Bài soạn Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5 - Tuần 4

Bài soạn Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU TIẾT DẠY :

- HS nắm được dạng toán và các bước giải dạng toán này.

 - Làm được một số bài tập nâng cao.

- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiến thức cần nhớ :

- Chữ số tận cùng của 1 tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số hàng đơn vị của các số hạng trong tổng ấy.

- Chữ số tận cùng của 1 tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.

- Tổng 1 + 2 + 3 + 4 + . + 9 có chữ số tận cùng bằng 5.

- Tích 1 ì 3 ì 5 ì 7 ì 9 có chữ số tận cùng bằng 5.

- Tích a ì a không thể có tận cùng bằng 2, 3, 7 hoặc 8.

2. Luyện tập :

 

doc 51 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Toán
Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số
I. Mục tiêu tiết dạy :
HS nắm được dạng toán và các bước giải dạng toán này.
 - Làm được một số bài tập nâng cao.
- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh .
II. Các hoạt động dạy học	
 	1. Kiến thức cần nhớ :
- Chữ số tận cùng của 1 tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số hàng đơn vị của các số hạng trong tổng ấy.
- Chữ số tận cùng của 1 tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.
- Tổng 1 + 2 + 3 + 4 + ...... + 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
- Tích 1 ì 3 ì 5 ì 7 ì 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
Tích a ì a không thể có tận cùng bằng 2, 3, 7 hoặc 8.
2. Luyện tập :
Đề bài- Lời giải
Phương pháp
Bài 1: 
a) Nếu tổng của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tích của chúng có thể là 1 số lẻ được không?
b) Nếu tích của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tổng của chúng có thể là 1 số lẻ được không?
c) “Tổng” và “hiệu” hai số tự nhiên có thể là số chẵn, và số kia là lẻ được không?
Giải :
 a)	Tổng hai số tự nhiên là một số lẻ, như vậy tổng đó gồm 1 số chẵn và 1 số lẻ, do đó tích của chúng phải là 1 số chẵn (Không thể là một số lẻ được).
 b) Tích hai số tự nhiên là 1 số lẻ, như vậy tích đó gồm 2 thừa số đều là số lẻ, do đó tổng của chúng phải là 1 số chẵn(Không thể là một số lẻ được). 
 c) Lấy “Tổng” cộng với “hiệu” ta được 2 lần số lớn, tức là được 1 số chẵn. Vậy “tổng” và “hiệu” phải là 2 số cùng chẵn hoặc cùng lẻ (Không thể 1 số là chẵn, số kia là lẻ được).
Bài 2 : Không cần làm tính, kiểm tra kết quả của phép tính sau đây đúng hay sai?
a, 1783 + 9789 + 375 + 8001 + 2797 = 22744
b, 1872 + 786 + 3748 + 3718 = 10115.
c, 5674 ì 163 = 610783
Giải :
a, Kết quả trên là sai vì tổng của 5 số lẻ là 1 số lẻ.
b, Kết quả trên là sai vì tổng của các số chẵn là 1 số chẵn.
c, Kết quả trên là sai vì tích của 1số chẵn với bất kỳ 1 số nào cũng là một số chẵn.
Bài 3 : Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 24 024
Giải :
	Ta thấy trong 4 số tự nhiên liên tiếp thì không có thừa số nào có chữ số tận cùng là 0; 5 vì như thế tích sẽ tận cùng là chữ số 0 (trái với bài toán)
	Do đó 4 số phải tìm chỉ có thể có chữ số tận cùng liên tiếp là 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9
	Ta có : 
24 024 > 10 000 = 10 ì 10 ì 10 ì 10 
24 024 < 160 000 = 20 ì 20 ì 20 ì 20
Nên tích của 4 số đó là :
	11 ì 12 ì 13 ì 14 hoặc 
 16 ì 17 ì 18 ì 19
Có : 11 ì 12 ì 13 ì 14 = 24 024 
16 ì 17 ì 18 ì 19 = 93 024.
