Giáo án Tuần 24 Buổi 1 - Lớp 4

Giáo án Tuần 24 Buổi 1 - Lớp 4

Tập đọc

Tiết 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN.

I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gọi cảm.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng.

- Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.

- Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là ATGT và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK

- Tranh vẽ của HS an toàn giao thông.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 33 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 24 Buổi 1 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUầN 24
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
Tập đọc
Tiết 47: Vẽ về cuộc sống an toàn.
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gọi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng.
- Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.
- Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là ATGT và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK
- Tranh vẽ của HS an toàn giao thông.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nh/xét bài đọc và câu trả lời của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới: 
 Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:
(?) Bức tranh vẽ cảnh gì ?
*GV giới thiệu bài:
 - Viết bảng UNICEF, 50.000
*Giải thích:
- Yêu cầu 5 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
(?) Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
(?) Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì ?
(?) Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm. Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
(?) Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
(?) Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì ?
- GV ghi ý chính 1 lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi:
(?) Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi ?
(?) Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?
(?) Em hiểu “thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ” nghĩa là gì ?
(?) Đoạn cuối bài cho ta biết gì?
- GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.
(?) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì ?
 (?) Bài đọc có nội dung chính là gì ?
- GV ghi ý chính của bài lên bảng.
c) Luyện đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu đoạn văn
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Gọ HS đọc toàn bài trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu nội dung tranh, có lời giới thiệu về tranh hay.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
- HS đọc thuộc lòng.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 +Bức tranh chụp lại những bức ảnh mà các bạn học sinh vẽ về An toàn giao thông.
- Lắng nghe.
- Đồng thanh đọc: u-ni-xép, năm mươi nghìn
- HS đọc bài theo trình tự :
+HS 1 : 50000 bức tranh đáng khích lệ.
+HS 2 : UNICEF Việt Nam sống an toàn.
+HS 3 : Được phát động từ Kiên Giang
+HS 4 : Chỉ cần điểm qua giải ba.
+HS 5 : 60 bức tranh đến bất ngờ
- HS đọc phần Chú giải thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc toàn bài thành tiếng.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
 +Chủ đề của cuộc thi vẽ là Em muốn sống an toàn.
 + Tên của chủ điểm muốn nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.
 +Cuộc thi vẽ tranh Em muốn sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
 +Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức
*Nói lên ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
- Nhắc lại.
- Đọc thầm, trao đổi, thảo luận tìm câu trả lời:
 +Chỉ cần điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú.
 + 60 bức tranh được chọn treo ở triểm lãm, trong đó có 46 bức đoạt giải. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp.
 + Thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
*Đoạn cuối bài cho thấy nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.
- Lắng nghe.
+Những dòng in đậm ở đầu bản tin tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
*Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cụôc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn.
- HS nhắc lại ý chính của bài.
- HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
- Theo dõi
- HS ngồi cùng bàn tìm ra giọng đọc và luyện đọc.
- HS thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
- HS đọc toàn bài.
***********************************************************************
Toán
Tiết 116: luyện tập.
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để giải toán.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 116.
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy - học bài mới: 
 Giới thiệu bài mới
