Giáo án Tiếng Việt lớp IV - Tuần 3

Giáo án Tiếng Việt lớp IV - Tuần 3

TUẦN 3

Ngày:

Tập đọc (tiết 5)

THƯ THĂM BẠN

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn , muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .

- Biết đọc lá thư lưu loát , giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba . Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư .

 - Biết chia xẻ buồn vui cùng bạn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .

 - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .

 - Băng giấy viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 58 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp IV - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Ngày:
Tập đọc (tiết 5)
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn , muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .
- Biết đọc lá thư lưu loát , giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba . Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư .
	- Biết chia xẻ buồn vui cùng bạn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
	- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
	- Băng giấy viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Truyện cổ nước mình .
	- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” và trả lời câu hỏi : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
 3. Bài mới : (27’) Thư thăm bạn .
 a) Giới thiệu bài :
	Hôm nay , các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn . Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hòa Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba . Trong tai họa , con người phải yêu thương , chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau . Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này .
 b) Các hoạt động : 
TG
10’
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu  với bạn .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  như mình .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?
- Lương viết thư cho Hồng để làm gì ?
- Tìm những câu cho thấy Lương rất thông cảm với Hồng .
- Tìm những câu cho thấy Lương biết cách an ủi Hồng .
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 ( 6 dòng đầu ) .
- Không . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong .
- Để chia buồn với Hồng .
- Đọc đoạn còn lại .
- Hôm nay  mãi mãi .
- Chắc là  nước lũ ; Mình tin rằng  nỗi đau này ; Bên cạnh Hồng  như mình .
- Đọc những dòng mở đầu và kết thúc bức thư .
- Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi người nhận thư . Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ , cám ơn , hứa hẹn , kí tên , ghi họ tên người viết thư .
15’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bạn Hồng thân mến  chia buồn với bạn .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ? ( Lương rất giàu tình cảm . Lương đọc báo , biết hoàn cảnh của Hồng , đã chủ động viết thư thăm hỏi , giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn , khó khăn 	- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ? ( HS phát biểu )
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Đọc lại bài ở nhà .
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Ngày:
Chính tả (tiết 3)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài viết “ Cháu nghe câu chuyện của bà ” .
- Nghe – viết lại đúng chính tả bài thơ “ Cháu nghe câu chuyện của bà ” . Biết trình bày đúng , đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ . Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : tr / ch , hỏi / ngã .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Mười năm cõng bạn đi học .
	Mời 1 em đọc cho 2 bạn viết vào bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những tiếng có âm đầu là l / n hoặc vần ang / an trong BT 2 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Cháu nghe câu chuyện của bà .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài 1 lượt .
- Nội dung bài thơ nói gì ?
- Nêu cách trình bày bài thơ lục bát .
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc lại bài thơ .
- Nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình .
- Đọc thầm lại bài thơ cần viết , chú ý những từ ngữ dễ viết sai chính tả . 
- Câu 6 viết lùi vào cách lề vở 1 ô ; câu 8 viết sát lề vở ; hết 1 khổ thơ phải để trống 1 dòng rồi viết tiếp khổ sau .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( chọn 2a )
- Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to , mời 3 – 4 em lên bảng thi làm bài đúng , nhanh .
- Giúp HS hiểu : Thân trúc , tre đều có nhiều đốt . Dù bị thiêu cháy thì đốt của nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước .
- Giúp HS hiểu ý nghĩa đoạn văn : Ca ngợi cây tre thẳng thắn , bất khuất , là bạn của con người .
.
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn rồi làm bài cá nhân vào vở .
- Từng em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc lại đoạn văn BT 2a .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có lòng thương người .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu mỗi em về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr/ch hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hay ngã .
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Ngày:
Luyện từ và câu (tiết 5)
