Kinh nghiệm dạy một số bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Kinh nghiệm dạy một số bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

I.LỜI MỞ ĐẦU:

 Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường.Chương trình môn Tiếng Việt trong các hệ thống chương trình môn học của chương trình mới được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu nói trên.Vậy chương trình mônTiếng Việt tiểu học mới gồm các mục tiêu sau:

 1. Mục tiêu môn Tiếng Việt

 a/ Về kĩ năng

 *Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt( đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

 * Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản( phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống.) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức.

 b/ Về kiến thức

 *Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

 * Cung cấp cho học sinh các hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm dạy một số bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LỜI MỞ ĐẦU:
 Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đã dẫn tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường.Chương trình môn Tiếng Việt trong các hệ thống chương trình môn học của chương trình mới được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu nói trên.Vậy chương trình mônTiếng Việt tiểu học mới gồm các mục tiêu sau: 
 1. Mục tiêu môn Tiếng Việt 
 a/ Về kĩ năng
 *Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt( đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
 * Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản( phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống....) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức. 
 b/ Về kiến thức
 *Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
 * Cung cấp cho học sinh các hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.
 c/ Về thái độ 
 *Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. 
 * Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Dạy Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu thông qua hoạt động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Vậy để đạt được mục tiêu đề ra phân môn Luyện từ và câu có các nhiệm vụ sau:
 2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 
 a/ Làm giàu vốn từ cho học sinhvà phát triển năng lực dùng từ đật câu của các em.
- Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từbao gồm việc thêm vào vốntừ của học sinhnhững từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm chocác em nắm được tính nhiều nghĩavà sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhaucủa từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
- Hệ thống hoá vốn từ: Dạy cho học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thốngtrong trí nhớ của mình để tích luỹ từ được nhanh chóng và tao ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vài hoạt động lời nói được thuận lợi. Công việc này được hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ htống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởngcùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo..., tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vố từ.
- Tích cực hoá vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từtích cực được học sinh dùng thường xuyên. Tích cực hoá vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng vủa mình. 
 b/ Cung cấp một số kiến thức về từ và câu: 
- Trên cơ sở vốn từ ngữ có được trước khi đến trường, từ những hiện tượng cụ thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức về câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Luyện từ và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng.Cụ thể đó là kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại; các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
 	Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
