Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 22

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 22

 LỊCH SỬ

 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

SGK/43 TGDK :35’

I. Mục tiêu

- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi").

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

II.ĐDDH: GV và HS: Ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”

 GV: Bản đồ hành chính VN - Phiếu học tập

III. Các họat động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?

- Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?

2. Hoạt động dạy học bài mới

 Họat động 1: (Làm việc cả lớp)

+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu hiện về tội ác của Mĩ – Diệm

+ HS nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ – Diệm

+ GV nhấn mạnh : Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam đả đồng lọat vùng lên”Đồng khởi”

- GV nêu nhiệm vụ bài học:

+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng lọat đứng dậy khởi nghĩa?

+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào ?

+ Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?

 Họat động 2: (Làm việc theo nnhóm)

+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu vì sao nhân dân miền Nam đả đồng lọat vùng lên”Đồng khởi” và điển hình của phong trào “đồng khởi”, diễn biến, và ý nghĩa

+ GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung sau:

- Nhóm 1,2 :Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”

- Nhóm 3: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi”ở Bến Tre

- Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”

- Các nhóm thảo luận – Đại diện nhóm báo cáo –Lớp nhận xét, bổ sung.

- GV cung cấp thêm về sự lớn mạnh của phong trào”Đồng khởi”.Tính đến cuối năm 1960 phong trào”Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở đích ở nông thôn.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 
 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI 
SGK/43 TGDK :35’ 
I. Mục tiêu 
- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi").
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II.ĐDDH: GV và HS: Ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”
 GV: Bản đồ hành chính VN - Phiếu học tập
III. Các họat động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?
- Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Họat động 1: (Làm việc cả lớp) 
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu hiện về tội ác của Mĩ – Diệm
+ HS nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ – Diệm
+ GV nhấn mạnh : Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam đả đồng lọat vùng lên”Đồng khởi”
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng lọat đứng dậy khởi nghĩa?
+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào ?
+ Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
 Họat động 2: (Làm việc theo nnhóm)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu vì sao nhân dân miền Nam đả đồng lọat vùng lên”Đồng khởi” và điển hình của phong trào “đồng khởi”, diễn biến, và ý nghĩa
+ GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung sau:
- Nhóm 1,2 :Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
- Nhóm 3: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi”ở Bến Tre 
- Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”
- Các nhóm thảo luận – Đại diện nhóm báo cáo –Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV cung cấp thêm về sự lớn mạnh của phong trào”Đồng khởi”.Tính đến cuối năm 1960 phong trào”Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở đích ở nông thôn.
 Họat động 3: (Làm việc cả lớp)
-HS nêu thông tin về phong trào “Đồng khởi” ở quê hương.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị bài:Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
IV/Phần bổ sung:	
ĐẠO ĐỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM ( Tiết 2 )
SGK/31 TGDK:35’
I. Mục tiêu 
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
II. Đồ dùng dạy học : 
+GV: Ảnh trong bài phóng to.
+ HS: SGK
III. Các họat động dạy học: 
 Họat động 1: Xử lí tình huống (BT2,SGK)
+ Mục tiêu : HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường ) tổ chức.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm vàgiao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.
- Các nhóm HS thảo luận- Đại diện nhóm báo cáo-Các nhóm khác bổ sung.
-GV Kết luận: 
+ Tình huống (a): 
- Nên vận động các bạn tham gia: - Kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam. 
+Tình huống (b):
- Nên đăng kí tham gia sinh họat hè tại Nhà văn hóa của phường.
+Tình huống (c):
- Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập,quần áo,ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
 Họat động 2: Bày tỏ ý kiến (BT4,SGK)
+ Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhómđóng vai góp ý kiến cho UBND xã (phường) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như:tổ chứcngày 1/6, rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương
- Các nhóm chuẩn bị 
- Đại diện từng nhóm trình bày các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến 
- Kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm chăm sócvà bảo vệ các quyền lợi của người dân
Trẻ em tham gia các họat động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là 1việc làm tốt.
 3. Hoạt động cuối cùng 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn :Chuẩn bị bài:Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
IV/Phần bổ sung:	
KHOA HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (Tiết 2 )
 SGK/86 TGDK:35’
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt. 
=> Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
II.Các họat động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên 
- Kể tên một số loại chất đốt mà em biết? 
- Ở nhà em thường sử dụng chất đốt gì ?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục tiêu của tiết học.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được mục tiêu của tiết học
 Họat động 2: Thảo luận về sử dụng an tòan, tiết kiệm chất đốt .
+ Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các lọai chất đốt.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lựơng vô tận không ? Tại sao?
- Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
- Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh họat.
- Tác hại của việc sử dụng các lọai chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp:
Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận chung cả lớp 
– Lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV Kết luận: 
=> Khói của chất đốt gây ra tác hại cho môi trường và sức khỏe con người, động vật nên cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao hoặc xử lí làm sạch, khử độc trước khi cho ra môi trường.
3. Hoạt động cuối cùng 
+ Tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất đốt?
GV nhận xét tiết học 
Dặn :Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
III.Phần bổ sung:	
 KHOA HỌC 
 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ 
 NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY 
SGK/90 TGDK:35’ 
I. Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
- Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,
II.ĐDDH: 
+ GV: Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- Mô hình tua-bin hoặc bánh xe nước.
- Hình trang 90,91 SGK.
+ HS: SGK
III. Các họat động dạy học:
Họat động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
+Mục tiêu: -HS trình bày được tác dụng cùa năng lượng gió trong tự nhiên
- HS kể được một số tyhành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió.
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm-thảo luận: 
Vì sao có gió? Nêu một số VD về tác dụng của năng lượng gío trong tự nhiên.
Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?Liên hệ thực tế ở địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp: Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Họat động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy
+ Mục tiêu:- HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm- Cácnhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Nêu một số VD về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp: Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Họat động 3:Thực hành” Làm quay Tua – bin”
+ Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua – bin.
 Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua- bin của mô hình “ Tua bin nước” hoặc bánh xe nước.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Nêu tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị bài “ Sử dụng năng lượng điện”
IV. Phần bổ sung: 	
 Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012 
 ĐỊA LÍ 
 CHÂU ÂU 
 SGK/109 TGDK: 35’ 
I/ Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II. ĐDDH:
 + GV: - Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu - Bản đồ tự nhiên châu Âu.- Bản đồ các nước châu Âu.+ HS: SGK
III.Các họat động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Ổn định lớp và hát
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Họat động 1: Vị trí địa lí, giới hạn (Làm việc cá nhân)
+ Mục tiêu: Giúp HS mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu 
Bước 1:HS quan sát hình1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ỏ bài 17và trả lời câu hỏi: vị trí , giới hạn; diện tích châu Âu so sánh với châu Á.
- Châu Âu tiếp giáp với châu lục , biển và đại dương nào?
Bước 2: HS chỉ quả địa cầu(bản đồ), xác định châu Âu.
Bước 3:GV có thể bổ sung ý:châu Âu và câu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á-Ấu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
- Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây chấu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
Hoạt động 2: Đặc diểm tự nhiên (Làm việc theo nhóm nhỏ)
+ Mục tiêu: Giúp HS Nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Âu
Bước 1: Các nhóm HS quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu. Nhận xét về vị trí của núi(ở các phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a,b,c,d trên lược đồ hình 1.HS dựa vào ảnh mô tả.
Bước 2: Các nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét
Bước 3: GV bổ sung: Về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi ở châu Âu
- Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hòa.
Hoạt động 3: Dân cư và họat động kinh tế ở châu Âu(Làm viếc cả lớp)
+ Mục tiêu: HS Nhận biết được đặc điểm dân cư và họat động K/tế chủ yếu của người dân châu Âu
Bước 1: HS đọc bảng số liệu bài17, cho biết số dân châu Âu, so sánh với châu Á.Quan sát hình 3 để nhận biết của người dân châu Âu với người dân châu Á
Bước 2: HS nêu kết quả làm việc.
Bước 3: HS Quan sát hình 4 và yêu cầu 1 số em kể tên những họat động sản xuất được phản ánh 1 phẩn qua các ảnh trong SGK- Kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà em biết.(dược phẩm,mĩ phẩm, thực phẩm,)
Bước 4: GV Kluận: Đa số dân cư châu Âu là người da trắng,ngòai nước có kinh tế phát triển.
3. Hoạt động cuối cùng Nêu vị trí địa lí, giới hạn châu Âu . Đặc điểm đân cư của người dân châu Âu - GV nhận xét tiết học. Dặn: Chuẩn bị bài “Một số nước ở châu Âu”
IV. Phần bổ sung: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc