Bài dạy Tuần 31 - Lớp 4

Bài dạy Tuần 31 - Lớp 4

Tập đọc

ĂNG-CO VÁT

I. Mục đích yêu cầu:

+ Đọc đúng các tên riêng, chữ số La Mã XXI (mưới hai) và các từ khó đọc: Ăng-coVát, lựa ghép, lấp loáng, thốt nốt, thâm nghiêm, điêu khắc tuyệt diệu, muỗm già cổ kính.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng-co Vát.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vát.

+ Hiểu các từ ngữ: Kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, thâm nghiêm.

+ Hiểu nôị dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Ảnh khu đền Ăng-co Vát.

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tuần 31 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Ngày soạn: 15/4
Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
ĂNG-CO VÁT
I. Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các tên riêng, chữ số La Mã XXI (mưới hai) và các từ khó đọc: Ăng-coVát, lựa ghép, lấp loáng, thốt nốt, thâm nghiêm, điêu khắc tuyệt diệu, muỗm già cổ kính.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng-co Vát.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vát.
+ Hiểu các từ ngữ: Kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, thâm nghiêm.
+ Hiểu nôị dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Ảnh khu đền Ăng-co Vát.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 3 HS đọc nối tiếp bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
H: Em đã biết những cảnh đẹp nào của đất nước ta và trên thế giới?
+ GV cho HS quan sát tranh ảnh đền Ăng-co Vát và giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút)
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm đúng cho HS.
+ Gọi 1 HS đọc chú giải SGK để hiểu một số từ ngữ.
* GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm kính phục, ngượng mộ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 1 2phút)
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
H: Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
H: Du khách cảm thấy như thế nào khi thăm ăng-co Vát? Tại sao như vậy?
H: Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào?
H: Lúc hoàng hôn, phonhg cảnh khu đền có gì đẹp?
* GV: Khu đền Ăng-co Vát quay về hướng Tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp cao vút, những thềm đá rêu phong, làm cho quang cảnh có vẻ uy nghi gợi sự nghiêm trang và tôn kímh, thâm nghiêm một cách kì lạ.
+ Yêu cầu HS nêu ý chính từng đoạn.
* Đại ý: Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia.
+ Gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
+ GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
* Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt .
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài con chuồn chuồn nước.
- Thành, Thịnh . Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nối tiếp trả lời:
- Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Vạn Lí Trường Thành, Kim Tự Tháp Ai cập, Tháp Eùp- phen.
+ HS quan sát tranh ảnh Ăng-co Vát.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
* Đoạn 1: Từ đầuthế kỉ XXI.
* Đoạn 2: Tiếp gạch vỡ.
* Đoạn 3: Còn lại.
+ 1 HS đọc.
+ HS lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS nối tiếp nhau trả lời.
- Được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
- Khu đền chính gồm 3 tầngxây gạch vữa.
- Du khách cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Vì nét kiến trúc ở đây rất độc đáo và có từ lâu đời.
- Tả khu đền vào lúc hoàng hôn.
- Ăng-co Vát thật huy hoàngtừ các ngách.
- HS lắng nghe.
* Đoạn 1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng-co Vát. 
* Đoạn 2: Đền Ăng-co Vát được xây dựng rất to đẹp.
* Đoạn 3: Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền trước hoàng hôn.
+ 3 HS đọc, lớp theo dõi.
+ 1 HS khá đọc, lớp theo dõi cách đọc.
+ Mỗi nhóm 1 HS tham gia thi.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
********************************************
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
+ Nêu được trong quá trình sống của thực vật thường xuyên lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? 
+ Vẽ và trình bày được sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Hình minh hoạ SGK phóng to.
+ Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết sẵn ở bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài học trước.
+ Nhận xét câu trả lời và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì? ( 10 phút)
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.
H: Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống?
H: Trong quá trình hô hấp câu thải ra môi trường những gì? 
H: Qúa trình trên được gọi là gì?
H: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
* GV chốt ý.
* Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường ( 10 phút)
H: Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
H: Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào?
* GV treo bảng phụ ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao dổi thức ăn ở thực vật.
+ Cây cũng lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc như người và động vật.
+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng mặt trời, thực vật dùng năng lượngánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ để nuôi cơ thể.
* Hoạt dộng 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật ( 10 phút)
+ Tổ chức cho HS hoạt đông theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật gồm sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.
+ GV đi hướng dẫn từng nhóm. 
+ Yêu cầu các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ nói một sơ đồ, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò ( 5 phút)
H: Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật?