Vậy 4 số phải tìm là : 11, 12, 13, 14.
Bài 4 : Có thể tìm được 2 số tự nhiên sao cho hiệu của chúng nhân với 18 được 1989 không?
Giải :
	Ta thấy số nào nhân với số chẵn tích cũng là một số chẵn . 18 là số chẵn mà 1989 là số lẻ.
	Vì vậy không thể tìm được 2 số tự nhiên mà hiệu của chúng nhân với 18 được 1989.
Bài 5 : Có thể tìm được 1 số tự nhiên nào đó nhân với chính nó rồi trừ đi 2 hay 3 hay 7, 8 lại được 1 số tròn chục hay không.
Giải :
	Số trừ đi 2,3 hay 7,8 là số tròn chục thì phải có chữ số tận cùng là 2,3 hay 7 hoặc 8.
	Mà các số tự nhiên nhân với chính nó có các chữ số tận cùng là 0 ,1, 4, 5, 6, 9. Vì:
1 ì 1 = 1 6 x 6 = 36
2 x 2 = 4 7 x 7 = 49
3 x 3 = 9 8 x 8 = 64
4 x 4 = 16 9 x 9 = 81
5 x 5 = 25 10 x 10 = 100 
Do vậy không thể tìm được số tự nhiên như thế .
- HS đọc đề bài
- Tổng của 2 số tự nhiên là một số lẻ thì sẽ xảy ra trường hợp nào? ( lẻ + chẵn)
- Lẻ x chẵn = ?
- Hs giải quyết các bài còn lại dựa theo suy luận trên.
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- Em giải quyết bài toán dựa vào đâu?
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- Chữ số tận cùng của tích cho ta biết điều gì? (trong 4 số phải tìm sẽ không có số có tận cùng là 0 hoặc 5)
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- Chữ số tận cùng của tích trong phép nhân 1 STN với chính nó là những số nào? (0,1,4,5,6,9)
- Số thoả mãn theo y/c đề bài phải có đặc điểm gì?
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
3.Củng cố- dặn dò:
Nhận xét giờ học
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Toán
Kĩ thuật tính và quan hệ giữa các thành phần của phép tính
I. Mục tiêu tiết dạy :
- Cung cấp thêm cho HS kĩ thuật tính các bài toán có liên quan đến đặt tính, làm tính với 4 phép tính cơ bản
- Nâng cao kĩ năng giải toán khó.
II. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
Luyện tập	
Đề bài- Lời giải
Phương pháp
Bài 1: 
a, Số 1990 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp được không?
Giải :
Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho 3 vì trong 3 số đó luôn có 1 số chia hết cho 3 nên 1990 không là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp vì :
	1 + 9 + 9 + 0 = 19 không chia hết cho 3.
b, Số 1995 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp không?
	3 số tự nhiên liên tiếp thì bao giờ cũng có 1 số chẵn vì vậy mà tích của chúng là 1 số chẵn mà 1995 là 1 số lẻ do vậy không phải là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp.
c, Số 1993 có phải là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp không?
	Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp thì sẽ bằng 3 lần số ở giữa do đó số này phải chia hết cho 3.
	Mà 1993 = 1 + 9 + 9 + 3 = 22 Không chia hết cho 3
	Nên số 1993 không là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp.
Bài 2: Có số tự nhiên nào nhân với chính nó được kết quả là một số viết bởi 6 chữ số 1 không?
Giải :
	Gọi số phải tìm là A (A > 0 )
	Ta có :	A x A = 111 111 
Vì 1 + 1 +1 + 1+ 1+ 1+ = 6 chia hết cho 3 nên 111 111 chia hết cho 3.
Do vậy A chia hết cho 3, mà A chia hết cho 3 nên A ì A chia hết cho 9 nhưng 111 111 không chia hết cho 9.
	Vậy không có số nào như thế .
Bài 3: Tính 1 ì 2 ì 3 ì 4 ì 5 ì ............ ì 48 ì 49 tận cùng là bao nhiêu chữ số 0?
