Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức - Kĩ năng sống)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức - Kĩ năng sống)

Mơn :ĐẠO ĐỨC

Bài :ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi: trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến ; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân

2. Kĩ năng: - Hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.

3. Hành vi:- Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 - Phiếu học tập

 - Bảng phụ ghi các tình huống

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức - Kĩ năng sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN XI
thứ/ngày
MÔN
BÀI
Thứ hai
3-11
Chào cờ
Thể dục 
Toán
Tập đọc 
Đạo đức 
Có gv chuyên 
Nhân với 10 ,100,1000...Chia cho 10,100,1000...
Oâng Trạng thả diều 
Oân tậo và thực hành kĩ năng GHKI
Thư ba
 4-11
LT&C
Chính tả 
Toán 
Lịch sử 
Mỹ thuật 
Luyện tập về động từ 
Nhớ –viết :Nếu chúng mình có phép lạ 
Tính chất kết hợp của phép nhân 
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 
TTMT :Xem tranh của hoạ sĩ 
Thứ tư
5-11
Tập đọc
Địa lý 
Toán
Kỹ thuật 
Khoa học 
Có chí thì nên 
Oân tập
Nhân với số có tận cùng làchữ số 0
Khâu viền ...khâu đột (t2)
Ba thể của nước 
Thứ năm
6-11
LT & C
Toán
Thể dục 
TLV
Aâm nhạc
Tính từ 
Đề xi mét vuông 
Có gv chuyên 
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
Có gv chuyên 
Thứ sáu
7-11
Làm văn
Khoa học 
Toán
Kể chuyện
Sinh hoạt 
Mở bài trong bài văn kể chuyện 
Mây được hình thành như thế nào ?Mưa từ đâu ra ?
Mét vuông 
Bàn chân kì diệu 
Tuần 10
Thứ hai ,ngày 1 tháng 11 năm 2010 
Mơn :TẬP ĐỌC 
 	Bài :ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU	
I. Mục tiêu:
	1- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi,bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn 
2- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
3- HS tự hào về ông Trạng nhỏ tuổi Nguyễn Hiền 
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
Nhận xét bài kiểm tra giữa kì I.
2. Bài mới:35’
 Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, GV giới thệu chủ điểm Có chí thì nên. Cho h quan sát bức tranh bài Oâng trạng thả diều, Yêu cầu HS nói những gì mà em biết qua bức tranh, sau đó GV giới thiệu Ông trạng thả diều là câu chuyện nói về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta
* Hoạt động 1:Hoạt động cá nhân ,cặp đôi ,lớp nhằm giải quyết MT 1 
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ.
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Hoạt động 2:Hoạt động cả lớp nhằm giải quyết MT 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều, trả lời câu hỏi: 
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi: 
 + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
 + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều” ?
 + Câu 4? 
 + GV kết luận : Nguyễn Hiền “tuổi trẻ tài cao”, là người “công thành danh toại”, nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là “có chí thì nên”. Câu tục ngữ “có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện.
* Hoạt động 3:Hoạt động cá nhân ,cặp đôi ,lớp nhằm giải quyết MT 1 
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- GV đọc diễn cảm đoạn 1 .GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1 theo cặp 
- Yêu cầu đại diện 1 số cặp HS đọc bài, 
- Thi đọc diễn cảm. 
Nx ,TD 
Hs nghe 
Đọc cá nhân 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời 
+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường : có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
-Cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng bỏ đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
+ Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là chú bé ham thích chơi diều.
+ Cả lớp thảo luận trao đổi ý kiến và thống nhất câu trả lời đúng.
+ Theo dõi ghi nhớ.
HS nghe -2 HS đọc lại . 
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 - 2.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
*HĐNT :4’
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, học thuộc lòng bài thơ : Nếu chúng mình có phép lạ, để chuẩn bị cho tiết chính tả sắp tới.
- Chuẩn bị : Có chí thì nên
- Nhận xét tiết học.
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI :NHỚ – VIẾT : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
PHÂN BIỆT : S/X ; DẤU HỎI/DẤU NGÃ
I. Mục tiêu:
	1-Nhớ và viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
	2- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : s/x ; dấu hỏi/dấu ngã.
 3 - Làm việc cẩn thận
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:3’
 Nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
 2. Bài mới:35’
* Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ và viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài Nếu chúng mình có phép lạ. Sau đó sẽ luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : s/x ; dấu hỏi/dấu ngã.
* Hoạt động 1:Hoạt động cá nhân ,lớp nhằm giải quyết MT 1 
Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ cần nhớ – viết trong bài:Nếu chúng mình có phép lạ .
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Gọi hs nêu các từ dễ viết sai và viết b/con : triệu, chớp mắt, lặn, thuốc nổ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
-Y/C hs nhớ -viết đoạn thơ vào vở 
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2:Hoạt động cá nhân ,cặp đôi ,lớp nhằm giải quyết MT 2
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 :Làm vào VBT 
