Bài dạy Tuần thứ 14 - Lớp 4

Bài dạy Tuần thứ 14 - Lớp 4

Thể dục (tiết 27):ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”

I. MỤC TIÊU :

 - On bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng .

 - Chơi trò chơi Đua ngựa . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động .

*Chuẩn kiến thức kĩ năng:

- On bài Thể dục phát triển chung

- Chơi trò chơi Đua ngựa .

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :

 1. Địa điểm : Sân trường .

 2. Phương tiện : Còi , phấn .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tuần thứ 14 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009 
Thể dục (tiết 27):ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng .
	- Chơi trò chơi Đua ngựa . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động .
*Chuẩn kiến thức kĩ năng: 
- Oân bài Thể dục phát triển chung 
- Chơi trò chơi Đua ngựa . 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , phấn .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay , hát : 1 phút .
- Khởi động các khớp : 1 phút .
- Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Oân cả bài : 3 – 4 lần .
+ Lần 1 : GV điều khiển 1 em tập chậm 1 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
+ Lần 2 : GV cho HS tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa những động tác sai cho HS .
- Tuyên dương những em tập tốt và động viên những em tập chưa tốt .
b) Trò chơi “Đua ngựa” : 6 – 8 phút .
- Phổ biến cách chơi , luật chơi .
- Điều khiển HS chơi .
Hoạt động lớp, nhóm .
+ Lần 3 : Lớp trưởng vừa hô nhịp , vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo .
+ Lần 4 : Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập , không làm mẫu .
- Thi đua thực hiện bài thể dục : 1 lần . Từng tổ thực hiện theo sự điều khiển của tổ trưởng .
- Cả lớp đánh giá , bình chọn tổ tập tốt nhất .
- Chơi thử 1 lần .
- Cả lớp chơi chính thức .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân : 1 phút .
- Vỗ tay , hát : 1 phút .
Toán (tiết 66):CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số , tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số .
	- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
*Chuẩn kiến thức kĩ năng: 
- Giúp HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số 
-vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Chia một tổng cho một số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số .
MT : Giúp HS nắm cách chia một tổng cho một số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho HS tính : ( 35 + 21 ) : 7
Hoạt động lớp .
- 1 em tính ở bảng : 
( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8
- Tương tự đối với : 
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- So sánh 2 kết quả tính để có :
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
- Nêu ghi nhớ : Khi chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia , rồi cộng các kết quả tìm được với nhau 
- Một số em nhắc lại .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Hướng dẫn mẫu ở bảng .
- Bài 2 : 
- Bài 3 : lớp 4A cĩ 32 học sinh chia thành các nhĩ, mỗi nhĩm cĩ 4 hs. lớp 4B cĩ 28 hs cũng chia thành các nhĩ, mỗi nhĩm cĩ 4 hs. Hỏi tất cả cĩ bao nhiêu nhĩm ?
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nêu yêu cầu BT rồi làm bài và chữa bài .
- Cả lớp làm bài .
- Khi chữa bài , nêu bằng lời cách chia một hiệu cho một số : Khi chia một hiệu cho một số , nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia , rồi lấy các kết quả trừ đi nhau .
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
GIẢI
 Số nhóm học sinh của lớp 4A :
 32 : 4 = 8 (nhóm)
 Số nhóm học sinh của lớp 4B :
 28 : 4 = 7 (nhóm)
 Số nhóm học sinh của hai lớp :
 8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số : 15 nhóm 
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
	- Nêu lại cách chia một tổng , một hiệu cho một số .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 66 sách BT .
..
Luyện từ và câu (tiết 27):LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU :
	- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy .
	- Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ khi diễn đạt câu hỏi .
*Chuẩn kiến thức kĩ năng:
-Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu.
	-Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ ấy 
- Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1 .
	- Vài tờ giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi BT3 .
	- Ba , bốn tờ giấy trắng để HS làm BT4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Câu hỏi và dấu chấm hỏi .
	- Kiểm tra 3 em nối tiếp nhau trả lời 3 câu hỏi :
	+ Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ .
	+ Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? Cho ví dụ .
	+ Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập về câu hỏi .
 a) Giới thiệu bài : 
	Bài học trước , các em đã được biết thế nào là câu hỏi , tác dụng của câu hỏi , những dấu hiệu nhận biết câu hỏi . Bài học hôm nay giúp các em tiếp tục luyện tập về câu hỏi , phân biệt câu hỏi với những câu không phải là câu hỏi .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Phát phiếu , bút dạ cho một vài em .