3. Thực trạng dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Hiện nay,dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng đã được đặc biệt quan tâm và đã đạt được kết quả khá khả quan. Tuy nhiên việc dạy học về phân môn Luyện từ và câu, nhất là về từ loại vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: có những giáo viên chưa chuyển tải hết kiến thức trong SGK đến cho học sinh, có giáo viên còn lúng túng khi hiểu và phân biệt các tiểu từ loại, do vậy việc truyền tụ kiến thức cho học sinh , phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học còn gặp nhiều khó khăn. Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, vốn ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế,nên khi gặp những dạng bài tập về chỉ ra, phân biệt các tiểu từ loại của danh từ, động từ, tính từ các em rất lúng túng không giải quyết được.
 Xuất phát từ những lí do nêu trên nên tôi đã chọn “Kinh nghiệm dạy một số bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4” làm đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học của mình. Nếu khả thi thì đó là hành trang quan trọng giúp bản thân tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng Việt nói chung đồng thời góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học.
 	Đây cũng là sáng kiến nhỏ trong dạy học, sáng kiến này nghiên cứuvà hoàn thành trong thời gian: Từ tháng 9 năm 2009đến tháng 4 năm 2010. Với trình độ có hạn, nên không tránh khỏi thiếu sót nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp tham khảo và góp ý, đồng thời rất mong được sự góp ý của cấp trên.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nắm được phân môn Luyện từ và câu lớp 4 và thực trạng của học sinh lớp 4 khi học các bài về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn hiểu biết để phục vụ trong quá trình dạy học
Khảo sát thực trạng dạy học Luyện từ và câu lớp 4 ở lớp 4A ,Trường Tiểu học Nguyệt Ấn – Ngọc Lặc để phát hiện những bất cập gây ra, những hạn chế cản trở đến quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng.
Đề xuất kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong trường Tiểu học.
Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Đối tượng là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyệt Ấn I có học lực trung bình và trung bình (ngưỡng dưới).
 - Những nguyên nhânvà giải pháp đề cao chất lượng dạy học .
 - Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010
IV. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1: Phân môn Luyện từ và câu Lớp 4
a/ Chương trình và sách giáo khoa.
a1.Chương trình môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có các ưu điểm sau:
 - Chương trình môn Tiếng Việt đã thực sự chú trọng cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho HS. Đặc biệt là chương trình rất chú trọng việc hướng dẫn HS vào hoạt động giao tiếp. Tạo điều kiện để HS phát triển các kĩ năng và vận dụng thực hành các kĩ năng vào cuộc sống.
 - Nội dung của các phân môn trong Tiếng Việt có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trên quan điểm tích hợp vì thế có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
 - Cách biên soạn chương trình giúp GV dễ tổ chức các hoạt động dạy học, tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia học tập.
a2: SGK là tài liệu dạy học chính thức trong nhà trường, môĩ bộ sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới đã được dạy thử nghiệm, được điều chỉnh nhiều lần và có sự thẩm định kĩ càng của Hội đồng Quốc gia Thẩm định SGK để đảm bảo thể hiện nguyên lí giáo dục, nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới. Vậy chương trình và SGK lớp 4 được phân bố như sau: Đối với phân môn Luyện từ và câu gồm: 62 tiết (32 tiết học kì 1- 30 tiết học kì 2) bao gồm các nội dung sau:
 + Mở rộng vốn từ : 19 tiết.
 + Tiếng , cấu tạo từ: 5 tiết.
 + Từ loại : 9 tiết.
 +Câu : 26 tiết.
 +Dấu câu : 3 tiết.
 Riêng về phần từ loại: phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại cơ bản của Tiếng Việt:
 + Danh từ : 5 tiết( tuần 5,6,7,8 gồm cả cách viết hoa danh từ riêng)
 + Động từ : 2 tiết ( tuần 9,11)
 + Tính từ: 2 tiết ( tuần 11,12)
Thông qua các bài tập:
 + Nhận diện từ theo từ loại.
 + Phân loại từ theo cấu tạo.
 + Luyện sử dụng từ.
* Thuận lợi: 
 - Do chương trình SGK mới được biên soạn theo hướng đồng tâm mở rộng và phát triển dần từ dễ đến khó mà HS đã được học và làm quen với từ loại ở các lớp dưới. Bên cạnh đó từ loại là các từ rất gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS.
 VD: Danh từ: con gà, cây xoan, bạn Lan...
 Động từ: đi, đứng, chạy, nhảy.... 
 Tính từ: dài, to, nhỏ...
