Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Kể chuyện

BÀN CHÂN KÌ DIỆU

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do giáo viên kể).

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện .

- Giáo dục học sinh học tập đức tính có ý chí vượt khó như Nguyễn Ngọc Ký

II. Đồ dùng dạy- học

- GV: Tranh minh hoạ truyện (sách giáo khoa), bảng phụ

III. Hoạt động dạy -học

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phê bình: Quyên, Dương, Quỳnh, Oanh chưa chăm học và chưa tự giác trong mọi hoạt động.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
 - Duy trì bảng hoa điểm tốt. Thi đua chào mừng 20/11.
 - Tổ chức ngày, giờ học tốt. Luyện tập múa hát tập thể và thể dục giữa giờ
- Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.
________________________________________________________________________
TUẦN 11
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Toán
NHÂN VỚI 10 , 100, 1000
CHIA CHO 10, 100, 1000
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìncho 10; 100; 1000...Làm được BT 1(a,b cột 1,2); 2(3 dòng đầu).
- Áp dụng để tính nhanh.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Hướng dẫn HS nhân với 10 & chia số tròn chục cho 10
a. Hướng dẫn HS nhân với 10
- GV nêu phép nhân: 35 x 10 = ? 
- Yêu cầu HS nhận xét để nhận ra: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
Rút ra nhận xét chung 
b.Hướng dẫn HS chia cho 10:
GV ghi bảng: 35 x 10 = 350
 350 : 10 = ?
- Yêu cầu HS tìm cách tính để rút ra nhận xét chung
- GV cho HS làm một số bài tính nhẩm trong SGK.
c.Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
Hướng dẫn tương tự như trên.
* HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: Tính nhẩm:
- Yêu cầu HS tự làm bài, đọc KQ.
- Nhận xét, củng cố cách nhân nhẩm với 10; 100;
1000.... chia nhẩm cho 10; 100; 1000...
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
- HD mẫu: 300kg = ....tạ
 300 : 100 = 3
Vậy 300 kg = 3 tạ
- Chấm, chữa bài.
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
- HS trao đổi nhóm đôi
35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vài HS nhắc lại.
350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35
- HS làm bài, đọc kết quả
HS đọc nối tiếp đến hết.
256 x 1000 = 256 000
302 x 10 = 3 020
 400 x 100 = 40 000
- HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
HS nêu lại mẫu
HS làm bài. 1HS chữa bảng
70 kg = 7 yến 800kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn 5000kg = 5 tấn
______________________________________
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( trả lời được các câu hỏi SGK)
- Có ý thức vươn lên trong cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ chép nội dung cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm
* HĐ2 : HD đọc và tìm hiểu bài
- Giới thiệu tranh minh họa
 a. Luyện đọc
- HD chia đoạn: 4 đoạn ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Yêu cầu HS đọc bài.
- GV kết hợp hướng dẫn phát âm đúng và giải nghĩa từ 
- GV đọc diễn cảm cả bài
b.Tìm hiểu bài: 
+ Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
 + Cậu ham học và chịu khó như thế nào?
+ Vì sao Nguyễn Hiền được gọi là ông Trạng thả diều ?
 +Tìm câu tục ngữ nêu nội dung ý nghĩa của bài?
- Câu chuyện ca ngợi ai ? vì sao ?
c. Đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn tìm giọng đọc
 - GV đọc mẫu đoạn 2, 3
 - GV nhận xét
* HĐ3. Củng cố - Dặn dò :
- Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì ?Hãy liên hệ bản thân
- Học bài và thường xuyên làm như bài học
 - Học sinh mở sách, quan sát, mô tả tranh minh hoạ
 - Học sinh mở sách, quan sát tranh
 - Chia đoạn
 - Học sinh nối tiếp đọc 4 đoạn
 - Lớp luyện đọc theo cặp
 - 1 em đọc cả bài
 - Học sinh theo dõi SGK
 - Học sinh đọc thầm từng đoạn.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
+Học đâu hiểu đấy , trí nhớ lạ thường( thuộc 20 trang sách/ ngày)
 + Đi chăn trâu đứng ngoài nghe giảng mượn vở bạn viết lên lưng trâu, nền cát, lá chuối khôĐèn đom đóm
+ Cậu đỗ trạng ở tuổi 13 khi vẫn ham chơi diều.