+ Chốt lại bằng cách dán câu trả lời viết sẵn – phân tích lời giải .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu cho HS trao đổi nhóm .
+ Chấm điểm làm bài của các nhóm , kết luận nhóm làm bài tốt nhất .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , tự đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm , viết vào vở BT .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài cá nhân .
- Mỗi nhóm viết nhanh 7 câu hỏi ứng với 7 từ đã cho .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Làm bài vào vở , viết 1 câu với mỗi từ .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
+ Phát riêng giấy cho 3 , 4 em .
- Bài 5 : 
+ Hướng dẫn : Trong 5 câu đã cho , có những câu không phải là câu hỏi . Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi , không được dùng dấu chấm hỏi . Để làm được BT này , các em phải nắm chắc : Thế nào là câu hỏi ?
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT , tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi .
- 2 , 3 em lên bảng làm bài trên phiếu : Gạch chân các từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , mỗi em tự đặt 1 câu hỏi với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được ở BT3 .
- Tiếp nối nhau đọc câu hỏi đã đặt , mỗi em đọc 3 câu .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em nhắc lại ghi nhớ bài học trước .
- Đọc thầm lại 5 câu hỏi , tìm câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đặt các câu hỏi với những từ cho sẵn .
	- Giáo dục HS biết dùng đúng từ khi viết câu hỏi .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi , không được dùng dấu chấm hỏi .
.
Khoa học (tiết 26)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm được những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
	- Tìm ra được những nguyên nhân làm nước ở sông , hồ , kênh , rạch , biển  bị ô nhiễm . Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương . Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người .
	- Có ý thức bảo vệ nguồn nước sử dụng .
*Chuẩn kiến thức kĩ năng: 
-HS nắm được những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
-Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 54 , 55 SGK .
	- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nước bị ô nhiễm .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
MT : Giúp HS phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông , ao , hồ , kênh , rạch , biển  bị ô nhiễm . Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng  ...  HS đổi vở soát lỗi. Nhắc HS gạch dưới từ sai bằng bút chì và thước. Giáo viên đưa bảng phụ chép sẵn đoạn văn. Đọc từng câu đến những từ khó, giáo viên lưu ý để HS soát lỗi cho đúng.
Giáo viên hỏi bao nhiêu bạn không sai lỗi nào? Bạn nào sai một lỗi. Bạn nào sai trên 5 lỗi?
- Giáo viên thu chấm một số vơ(khoảng 5 vở)û. Nhận xét.
Chuyển ý sang phần luyện tập
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1:Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:
Bài tập lựa chọn tuỳ giáo viên chọn câu a hoặc b
 a/Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
- Giáo viên chia nhóm, phát bảng ép nhựa và bút lông cho các nhóm.
Các nhóm làm việc trong 3 phút. 2 nhóm nào xong trước dán phiếu ép nhựa lên bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Giáo viên nhận xét, cho HS xem những đồ chơi như chong chóng, chó bông. 
Câu b. Giáo viên cho HS mở vở bài tập trang 102.
HS đọc yêu cầu. Làm việc cá nhân vào vở bài tập. 
- Giáo viên cho HS sửa bài tiếp sức. Mỗi dãy 4 HS lên lần lượt viết các đồ chơi và trò chơi có thanh hỏi và thanh ngã.
-HS nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu.
Giáo viên nhắc HS chọn tìm một đồ chơi hoặc trò chơi ở bài tập 1 miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi đó để các bạn hình dung được đồ chơi và có thể biết chơi trò chơi đó. 
- Gọi một số em miêu tả đồ chơi (hình dáng, cách chơi) trò chơi (tên trò chơi, cách chơi). 
Giáo viên nhận xét khen những HS miêu tả hay hấp dẫn. 
Giáo viên giáo dục tư tưởng:Nét chữ là nết người , chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan, các bạn cần rèn chữ để chữ đẹp hơn. 
-1HS nhắc lại
-1HS đọc lớn 
-Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
-Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- HS thảo luận tìm từ khó 
-HS nêu từ khó
-HS lắng nghe 
- 4 HS đọc
- HS viết bảng con
-Lớp viết bảng con 
-1 HS nêu:
Lưng thẳng,không tỳ ngực vào bàn,đầu hơi cúi,mắt cách vở 25-30cm
-Cả lớp viết vở
-HS dò lỗi cho bạn
-HS giơ tay
-1HS đọc yêu cầu
-ch:Đồ chơi:chong chóng, chó bông, que chuyền
-Trò chơi:chọi dế, chọi cá, chọi chim,chơi thuyền
-tr:Đồ chơi: trống cơm, cầu trượt,.
-Trò chơi:đánh trống, trốn tìm, cắm trại,trượt cầu.
-HS bổ sung những đồ chơi, trò chơi mà nhóm bạn chưa có
-1HS đọc yêu câu, lớp làm vở
-thanh hỏi: Đồ chơi:tàu hỏa, tàu thủy, ôtô cưu hỏa
-Trò chơi:nhảy dây, điện tử, dung dăng dung dẻ,thả diều
-thanh ngã:Đồ chơi:ngưa gỗ,
-Trò chơi:bày cỗ ,diễn kịch.
