Bài giảng Lịch sử lớp 4 (tiết 11) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Bài giảng Lịch sử lớp 4 (tiết 11) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Lịch sử (tiết 11)

NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Các hình minh hoạ trong SGK

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- HS cả lớp tìm hiểu về các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 3 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 4 (tiết 11) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
Lịch sử (tiết 11)
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
	- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS cả lớp tìm hiểu về các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
9’
12’
8’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
- Mời học sinh trình bày lại kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
 Hoạt động 1: Nhà Lý – sự tiếp nối của nhà Lê
- Học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
 + Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào?
 + Vì sao Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
 + Vương triều nhà Lý bằt đầu từ năm nào?
Hoạt động 2: Nhà Lý rời đô ra Đại La, đặt tên cho kinh thành là Thăng Long
- Giáo viên treo treo bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam, yêu cầc học sinh chỉ vị trí của Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Thăng Long)
- Năm 1010 vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ đâu về đâu?
 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
 + So vời Hoa Lư thì Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước? .
Gợi ý HS so sánh về vị trí địa lí và địa hình
 + Vua Lý suy nghĩ như thế nào khi dời đô ra Đại La?
- Giáo viên giới thiệu về truyền thuyết khi thuyền vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự à vua đổi tên ại La à Thăng Long, năm 1054vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt
 Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
- Yêu cầu học sinh quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK kết hợp đọc SGK để trả lời câu hỏi: 
 + Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
4) Củng cố:
- Tại sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ
- Tổ chức cho học sinh thi kể tên khác của kinh thành Thăng Long?
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Chùa thời Lý
- Hát tập thể
- Học sinh trình bày
 + Lê Long Đĩnh lên kế tục ngai vàng nhưng tính tình bạo ngược nên lòng dân oán hận
 + Vì ông là một vị quan trong triều Lê, ông thông minh, có tài, đức độ.
 + Năm 1009
- Học sinh lên chỉ bản đồ vị trí của Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Thăng Long)
- Từ Hoa Lư về Đại La sau đó đổi tên là Thăng Long
Học sinh thảo luận nhóm theo nhóm:
 + Về vị trí địa lí: Hoa Lư không phải là trung tâmđất nước, còn Đại La là trung tâm đất nước.
 + Về địa hình: Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn 
Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo,đất đai màu mỡ
 + Vua tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô về màu mỡ.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK kết hợp đọc SGK để trả lời:
 + Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, nhân dân tụ họp ngày càng đông, lập lên nhiều phố, nhiều phường.
- Vì đây là vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ
- Học sinh thực hiện nêu: Đại La, Đông Quan, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội
- Cả lớp chú ý theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su lop 4 CKT 3 cot.doc