- Nhiều học sinh nêu phương án
“Có chí thì nên” là câu đúng nhất
 - Nối tiếp HS nêu
 - 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn
 - Nhiều em thi đọc diễn cảm trong tổ
 - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc
- Nối tiếp HS nêu
- HS tự liên hệ
__________________________________________
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng các từ nói trên qua bài tập thực hành (2,3) trong sách giáo khoa.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV:Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: HD làm bài tập.
 Bài tập 2: Điền vào chỗ trống
- GV gợi ý: Đọc câu văn thơ, lần lượt điền thử cho hợp nghĩa.
 - GV treo bảng phụ
 - GV nhận xét, chốt ý đúng:
a) Ngô đã thành cây
b) Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa
mùa na sắp tàn.
 - GV phân tích để học sinh thấy điền như vậy là hợp lí
 Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Truyện vui đó có gì đáng cười ?
- Cho HS thi đua làm bài
- GV chốt cách làm đúng
* HĐ2. Củng cố - Dặn dò :
- Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ?
- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài.
 - 2 em đọc yêu cầu của bài
 - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trao đổi cặp, ghi kết quả vào VBT.
 - 1 em chữa bài
 - Lớp làm bài đúng vào vở
- 1-2 em đọc bài đúng
- 1 em đọc yêu cầu về chuyện vui: Đãng trí, lớp đọc thầm
 - Nhà bác học cứ nghĩ kẻ trộm vào đọc sách chứ không nghĩ là trộm lấy đồ đạc quý
 - Lớp đọc thầm, làm bài cá nhân
+ Thay đổi các từ chỉ thời gian
 đã - đang
 bỏ từ đang
 bỏ từ sẽ ( thay nó bằng đang)
 - 1 em điền bảng
 - Lớp nhận xét cách sửa
 - 1 em đọc to lại chuyện đã sửa
- 1 em nêu : Các từ sẽ, đã, đang, sắp
______________________________________
Kể chuyện
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do giáo viên kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện .
- Giáo dục học sinh học tập đức tính có ý chí vượt khó như Nguyễn Ngọc Ký
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ truyện (sách giáo khoa), bảng phụ
III. Hoạt động dạy -học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài: 
* HĐ2 : HD kể và tìm hiểu nội dung
 a. Kể chuyện:
- GV kể lần1 giọng kể thong thả nhấn giọng ở từ gợi tả, gợi cảm.
- GV kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ
 - GV kể lần 3 kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký
( Hiện nay ông Ký là nhà giáo ưu tú, dạy môn Ngữ văn của 1 trường trung học ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương đã học lớp 3)
b. Hướng dẫn kể chuyện
- Kể theo cặp 
- GV nhận xét từng cặp kể
- Thi kể trước lớp
- GV nhận xét chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất, nhận xét đúng nhất.
- Tự liên hệ
 - Em có biết một tấm gương nào có tinh thần vượt khó trong học tập ở lớp, hay trường mình không?
 - Bản thân em đã cố gắng như thế nào?
* HĐ2 :Củng cố- Dặn dò:
 - Qua câu truyện này em học tập được gì ?
 - Về nhà tập kể lại cho mọi người cùng nghe
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ,đọc thầm các yêu cầu của bài
 - HS nghe
- Nghe và quan sát tranh
- 1 em đọc bài thơ 
- Học sinh nối tiếp đọc yêu cầu
- Kể theo bàn, trao đổi về điều học được ở anh Ký
+ Tinh thần ham học, quyết tâm vượt lên trở thành người có ích.
- Mỗi em kể theo 2 tranh
- Lớp nhận xét
- Nhiều tốp thi kể
- 3 em thi kể cả chuyện
- Lớp nhận xét
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Nhiều em tự liên hệ
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: So sánh giá trị của 2 biểu thức
- GV viết bảng hai biểu thức: (2 x 3) x 4
 2 x ( 3 x 4)
Yêu cầu 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức đó, các HS khác làm bảng con.