Giải :
	Trong tích đó có các thừa số chia hết cho 5 là :
	5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.
Hay 5 = 1 ì 5 ; 10 = 2 ì 5 ; 15 = 3 ì5; ........; 45 = 9 ì 5.
	Mỗi thừa số 5 nhân với 1 số chẵn cho ta 1 số tròn chục. mà tích trên có 10 thừa số 5 nên tích tận cùng bằng 10 chữ số 0.
Bài 4 : Bạn Toàn tính tổng các chẵn trong phạm vi từ 20 đến 98 được 2025. Không thực hiện tính tổng em cho biết Toàn tính đúng hay sai?
Giải :
	Tổng các số chẵn là 1 số chẵn, kết quả toàn tính được 2025 là số lẻ do vậy toàn đã tính sai.
Bài 5 : Tùng tính tổng của các số lẻ từ 21 đến 99 được 2025. Không tính tổng đó em cho biết Tùng tính đúng hay sai?
Giải :
	Từ 1 đến 99 có 50 số lẻ
Mà từ 1 đến 19 có 10 số lẻ. Do vậy Tùng tính tổng của số lượng các số lẻ là : 50 – 10 = 40 (số)
Ta đã biết tổng của số lượng chẵn các số lẻ là 1 số chẵn mà 2025 là số lẻ nên Tùng đã tính sai.
Bài 6 : Tích sau tận cùng bằng mấy chữ số 0?
	20 ì 21 ì 22 ì 23 ì . . . ì 28 ì 29 
Giải :
	Tích trên có 1 số tròn chục là 20 nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0
Ta lại có 25 = 5 ì 5 nên 2 thừa số 5 này khi nhân với 2 số chẵn cho tích tận cùng bằng 2 chữ số 0
	Vậy tích trên tận cùng bằng 3 chữ số 0.
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp gồm có những trường hợp nào? ( chẵn x lẻ x chẵn; lẻ x chẵn x lẻ)
- Tích của 3 STN liên tiếp có đặc điểm gì? ( luôn chia hết cho 3)
- HS làm bài- chữa bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- Số tự nhiên được viết bởi 6 chữ số 1 thì tổng các chữ số của số đó sẽ có kết quả bằng mấy? (= 6)
- Vậy số phải tìm luôn chia hết cho mấy?(chia hết cho 3)
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- Em giải quyết bài toán dựa vào đâu?
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc thầm đề bài
- Bài y/c gì?
- GV hướng dẫn Hs suy luận bài toán dựa vào tích của các thừa số có tận cùng bằng 0.
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
3.Củng cố- dặn dò:
Nhận xét giờ học
Tuần 5
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Toán
Kĩ thuật tính và quan hệ giữa các thành phần của phép tính
I. Mục tiêu tiết dạy :
- Cung cấp thêm cho HS kĩ thuật tính các bài toán có liên quan đến đặt tính, làm tính với 4 phép tính cơ bản
- Nâng cao kĩ năng giải toán khó.
II. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
Luyện tập	
Đề bài- Lời giải
Phương pháp
Bài 1 : Tiến làm phép chia 1935 : 9 được thương là 216 và không còn dư. Không thực hiện phép tính, cho biết Tiến làm đúng hay sai.
Giải :
	Vì 1935 và 9 đều là số lẻ, thương giữa 2 số lẻ là 1 số lẻ. Thương Tiến tìm được là 216 là 1 số chẵn nên sai
Bài 2 : Huệ tính tích :
	2 ì 3 ì 5 ì 7 ì 11 ì 13 ì 17 ì 19 ì 23 ì 29 ì 31 ì 37 = 3 999
Không tính tích em cho biết Huệ tính đúng hay sai?
Giải :
	Trong tích trên có 1 thừa số là 5 và 1 thừa số chẵn nên tích phải tận cùng bằng chữ số 0. Vì vậy Huệ đã tính sai.