- GV chọn cho HS làm phần b.
- - Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những em làm bài đúng.
Bài 3 :Thảo luận nhóm ,trình bày vào b/phụ
GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- GV lần lượt giải thích nghĩa của từng câu.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu trên.
- GV nhận xét tuyên dương những em học thuộc tốt những câu trên.
Hs nghe 
Làm việc cá nhân
- 3-4 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ.
+ Chữ đầu câu.
-HS nêu hiện tượng chính tả - cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
Hs nghe 
- HS nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở. 
- HS soát lỗi , tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
Làm việc cá nhân 
- Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã.
ÔNG TRẠNG NỒI
Ngày xưa có một học tròn nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của người hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.
Thảo luận ,trình bày 
- Viết lại các câu sau cho đúng chính tả.
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b) Xấu người, đẹp nết.
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- HS theo dõi, ghi nhớ.
- HS thi đọc thuộc lòng những câu trên.
*HĐNT :4’
- Về nhà học thuộc lòng những cậu thơ ở bài tập 3
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
MÔN : TOÁN 
Bài :NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .
CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. Mục tiêu: 
 	1- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . . . và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, . . . cho 10, 100, 1000, . . .
	2- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000, . . .
 3-Làm việc cẩn thận ,khoa học 
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	Bảng, SGK, phấn.
III. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:4’
- Viết công thức và phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 4/58.
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:35’
* Hoạt động 1:Hoạt động cá nhân ,lớp nhằm giải quyết MT 1 
a) Nhân một số với 10
- GV viết lên bảng 35 × 10
- GV hỏi: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, em nào cho biết 35 × 10 bằng gì?
- 10 gọi là mấy chục?
- Vậy 10 × 35 = 1 chục × 35.
- GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
- 35 chục là bao nhiêu?
- Vậy 10 × 35 = 35 × 10 = 350.
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 × 10?
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Hãy thực hiện: 12 × 10; 78 × 10; 457 × 10; 7891 × 10.
b) C ... hế nào?
Rừng ở trung du Bắc Bộ ntn ?
- Chốt: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
Thảo luận cặp,trình bày
- là vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
1. Rừng ở vùng này bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng lên.
- Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
2. Biện pháp: Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
Dừng hành vi phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi.
*HĐNT - Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung đã tìm hiểu, lập bảng kiến thức theo gợi ý bài tập 2-SGK.
- Nhắc HS chuẩn bị, sưu tầm tranh ảnh về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- GV nhận xét và kết thúc giờ học.
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Bài :MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu : 
	1-Nắm được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
	2-Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT 1,BT2 ,mục III);bướcđầu viết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: gián tiếp và trực tiếp( BT 3 ,mục III).
	 * Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
 3- HS tự tin ,ham học hỏi 
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.
	Tranh minh hoạ truyện Rùa và thỏ.
III. Hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:4’
Gọi 2 cặp học sinh lên bảng thực hành trao đổivới người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Nhận xét cho điểm từng học sinh.
2. Bài mới: 35’
* Hoạt động 1:Hoạt động cá nhân ,cặp đôi nhằm giải quyết MT 1 
Tìm hiểu ví dụ:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Em biết gì qua bức tranh này?
- Để biết nội dung truyện, từng tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài 1, 2:Làm việc cá nhân 
Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- Gọi học sinh đọc mở bài mà mình tìm được.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Thảo luận nhóm 
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài.
- Gọi học sinh phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
- Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để đẫn vào truyện mình định kể.
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp
HD rút ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2:Hoạt động cặp đôi,nhĩm ,lớp nhằm giải quyết MT 2 
Bài 1:Thảo luận cặp đôi 
Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
a) Là mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự mở đầu câu chuyện)
b) Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
- Gọi 2 học sinh đọc lại hai cách mở bài.
Bài 2:Thảo luận nhóm nhỏ 
Câu truyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- Gọi học sinh trả lời,nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 3:Trình bày vào vở 
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng học sinh (nếu có).
- Nhận xét cho điểm những bài viết hay.
2 cặp hs lên thực hành 