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bọi bài sau.
- Linh , Hương. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
- Hình vẽ trên mô tả cây xanh cần có nước, ánh sáng mặt trời, chất khoáng có trong đất từ phân của động vật như: bò, trâu. Ngoài ra để cây phát triển tốt còn phải bổ sung thêm khí ô-xi và khí các-bô-níc có trong không khí.
- Lấy các chất khoáng có trong đất, nuớc, khí các-bô-níc, khí ôi-xi.
- Cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.
- Qúa trình trên được goị là quá trình trao đổi chất của thực vật.
- Là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng,khí các–bô- níc
khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
- Thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
- Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
+ HS quan sát sơ đồ.
+ HS lắng nghe.
+ Các nhóm hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ 2 HS trả lời.
+ HS lắng nghe và thực iện.
************************************
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
* HS hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
* Có ý thức bảo vệ môi trường. 
+ Đồng tình ủng hộ noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và ngược lại.
* Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình, công cộng, nơi sinh sống.
+ Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Nội dung mọt số thông tin về môi trường Việt Nam, thế giới.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (15 phút)
+ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn bày tỏ ý kiến của mình về các ý kiến sau và giải thích thêm vì sao?
1. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
2. Trồng cây gây rừng.
3. Phân loại rác trước khi sử lí.
4. Giết mổ gia súc gần nguồn nước.
5. Vứt xác súc vật ra đường.
6. Dọn rác thải trên đường phố thường xuyên.
7. Làm ruộng bậc thang.
* GV kết luận: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường như: trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( 10 phút)
+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, sử lí các tình huống sau:
1. Hàng xóm nhà em đặt bếp than ở lối đi chung để đun nấu.
2. Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.
3. Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường phố.
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
* GV kết luận: Bảo vệ môi trường là ý thức trách nhiệm của mọi người, không loại trừ riêng ai.
* Hoạt động 3: ( 10 phút)
+ H: Em biết gì về môi trường ở địa phương mình?
+ GV nhận xét và mở rộng, liên hệ thực tế với môi trường ở địa phương mình đang sinh sống.
* Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
+ Dặn HS về nhà mỗi em vẽ 1 bức tranh có nội dung bảo vệ môi trường.
- HS tiến hành thảo luận nhóm, hoàn thành các ý kiến.
+ Sai.( phần giải thích HS suy nghĩ trả lời theo ý hiểu)
+ Đúng.
+ Đúng.
+ Sai. 
 ... n.
***************************************
Địa lí
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
* Sau bài học, HS có khả năng:
+ Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, Vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát BÀ, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Phân biệt được các khái niệm: vùng biển, đảo và quần đảo.
+ Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng.
+ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III. Hoạt đôïng dạy học:
Hoạt đôïng dạy 
Hoạt đôïng học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước và phần bài học.
+ Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam. ( 10 phút)
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
2. Nêu những giá trị của biển đông đối với nước ta.
+ Yêu cầu HS lên chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu khí ở nước ta.
* GV kết luận: Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông. Biển đông có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối, khoáng sản.
* Hoạt động 2: Đảo và quần đảo ( 10 phút)
+ GV giải thích nghĩa niệm: đảo và quần đảo 
+ Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc.
+ Quần đảo: là nơi tập chung nhiều đảo.
* Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung sau:
1. Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính.
+ Nhóm 1: Vịnh bắc Bộ.
+ Nhóm 2: Biển miền Trung.
+ Nhóm 3: Biển phía Nam và Tây Nam.
* GV kết luận: Không chỉ có vùng biển mà nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó chúng ta cần phải khai thác hợp lí nguồn tai nguyên vô giá này.
* Hoạt động 3: Ai đoán tên đúng: ( 10 phút)
+ GV phổ biến luật chơi.
+ GV lần lượt đưa ra các ô chữ kèm theo các lời gợi ý.
+ GV tổ chức trò chơi.
+ Nhận xét những nhóm chơi tốt.
* 1. Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển này
* 2. Đây là địa danh, nằm ở ven biển miền Trung, nổi tiếng về một loại gia vị.
* 3. Đây là địa danh, in dấu ấn các chiến sĩ cách mạng.
* 4. Đây là thắng cảnh nổi tiếng, đã được ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 
* 5. Đây là tên mọt quần đảo nổi tiếng ở ngoài khơi biển miền Trung và thuộc địa phận tỉnh Khánh Hoà.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ Gọi HS đọc phần bài học.
+ Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-Hoàng Nam, Văn Nam, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung thảo luận.
+ Đại diện 2 nhóm chỉ trên bản đồ.
+ Muối khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS hoạt động nhóm.
+ Mỗi nhóm hoàn thành một nội dung yêu cầu, nhóm khác theo dõi và bổ sung.
* Vịnh Bắc Bộ có đảo Cái bầu, Cát Bà, vịnh Hạ long. Sản xuất chính của người dân là làm nghề đánh cá và phát triển du lịch.
* Ngoài khoảng biển miền Trung: quấn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