Bài 3 : Tích sau tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0 :
	13 ì 14 ì 15 ì . . . ì 22 
Giải :
	Trong tích trên có thừa số 20 là số tròn chục nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0. Thừa số 15 khi nhân với 1 số chẵn cho 1 chữ số 0 nữa ở tích.
	Vậy tích trên có 2 chữ số 0.
Bài 4: Khi cộng một số tự nhiên có 4 chữ số với một số tự nhiên có 2 chữ số, do sơ suất một học sinh đã đặt phép tính như sau :
	abcd
	 + eg
	Hãy cho biết kết quả của phép tính thay đổi như thế nào .
Giải :
Khi đặt phép tính như vậy thì số hạng thứ hai tăng gấp 100 lần .Ta có :
	Tổng mới = SH1 + 100 x SH2
	 = SH1 + SH2 + 99 x SH2 
	 =Tổng cũ + 99 x SH2 
Vậy tổng mới tăng thêm 99 lần số hạng thứ hai.
Bài 5 : Khi nhân 1 số tự nhiên với 6789, bạn Mận đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng nên được kết quả là 296 280. Hãy tìm tích đúng của phép nhân đó. 
Giải :
	Khi đặt các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng tức là bạn Mận đã lấy thừa số thứ nhất lần lượt nhân với 9, 8, 7 và 6 rồi cộng kết quả lại. Do
	9 + 8 + 7 + 6 = 30
nên tích sai lúc này bằng 30 lần thừa số thứ nhất. Vậy thừa số thứ nhất là :
	296 280 : 30 = 9 876
	Tích đúng là :
	9 876 ì 6789 = 67 048 164
Bài 6 : Khi chia 1 số tự nhiên cho 41, một học sinh đã chép nhầm chữ số hàng trăm của số bị chia là 3 thành 8 và chữ số hàng đơn vị là 8 thành 3 nên được thương là 155, dư 3. Tìm thương đúng và số dư trong phép chia đó.
Giải :
	Số bị chia trong phép chia sai là :
	41ì 155 + 3 = 6358
	Số bị chia của phép chia đúng là : 6853
	Phép chia đúng là :
	6853 : 41 = 167 dư 6
- HS đọc đề bài
- Bài y/c gì?
 ...  101 + 67 x 101 + 78 x 101
= 55 + 67 + 78) x 101
= 200 x 101
c, 1997, 1997 + 1998, 1998 + 1999, 1999
= 1997 x 1,0001 + 1998 x 1,0001 + 1999 x 1,0001
= (1997 + 1998 + 1999) x 1,0001
= 5994 x 1,0001 ( nhân 1 tổng với 1 số)
Bài 5 : Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức sau có giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?
	B = 1990 + 720 : (a – 6)
Giải :
	Xét B = 1990 + 720 : (a – 6)
	B lớn nhất khi thương của 720 : (a – 6) lớn nhất.
	Khi đó số chia phải nhỏ nhất, vì số chia khác 0 nên a – 6 = 1 (là nhỏ nhất)
	Suy ra : a = 7
	 Với a = 7 thì giá trị lớn nhất của B là :
	1990 + 720 : 1 = 2710.
- HS đọc đề bài
- Bài cho biết gì?y/c gì?
- HS làm bài- chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Để thực hiện được bài toán, em dựa vào đâu?
- HS làm bài, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Hãy tìm mối quan hệ giữa các số hạng liên tiếp? ( 2 số hạng liên tiếp của tổng hơn, kém nhau 3 đơn vị)
- HS làm bài, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Khi phân tích các tổng trên thành tích các thừa số em cần lưu ý gì? ( tìm mối quan hệ giữa các số ta cần phân tích)
- HS làm bài, chữa bài
- HS đọc đề bài
- HS làm bài, chữa bài
- Chốt lời giải đúng
3.Củng cố- dặn dò:
 Nhận xét giờ học
Tuần 13
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Toán
Bài toán về Suy luận lô gic
. Mục tiêu tiết dạy :
HS nắm được dạng toán và những bài toán giải được nhờ có sự phán đoán, suy luận.