 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV viết bài mẫu lên bảng, yêu cầu HS viết thành 3 phân số có mẫu số là 1 sau đó thực hiện quy đồng và cộng các phân số.
*GV giảng:
 Ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ 2 trong phép cộng là 5, nhẩm 3 = 15, vậy 3 = nên có thể viết gọn bài toán như sau :
3 + = + = 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng
Bài 2
- GV yêu cầu HS nhắc lại về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên
- GV yêu cầu HS tính và viết vào các chỗ chấm đầu tiên của bài .
- GV yêu cầu HS so sánh: 
(+) + và + ( +).
(?) Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta làm như thế nào ?
*GV kết luận:
 Đó chính là tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
(?) Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
Bài 3
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS tự làm bài
Tóm tắt
Chiều dài : m
Chiều rộng :m
Nửa chu vi : ..m
- GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS làm bài.
3 + = + = + = 
- HS nghe giảng.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét:
 Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng sô thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- HS làm bài:
 (+) + = = ;+ ( +) ==
- HS nêu: (+) + = + (+).
 Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ 3 chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
- Lắng nghe.
- Tính chất kết hợp của phép cộng các phân số cũng giống như tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
 + = (m)
 Đáp số m
- Nhận xét, sửa sai.
- Về nhà làm lại các BT trên.
**********************************************************************
Đạo đức
Tiết 24: giữ gìn các công trình công cộng.
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Có ý bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Đồng tình và không đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng.
- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
- Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia tích cự vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. đồ dùng dạy - học
 Một câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Chúng ta cần phải giữ phép lịch sự ở những đâu?
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 
 a. GT bài:
 b. Tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống như sgk
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Y/c thảo luận đóng vai xử lý tình huống
- GV nhận xét.
*Kết luận:
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. 
- Y/c thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau.
 1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa.
 2. Gần tết đến, mọi người dân trong xóm Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ.
 3. Đi tham quan, bắt trước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây.
 4. Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng.
 5. Trên đường đi học về các bạn học sinh lớp 4E phát hiện một anh thanh niên đang tháo ốcoẻ đường ray xe lửa, các bạn đã báo ngay chú CA để ngăn chặn hành vi đó.
- NX các câu trả lời của học sinh.
(?) Vậy để giữ các công trình công cộng, em phải làm gì?
- Nhận xét, bổ sung.
*Kết luận:
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ. 
*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Y/c thảo luận theo câu hỏi sau:
1. Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết.
 2. Em hãy đề ra một só hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó.
- Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
 (?) Siêu thị nhà hàng...có phải là những công trình công cộng cần bảo vệ giữ gìn không?
- Nhận xét 
*Kết luận:
 Công trình công cộng là những công trình được XD mang tính văn hoá, phục vụ chung cho tất cả mọi người. Siêu thị nhà hàng... Tuy không phải là các công trình công cộng nhưng chúng ta cũng phải BV giữ gìn vì đó là những sản phẩm do người LĐ làm ra.
3. Củng cố, dặn dò: 
(?) Trạm xá cầu cống có phải là công trình công cộng cần bảo vệ không?
- GV nhận xét giờ học
- ở bất kể mọi lúc mọi nơi trong khi ăn uống,nói năng chào hỏi...
- HS ghi đầu bài
 - Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nếu là Thắng em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn vì nhà văn hoá là nơi sinh hoạt VH-VN của mọi người nên phải giữ gìn bảo vệ. Viết vẽ lên tường sẽ làm bẩn, mất thẩm mĩ.
- NX bổ xung
- Tiến hành thảo luận
- Đại diện các cặp đôi trình bày.
 1. Nam, Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn bảo vệ.
 2. Việc làm đó của mọi người là đúng vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người ai cũng phải giữ gìn sạch sẽ.
 3. ... t động 1: T.p ở trung tâm ĐB Sông Cửu Long
(?) TP Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? TP Cần Thơ giáp với tỉnh nào?
- Y/C HS lên chỉ trên lược đồ TP Cần Thơ, và nêu tên các tỉnh giáp với TP.
*Hoạt động 2: Trung tâm KT, VH, KH của ĐB Sông Cửu Long
 1.Có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ.
 2.Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ.
 - Y/C HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, đọc sách và bằng hiểu biết của mình tìm dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ còn là trung tâm VH, KH của ĐB sông Cửu Long. 
- Y/C HS trả lời. 
(?) Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở SX có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các ngành nào? (ngành công nghiệp hay nông nghiệp)? 
(?) Có thể đến những nơi nào ở Cần Thơ để tham quan du lịch? 
- Y/C HS làm việc theo nhóm: dựa vào tranh ảnh được phát và SGK để trả lời câu hỏi:
(?) Có biết câu thơ nào nói về sự mến khách của vùng đất Cần Thơ không? GV có thể mở rộng: "gạo trắng nước trong" cho biết Cần Thơ có thế mạnh gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Y/C nêu nhận xét về TP Cần Thơ. 
- Y/C chỉ TP Cần Thơ trên bản đồ và một số địa danh du lịch? 
- HS trả lời (phần ghi nhớ)
- Lắng nghe.
- HS tô màu vào lược đồ theo hướng dẫn của GV.
+ TP Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu, các tỉnh giáp với TP Cần Thơ là Vĩnh Long, Đồng Tháp, An giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
tên các tỉnh giáp với TP. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
1.Hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ chằng chịt, chia cắt TP ra nhiều phần. 
 2.Hệ thống này tạo điều kiện để TP Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thuỷ sản.
- HS nghe và theo dõi minh hoạ trên lược đồ .
 + ở đây có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho ĐB sông Cửu Long. 
 + Là nơi SX máy nông nghiệp, phân bón thuốc trừ sâu. 
 + Có trường ĐH Cần Thơ và nhiều trường cao đẳng, các trường dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ KH KT có chuyên môn giỏi.
- Các SP chủ yếu phục vụ ngành nông nghiệp.
- HS nghe
- Chợ Nổi, Bến Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch. 
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
- HS lắng nghe.
"Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai vô tới đó thì không muốn về"
- Cho biết Cần Thơ có nhiều lúa gạo, tôm cá.
- Đọc ghi nhớ trong SGK
**********************************************************************
Khoa học
Tiết 48: ánh sáng cần cho sự sống.
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người và động vật 
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Khăn tay, phiếu học tập.
- HS: Sgk,vở...
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
(?) Nêu nhu cầu về ánh sáng của thực vật ?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài - Viết đầu bài.
Hoạt động 1: 
(?) Tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người ?
 Hoạt động 2: 
 *Mục tiêu: Hiểu và biết được vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
(?) Kể tên các loài động vật mà em biết. Chúng cần ánh sáng để làm gì ?
(?) Kể tên một số loài động vật kiếm ăn vào buổi tối, ban ngày ? 
(?) Nêu nhu cầu về ánh sáng của động vật ?
4. Củng cố - Dặn dò:
(?) Nêu nhu cầu về ánh sáng của động vật ?
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Lớp hát đầu giờ.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS tìm ví dụ của mình.
 + Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới màu sắc, hình ảnh.
 + Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ của con người.
- Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kỹ thuật đó trong chăn nuôi.
- Chó, mèo, trâu, bò, ngựa, dê chúng cần ánh sáng để di chuyển, kiếm ăn và tránh né kẻ thù.
 + Ban đêm: Chuột, mèo, cú, chó sói, hổ, báo
 + Ban ngày: Gà, vịt, trâu, bò
- Mỗi loài động vật có nhu cầu về áng sáng để phát triển và sinh sản.
- Mắt của ĐV kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình ảnh, kích thước, màu sắc,... Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của ĐV kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc chỉ phân biệt được sáng tối để phát hiện con mồi trong bóng tối.
***********************************************************************
Toán
Tiết 120: luyện tập chung.
I. Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng, phép trừ phân số.
- Bước đầu biết thực hiện phép cộng ba phân số.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 120.
2. Dạy - học bài mới
 Giới thiệu 
- Trong giờ học này chúng ta tiếp tục làm các bài tập luyện tập về phép cộng và phép trừ các phân số.
Bài 1
(?) Muốn thực hiện phép cộng hay phép trừ hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 2
- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.
*Lưu ý:
 Yêu cầu khi làm phần c, HS phải viết 1 thành phân số có mẫu số là 3 rồi tính; khi làm phần d phải viết 3 thành phân số có mẫu số là 2 rồi tính.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
*GV hỏi:
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*GV hỏi tiếp:
(?) Trong phần a, em làm thế nào để tìm được x? Vì sao lại làm như vậy? (Nếu HS không nêu được thì GV giới thiệu x chính là số hạng chưa biết trong phép cộng, sau đó yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng).
- GV hỏi tương tự với các phần còn lại của bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài.
 - HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
 + Chúng ta QĐMS các phân số sau đó thực hiện phép cộng trừ các phân số cùng mẫu số.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
*Kết quả làm bài đúng như sau:
a) += + = 
b) + = + = 
c) - = - = 
d) - = - = 
- Nhận xét, sửa sai.
- HS nhận xét bài của bạn, sau đó kiểm tra lại bài của mình.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, sửa sai.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Tìm x.
- HS đọc lại đề bài phần a và trả lời :
Thực hiện phép trừ. Vì x là số hạng chưa biết trong phép cộng nên khi tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi sô hạng đã biết.
 b) HS nêu cách tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ.
 c) HS nêu cách tìm số trừ chưa biết trong phép trừ.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
*Kết quả bài làm đúng như sau:
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*GV hướng dẫn:
 Các phép tính trong bài có dạng là phép cộng ba phân số, các em đã học tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số, trong bài tập này các em áp dụng các tính chất đó để thực hiện phép cộng các phân số cho thuận tiện.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện.
- HS nghe giảng, nêu lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
- HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5
- GV gọi 1 HS yêu cầu đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt
Học tiếng Anh: tổng số HS
Học tin học : tổng số HS
Học Tiếng Anh và Tin học : số HS?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải
Số HS học Tiếng Anh và Tin học chiếm số phần là:
 + = (tổng số HS)
Đáp số: tổng số HS
**********************************************************************
Tập làm văn
Tiết 48: tóm tắt tin tức.
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Biết cách tóm tắt tin tức đảm bảo ngắn ngọn mà vẫn chứa đủ nội dung của tin.
II. đồ dùng dạy - học
- Giấy khổ to và bút dạ
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm BT/2 tiết tập làm văn trước.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới:
 Giới thiệu bài 
 Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- Gọi HS trả lời câu hỏi
(?) Bản tin gồm có mấy đoạn ?
(?) Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn.
- Tóm tắt mỗi đoạn bằng 1 hoặc 2 câu.
- GV ghi nhanh vào cột trên bảng.
+ Hãy tóm tắt toàn bộ bản tin
Bài 2
*GV hỏi:
(?) Khi nào là tóm tắt tin tức ?
(?) Khi muốn tóm tắt tin tức ta phải làm gì ?
 + Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn
 + Tùy mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc chính bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, từ ngữ nổi bật.
 Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 Luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng
- Cả lớp cùng nhận xét chữa bài
- Cho điểm những HS làm bài tốt
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc các câu tóm tắt cho bài báo
- N/xét, kết luận những bản tin tóm tắt hay, đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại vào vở BT 1 phần luyện tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng đọc bài viết của mình.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS ngôì cùng bàn đọc thầm bản tin “Vẽ về cuộc sống” an toàn, trao đổi và trả lời câu hỏi
- Bản tin này có 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
*HS suy nghĩ và trả lời 
 + Tóm tắt tin tức là tạo ra tin tức ngắn hơn nhưng vẫn đầy đủ về nội dung.
 + Khi muốn tóm tắt tin tức ta phải : đọc kỹ đẻ nắm vững nội dung bản tin; chia bản tin thành các đoạn; xác định sự việc chính ở mỗi đoạn; trình bày lại các tin tức đã tóm tắt.
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS đọc thành tiếng
- HS viết vào giấy khổ to.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài của mình.
- HS đọc thành tiếng yêu cầu trước lớp.
- Tiếp nối nhau đọc bản tin tóm tắt của mình.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
**********************************************************
 Ban giám hiệu kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24 Buoi 1 Lop 4.doc