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ , từ dùng để tạo nên câu ; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa , từ bao giờ cũng có nghĩa . Bước đầu làm quen với từ điển .
	- Phân biệt được từ đơn và từ phức . Bước dùng từ điển để tìm hiểu về từ .
	- Yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và BT 1 .
	- Bốn , năm tờ giấy khổ rộng ; trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần Nhận xét và Luyện tập , sau mỗi câu có khoảng trống để viết câu trả lời .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Dấu hai chấm .
	- 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài “ Dấu hai chấm ” .
	- 1 em làm lại BT 1 , ý a ; 1 em làm lại BT 2 .
 3. Bài mới : (27’) Từ đơn và từ phức .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
TG
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS hiểu thế nào là từ , là tiếng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho từng nhóm trao đổi làm BT 1 , 2 .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét .
- Đại diện các nhóm dán làm bài lên bảng lớp , trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Giải thích rõ thêm nội dung cần ghi nhớ 
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 2 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Nói : Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ . Trong từ điển , đơn vị được giải thích là từ . Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ ( từ đơn hoặc từ phức )
+ Kiểm tra HS chuẩn bị từ điển , hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm từ .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập .
- Từng cặp HS trao đổi , làm bài trên giấy GV đã phát .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc và giải thích yêu cầu bài tập .
- Từng nhóm trao đổi .
- Tự tra từ điển theo hướng dẫn của GV , báo cáo kết quả làm việc .
- Cả lớp nhận xét .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu .
- Tiếp nối nhau mỗi em đặt ít nhất 1 câu ( nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó ) .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS học thuộc ghi nhớ ; viết vào vở ít nhất 2 câu đã đặt ở BT 3 .
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Ngày:
Kể chuyện (tiết 3)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truye ... bảng thực hiện thao tác .
- Thực hành mũi khâu thường trên vải .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải .
+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau , không bị dúm , thẳng theo đường vạch dấu .
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Trưng bày sản phẩm .
- Tự đánh giá sản phẩm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành .
	- Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ” .
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Ngày:
Kĩ thuật (tiết 6)
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
	- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường .
	- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
	+ Hai mảnh vải hoa giống nhau , mỗi mảnh có kích thước 20 x 30 cm .
	+ Len , chỉ khâu .
	+ Kim khâu , thước , kéo , phấn vạch .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Khâu thường (tt) .
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp .
 3. Bài mới : (27’) Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động : 
TG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu mẫu , hướng dẫn quan sát để nêu nhận xét .
- Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mép vải .
- Kết luận : Khâu ghép 2 mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu , may các sản phẩm . Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo , cổ áo  hay đường thẳng như đường khâu túi đựng , áo gối  
Hoạt động lớp .
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau . Mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau . Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải .
- Nêu ứng dụng của khâu mép vải .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm cách thực hiện kĩ thuật khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Lưu ý :
+ Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải .
+ Uùp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau , xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược .
+ Sau mỗi lần rút kim , kéo chỉ , cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đừng khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi tiếp theo .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Quan sát hình 1 , 2 , 3 để nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Lên thực hiện thao tác vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải .
- Quan sát hình 2 , 3 để nêu cách khâu lược , khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Trả lời các câu hỏi SGK .
- 1 – 2 em lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn .
- Nhận xét .
- Đọc ghi nhớ SGK .
- Xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức rèn kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành .
	- Dặn về nhà tiếp tục thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Ngày:
Mĩ thuật (tiết 3)
Vẽ tranh đề tài 
CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết được hình dáng , đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc .
	- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật , vẽ màu theo ý thích .
	- Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Tranh , ảnh một số con vật .
	- Hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH .
	- Bài vẽ của HS các lớp trước .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Tranh , ảnh các con vật .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , tẩy , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Vẽ hoa lá .
	- Vài em nêu lại cách pha màu đã học bài trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ tranh đề tài : Các con vật quen thuộc .
 a) Giới thiệu bài : 
	Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp với nội dung bài .
 b) Các hoạt động :
TG
Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài 
MT : Giúp HS chọn được nội dung đề tài cần thể hiện .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Cho xem tranh , ảnh đồng thời đặt các câu hỏi để HS trả lời .
Hoạt động lớp .
- Trả lời về :
+ Tên con vật .
+ Hình dáng , màu sắc con vật .
+ Đặc điểm nổi bật của con vật .
+ Các bộ phận chính của con vật .
+ Ngoài các con vật trong tranh , ảnh em còn biết những con vật nào nữa ? Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ?
+ Em sẽ vẽ con vật nào ?
+ Hãy miêu tả hình dáng , đặc điểm , màu sắc của con vật em định vẽ .
Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ con vật .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Dùng tranh , ảnh để gợi ý cách vẽ theo các bước :
+ Vẽ phác hình dáng chung .
+ Vẽ các bọ phận , các chi tiết cho rõ đặc điểm .
+ Sửa chữa , hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp .
- Lưu ý : Để vẽ được bức tranh đẹp và sinh động về con vật , có thể vẽ thêm những hình ảnh khác như : mèo mẹ , mèo con , gà mẹ , gà con , cảnh vật như cây , nhà  
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ được con vật .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Yêu cầu HS :
+ Nhớ lại đặc điểm , hình dáng , màu sắc con vật định vẽ .
+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy .
+ Vẽ theo cách đã được hướng dẫn .
+ Có thể vẽ một hoặc nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật cho tranh tươi vui , sinh động .
+ Chú ý vẽ màu phù hợp , rõ nội dung .
- Quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung cho từng em .
Hoạt động cá nhân .
- Vẽ vào vở .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét và gợi ý để HS nhận xét .
- Lưu ý : 
+ Nhận xét kĩ các bài vẽ con thiếu sót ; khen ngợi , động viên những bài vẽ tốt .
+ Gợi ý xếp loại các bài đã nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét về :
+ Cách chọn con vật .
+ Cách sắp xếp hình vẽ .
+ Hình dáng con vật .
+ Các hình ảnh phụ .
+ Cách vẽ màu .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Quan sát các con vật trong cuọc sống hàng ngày , tìm ra đặc điểm về hình dáng , màu sắc của chúng .
	- Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc .
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Ngày:
Aâm nhạc (tiết 3)
Oân tập bài hát : EM YÊU HÒA BÌNH 
Bài tập cao độ và tiết tấu
I. MỤC TIÊU :
	- Tiếp tục học hát bài “ Em yêu hòa bình ” và học Bài tập cao độ và tiết tấu .
	- Thuộc bài hát , tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa . Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu .
	- Giáo dục HS yêu hòa bình ; yêu quê hương , đất nước .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nghiên cứu một vài động tác phụ họa phù hợp với bài hát .
	- Bảng phụ chép sẵn Bài tập cao độ , bài tập tiết tấu .
	- Nhạc cụ quen dùng .
 2. Học sinh :
	- Một số nhặc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Em yêu hòa bình .
	- Cả lớp hát lại bài “ Em yêu hòa bình ” .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Em yêu hòa bình – Bài tập cao độ và tiết tấu .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
TG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hát kết hợp với động tác phụ họa .
MT : Giúp HS hát thuộc bài hát kết hợp với các động tác phụ họa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Chia lớp làm đôi , một nửa lớp hát , một nửa lớp gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
- Hướng dẫn hát kết hợp với các động tác phụ họa .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Làm quen với bài tập nhạc
MT : Giúp HS đọc được các bài tập nhạc.
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Giới thiệu cho HS nhận biết các nốt DO , MI , SOL , LA trên khuông nhạc .
- Hướng dẫn gõ bằng thanh phách hoặc vỗ tay theo Bài tập tiết tấu trong SGK .
- Gọi HS nói tên nốt , GV đọc mẫu , HS đọc theo , ngón tay gõ theo phách .
Hoạt động lớp .
- Tập đọc đúng cao độ .
- Thực hiện bài “Luyện tập cao độ” SGK
 4. Củng cố : (3’)
	- Hát lại bài “ Em yêu hòa bình ” , vỗ tay hoặc nhún chân chuyển động theo nhịp .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Oân lại bài hát ở nhà .
CHỈNH SỬA BỔ SUNG :
Thể dục (tiết 5)
ĐI ĐỀU , ĐỨNG LẠI , QUAY SAU 
TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ”
(Giáo viên bộ môn )
Thể dục (tiết 6)
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI 
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
(Giáo viên bộ môn )

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TV lop IV tuan 3.doc