Biết cách suy luận để tìm lời giải cho bài toán
 - Làm được một số bài tập nâng cao.
- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh .
II. Các hoạt động dạy học	
 1/ ổn định tổ chức lớp.
 2/Luyện tập
Đề bài- Lời giải
Phương pháp
Bài 1 : Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với cúc : Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả! Hỏi ai đã làm hoa nào?
Giải :
	Ta có bảng chân lí sau :
cúc
đào
hồng
Cúc
không
có
không
Đào
không
có
Hồng
có
không
Nhìn vào bảng ta thấy : Cúc làm hoa đào
 Đào làm hoa hồng
 Hồng làm hoa cúc.
Bài 2 : Ba người thợ hàn, thợ tiện, thợ điện đang ngồi trò chuyện trong giờ giải lao. Người thợ hàn nhận xét :
	Ba ta làm nghề trùng với tên của 3 chúng ta nhưng không ai làm nghề trùng với tên của mình cả.
	Bác Điện hưởng ứng : Bác nói đúng.
	Em cho biết tên và nghề nghiệp của mỗi người thợ đó.
Giải :
 Nghề
Tên
hàn
tiện
điện
Hàn 
0
x
Tiện 
x
0
Điện
0
x
0
	Bác điện hưởng ứng lời bác thợ hàn nên bác Điện không làm thợ hàn
ị Bác Điện làm thợ tiện.
 Bác Hàn phải làm thợ điện.
 Bác Điện phải làm thợ hàn.
Bài 3	 : Năm người thợ tên là : Da, Điện, Hàn, Tiện và Sơn làm 5 nghề khác nhau trùng với tên của tên của 5 người đó nhưng không có ai tên trùng với nghề của mình. Tên của bác thợ da trùng với nghề của anh vợ mình và vợ bác chỉ có 2 anh em. Bác tiện không làm thợ sơn mà lại là em rể của bác thợ hàn. Bác thợ sơn và bác thợ da là 2 anh em cùng họ.
	Em cho biết bác da và bác tiện làm nghề gì?
Giải :
 Tên
Nghề
Da
Điện
Hàn
Tiện
Sơn
da
0
0
điện
0
0
x
hàn
x
0
0
tiện
0
sơn
0
0
0
	Bác Tiện không làm thợ sơn. Bác Tiện là em rể của bác thợ hàn nên bác Tiện không làm thợ hàn ị Bác Tiện chỉ có thể là thợ da hoặc thợ điện.
	Nếu bác Tiện làm thợ da thì bác Da là thợ điện. Như vậy bác Tiện vừa là em rể của bác thợ tiện vừa là em rể của bác thợ hàn mà vợ bác Tiện chỉ có 2 anh em. Điều này vô lí.
	ị Bác Tiện là thợ điện
	 Bác Da và bác thợ sơn là 2 anh em cùng họ nên bác Da không phải là thợ sơn. Theo lập luận trên bác Da không là thợ tiện ị Bác Da là thợ hàn.
Bài 4 : Trên bàn là 3 cuốn sách giáo khoa : Văn, Toán và Địa lí được bọc 3 màu khác nhau : Xanh, đỏ , vàng. Cho biết cuốn bọc bìa màu đỏ đặt giữa 2 cuốn Văn và Địa lí, cuốn Địa lí và cuốn màu xanh mua cùng 1 ngày. Bạn hãy xác định mỗi cuốn sách đã bọc bìa màu gì?
	 Giải :
	Ta có bảng sau :
 Tên sách
Màu bìa
Văn
Toán
Địa
Xanh
x
 1
 2
0
 3
đỏ
0
 4
x
 5
0
 6
vàng
 7
 8
x
 9
	Theo đề bài “Cuốn bìa màu đỏ đặt giữa 2 cuốn Văn và Địa lí” . Vậy cuốn sách Văn và Địa lí đều không đặt màu đỏ cho nên cuốn toán phải bọc màu đỏ. Ta ghi số 0 vào ô 4 và 6, đánh dấu x vào ô 5.
