Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 33

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 33

BÀI 59

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

ã Đọc đúng các tiếng, các từ khó hoặc dễ lẫn.

- PB : Xê-vi-la, Man-gien-lăng, biển lặng, nước.

ã Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

ã Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở một số từ ngữ.

ã Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.

2. Đọc hiểu

ã Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Man-tan, sứ mạng.

ã Hiểu nội dung bài.

 

doc 47 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 (30)
Ngày soạn: 09/4/09	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 13/4/09
Tiết 1. Tập đọc
Bài 59
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
i. mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, các từ khó hoặc dễ lẫn.
- PB : Xê-vi-la, Man-gien-lăng, biển lặng, nước...
Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở một số từ ngữ.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
2. Đọc hiểu 
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Man-tan, sứ mạng...
Hiểu nội dung bài.
ii. đồ dùng dạy – học
ảnh chân dung Man-gien-lăng.
Bản đồ thế giới.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
iii.phương pháp
Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,...
IV các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ÔĐTC(1’)
2.KT bài cũ(4’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơi...từ đâu đến ? và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3 . Dạy – học bài mới (30’)
a.Giới thiệu bài (trực tiếp)
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc
Bài chia làm mấy đoạn?
GV gọi 5 HS đọc nối tiếp
+ Lần 1: Luyện đọc từ khó
Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519
+ Lần 2:Kết hợp chú giải
+ Lần 3:Đọc theo cặp
GV HD cách đọc
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc như sau :
• Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng.
• Nhấn giọng ở một số từ ngữ : khám phá, mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ...
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Man-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
+ Vì sao Man-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương ?
- Với mục đích khám phá những vùng đất mới Man-gien-lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực Nam thuộc bờ biển Mỹ, đi qua một eo biển là đến một đại dương mênh mông, sóng yên lặng hiền hoà nên ông gọi là Thái Bình Dương. Eo biển dẫn ra Thái Bình Dương sau này có tên gọi là eo Man-gien-lăng.
- GV hỏi tiếp :
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường.
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
+ Hạm đội của Man-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?
- Dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội.
+ Đoàn thám hiểm của Man-gien-lăng đã đạt những kết quả gì ?
+ Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì ?
- Ghi ý chính từng đoạn lên bảng ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm ?
Em hãy nêu lại ý chính của bài.
- Ghi ý chính lên bảng.
* Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn 2,3.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
 Vượt Đại Tây Dương....ổn định được tinh thần.
4 . củng cố – dặn dò (5’)
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là HS các em cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài Dòng sông mặc áo
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
1 hs đọc
5 đoạn
- 5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
+ HS 1 : Ngày ... vùng đất mới.
+ HS 2 : vượt Đại Tây Dương... Thái Bình Dương
+ HS 3 : Thái Bình Dương...tinh thần
+ HS 4 : Đoạn đường từ đó...mình làm.
+ HS 5 : Những thủy thủ...Tây Ban Nha.
+ HS 6 : Chuyến đi đầu tiên...vùng đất mới.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Cuộc thám hiểm của Man-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
- Lắng nghe.
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn : hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn, mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma-tan và Man-gien-lăng đã chết.
+ Đoàn thám hiểm có năm chiếc thuyền thì mất bốn chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Man-gien-lăng bỏ mình khi giao chiến với dân đảo Ma-tan, chỉ còn một chiếc thuyền mà mười tám thuỷ thủ sống sót.
+ Hạm đội của Man-gien-lăng đã đi theo hành trình châu Âu - Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương - Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu á - ấn Độ Dương – châu Phi. 
- Quan sát và lắng nghe.
+ Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Tiếp nối nhau phát biểu :
+ Đoạn 1 : Mục đích cuộc thám hiểm.
+ Đoạn 2 : Phát hiện ra Thái Bình Dương.
+ Đoạn 3 : Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
+ Đoạn 4 : Giao tranh với dân đảo Ma-tan, Man-gien-lăng bỏ mạng.
+ Đoạn 5 : Trở về Tây Ban Nha
+ Đoạn 6 : Kết quả cuộc thám hiểm.
- HS tiếp nối nhau nêu suy nghĩ của mình trước lớp.
+ Các nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
- HS trao đổi và nêu :
+ Bài ca ngợi Man-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát, để hoàn thành sứ mạnh lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc như hướng dẫn ở phần luyện đọc.
+ Theo dõi GV đọc.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
- Là HS chúng em cần phải : học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, ham đọc sách giáo khoa, dũng cảm, không ngại khó khăn.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
========================================
Tiết 2. Toán.
Đ145: LUyện tập 
A.Mục tiêu tiết dạy
- Rèn kn giải bài toán : Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó(dạng 1/n với n>1).
B.Đồ dùng dạy học: 
+ Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
+ Học sinh: Bút chì, thước kẻ.
C.Nội dung tiết học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ(4p)
Chữa Bài tập tiết 143 – SGK
II. Bài mới
1,GTB(1’)
*Giới thiệu bài 
2,Luyện tập
Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1 (9p)
*Gọi hs đọc y/c
+HS tính ra nháp ( tìm 2 số ) rồi đọc kết quả.
Nhận xét chữa bài 
Bài 2 (8p)
*Gọi hs đọc y/c
- Cho 1 hs lên bảng , lớp giải vở 
Nhận xét chữa bài 
Bài 3 (10p)
*Gọi hs đọc y/c
Cho 1 hs lên bảng , lớp giải vở 
Nhận xét chữa bài 
Bài 4 (8p)
*Gọi hs đọc y/c
-HS quan sát sơ đồ Bài tập 4:
+Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ đã cho để đọc đề bài toán
+Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài giai theo sơ đồ.
Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
III.Củng cố-Dặn dò:(1p) 
- Nêu tên bài học
- Nêu nội dung bài học:
- 2 Học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
Giải :
Nếu gọi số lơn là 8 phàn thì số bé là 2 phần như thế .
Vậy hiệu số phần bằng nhau là: 8 – 3 = 5 (phần )
Số bé là : 85 : 5 x 3 = 5 1
Số lớn là : 85 + 51 = 136 
 Đáp số : Số bé : 51
 Số lớn : 136
-Nhận xét bài làm của bạn
-Chữa bài
*Đọc yêu cầu bài tập 1
. 2 HS lên bảng-Cả lớp làm vở nháp
Số thứ nhất : 
Số thứ hai :	 30
Hiệu số phần bằng nhau là: 
3 – 1 = 2 (phần)
Số thứ hai là: 30 : 2 = 15
Số thứ nhất là: 30 + 15 = 45 
Đáp số : Số thứ hai : 15
 Số thứ nhất : 45
 Nhận xét
*Đọc yêu cầu bài tập 2
. Cả lớp làm vở
Giải :
Gọi số thứ nhất là một phần thì số thứ hai là năm phần như thế :
Ta có hiệu số phần là :
 5 – 1 = 4 (phần )
Số thứ nhất là: 60 : 4 = 15
Số thứ hai là: 60 + 15 = 75 
Đáp số : Số thứ nhất :15 
 Số thứ hai : 75
Nhận xét, bổ sung
.Đổi vở chữa chéo
*Đọc yêu cầu bài tập 3
. 1 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
Giải :
Gọi số gạo nếp là một phần thì số gạo tẻ là 4 phần như thế :
Ta có hiệu số phần là :
4 - 1 = 3 (phần )
Số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 (kg)
Số gạo tẻ là : 540 + 180 = 720(kg)
Đáp số : Gạo nếp : 180 kg
 Gạo tẻ : 720 kg
.Nhận xét
.Chữa bài, đối chiếu kết quả
*Đọc yêu cầu bài tập 4
. 2 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
.Nhận xét
.Chữa miệng
Một vườn trồng cam và dừa,số cây dừa gấp 6 lần cây cam.Tính số cây mỗi loại, biết rằng cây dừa hơn cây cam 170 cây.
Đ/S: cây cam , 34 cây
 Cây dừa , 204 cây
-Vài HS 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=======================================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
A - Mục tiêu: 
Sau bài học, học biết:
- Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày về nhu cầu về các chất khoáng của thực vật, ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
B - Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ, phiếu học tập.
C – Phương pháp :
	Đàm thoại, luyện tập.
D - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – ổn định tổ chức: (1’)
II – Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nêu nhu cầu về nước của các loại cây ?
 III – Bài mới: (30’)
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Kể được vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật.
+ Các cây cà chua ở hình b – c – d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
+ Trong các cây cà chua ở hình a – b – c – d cây nào phát triển tốt nhất ? Tại sao ? Điều đó rút ra kết luận gì ?
+ Cây cà chua ở hình nài phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