* Biển phía Nam và Tây Nam: đảo Phú Quốc, Côn Đảo. Người dân trồng hồ tiêu và phát triển du lịch.
+ HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi để tiến hành chơi. 
B
I
Ể
N
Đ
Ô
N
G
L
I
S
Ơ
N
C
Ô
Đ
Ả
O
V
Ị
N
H
H
Ạ
L
O
N
G
T
R
Ư
Ờ
N
G
S
A
+ 2 HS đọc bài học, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
*********************************************
Toán 
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN 
I.Mục tiêu:
* Giúp HS ôn:
+ Phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
+ Tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+ Giải bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên.
+ Rèn HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động Dạy – Học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Bài cũ : GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS 
* Bài mới :
- Giới thiệu bài : Ôn tập
Tổ chức cho HS làm bài tập tại lớp 
- Bài 1 : 1 em đọc bài tâïp – Lớp theo dõi 
Bài tập yêu cầu gì ?
Cho HS làm bài vào vở 
Gọi 3 em lên bảng thực hiện tại bảng lớp.
Tổ chức cho HS nhận xét và sửa bài.
- Bài 2 : Cho 1 em đọc bài 
 H : Bài tập yêu cầu làm gì ?
Cho HS làm bài vào vở.
Gọi 2 em lên bảng làm bài.
- Bài 3 : GV tổ chức cho HSclàm miệng tại lớp và GV khắc sâu tính chất kết hợp của phép cộng – Tính chất cộng , trừ với 0 .
- Bài 4 : Cho 1-2 em đọc bài .
Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm bàn .
- Bài 5 : Tổ chức cho HS đọc bài tóan và tìm cánh giải bài .
GV sửa bài cho HS.
* Củng cố : Khắc sâu lại kiến thức cho HS 
H : Muốn tìm : Số bị trừ, số trừ, số hạng, số bị chia, số chia, thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
Nhận xét- dặn dò.
5 em đưa bài lên kiểm tra : Phúc, Thảo, Yến, Hương, Sơn.
- 1 em đọc bài
Lớp làm bài vào vở : Phúc, Hương Thảo lên bảng làm bài.
Lớp tham gia nhận xét bài của bạn.
- Huy : đọc bài tập 2
Yến, Sáng : lên bảng làm bài – giải thích cách làm bài và kết quả.
HS nêu ý kiến trước lớp.
- HS thảo luận và nêu cách tính thuận tiện cho cả lớp nghe.
Lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm bàn .
Tự giải bài vào vở 
 1em lên bảng giải
 Lớp nhận xét.
HS trả lời.
Lắng nghe- thực hiện
***********************************************
KĨ THUẬT
LẮP CON QUAY GIÓ 
I. Mục tiêu:
+ Tiếp tục cho HS chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp được con quay gió . 
+ Lắp được từng bộ phận đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo qui trình.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Mẫu con quay gió đã lắp sẵn. 
+ Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học tập của HS ( bộ lắp ráp)
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét. ( 10 phút)
+ Cho HS quan sát mẫu con quay gió đã lắp sẵn.
+ Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi.
H: Để lắp được con quay gió, cần bao nhiêu bộ phận?
* Yêu cầu HS nêu tác dụng của con quay gió trong thực tế.
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn cho HS thao tác, kĩ thuật ( 20 phút)
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
+ GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ. 
+ Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp đầu :
+ HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
H: Để lắp được đầu con quay gió cần chọn chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
+ GV tiến hành lắp 
+Yêu cầu HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp đầu con quay gió .
+ Yêu cầu HS lắp bộ phận này, HS khác nhận xét.
+ GV lắp theo các bước SGK. 
+ Yêu cầu HS lắp theo thứ tự các chi tiết.
c) Lắp ráp con quay gió ( H1)
+ GV lắp ráp con quay gió theo quy trình thứ tự các chi tiết.
+ Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của con quay gió .
d) Hướng dẫn HS thao tác tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
+ Cách tiến hành như bài Lắp xe có thang.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau hoàn thành con quay gió tại lớp.
+ Các tổ kiểm tra và báo cáo.
+ HS quan sát mẫu.
+ HS quan sát kĩ từng bộ phận. Sau đó trả lời câu hỏi.
+ HS chọn từng loại theo hướng dẫn của GV.
+ Xếp các chi tiết vào hộp.
+ HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
+ HS chú ý theo dõi.
+ HS quan sát hình minh hoạ,1 HS lên lắp, lớp theo dõi, nhận xét.
+ Lớp theo dõi GV lắp.
+ 1 HS lên lắp theo các thứ tự SGK.
+ Lớp lắng nghe.
+ Lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 31 và lên kế hoạch tuần 32.
- Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể cao, đoàn kết.
II. Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 31 
a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua về các hoạt động.
+ Về học tập, chuyên cần, tự giác, đoàn kết giúp bạn bè vv.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần:
+ Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần, trong tuần không có HS nào nghỉ.
* Về học tập: 
+ Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà tốt. 
+Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập (GV nêu tên cụ thể để HS rút kinh nghiệm cho tuần tới).
* Các hoạt động khác: 
Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá sinh hoạt đội, thể dục, học An toàn giao thông đầy đủ.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 32.
+ Duy trì tốt nề nếp học tập.
+ Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày giỗ tổ Hùng Vương.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Tiếp tục rèn luyện nghi thức đội cho chuẩn bị hội thao cấp huyện.
+ Thi đua học tập tốt: Buổi học tốt, tiết học tốt.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp. 
+ Thực hiện tốt ATGT khi tham gia giao thông.
+ Duy trì nề nếp rèn chữ 2 bài / tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 31(4).doc