	Mặt khác, “Cuốn Địa lí và cuốn màu xanh mua cùng ngày”. Điều đó có nghĩa rằng cuốn Địa lí không bọc màu xanh. Ta ghi số 0 vào ô 3.
- Nhìn vào cột thứ 4 ta thấy cuốn địa lí không bọc màu xanh, cũng không bọc màu đỏ. Vậy cuốn Địa lí bọc màu vàng. Ta đánh dấu x vào ô 9.
- Nhìn vào cột 2 và ô 9 ta thấy cuốn Văn không bọc màu đỏ, cũng không bọc màu vàng. Vậy cuốn Văn bọc màu xanh. Ta đánh dấu x vào ô 1.
	Kết luận : Cuốn Văn bọc màu xanmh, cuốn Toán bọc màu đỏ, cuốn Địa lí bọc màu vàng.
- HS đọc đề bài
- HS phân tích đề
- GV hướng dẫn HS lập bảng
- HS làm bài, chữa bài
- Chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- H: Tên của ba người thợ là gì?
- HS kẻ bảng và làm bài
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- H: Tên của các người thợ là gì? Họ làm những nghề gì?
- H: bác Tiện không làm thợ sơn mà lại là em rể của bác thợ hàn nên bác Tiện sẽ không làm những nghề gì?
- H: bác thợ sơn và bác thợ da là 2 anh em cùng họ nên bác Da sẽ không làm những nghề gì?
- HS dựa vào suy luận đó để làm bài 
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Phân tích đề
- HS kẻ bảng và làm bài
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
3/ Củng cố – dặn dò
Nhận xét giờ học
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Toán
Bài toán về phương pháp lựa chọn tình huống
. Mục tiêu tiết dạy :
HS nắm được dạng toán và những bài toán giải bằng phương pháp lựa chọn tình huống
 - Làm được một số bài tập nâng cao.
- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh .
II. Các hoạt động dạy học	
 1/ ổn định tổ chức lớp.
 2/Luyện tập
Đề bài- Lời giải
Phương pháp
Bài 1 : Trong kì thi HS giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau :
Phương : Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung
Dương : Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long
Hiếu : Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hoà
Hằng : Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.
Em hãy xác định quê của mỗi bạn.
	 Giải : 
	Vì trong mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phần sai nên có các trường hợp :
	- Giả sử Dương ở Thăng Long là đúng -> Phương ở Quang Trung là sai
-> Hiếu ở Thăng Long là đúng
Điều này vô lí vì Dương và Hiếu cùng ở Thăng Long.
Giả sử Dương ở Thăng Long là sai -> Phương ở Quang Trung và do đó Dương ở Quang Trung là sai -> Hiếu ở Thăng Long
 Hiếu ở Phúc Thành là sai -> Hằng ở Hiệp Hoà
 Còn lại -> Dương ở Phúc Thành.
Bài 2	 : Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở 5 tỉnh : Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời như sau :
	Anh : Tôi quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Nghệ An
	Bình : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Cúc ở Tiền Giang
	 Cúc : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Hà Tây
	Doan : Tôi quê ở Nghệ An còn An ở Cần Thơ
	An : Tôi quê ở Cần Thơ còn Anh ở Hà Tây
Nếu mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phhàn sai thì quê mỗi bạn ở đâu?
	Giải :
	Vì mỗi câu trả lời có 1 phần đúng và 1 phần sai nên có các trường hợp :
	- Nếu Anh ở Bắc Ninh là đúng -> Doan không ở Nghệ An . -> Bình và Cúc ở Bắc Ninh là sai -> Cúc ở Tiền Giang và Doan ở Hà Tây.
	Doan ở Nghệ An là sai -> An ở Cần Thơ và Anh ở Hà Tây là sai.