2 – Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Nêu được một số ví dụ về các loại cây khác nhau, cần những loại khoáng khác nhau. Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây .
- Y/c HS làm phiếu học tập.
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
+ Biết nhu cầu về chất khoáng của cây trong trồng trọt cần chú ý điều gì ?
IV – Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- Lớp hát đầu giờ.
- Nhắc lại đầu bài.
Vai trò của các chất khoáng
đối với thực vật
- Cây cà chua ở Hb thiếu Ni-tơ, cây cà chua ở Hc thiếu Ka-li, cây ở Hd thiếu Phốt-pho. Các cây này đều phát triển kém và ra hoa, kết trái cũng kém hơn cây ở Ha được bón đầy đủ chất khoáng.
- Trong 4 cây đó, cây ở Ha phát triển tốt nhất. Vì nó được bón đầy đủ chất khoáng. Từ đó ta thấy chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển của thực vật.
Cây cà chua ở Hb là phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết trái được. Vì nó thiếu chất Ni-tơ. Từ đó ta thấy Ni-tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với đời sống của cây trồng.
Nhu cầu về các chất khoáng của thực vật
- Nghiên cứ và điền d ... 
 Minh
 Nguyễn Ngọc Minh
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp !
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Lắng nghe.
* Đánh giá tiết học:
.
.
======================================
Tiết 2. Toán.
Đ 149. ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (t1)
i. mục tiêu
 Giúp HS :
Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ.
ii. đồ dùng dạy – học
iii. các họat động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập 2 tiết 147.
- GV nhận xé và cho điểm HS.
2. dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài mới
- Các em đã biết thế nào là tỉ lệ bản đồ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
2.2.Giới thiệu bài toán 1
- GV treo bản đồ Trường Mầm non xã Thắng Lợi và nêu bài toán : bản đồ trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỷ lệ 1 : 300. Trên bản đồ, cổng trường rộng 2cm (khoảng cách từ A đến B). Hỏi chiều rộng thật của cổng trường là mấy mét ?
- GV hướng dẫn giải :
+ Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là mấy xăng-ti-mét ?
+ Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỷ lệ nào ?
+ 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
+ 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải của bài toán.
2.3.Giới thiệu bài toán 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trong SGK.
- GV hướng dẫn :
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài bao nhiêu mi-li-mét ?
+ Bản đồ được vẽ với tỉ lệ nào ?
+ 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thật bao nhiêu mi-li-mét ?
+ 102mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi-li-mét ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải các bài toán.
2.4.Thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc cột số thứ nhất, sau đó hỏi :
+ Hãy đọc tỉ lệ bản đồ.
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
+ Vậy độ dài thật là bao nhiêu ?
+ Vậy điền mấy vào ô trống thứ nhất ?
- GV yêu cầu HS lm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
Bài 3
- GV tiến hành tương tự như bài tập 3
3. củng cố – dặn dò 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kiểm tra lại các bài tập đã làm ứng dụng về tỉ lệ bản đồ và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe GV nêu bài toán và tự nêu lại bài toán.
+ Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là 2cm.
+ Tỉ lệ 1 : 300.
+ 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật trên bản đồ là 300cm.
+ 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 2 x 300 = 600 (cm)
- HS trình bày như SGK.
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là :
2 x 300 = 600 (cm)
600cm = 6m
Đáp số : 6m
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi hướng dẫn của GV để tìm lời giải bài toán :
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài 102mm.
+ Tỉ lệ 1 : 1000000.
+ 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 
1 000 000mm.
+ 102mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là :
102 x 1000000 = 102 000 000 (mm)
- HS trình bày như SGK.
Bài giải
Quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài là :
102 x 1000000 = 102000000 (mm)
102000000mm = 102 km
Đáp số : 102 km
- HS đọc đề bài trong SGK.
+ Tỉ lệ 1 : 500 000.
+ Là 2cm.
+ Độ dài thật là :
2cm x 500 000 = 1000 000cm
+ Điền 1 000 000cm vào ô trống thứ nhất.
- HS cả lớp làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chiều dài thật phòng học đó là :
4 x 200 = 800 (cm)
800 cm = 8m
Đáp số : 8m
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn dài là :
27 x 2 500 000 = 675 00000(cm)
67 500 000cm = 675 km
Đáp số : 675 km