 - SGK Tiếng Việt 4 các bài về danh từ mà trong đó các bài về danh từ riêng được trình bày rõ ràng, có 3 tiết luyện tập viết tên riêngViệt Nam và tên riêng nước ngoài nên HS dễ nắm được cách viết.
* Khó khăn:
 - Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4 nhiều năm và là người trực tiếp dạy bồi dưỡng HS giỏi nhiều năm về Tiếng Việt, đặc biệt phân môn Luyện từ và câu, nhất là dạng bài về từ loại tôi gặp một số khó khăn sau:
 +Về HS: 
 - Thời lượng dạy một bài Luyện từ và câu còn hạn chế, tư duy của các em còn chậm so với yêu cầu đề ra.
 VD: ND bài: Động từ – SGK-TV4- tập1- trang 93
 ND bài: Tính từ – SGK-TV4- tập1- trang 110
 - Đối với đối tượng HS miền núi , nội dung một số bài tập còn có yêu cầu quá cao với trình độ chung của cả lớp( ND các bài tập tôi sẽ trình bày ở phần giải pháp)
 - Các bài tập yêu cầu chỉ ra các tiểu từ loại của danh từ , động từ, tính từ là những dạng bài tập tương đối khó đối với HS lớp 4 vì các tiểu từ loại của danh từ , động từ, tính từ chỉ đưa ra trong phần bài tập nên HS rất khó nhận diện và phân loại nhất là Danh từ chỉ khái niệm. 
 VD: Bài tập1- Danh từ – SGK-TV4- tập1- trang 53
- Nội dung bài “ Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài” tương đối khó với HS .Vì HS không hiểu và không vận dụng ghi nhớ đã học vào làm các bài tập, không phân biệt các bộ phận và các tiếng của nước ngoài nên các em không sử dụng được dấu gạch ngang dẫn đến các em phát âm sai, viết sai.
VD: Bài tập2- Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài – SGK-TV4- tập1- trang 78
+ Về Giáo viên:
 - Thời lượng dạy một bài về từ loại ở Tiểu học quá ít mà yêu cầu lại quá cao như việc nhận diện từ loại về danh từ , động từ, tính từ trong một văn bản, phân biệt được các tiểu từ loại. Đây là khó khăn lớn cho GV trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học.
 	- GV nhiều khi cũng còn lúng túng khi hiểu và phân biệt các tiểu từ loại, do vậy việc truyền thụ kiến thức cho HS còn gặp nhiều khó khăn.
2. Thực trang.
a. Đặc điểm tình hình chung
Trường Tiểu học Nguyệt Ấn I thuộc xã Nguyệt Ấn I , nằm ở phía nam của huyện Ngọc Lặc. Người dân trong x ... hân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao hơn.
3. Bài soạn minh hoạ
Qua việc nghiên cứu các tài liệu và SGK, SGV Chương trình tiểu học Trong việc dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 Tôi đã áp dung thiết kế một bài giảng để thấy rõ tính khả thi và tính thiết thực của các vấn đề nghiên cứuđề cập tới trong sáng kiến này đồng thời đánh giá khả năng thực tế của bản thân trong quá trình nghiên cứu và hiệu quả của việc xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.
1) Tên bài dạy : Luyện từ và câu Lớp 4
2) Bài soạn : Động từ 
I ) Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là động từ ( Từ chỉ hoạt động ,trạng thái của sự vật: Người. sự vật, hiện tượng ) 
- Nhân biết được động từ trong câu , hoặc thể hiện qua tranh vẽ .
 II ) Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn BT1 ( Phần nhận xét )
Tranh minh hoạ trang 94 SGK
Giấy A4 , Bút dạ, VBT
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ :
Gọi 01 HS làm BT 4 tiết 18
Gọi HS đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ 
GV: Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
GV: Viết câu văn lên bảng : 
Vua Mi- đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng
- Yêu cầu HS phân tích câu văn :
- Những từ loại nào mà em đã biết ?
- GV Dùng phấn màu gạch chân các từ : bẻ, biến thành và nêu câu hỏi.
Vậy loại từ : bẻ, biến thành là từ gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó .
2.2 Tìm hiểu ví dụ :
- Gọi HS đọc phần nhận xét 
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo yêu cầu BT
- HS phát biểu ý kiến . HS khác nhận xét và bổ sung 
GV: kết luận lời giải đúng : 
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động , trạng thái của người , của vật . 
- Đó là động từ. Vậy động từ là gì ?
2.3 Ghi nhớ :
GV: Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ :
Vậy Từ : Bẻ , biến thành có là động từ không ? Vì sao?
GV: Yêu cầu HS lấy Ví dụ về động từ , động từ chỉ trạng thái .
2.4 . Luyện tập :
Bài 1: Viết tên các hoạt động em thường làm hàng ngày ở nhà hoặc ở trường. gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu BT và mẫu
- GV: Phát giấy khổ to cho từng nhóm
- GV: yêu cầu HS thảo luân và tìm các từ. ( Nhóm nào làm song trước dán phiếu lên bảng đễ các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận về các từ tìm đúng 
