Bài giảng Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp)

Bài giảng Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp)

CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Những hạt thóc giống

 I. MỤC TIÊU:

 1. Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt

 thóc giống.

 2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n ; en/eng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu viết ghi nội dung bài tập 2

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC
 Những hạt thóc giống
I. MỤC TIÊU: 
 1. Đọc trơn toàn bài. Đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính, trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
 2. Tóm tắt ý nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, giám nói lên sự thật.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Tre Việt Nam" Hỏi: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai?
- GV nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài học. 
 HĐ 1: Luyện đọc. Đọc nối tiếp bài 
Đ1: từ đầu ...bị trừng phạt.Đ2: Có chú bé....nảy mầm được.Đ3 . Đến vụ thu hoạch ...của ta.Đ4: Còn lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 HĐ 2: Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc đ1 trả lời câu hỏi.
 Hỏi: Đ1 ý nói gì?- GV ghi bảng ý chính đ1
- Yêu cầu HS đọc đ2, trả lời câu hỏi trong SGK
 Hỏi: Đ2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đ3 và trả lời câu hỏi trong SGK
- Hỏi: Đ 3 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
 Hỏi: Đ 4 nói lên điều gì? 
- Cho HS đọc toàn bài.- GV ghi nội dung chính của bài.
 HĐ 3:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS tìm ra giọng đọc của từng đoạn
- GVđưa đoạn luyện đọc."Chôm lo lắng đến ...của ta."
 3. Củng cố, dặn dò:
 Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?.
 - Nhận xét tiết học. 
- 2HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt)
Đọc thầm, thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
- HS rút ra ý chính đoạn 1
- HS rút ra ý chính của đoạn2
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi.
- Nêu nội dung bài.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau theo 4 đoạn.
- HS phân vai để đọc.
-1 lượt HS tham gia thi đọc.
- HS suy nghĩ và trả lời. 
 CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Những hạt thóc giống
 I. MỤC TIÊU:
 	1. Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt
 thóc giống.
 2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n ; en/eng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Phiếu viết ghi nội dung bài tập 2 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A/ Kiểm tra bài cũ. 
HS lên viết: rạo rực, dìu dịu, gióng giả, con dao, rao vặt, giao hàng, bâng khuâng, bận bịu, nhân dân......
GV nhận xét.
 B/ Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS nhớ viết
HĐ 1: Trao đổi về nội dung đoạn văn
 Gọi HS đọc, GV hỏi:
- Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi?
-Vì sao người trung thực là người đáng quý?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Giáo viên nhận xét.
HĐ 3: Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết .
HĐ4: Thu và chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Làm BT 2, BT3: Cho HS đọc yêu cầu
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C/ Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
- Đọc thuộc lòng 2 câu đố.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp
- Học sinh lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó: luộc kỹ, dõng dạc, truyền ngôi...
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở. 
BT 2.a) lời giải - nộp bài - lần này - làm em - lâu nay - lòng thanh thản -làm bài 
b) chen chân - len qua - leng keng - áo len màu đen - khen em
BT 3. a) Con nòng nọc
 b) Chim én
TOÁN
 Luyện tập
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của mỗi năm.
 - Xác định năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
 - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Viết lên bảng 7 thế kỉ = ...năm;
 1/5thế kỉ = ....năm; 5ngày = ...giờ; 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: - Giới thiệu bài. Ghi mục bài
HĐ1: Làm BT1 Viết tiếp vào chỗ chấm.
 - GV treo bảng phụ kẽ sẵn BT1a)
1b) + Năm nhuận có....ngày.
 + Năm không nhuận có.... ngày.
HĐ 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Vua Quang Trung qua đời vào năm 1792. Năm đó thuộc thế kỉ nào?
- Từ năm đó đến nay đã được....... năm.
