bạn gái thường chơi nhảy dây.
Bài 2 : Thêm dấu hỏi chấm vào những câu là câu hỏi (VBT / tr 77)
Bài3 : Đặt một câu hỏi để thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau :
a, Hỏi người lớn tuổi về đường đi.
b, Hỏi mẹ để biết được ăn gì trong bữa chiều.
Bài 4 :Tưởng tượng và ghi lại cuộc trò chuyện của thiên nhiên khi nói về chiến dịch vệ sinh môi trường của học sinh trường em trong đó có sử dụng câu hỏi.(HSKG).
GV cho HS KSG làm theo cặp để hỗ trợ về nội dung, trình bày trước lớp để minh họa nội dung bài tập.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
- Câu hỏi là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết...
VD : - Con có thể nói nhỏ hơn được không? (mục đích nhắc nhở, yêu cầu).
- Mẹ đang làm gì đấy ạ ? (giữ lịch sự khi đặt câu hỏi).
HS làm trong vở, chữa bài. VD : 
- ở đâu bà con đang gặt lúa?
- Ngoài đồng, ai đang gặt lúa?
- Các bạn gái thường chơi nhảy dây khi nào?
- Câu c, câu d.
Các câu còn lại không là câu hỏi.
HS KG nêu nội dung mỗi câu, kiểu câu: VD : Câu a, câu khiến, câu b, câu kể, câu e, câu cảm.
HS nêu miệng, nhận xét về câu hỏi của bạn.
VD : - Thưa bác, đường đến bến xe lối nào ạ?
- Mẹ ơi, tối nay mẹ cho con ăn món gì đấy ạ?
VD : Phượng : - Bạn bàng ơi, bạn có thấy tôi đẹp hơn không ? Hôm qua các bạn học sinh đã quét lại nhà cho tôi đấy. Phen này, lũ sâu tha hồ khóc nhé.
Bàng : - Trông bạn khá lên nhiều đấy. Tôi cũng thế phải không bạn? Các bạn ấy còn giúp tôi xới đất nữa đấy, thoáng và mát quá......
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tiết 28: Tập làm văn 
Quan sát đồ vật (SGK /tr 153)
1. Mục tiêu: - HS biết quan sát dồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ..), phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với đồ vật khác.
- Rèn kĩ năng thực hành, dựa vào kết quả quan sát biết lập dàn ý miêu tả đồ chơi đã chọn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết yêu quý và bảo vệ đồ chơi.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
I – Nhận xét : GV cho HS đọc yêu cầu bài, thảo luận, thực hiện theo yêu cầu vào vở bài tập, báo cáo kết quả.
GV cho HS chọn một đồ vật yêu thích, quan sát dựa theo hướng dẫn SGK/tr 154, ghi lại các ý đã quan sát, hai HS ghi lại trên bảng phụ, cùng chữa bài, nhận xét về trình tự quan sát, bổ sung ý.
 Khi quan sát đồ vật cần chú ý điều gì?
II – Ghi nhớ: SGK/ tr 154.
GV cho HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
III – Luyện tập:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành:
Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý một đồ chơi em đã chọn.
GV cho HS sắp xép lại các ý đã quan sát (ghi lại trên bảng nhóm) thành một dàn ý.
HS KG nêu dàn ý mẫu, giúo HS TB yếu đặt câu hỏi quan sát, sắp xếp ý.
HS đọc xác định yêu cầu bài, thực hành. HS nêu các ý quan sát được, bổ sung các ý kiến khác nhau.
VD : Quan sát chú gấu bông :
- Gấu bông không to lắm, vừa vòng tay của em.
- Gấu ôm chiếc bụng phệ đằng trước.
- Mặt gấu bầu bĩnh, hai má phúng phính.
- Gấu có cái miệng cười rất tươi.
- Bàn chân ngắn choằn...
- Quan sát theo một trình tự hợp lí, từ bao quát đến bộ phận, quan sát bằng nhiều giác quan, tìm ra đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với các đồ vật khác.
HS đọc,nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS sắp xếp lại các ý đã quan sát thành một dàn ý .
VD :**Mở bài : Giới thiệu gấu bông : đồ chơi em thích nhất.
**Thân bài : |+ Hình dáng : gấu bông không to lắm, là gấu ngồi, dáng người tròn...
+ Bộ lông : màu nâu pha trắng trước ngực...
** Kết bài : Tình cảm của em với gấu bông : Em rất yêu gấu bông....
 C. Củng cố, dặn dò: - Nêu những điều cần chú ý khi lập dàn ý cho bài văn miêu tả? 
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập giới thiệu địa phương.
Tiết 15: Sinh hoạt
 Kiểm điểm hoạt động tuần 15
1. Mục tiêu: -Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 15, đề ra phương hướng hoạt động tuần 16.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh .
2. Văn nghệ , kể chuyện đạo đức Bác Hồ.
3. Nội dung: 
a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban cán sự lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của lớp, đã tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học trong lúc công trình xây dựng đang thi công.
* Tồn tại:
- Một số HS chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : 
- Một số HS không mang sách vở như : 
b, Phương hướng: 
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày 22-12, Ngày quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Chuẩn bị tốt cho thi chữ đẹp toàn trường.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 nam.doc