Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 2 - Truyện cổ nước mình - Năm học 2009-2010

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 2 - Truyện cổ nước mình - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh đọc trôi chảy lưu loát toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào,tình cảm

- Đọc đúng các từ khó trong bài : truyện cổ, tuyệt vời , sâu xa

- Hiểu ý nghĩa nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ tích của đất nước.Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu lại vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống của ông cha ta.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 5061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 2 - Truyện cổ nước mình - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 26 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Truyện cổ nước mình
I. Mục TIÊU:
- Học sinh đọc trôi chảy lưu loát toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào,tình cảm
- Đọc đúng các từ khó trong bài : truyện cổ, tuyệt vời , sâu xa
Hiểu ý nghĩa nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ tích của đất nước.Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu lại vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống của ông cha ta.
Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
III. các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Yêu cầu đọc bài : “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi SGK
GV nhận xét đánh giá.
B.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài thơ SGK, giới thiệu bài.
HĐ2 :Hướng dẫn luyện đọc 
- Một học sinh giỏi đọc toàn bài
- HS nêu phương án chia đoạn bài thơ(5 đoạn) (SGV- trang 63)
- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm của tác giả.
- HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt)
+ Hết lượt 1: GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó: truyện cổ, tuyệt vời, sâu xa, rặng dừa nghiêng soi...
+ Hết lượt 2: GV hướng dẫn HS TB ngắt nhịp một số câu thơvà cách nhấn giọng một số từ 
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa
 Thương người/ rồi mới thương ta
 Yêu nhau/ dù mấy cách xa cũng tìm.. .
+ Hết lượt 3 : GV giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới: Độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang.- GV yêu cầu học sinh đọc thầm các từ trong phần chú giải.Vài học sinh đọc thành tiếng phần chú giải.
- HS đọc trong nhóm (nhóm đôi)
- 1HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu: 
HĐ3: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn1, 2, 3 trả lời câu hỏi1 (SGK)
+ Các từ ngữ: nhân hậu ,độ trì , độ lượng, đa tình, đa mang.GV ghi bảng các từ đó
+ HS rút ý 1: 
* ý1 :Truyện cổ nước ta thể hiện được những phẩm chất quý báu của cha ông ta
+ Nhiều học sinh nhắc lại
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn4, lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi 2,3(SGK) 
+ Các từ ngữ: thị thơm, đẽo cày. GV ghi bảng các từ ngữ đó
+ GV nêu câu hỏi gợi ý, HS trả lời và nêu được ý 2, GV nhận xét chốt ý đúng
* ý2: Những truyện cổ có trong bài thơ.
+ Nhiều học sinh nhắc lại.
- 2 Học sinh đọc thành tiếng hai câu thơ cuối, lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi 4
+ Các từ ngữ : thầm thì, đời sau. GV ghi bảng
+ GV nêu câu hỏi gợi ý học sinh rút ra ý 3. GV nhận xét chốt ý đúng
* ý3: Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau.
- 1 HS đọc lại cả bài thơ, lớp đọc thầm theo. GV nêu câu hỏi gợi ý, HS rút ra nội dung của bài. GV nhận xét, chốt lại ý đúng : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu truyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. GV ghi bảng
- HS trung bình, yếu nhắc lại nội dung của bài.
HĐ4 : Luyện đọc diễn cảm.
Gọi học sinh đọc nối tiếp các đoạn trong bài.
Học sinh khá tìm đoạn thơ mình thích- nêu cách đọc và đọc trước lớp.
Giáo viên treo bảng phụ và HD học sinh luyện đọc nâng cao đoạn và học thuộc lòng đoạn: “từ đầu nghiêng soi”.
 Học sinh giỏi đọc mẫu.
Học sinh luyện đọc diễn cảm. (Cá nhân, hoặc nhóm đôi)
Học sinh thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng trước lớp 
Bình chọn học sinh đọc hay nhất.
iv. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài :Thư thăm bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docTËp.doc