tuyên dương các nhóm tìm được nhiều động từ.
Bài tập 2: Gạch dưới động từ trong đoạn văn sau :
GV: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi :
 dùng bút ghi vào vở nháp.
- GV: Gọi HS trình bày , Các HS khác theo dõi bổ sung ( nêu đúng , sai )
GV: Kết luận lời giải đúng.
 Bài tập 3: Trò chơi xem kịch câm.
- GV : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập:
- GV : Hướng dẫn cách chơi.
- GV: treo tranh minh hoạ , gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi
- GV: hỏi HS đã hiểu cách chơi chưa. 
GV: tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.
+ Hoạt động trong nhóm.
GV: đưa ra các gợi ý như:
- GV: Tổ chức cho cho từng lượt HS thi.
- Nhân xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt .
3. Cũng cố - dặn dò : 
- GV: Hỏi HS : Thế nào là động từ ?
- Động từ được dùng ở đâu?
GV: Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà tìm từ 10 động tác khác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm
Hoạt động học
- HS llàm BT
- 03 HS đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng
- HS đọc câu văn
- HS phân tích câu: Vua / Mi- đát / thử / bẻ/ một / cành / sồi/ , cành/ đó/ liền / biến thành / vàng
Em đã biết :
Danh từ chung : Vua, một, cành , sồi, vàng.
Danh từ riêng: Mi - đát 
- 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng từng bài tập.
- HS thảo luận nhón đôi , viết các từ cần tìm ra vở nháp 
- HS phát biểu – nhân xét – bổ sung
Các từ :
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc thiếu nhi : Nhìn, nghĩ , thấy 
- Các từ chỉ trạng thái của sự vật : 
 + Của dòng thác ; đổ ( đổ xuống )
 + Của lá cờ : Bay, 
- Động từ là từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật .
- HS đọc thầm
- Bẻ , biến thành là động từ 
Vì “ bể ”là từ chỉ hoạt động của người 
từ “ biến thành ” Là từ chỉ trạng thái của vật.
Ví dụ : 
Từ chỉ hoạt động : ăm cơm , xem tivi, múa, hát, đi, đứng .....
Từ chỉ trạng thái : Bay là là, bay vòng, yên lặng, yên tỉnh.....
- 01 HS đọc thành tiếng . HS đọc thầm
- Hoạt động nhóm.
- HS ghi bài vào vở.
Các hoạt động ở nhà
Đánh răng; rữa mặt; ăn cơm; uống nước; đánh cốc chén; trông em,quét nhà; tưới cây; tập thể dục; nhặt rau, vò gạo; , nấu cơm;......
Các hoạt động ở trường
học bài, nghe giảng; lau bảng; lau bàn;kê bàn ghế; tưới cây; tập thể dục; sinh hoạt sao, hát, múa; kể chuyện ; tập văn nghệ; diễn kịch.......
- 02 HS đọc thành tiếng ; HS đọc thầm
- HS ngồi cùng bàn trao đổi làm BT
- HS trình bày và nhận xét bổ sung.
- HS chữa bài nếu sai.
a) Đến ; yết kiến ; ch; nhận ; xin; làm ; dùi; có thể , lặn.
b) Mỉm cười; ưng thuận; thử; bẻ, biến thành; ngắt; thành; tưởng; có .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu BT
- 02 HS lên bảng mô tả ( 1 nam ; 1 nữ ) 
+ Bạn nam : Làm động tác cúi gập người
- Bạn nữ : đoán hoạt động : Cúi 
+ Bạn nữ : Làm động tác gối đầu vào tay , mắt nhắm lại.
- Bạn Nam : đoán đó là hoạt động : Ngủ
- Từng nhóm 4 HS thay phiên nhau biểu diễn các hoạt động ( HS có thể làm các cử chỉ động tác dễ để đảm bảo bạn nào cũng đoán được ) 
Ví dụ :
* Các động tác trong học tập : Mượn bút; mượn sách, thước kẻ , Đọc bài, viết bài....
* Động tác vệ sinh thân thể hoạc môi trường : đánh răng ; rữa mặt; quét lớp; lau bàn ghế;....
* Các động tác vui chơi giải trí : Chơi cờ; nhảy dây, kéo co, đá bóng , bơi.....
- 2 nhóm thi mỗi nhóm 5 HS
- HS nhận xét nhóm bạn.
- HS trả lời.
C.KẾT LUẬN
I. Kết quả khảo sát :
 Với cách thiết kế bài giảng như trên, kết hợp với kinh nghiệm dạy một số bài khó đã nêu ở phần trên tôi đã trực tiếp dạy thử ở 2 lớp 4A,4B : 
 + Đối với lớp 4B tôi dạy theo HD SGV
 + Đối với lớp 4A tôi dạy theo cách thiết kế , tìm ra những khó khăn và cách tháo gỡ như đã nêu ở trên 
Sau khi HS làm song bài tập thử nghiệm kết thu được như sau:
Số HS làm bài
Lớp
4A
Bài tập 1
Bài tập 2
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
14em
14
100
0
0
13
92.8
1
7.2
Số HS làm bài
Lớp
4B
Bài tập 1
Bài tập 2
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
Hoàn thành bài tập
Chưa hoàn thành bài tập
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
14em
11
78.6
3
21.4
10
77
4
23
 Qua khảo sát tôi nhận thấy :
+ Với những động từ chỉ hoạt động đa số các em nhân diện khá tốt .
+ Với những động từ chỉ trạng thái các em nhận diện cũng khá tốt song vẫn còn một số em nhầm lẫn với động từ chỉ hoạt động.
2) Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và phân tích về chương trình ,nội dung SGK , phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4 trường tiểu học Nguyệt ấn 1 – Ngọc Lặc – Thanh Hoá là : Chất lượng giảng dạy tương đối tốt , khả năng truyền đạt kiến thức đến HS đạt kết quả , Giáo viên tích cực tìm hiểu , nghiên cứu tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm không ngừng bổ sung và theo hướng đổi mớiphương pháp và hình thức dạy họcnhằm tích cự hoá hoạt động dạy học của HS . Giáo viên thiết kế bài dạy trước khi lên lớp , đặc biệt là chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ và phù hợp với yêu cầu bài học. Bên cạnh những mặt tích cựcđã đạt được việc dạy học phân môn luyện từ và câu Lớp 4 vẫn còn một số tồn tại khả năng ghi nhớ và vận dụng liên tưởng ở HS chưa caodẫn đến máy móc trong học tập, bế tắc trong vận dụng kiến thứcvào hoạt động giao tiếp. Giáo viên chưa đầu tư vào làm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo còn hạn chế. Nội dung kiến thức trong bài nhiều,điều kiện và mức độ nhận thức của học sinh còn hạn chế.Kết quả khảo sát đã cho thấy và làm căn cứđể đề xuất các dạy những bài khó trong phân môn luyện từ và câu lứp 4.Trong đuiêù kiện thời giancụ thể không cho phép phân tích sâu tất cả các bài mà tôt chỉ chọn một số bài làm vie dụ minh hoạ cho những kinh nghiệm về dạy các bài khó cho phù hợp với đối tượng học sinh để cụ thể hoá ý đồ và soạn một bài cụ thể qua các bước lên lớp . Bài soạn minh hoạ này tôi đã trực tiếp dạy trên lớp ,và bước đầuđã thu được kết quả nhất định.
3) ý kiến đề xuất:
- Để hoạt độngdạy học tiếng việt lớp 4 nói riêng , ở tiểu học nói chung đạt được hiệu quả cao tôi có những kiến nghị sau:
a) Đối với giáo viên :
Cần nhiều thời gian, quan tâm cho việc chuẩn bị giờ dạy, soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùngchu đáo và đầy đủ trước khi lên lớp.
- Thường xuyên tham gia nghiên cứu về chương trình SGK, không ngừng tự tự tích luỹ bồi dưỡng vốn tri thức kinh nghiệm giảng dạy.
- Cần sáng tạo linh hoạt hơn trong quá trình tổ chức giờ dạy.
- Cần kết hợp mở rộng vốn từ cho HS trong tiết dạy , trong từng giờ dạy cụ thể.
- Cần tìm hiểu kỷ HS và chú ý đến từng đối tượng HS
b) Đối với học sinh :
- Mỗi HS cần ý thức đúng đắn hoạt động học tập của mình, nỗ lực cố gắng vươn lên trong học tập.không quản khó khăn.
- HS cần được gia đình quan tâm , tạo điều kiện về thời gian, kinh tế để giúp các em có đầy đủ sách vở, đồ dùngvà các phương tiện học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt , giao lưu nhằm phát triển nhận thức , tài năng , nâng cao khả năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ.
c) Đối với ban giám hiệu :
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng đẩy đủ cho bài học.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi việc chuẩn bị bài và thực trạng dạy học của giáo viên. động viên khuyến khích GV thực tốt công việc của mình.
- Nắm chắc nội dung bài dạy để có những giải pháp hay hiệu quả xác thực nhằm nâng cao chất lượng dạy giờ dạy.
- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương , gia đình HS làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
 Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu tôi đã hoàn thánh sáng kiến kinh nghiệm Với nội dung : “ Kinh nghiệm dạy một số bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ” và đã đạt được một số kết quả nghiên cứ nhất định . Tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, thời gian có hạn , tài liệu tham khảo chưa đầy đủ , chắc chắn sáng kiến này còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết các nhiện vụ nghiên cứu. Tôi hi vọng rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu và được sự đóng góp của các đồng nghiệp và các cấp quản lý bổ sung , để tôi tiếp tục nghiên cứu tiếp về những vấn đề liên quan trong quá trình giảng dạy để đổi mới và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong những năm tiếp theo ở trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Nguyệt ấn , ngày 15 tháng 05 năm 2010
 Người thực hiện 
 Đỗ Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN day mot so bai kho ve tu loai.doc