- Đây là câu chuyện Rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và thỏ. Kết quả Rùa là con vật chậm chạp nhưng đã về đích trước Thỏ trong cuộc thi 
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc truyện.
+ HS1: Trời thu mát mẻ . . . đến đường đó.
+ HS2: Rùa không . . . đến trước nó. Học sinh đọc thầm theo dùng bút chì đánh đấu đoạn mở bài của truyện vào SGK.
- Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy.
Thảo luận ,trình bày 
- Cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc Rùa đang tập chạy mà nói chuyện Rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
- Lắng nghe.
- Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
- Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyệnđịnh kể.
Thảo luận , trả lời câu hỏi.
a) Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện Rùa đang tập chạy trên bờ sông.
b) , c), d) Là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa, hay những truyện khác để vào truyện.
- HS đọc 
Thảo luận ,trình bày 
- Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp – kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- Lắng nghe.
Làm việc cá nhân 
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê.
- 5 – 7 HS đọc mở bài của mình.
*HĐNT:4’
 - Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay và chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT Tiết: 22
THÊU MÓC XÍCH
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích 
	- Thêu được các mũi thêu móc xích 
	- HS hứng thú học thêu
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	- Tranh quy trình thêu móc xích 
	- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài mũi thêu khoảng 2 cm); và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích 
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	 + Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm
	 + Len , chỉ thêu khác màu vải
	 + Kim khâu len , kim thêu, thước kẻ, phấn vạch, kéo.
III. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Thêu lướt vặn hình hàng rào được thực hiện theo mấy bước?	
+ Nêu cách thêu hình hàng rào đơn giản?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách Thêu móc xích
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
+ GV giới thiệu mẫu : GV hướng dẫn HS kết hợp quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát hình 1 (SGK) để trả lời câu hỏi về đặc điểm đường thêu móc xích
- Thế nào là thêu móc xích?
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích để HS biết ứng dụng của thêu móc xích
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ GV treo tranh quy trình thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu đường thêu móc xích; so sánh cách vạch dấu đường thêu móc xích với cách vạch dấu đường thêu lướt vặn và cách vạch dấu các đường khâu đã học.
- GV gạch dấu trên mảnh vải ghim trên bảng. Chấm các điểm trên đường dấu cách đều 2 cm
- Hướng dẫn HS thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thêu mũi thứ hai theo SGK
- GV hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích 
- GV hướng dẫn HS một số điểm lưu ý sau:
+ Thêu từ phải sang trái
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. 
+ Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá
+ Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ.
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng
- GV hướng dẫn nhanh lần hai các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích
+ Vẽ hình hàng rào 
+ Căng vải lên khung thêu cầm tay
+ Thêu lướt vặn hìng hàng rào
- Thêu theo chiều từ trái sang phải. Thêu hết mỗi đường hàng rào, phải xuống kim và nút chỉ ở mặt trái đường thêu
- HS mở SGK
- HS kết hợp quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát hình 1 (SGK) , trả lời câu hỏi về đặc điểm đường thêu móc xích:
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích (của sợi dây chuyền)
+ Mặt trái của đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau
- Thêu móc xích (hay còn gọi là thêu dây chuyền) là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích
- HS quan sát một số sản phẩm thêu móc xích và nêu ứng dụng của thêu móc xích: dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối; thêu tên lên khăn tay, khăn mặt,  Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác
- Cách vạch dấu đường thêu móc xích:
+ Ghi số thứ tự trên đường vạch dấu thêu móc xích theo chiều từ phải sang trái.
- So sánh cách vạch dấu đường thêu móc xích với cách vạch dấu đường thêu lướt vặn và cách vạch dấu các đường khâu đã học:
+ Giống như cách vạch dấu các đường khâu đã học nhưng ngược với cách ghi số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn
- HS kết hợp đọc nội dung 2 với quan sát hình 3a, 3b, 3c (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK
- HS dựa vào thao tác thêu mũi thứ nhất, thứ hai của GV, 2 HS lên bảng thực hiện thao tác thêu mũi thứ ba, thứ tư, thứ năm,
- HS quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách kết thúc đường thêu móc xích và so sánh cách kết thúc đường thêu móc xích với cách kết thúc đường thêu lướt vặn
- 2 – 3 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài
Củng cố, dặn dò:
- Cách vạch dấu đường thêu móc xích có giống với cách vạch dấu đường thêu lướt vặn không? Vì sao?
- Muốn thêu được mũi thêu móc xích cần phải làm như thế nào ?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để thực hành bài “ Thêu móc xích ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2010_2011_ban_tich_hop_chuan_k.doc