- So sánh kết quả của hai biểu thức 
* HĐ2. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống
- GV treo bảng phụ, giới thiệu bảng & cách làm.
- Cho lần lượt các giá trị của a, b, c rồi gọi HS tính giá trị của biểu thức (a x b) x c và a x (b x c), các HS khác tính bảng con.
Yêu cầu HS nhìn vào bảng để so sánh kết quả của hai biểu thức rồi rút ra kết luận:
 (a x b) x c = a x (b x c)
- (a x b) x c gọi là 1 tích nhân với 1 số.
- a x(b x c) gọi là 1 số nhân với 1 tích
( đây là phép nhân có 3 thừa số)
- Dựa vào CTTQ rút ra KL bằng lời?
- Gọi HS nêu lại KL.
*HĐ3: Thực hành
 Bài1(a) : Tính bằng hai cách(theo mẫu)
- Cho HS làm theo bàn rồi nêu những cách làm khác nhau & cho các em chọn cách các em cho là thuận tiện nhất.
a. 4 x 5 x 3 b. 5 x 2 x7
- KL; cách 1 là thuận tiện nhất.
Bài 2(a) : Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
 a. 13 x 5 x 2 b. 2 x 26 x 5 
- Cho HS làm vở, gọi 2 HS chữa bảng
- Chấm, chữa bài 
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
- HS thực hiện
- Làm bài vào nháp
( 2 x 3) x 4 = 6 x 4 2 x ( 3 x 4) = 2 x 12
 = 24 = 24
- 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con
a
b
c
(a x b) xc
a x( b x c)
3
4
5
(3x 4) x5 =60
3x(4x5)=60
5
2
3
(5x2) x3 =30
5x(3x2)=30
4
6
2
(4x6) x2 =48
4x(6x2)=48
- HS nêu( a x b) x c = a x ( b x c)
* Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba .
- Nêu kết luận (nhiều HS
- Làm theo bàn, 2 HS lên bảng.
C1*: 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5) x 3= 20 x 3= 60
C2: 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3) = 4 x 15 = 60
C1*: 5 x 2 x 7 = ( 5 x 2) x 7 = 10 x7 = 70
C2: 5 x 2 x 7 = 5 x ( 2 x 7) = 5 x 14 = 70
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở - 2 HS chữa bảng
- 13 x5 x 2 =13 x(5 x 2) =13 x 10 = 130
- 2 x26 x 5 = 26 (2 x 5) = 26 x 10 = 260
________________________________________
Tập đọc
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I.Mục tiêu:Giúp học sinh:
 - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng chậm rãi 
 - Hiểu lời khuyên qua các câu tụ ... 1
Toán
ĐỀ XI MÉT VUÔNG
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100cm2 và ngược lại .
- Vận dụng các đơn vị đo cm2 và dm2 để giải các bài toán có liên quan.Làm được BT1,2,3.
II. Đồ dùng dạy -học:
- GV: hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 dm (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1cm2)
- HS: giấy kẻ ô vuông (1cm x 1cm) & thước, ê ke
III. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Giới thiệu hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dm
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
- Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1 dm2 gồm bao nhiêu hình vuông 1cm2 & nhớ lại biểu tượng cm2 để tự nêu thế nào là dm2
- GV nhận xét & rút ra kết luận: đêximet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm
- GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu đêximet vuông: dm2
- GV nêu bài toán: tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10cm?
- GV giúp HS rút ra nhận xét: 1dm2 = 100 cm2
- Yêu cầu HS đọc & ghi nhớ mối quan hệ này.
*HĐ2: Thực hành
Bài 1: Đọc các số đo có tên đơn vị là dm2. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Viết số
- GV đọc: 812 dm2; 1960 dm2; 2812 dm2
- Nhận xét cách viết số, tên đơn vị.
Bài 3:Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
-Nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2 
- Nhận xét, củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- Củng cố bài: Nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2
- Chuẩn bị bài: Mét vuông.