 GV nhận xét, kết luận 
HĐ3: Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
 2ngày.....40giờ ; 2giờ 5phút....25phút
5phút....1/5 giờ ; 1phút 10giây.....100giây
1/2phút....30giây; 1phút rưỡi....90giây
- GV nhận xét, cho điểm.
HĐ4: Làm BT4 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về học bài .
- HS viết vào nháp
- 1HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét.
- 2Học sinh lên bảng điền.Cả lớp làm vào vở, vài HS đọc kết quả.
BT 1. a)Những thỏng cú 30 ngày :4, 6, 9, 11
Những tháng có 31 ngày :1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
Tháng có 28 ngày (hoặc 29 ngày)
+ Năm 366 ngày.
+ Năm không nhuận có 365 ngày.
- Học sinh làm vào vở, đọc kết quả.
Vua Quang Trung mất thuộc thế kỷ 18, được 1217 năm.
- 2HS lên bảng điền .Cả lớp theo dõi, chữa bài
2 ngày > 40 giờ 2 giờ 5 phut > 25 phút
5 phút < 1/5 giờ 1 phút 10 giây < 100giây
1/2 phút = 30 giây 1 phút rưỡi = 90 giây
BT4. Học sinh khoang vào 
a) B. 8 giờ 40 phút
b) C. 5008 g
KHOA HỌC
Sử dụng hợp lí 
các chất béo và muối ăn?
 I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học học sinh :
 - Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu được ích lợi của muối ăn, nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Phóng to các hình minh hoạ 20, 21 Sgk
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1) Bài cũ: Hỏi: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? Tại sao nên ăn nhiều cá?
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: Giới thiệu, ghi mục bài.
 HĐ 1: Trò chơi: Kể tên các món rán hay xào
GV chia lớp thành 2 đội số lượng như nhau.
HS các đội lần lượt nối tiếp nhau lên ghi tên các món rán hay xào. 
GVnhận xét và hỏi: Gia đình em thường rán, xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?
 HĐ2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
 GV yêu cầu học sinh quan sát hình 20 Sgk và đọc các món ăn trên bảng và trả lời:
? Món nào vừa chứa chất béo ĐV vừa TV?
Tại sao cần ăn phối hợp chất béo ĐV và TV?
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
 HĐ 3: Tại sao nên sử dụng muối iốt và không nên ăn mặn?
Y/cầu HS nêu lợi ích của việc dùng muối iốt
- GV đọc phần 2 mục Bạn cần biết.
 3) Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà học muc Bạn cần biết trong SGK.
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm hoạt động theo yêu cầu của GV
VD : thịt rán, cá rán, tôm rán, khoai tây rán, rang cơm, nem rán, đậu rán, nem rán, đậu rán, lươn xào....
- HS đếm số lượng các món đội đã ghi.
* Vì trong chất béo có chứa nhiều a-xít no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vây ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và và tránh các bệnh về tim mạch.
- Thảo luận nhóm 6.
* Muối i-ốt dùng để nấu ăn hàng ngày, ăn muối i-ốt để tránh bệnh bưới cổ và phát triển cả về thị lực và trí lực.
* Ăn mặn sẽ rất khát nước, bị bệnh áp huyết cao.
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
	TOÁN
Tìm số trung bình cộng 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Có kiến thức ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Thực hành tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Điền dấu =
 1giờ 24 phút....84phút 4giây; 4phút 21giây......241giây 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài .
HĐ2: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.
 *GV yêu cầu đọc bài toán 1 và quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung.
- GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 HĐ3: Bài toán 2
 - GV yêu cầu đọc đề bài toán 
Hỏi: Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Ba số: 25,27,32 có TB cộng là bao nhiêu?
- GV hướng dẫn HS giải (tương tự như trên)
HĐ4: Thực hành. BT1 trả lời đúng.
- GV nhận xét, cho điểm.
BT2: Cho HS đọc yêu câu BT
- GV nhận xét, chữa bài.
BT3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét cho điểm.