	Còn bạn Bình ở Nghệ An (Vì 4 bạn quê ở 4 tỉnh rồi)
	- Nếu Anh ở Bắc Ninh là sai -> Doan ở Nghệ An
Doan ở Hà Tây là sai -> Cúc ở Bắc Ninh. Từ đó Bình ở Bắc Ninh phải sai 
-> Cúc ở Tiền Giang
	Điều này vô lí vì cúc vừa ở Bắc Ninh vừa ở Tiền Giang (loại)
Vậy : Anh ở Bắc Ninh; Cúc ở Tiền Giang; Doan ở Hà Tây; An ở Cần Thơ và Bình ở Nghệ An.
Bài 3 : Cúp Tiger 98 có 4 đội lọt vào vòng bán kết : Việt Nam, Singapor, Thái Lan và Inđônêxia. Trước khi vào đấu vòng bán kết ba bạn Dũng, Quang, Tuấn dự đoán như sau :
	Dũng : Singapor nhì, còn Thái Lan ba.
	Quang : Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư.
	Tuấn : Singapor nhất và Inđônêxia nhì.
Kết quả mỗi bạm dự đoán đúng một đội và sai một đội. Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy ?
Giải
- Nếu Singapor đạt giải nhì thì Singapor không đạt giải nhất.Vậy theo Tuấn thì Inđônêxia đạt giải nhì. Điều này vô lý, vì hai đội đều đạt giải nhì .
- Nếu Singapor không đạt giải nhì thì theo Dũng, Thái Lan đạt giải ba. Như vậy Thái Lan không đạt giải tư. Theo Quang, Việt Nam đạt giải nhì.Thế thì Inđônêxia không đạt giải nhì.. Vậy theo Tuấn,Singapor đạt giải nhất, cuối cùng còn đội Inđônê xia đạt giải tư.
	Kết luận : Thứ tự giải của các đội trong cúp Tiger 98 là :
 Nhất : Singapor ; Nhì : Việt Nam.
 Ba : Thái Lan ; Tư : Inđônêxia
Bài 4 : Gia đình Lan có 5 người :ông nội, bố, mẹ, Lan và em Hoàng. Sáng chủ nhật cả nhà thích đi xem xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến :
Hoàng và Lan đi
Bố và mẹ đi
Ông và bố đi
Mẹ và Hoàng đi
Hoàng và bố đi.
Cuối cùng mọi người đồng ý với đề nghị của Lan vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4 người còn lại trong gia đình đều được thoả mãn 1 phần. Bạn hãy cho biết ai đi xem xiếc hôm đó.
	 Giải 
	Ta nhận xét :
	- Nếu chọn đề nghị thứ nhất thì đề nghị thứ hai bị bác bỏ hoàn toàn. Vậy không thể chọn đề nghị thứ nhất.
	- Nếu chọn đề nghị thứ hai thì đề nghị thứ nhất bị bác bỏ hoàn toàn. Vậy không thể chọn đề nghị thứ hai.
	- Nếu chọn đề nghị thứ ba thì đề nghị thứ tư bị bác bỏ hoàn toàn. Vậy không thể chọn đề nghị thứ ba.
	- Nếu chọn đề nghị thứ tư thì đề nghị thứ ba bị bác bỏ hoàn toàn. Vậy không thể chọn đề nghị thứ tư.
	- Nếu chọn đề nghị thứ năm thì cả 4 đề nghị trên đều thoả mãn một phần và bác bỏ một phần. Vậy sáng hôm đó Hoàng và bố đi xem xiếc.
- HS đọc đề bài
- H: Trong những câu trả lời trên mỗi câu có 1 phần đúng, 1 phần sai nên sẽ xảy ra các trường hợp nào?
- HS làm bài
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- Phân tích đề
- HS làm bài dựa theo suy luận ở bài 1
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- H: Trong những kết quả dự đoán trên mỗi câu có 1 phần đúng, 1 phần sai nên sẽ xảy ra các trường hợp nào?
- HS làm bài
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
- HS đọc đề bài
- H: Trong 5 đề nghị thì đề nghị nào có một phần liên quan đến cả 4 đề nghị kia?
- HS suy luận và làm bài
- chữa bài
- Chốt lời giải đúng
3/ Củng cố – dặn dò
Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BD Toan l5.doc