- HS quan sát
- Hình vuông 1 dm2 bao gồm 100 hình vuông 1 cm2 (100 cm2)
- HS nhắc lại
 HS đọc: đề-xi-met vuông
- HS nêu và viết ra bảng con: dm2
- HS nhận xét.
- HS tính: 10 x10 = 100( cm2)
- HS đọc: 1 dm2 = 100 cm2
- HS làm miệng. 
+ Ba mươi hai đề-xi-mét vuông
+ Chín trăm mười một đề-xi-mét vuông
- HS viết số vào bảng con
812 dm2; 1960 dm2; 2812 dm2
- HS nêu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
HS nêu: 1 dm2 = 100 cm2
 100 cm2 = 1dm2
- Làm bài cá nhân, 1HS lên bảng
1dm2 = 100cm2 48dm2 = 4 800cm2
100cm2 = 1dm2 2 000cm2 = 20dm2
 1 997dm2 = 199 700cm2
 9 900cm2 = 99dm2
- Nhận xét
______________________________________
Toán
MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông .
- Biết được 1 m2 = 100dm2 và ngược lại . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2, dm2. 
- Vận dụng làm tốt BT1,2,3
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 m 
- HS: Bảng con
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Giới thiệu mét vuông. 
- GV treo bảng có vẽ hình vuông 1m yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
- GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu mét vuông: 
- GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 =  dm2
Yêu cầu HS đọc & ghi nhớ mối quan hệ này.
1 m2 =  cm2
- GV ghi bảng.
*HĐ2: Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu
- GV treo bảng phụ: Điền số hoặc chữ vào chỗ chấm
Bài 2:( cột1) 
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét bài, củng cố cách đổi đơn vị đo
- Củng cố mối quan hệ giữa: m2 – dm2 – cm2
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đầu bài
- Nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật?
- Cho HS làm bài vào vở- 1 HS chữa bài.
- GV chấm bài, nhận xét
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS tự tổng kết lại các đơn vị đo độ dài & đo diện tích đã học. 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng.
- Quan sát hình vẽ.
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m .
 1 m2 
- HS làm việc theo nhóm đôi.
Đại diện nhóm báo cáo
 1 m2 = 100 dm2
- HS đọc nhiều lần.
 1 m2 = 100 dm2
 1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
- 2 HS lên bảng lớp làm
Cả lớp làm vào SGK 
HS nhận xét bài làm trên bảng.
Đọc lại các số vừa viết.
- HS nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài trên bảng con
- HS sửa & thống nhất kết quả
1m2 = 100dm2 400dm2 = 4m2
100dm2 = 1m2 2110m2 = 211 000dm2
1m2 = 10 000cm2 15m2 = 150 000cm2
10 000cm2 = 1m2 10dm2 2cm2 =1002cm2
- HS đọc đầu bài
- HS nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật. HS làm bài vào vở:
Diện tích một viên gạch là:
30 x 30 = 900( cm2)
Diện tích căn phòng là:
900 x 200 = 180000 ( cm2)
180000 cm2= 18 m2
 Đáp số: 18 m2
Khoa học
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh.
- Ham thích tìm tòi khoa học.
II. Đồ dùng dạy-học: 
-GV: Câu chuyện “Cuộc phưu lưu của giọt nước”
- HS: Tìm hiểu thực tế, giải thích hiện tượng tự nhiên.
III. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1:Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
- Bước 1: GV kể câu chuyện Cuộc phưu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK. Sau đó HS nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh.
- Bước 2: GV yêu cầu SH quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
- Bước 3: Hai HS trình bày với nhau kết quả làm việc theo cặp. 
- Bước 4: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi
+Thế nào là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
*HĐ2:Trò chơi :Tôi là giọt nước
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, HD. 
- Bước 2: Các nhóm phân vai và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên.
- Bước 3: GV gọi các nhóm trình diễn. 
GV nhận xét.
*HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- HS làm việc theo cặp.
- HS làm việc cá nhân.