 3)Củng cố, dăn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
- 2HS lên bảng làm.
- Cả lớp viết vào nháp
- HS khác nhận xét.
- HS đọc thầm bài toán, quan sát hình vẽ, HS viết bài giải như SGK.
- 3HS nhắc lại.
- HS nhắc lại quy tắc.
- Cả lớp làm vào vở, 1HS đọc kết quả
- HS làm vào vở -1HS lên bảng giải.
BT 1. a) (42 + 52) : 2 = 46
b) (36 + 42 + 57) : 3 = 45
c) (34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
BT 2. Giải
 Trung bình mỗi em cân nặng
 (36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 (kg)
 Đáp số : 37 kg
BT 3. Giải 
 Trung bình cộng của cỏc số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 :
 (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) : 9 = 5
 Đáp số : 5 
-2 HS nhắc lại.
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
I. MỤC TIÊU: 
 1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực - Tự trọng.
 2. Phân tích được nghĩa và cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ: Xếp các từ láy sau đây thành 3 nhóm: xinh xinh, nhanh nhẹn, vun vút, thoăn thoắt, xinh xẻo, lao xao, nghiêng nghiêng
 - GV nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy bài mới:Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động2: 
 Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập1: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu, giáo viên theo dõi kết luận.
* Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà...
* Từ trái nghĩa với trung thực: điêu ngoa, gian trá, dối trá, gian lận, lưu manh, lừa bịp..
 Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
GV nhận xét và cho điểm.
 Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung, yêu cầu thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng.
 Bài tập 4: HS đọc nội dung bài tập, yêu cầu trao đổi nhóm 4. 
 C. Củng cố, dặn dò:
- Em thích nhất câu thành ngữ, tục ngữ nào? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét, dặn về nhà học thuộc các từ vừa tìm được.
- HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng, các nhóm trao đổi điền vào phiếu
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS lần lượt trình bày.
BT 2. VD: Bạn Lan rất thật thà. 
 Tô Hiến Thành nổi tiếng là ngư ... tính số thóc của từng năm sau đó cho làm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 - HS mở vở, 1 HS lên bảng làm BT
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi và đọc lại mục bài.
- HS theo dõi.
HS lần lượt trả lời.
BT 1.a) Những lớp được nêu tên trong biểu đồ : 4A, 4B, 4C
b) KHối lớp 4 tham gia 4 môn thể thao là :bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu.
c) Môn bơi có 2 lớp tham gia là lớp 4A, 4C.
d) Môn có nhiều lớp tham gia nhất là : cờ vua.
e) Hai lớp 4A và 4C tham gia cả 4 môn. Hai lớp cùng tham gia môn : nhảy dây
BT 2. 
a) Năm 2002 bác Hà thu được số thóc 50 tạ = 5 tấn.
b) Năm 2002 bác thu được nhiều hơn năm 2000 là 2 tấn.
c) Cả 3 năm nhà bác thu được 12 tấn. Năm 2002 thu được nhiều thóc nhất. Năm 2001 thu được ít thóc nhất.
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở. Sau đó trình bày kết quả. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Danh từ 
I. MỤC TIÊU: 
 - Xác định danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc
 đơn vị)
Xác định được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm, đặt câu với 
danh từ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: GV hỏi:
Tìm từ trái nghĩa, cùng nghĩa với Trung thực và đặt câu với từ tìm đợc.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi đồ vật, cây cối?
Từ đó giới thiệu bài.
 Hoạt động2: Tìm hiểu ví dụ
*Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài.
- GV gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở 1 dòng thơ, gọi HS nhận xét từng dòng thơ
+ GV nhận xét, dùng phấn gạch chân từ đó.
*Bài2:Yêu cầu HS đọc BT.
Hỏi: - Danh từ là gì? Danh từ chỉ người là gì? Danh từ chỉ khái niệm là gì? Danh từ chỉ đơn vị là gì?