-1HS đọc yêu cầu
-HS miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi mình chọn
VD:Trò chơi “trốn tìm”
Cách chơi:từ 3 người trở lên,1 người úp mặt vào tường đếm năm,mười,mười lame.Các bạn khác sẽ đi trốn.Sau đó người bị sẽ đi tìm nếu người bị tìm thấy ai người đó sẽ bị
 4/ Dặn dò: Về nhà sửa lỗi sai, một lỗi sửa một dòng vào vở chính tả.
- Chuẩn bị bài: Kéo co (nghe viết)
Nhận xét tiết học
..
Lịch sử (tiết 12):NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU : 
	- Giúp HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần ; về cơ bản , nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước , luật pháp và quân đội – đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan , vua với dân rất gần gũi nhau .
	- Trình bày được các sự kiện trong bài học .
	- Tự hào về lịch sử nước nhà .
*Chuẩn kiến thức kĩ năng:
 - Giúp HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần ; về cơ bản , nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước , luật pháp và quân đội 
- Trình bày được các sự kiện trong bài học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nhà Trần thành lập .
 a) Giới thiệu bài : 
- Trình bày tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần : Cuối thế kỉ XII , nhà Lý suy yếu . Trong tình thế triều đình lục đục , nhân dân cơ cực , nạn ngoại xâm đe dọa , nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng . Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi . Họ Trần tìm cách để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng , đó là vào năm 1226 . Nhà Trần được thành lập từ đây .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được việc tổ chức nhà nước , luật pháp của nhà Trần .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Hướng dẫn , kiểm tra kết quả làm việc của HS và tổ chức cho các em trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện .
Hoạt động cá nhân .
- Đọc SGK , điền dấu X vào ô trống sau những dòng dưới đây :
+ Đứng đầu nhà nước là vua .
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .
+ Lập Hà đê sứ , Khuyến nông sứ , Đồn điền sứ .
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin .
+ Cả nước chia thành các lộ , phủ , châu , huyện , xã .
+ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội , thời bình thì sản xuất , khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm được sự gần gũi giữa vua – quan – dân dưới thời Trần .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Đặt câu hỏi để cả lớp thảo luận : Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa ?
- Từ đó , đi đến thống nhất các sự việc sau : Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin , oan ức . Ở trong triều , sau các buổi yến tiệc , vua và các quan có lúc nắm tay nhau , ca hát vui vẻ .
Hoạt động lớp .
- Trình bày .
- Nhận xét , bổ sung .
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
----------------------------------------------------------------------------
Địa lí (tiết 13): HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết những hoạt động tiêu biểu về sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ ; các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo . Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên , dân cư với hoạt động sản xuất .
	- Tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
*Chuẩn kiến thức kĩ năng: 
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên , dân cư với hoạt động sản xuất .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ nông nghiệp VN .
	- Tranh , ảnh về trồng trọt , chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về trồng trọt , chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước ( Cây cần có đất màu mỡ , thân cây ngập trong nước , nhiệt độ cao  ) , về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo ; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dựa vào SGK , tranh , ảnh và vốn hiểu biết , trả lời các câu hỏi sau :
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo . Từ đó , em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa , gạo của người nông dân ?
- Trình bày kết quả ; cả lớp thảo luận .
- Tiếp tục dựa vào SGK , tranh , ảnh nêu tên các cây trồng , vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ .
- Giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn , gà , vịt . ( Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám , ngô , khoai  )
Hoạt động 2 : Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm trồng được các loại rau xứ lạnh của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gợi ý : Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào ? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không ?
- Giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào SGK , thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó , nhiệt độ như thế nào ?
+ Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi SGK .
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ .
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả .
- Các nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 14(2).doc