+ Nước từ ao, hồ, sông, suối bốc hơi gặp không khí lạnh ngưng tụ thành các đám mây.
+ Các đám mây lên tiếp tục bay lên cao, càng lên cao càng lạnh nhiều hạt nước nhỏ hợp lại thành giọt nước lớn , trĩu nặng rơi xuống tạo thành mưa 
- Làm việc theo cặp.
- Một số HS trả lời câu hỏi
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Nghe GV hướng dẫn.
- Làm việc theo nhóm.Phân vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa
- Lần lượt các nhóm lên trình bày, lớp NX góp ý( đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không) 
Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được 2 cách mở bài :gián tiếp và trực tiếp trong bài văn kể chuyện nội dung ghi nhớ ). 
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1 ,BT2 mục III )
- Bước đầu biết viết đoạn mở bài một bài văn kể chuyện theo cách gián tiếp (BT3 ) 
- Giáo dục học sinh học tập chăm chỉ chịu khó yêu thích bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Giới thiệu bài :
*HĐ2: Bài mới
Bài 1,2
- GV nêu mở bài đúng: “Trời mùa thucố sức tập chạy.”
Bài 3
 - Em có nhận xét gì về 2 cách mở bài?
- GV chốt lại: đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
+ Thế nào là mở bài trực tiếp?
+ Thế nào là mở bài gián tiếp?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1
 - Gọi học sinh đọc bài
 - Gọi 2 học sinh kể theo 2 cách mở bài 
 - GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài 2
 - Mở bài của truyện viết theo cách nào?
Bài 3
 - GV nêu yêu cầu của bài
 - Nhận xét, chữa bài cho học sinh .
*HĐ3: Củng cố- Dặn dò:
 - Có mấy cách mở bài ? Kể tên ?
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ và vận dụng thực hành
- 2 em nối tiếp nhau đọc bài 1,2
- Lớp tìm đoạn mở bài trong truyện
- Vài em nêu
- HS đọc yêu cầu của bài
- Cách mở bài trước kể ngay vào sự việc
- Cách mở bài sau không kể ngay mà nói chuyện khác rồi dẫn vào câu chuyện định kể.
- HS nối tiếp trả lời( trực tiếp: Bài 1; gián tiếp: Bài 2) 
- 1 em đọc ghi nhớ- lớp đọc nhẩm cho thuộc.
- HS đọc, tự tìm các ví dụ
- 4 em nối tiếp đọc 4 cách mở bài của truyện
- Cả lớp đọc thầm, tìm lời giải đúng 
- Mở bài trực tiếp ý a . Mở bài gián tiếp: ý b, c, d.
- 1 em đọc nội dung bài- lớp đọc thầm.
- Mở bài theo cách trực tiếp
- 1 em nêu yêu cầu bài 3
- Học sinh chọn 1 cách mở bài gián tiếp
- Làm bài vào vở- 2 HS làm bảng nhóm 
Sinh hoạt 
KIỂM ĐIỂM TUẦN 11
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
 a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ: Tổ 1: xếp thứ 2; Tổ 2: xếp thứ 1; Tổ 3: xếp thứ 3
b. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Về học tập: Đa số HS có ý thức học và làm bài ở nhà.
Về đạo đức: Ngoan, lễ phép, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Tập chưa đều.
Về các hoạt động khác: Chăm sóc cây thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ.
Tuyên dương: em Bằng, Phương, Hiếu, Trường, Anh, Hân, Lan
Phê bình: em Dương, Oanh, Quyên, Vụ chưa chăm học, chưa tự giác.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
 - Duy trì bảng hoa điểm tốt. Thi đua chào mừng 20/11
- Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Tích cự rèn chữ để thi chữ viết đẹp cấp trường.
- Tập luyện múa hát tập thể và thể dục giữa giờ để thi vào 20-11
- Tập 2 tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11.
________________________________________________________________________
TUẦN 12
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. Làm được BT1;2(mỗi phần 1 ý) và BT3.
 - Giáo dục học sinh ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 -GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức. 
- GV ghi bảng: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 11Buoi 1.doc