* Đánh giá tiết học:
.
.
=======================================
Tiết 3. Vẽ.
Bài 26: thường thức mỹ thuật
Xem tranh đề tài sinh hoạt
A. Mục tiêu:
Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
Học sinh biết cách khai thác khi xem tranh về các đề tài.
Học sinh cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm tranh về các đề tài của học sinh các lớp trước. Sưu tầm thêm tranh và phiên bản của thiếu nhi.
- Học sinh: Sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi trên báo và tạp chí.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới: (30’)
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Xem tranh
1. Tranh thăm ông bà.
? Tranh này của ai
? Tranh vẽ bằng chất liệu gì
? Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu
? Trong tranh có những hình ảnh nào
? Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc
? Màu sắc của bức tranh như thế nào
? Em hãy nêu cảm nhận riêng về bức tranh này
- Giáo viên nhận xét lại và nêu cảm nhận của giáo viên cho học sinh nghe.
2. Tranh chúng em vui chơi.
? Bức tranh vẽ về đề tài gì
? Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh
? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong tranh
? Các dáng hoạt động của các bạn trong tranh có sinh động không
? Màu sắc trong tranh như thế nào
? Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh
3. Tranh vệ sinh môi trường chào đón Seagame 22.
? Tên của bức tranh này là gì
? Bạn nào vẽ bức tranh này
? Trong tranh có những hình ảnh gì
? Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, phụ
? Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào
? Các hoạt động được vẽ trong tranh đang diễn ra ở đâu ? Vì sao em biết
? Màu sắc của tranh như thế nào
? Em có nhận xét gì về bức tranh này
- Giáo viên tóm tắt lại bài và nêu ý nghĩa của bức tranh.
? Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá (4’)
- Giáo viên khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Dặn dò: Về nhà quan sát một số loại cây.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Của bạn Thu Vân
- Tranh sáp màu
- Hình ảnh ông, bà, các cháu với các tư thế khác nhau, rất sinh động.
- Học sinh quan sát tranh trả lời.
- Màu sắc tươi sáng, gợi lên không khí
- 3 - 4 học sinh đứng dậy trả lời nêu cảm nhận.
- Học sinh lắng nghe
- Đề tài thiếu nhi vui chơi
- Là các bạn học sinh
- Là các hình ảnh xung quanh
- Có mỗi bạn một tư thế khác nhau
- Màu sắc tươi sáng, rực rỡ có đậm, nhạt
- 4 - 5 học sinh nêu cảm nhận
- Tranh vệ sinh môi trường
- Bạn Phương Thảo
- Các bạn đang lao động
- Học sinh trả lời
- Hoạt động của thiếu nhi
- Học sinh trả lời
- Màu sắc tươi sáng, sinh động
- 4 - 5 học sinh đứng dậy nêu
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe.
* Đánh giá tiết học:
.
.
===========================================================
Tiết 4. Hát nhạc.
ôn Tập Bài Hát: Chú Voi Con ở Bản Đôn
( Nhạc và Lời: Phạm Tuyên)
Tập Đọc Nhạc: TĐN Số 7
I/Mục tiêu:
Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời bài hát.
Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên viết..
Đọc và ráp được lời bài TĐN số 7
II/Chuẩn bị của giáo viên:
Nhạc cụ đệm.
Băng nghe mẫu.
Hát chuẩn xác bài hát.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em hát lại bài hát đã học.
Bài mới:
Hoạt Động Của Giáo Viên
HĐ Của Học Sinh
* Hoạt động 1:ôn tập bài hát: Chú Voi Con ở Bản Đôn.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Bài hát do nhạc sĩ nào viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: TĐN Số 7: “Đồng Lúa Bên Sông”
- Giới thiệu bài TĐN Số 7.
- Giáo viên cho học sinh tập cao độ từ 1-2 phút.
- Tập tiết tấu : Giáo viên ghi mẫu tiết tấu lên bảng:
- Giáo viên gõ mẫu và yêu cầu học sinh gõ lại.
- Giáo viên cho học sinh xung phong gõ lại.
- Tập đọc nhạc: Giáo viên đàn mẫu giai điệu cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu từng câu một và cho học sinh đọc lại, mỗi câu cho học sinh đọc lại từ 2 đến 3 lần để thuộc tiết tấu.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh đọc cả bài và ghép lời bài TĐN Số 7
- Cho các tổ chuẩn bị và cử đại diện lên bảng đọc lại.
- Giáo viên nhận xét.
* Cũng cố dặn dò:
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biểu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời.
+ Bài :Chú Voi Con ở Bản Đôn.
+ Nhạc Sĩ: Phạm tuyên.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
-HS ghi nhớ.
* Đánh giá tiết học:
.
.
======================================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 33 (30)
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh; Tươi; Nga; Minh Ngọc
 - Phê bình : Sơn.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 (30).doc