Hoạt động3: HS đọc ghi nhớ thuộc tại lớp
Hoạt động4: Luyện tập 
- GV yêu cầu HS làm bài 1,2
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Danh từ là gì?
 - Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận cặp đôi tìm từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp
- HS tiếp nối nhau nêu kết quả.
* Các từ chỉ sự vật : truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông, con, sông, chân trời, truyện cổ, ông cha.
* Từ chỉ người : ông cha, cha ông
Từ chỉ vật : sông, dừa, chăn trời
Từ chỉ hiện tượng : mưa, nắng
Từ chỉ khái niệm : cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời
Từ chỉ đơn vị : Cơn, con, rặng
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào xong trước lên dán trên bảng.
BT 1. Những danh từ chỉ khái niệm : điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.
BT 2. Đặt câu
VD : Bạn Na có một điểm đáng quý là rất trung thực, thật thà.
Cô giáo em rất giàu kinh nghiệm day dỗ học sinh.
TẬP LÀM VĂN
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
 I. MỤC TIÊU:
 - Có hiểu biết ban đầu về bài văn kể chuyện.
 - Vận dụng những hiểu biết đã có để tạo lập dựng một đoạn văn kể chuyện.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 Tranh minh hoạ hai mẹ con 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm những thành phần nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới:1. Giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu ví dụ
HĐ1: Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
- GV kết luận lời giải đúng.
HĐ2.Bài 2:
- GV hỏi : Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc?
- Em có nhận xét gì về dấu hiệu ở đoạn 2?
HĐ3. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu .
- GV yêu cầu TL cặp đôi và trả lời câu hỏi.
HĐ4: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Y/cầu HS tìm một đoạn văn bất kì trong bài TĐ, KCvà nêu sự việc được nêu trong đoạn đó
HĐ5: Luyện tập. - Gọi HS đọc nội dung và y/c
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì ? Các đoạn kể sự việc gì ? Đoạn 3 còn thiếu phần nào ? 
 3.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại đoạn 3.
- 2 HS trả lời
- 1HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm, lên dán trên bảng.
- HS tự phát biểu, HS khác nhận xét.
- 4 HS đọc ghi nhớ.
Ghi nhớ : 
Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn.
Khi viết hết đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
- HS phát biểu.
- HS nối tiếp nhau đọc y/c.
- HS viết vào vở nháp đọc bài của mình. Sau đó trình bày.
- HS tự viết.
Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010
	TOÁN
Biểu đồ (tiếp)
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
 - Vân dụng vào cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ.
 - Xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Biểu đồ cột.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: GV yêu cầu đọc lại biểu đồ BT1 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Giới thiệu biểu đồ hình cột - Số chuột của 4 thôn đã diệt. 
Hỏi: + Biểu đồ có mấy cột?
 + Dưới chân các cột ghi gì?
 + Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
 + Số được ghi trên đầu mỗi cột ghi gì?
- Hướng dẫn HS đọc biểu đồ.
B/đ ghi được số chuột diệt được của thôn nào?
Chỉ trên b/đ cột biểu diễn số chuột của các thôn?
Thôn đông diệt được bao nhiêu con chuột?
- GV tiếp tục nêu câu hỏi để HS trả lời như SGK
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Dựa vào biể đồ trong VBT (trang 27) viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài2: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong vở BT và trả lời các câu hỏi: Chẳng hạn:
- Có những lớp nào tham gia trồng cây?
- Hãy nêu số cây trồng của từng lớp?
- Khối 5 có mấy lớp tham gia trồng cây?.......
 3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét, dặn do HS
 - 1HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe
 - HS quan sát biểu đồ và trả lời
- HS đọc biểu đồ theo câu hỏi gợi ý của GV nêu.
- HS quan sát và làm BT1.
-HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát biểu đồ ở vở BT, trả lời các câu hỏi và khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
- HS tự làm
KHOA HỌC
Ăn nhiều rau và quả chín
Sử dụng thực phậm sạch và an toàn
 I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học học sinh :
 - Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
 - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
 - Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Hình trong SGK, phiếu BT
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Hỏi: + Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
 - GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ1: Ích lợi của việc ăn rau, quả chín hàng ngày
- GV tổ chức thảo luận cặp đôi với các câu hỏi:
+Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau?
+Ăn rau và quả chín hàng ngày có ích lợi gì?
- GV theo dõi, kết luận.
 HĐ 2: Đi chợ mua hàng
- GV chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp và tiến hành chơi.
 HĐ3: Các cách thực hiện VSAT thực phẩm
- GV phát phiếu và yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết ở SGK
3) Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét chung giờ học. 
- Dặn học thuộc mục Bạn cần biết và tìm hiểu xem gia đình làm cách nào để bảo quản thực phẩm
- HS trả lời.
- Thảo luận cùng bạn và nêu câu trả lời.
- Các tổ cùng nhau đi mua hàng, giải thích tại sao mình chọ loại hàng đó.
- Các nhóm tiến hành thảo luận , đại diện trình bày
- HS đọc mục Bạn cần biết
1. Thực phẩm sạch an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng : Được nuôi trồng, bảo quảm và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ của người sử dụng.
2.Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm :
- Chộn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, có màu sắc và mùi vị lạ.
- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm.Nấu xong nên ăn ngay.
- Thác ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
	Kỹ THUẬT
Khâu thường (tiết 2)
 I. MỤC TIÊU: 
	- Học sinh thực hành được cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc 	điểm mũi khâu, đường khâu thường.
 	- Thực cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
	- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Một số mẫu vải.
 - Len khác màu..
 - Kim khâu len, thớc kéo, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG- DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường.
- GV nhận xét.
2) Bài mới: Tiết 2
HĐ 1: HS thực hành khâu thường.
GV yêu cầu nhắc lại về kĩ thuật khâu thường
- GV nhắc lại và hớng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu.
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng, những HS còn lúng túng.
HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trng bày sản phẩm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
+ Đường vạch dấu
+ Các mũi khâu
+Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- GV nx, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết học sau.
- HS nhắc lại
- HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS quan sát nhắc lại
- HS tiến hành thực hành.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
- HS tự chuẩn bị.
SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT TUẦN 5
I. Mục đích - yêu cầu.
- HS nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần, trong tháng về nề nếp và về học tập.
- Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tháng tới, tuần tới.
II. Công việc chuẩn bị: 
- ND sinh hoạt.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới :
HĐ1 : GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ tiết học
HĐ 2 : Nội dung.
a. Kiểm điểm nề nếp trong tuần.
- Cho các tổ thảo luận 
- Đại diện các tổ trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá chung:
* Ưu điểm:
 Đi học đúng giờ
 Chú ý nghe giảng
 Chữ viết có nhiều tiến bộ 
* Tồn tại:
 Một số em còn hay mất trật tự
 Chưa chăm học
 Chưa có ý thức giữ vệ sinh chung
b. Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Cho HS thảo luận và nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
GV nhận xét, bổ sung.
c. Vui văn nghệ (nếu còn thời gian)
- Cho HS tham gia biểu diễn văn nghệ.
3. Củngcố dặn dò :
- Nhận xét, đánh giá chung. 
- Hướng dẫn HS về nhà ôn lại các bài tập
- HS chú ý lắng nghe.
- Các tổ thảo luận để nêu ra được ưu khuyết điểm trong tuần của tổ mình
- 3 HS đại diện của từng tổ nêu nối tiếp
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS kiểm điểm
- HS thảo luận đưa ra ý kiến của tổ mình:
 Thực hiện tốt nề nếp
 Thi đua giành nhiều điểm tốt
 Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp
 Giữ VS chung, ...

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2010_2011_ban_tong_hop.doc