Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 14

Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 14

Toán

Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết chia một tổng cho một số. Bước đầu biết vận dụng tính chaatschia một tổng cho một số trong thực hành tính.

Bài tập cần làm: Bài 1, 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 21-11 - 2011
Toán
Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết chia một tổng cho một số. Bước đầu biết vận dụng tính chaatschia một tổng cho một số trong thực hành tính. 
Bài tập cần làm: Bài 1, 2 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Bài cũ: Bài 1c và 2 dòng 1
2. Bài mới: 
 a. Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
a) So sánh các giá trị biểu thức 
 (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- GV y/c HS tính giá trị của biểu thức. Y/c HS so sánh giá trị của 2 biểu thức trên.
Vậy: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết 
Bài 1:- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 2 cách khác nhau
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
Bài 2: GV gọi HS đọc y/c của bài 
- HD thảo luận nhóm 2
- Tự làm bài vào vở
Bài 3/ 76: Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- 2HS lên bảng tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp
 (35 + 21) : 7 = 56 : 7 
 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 
 = 8
Vậy (35 + 21) : 7 
 = 35 : 7 + 21 : 7
- Tính bằng hai cách: Làm bẳng con phần a, phần b tự làm:
(15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
- Thảo luận nhóm 2, nêu kết quả thảo luận rồi làm bài vào vở:
(27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3
27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3
- HSG tự làm theo hai cách:
Tìm số nhóm học sinh của lớp 4A; Tìm số nhóm học sinh của lớp 4 B; Tìm số nhóm học sinh của cả hai lớp:
Cách 2: Tìm số học sinh của cả hai lớp:
Tìm số nhóm học sinh của cả hai lớp:
- Thực hiện đếm từ 1 đến 30.
- Thực hiện cộng trong phạm vi 30.
- Thực hiện trừ trong phạm vi 30.
3. Củng cố: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng:
Tính nhanh: 5 x 89 x 2 = 306 x 92 + 306 x 8
4. Dặn dò: Về nhà làm bài 1, 2/ 76 và chuẩn bị bài sau
TUẦN 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 21-11 - 2011
Tập đọc
Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HSKT
1. Bài cũ:Văn hay chữ tốt.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GT chủ điểm 
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc: cưỡi ngựa tía, đoảng khoan khoái, đống rấm.
Giáo viên đọc: vui nhộn, ngạc nhiên, mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu ...
c. Đọc và tìm hiểu bài:
- Cu Chắt có những trò chơi gì ? Chúng khác nhau thế nào ?
- Treo&giảng tranh (như SGV /277)
- Vì sao chú bé Đất lại ra đi ? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Vì sao Chú bé đất quyết trở thành đất nung ? Theo em 2 ý kiến trên, ý nào đúng ? Vì sao ?
* GV chốt lại: từ sợ nóng đến ngạc nhiên ...hiểu ra, vui vẻ, tự nguyện, xin được “nung”. 
- Cho HS quan sát 1 số vật làm bằng đất nung như lọ hoa, bát 
- Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ? 
* Thi đua đọc diễn cảm
- GV gọi HS thi đua đọc diễn cảm.
- 2 Em đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe & nhắc lại tựa bài.
- Một học sinh giỏi đọc. Từng cá nhân đọc từ khó. Đọc truyền điện cả bài. 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (Đọc cả phần chú giải).
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi 
- HS đọc cá nhân đoạn 2 và thảo luận nhón 2: Tìm đường ra cánh đồng, ngấm nước, ..
- Bảng con:
A. Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê là nhát.
B. Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
- Quan sát đồ vật
A. Rất nóng
B. Gian khổ hoặc thử thách
C. Rèn luyện trong thử thách
D. Rèn luyện trong thử thách để có sức mạnh và ý chí.
- 4 HS thi đua đọc diễn cảm.
- Đọc theo bạn từ khó
- Nhắc lại 1 câu
3. Củng cố: Cha ông ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, được tôi luyện con người sẽ vững vàng hơn đó các em. Qua bài đọc, các em thấy tác giả muốn nói gì ? 
 4. Dặn dò: Chuyện chú đất nung có 2 phần, về nhà chuẩn bị tiếp phần sau 
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 22 - 11 - 2011
Tập làm văn
Tiết 27: THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được thế nào là miêu tả (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bt2 (phần nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 HS kể lại câu chuyện theo 1 trong bốn đề tài ở bài tập 2 tiết tập làm văn trước. Nói rõ câu chuyện mở đầu và kết thúc bằng cách nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu tình huống: một người hàng xóm có một con mèo bị lạc. Người đó hỏi người xung quanh về con mèo. Người đó phải nói như thế nào để tìm được con mèo ? Người đi tìm mèo nói như vậy tức là đã miêu tả con mèo...
b. Tìm hiểu bài :
Bài tập 1: Hoạt động cả lớp
- HS cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
Bài tập 2: Hoạt động nhóm 4
 - Bài yêu cầu gì ?
- GV phát phiếu cho HS thực hiện theo nhóm 4
- Nhóm nào xong trước dán kết quả lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Hoạt động cả lớp.
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
Hỏi : Để tả được hình dáng cây sòi màu sắc của lá sòi và cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
+ Để tả được sự chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
+ Để tả được sự chuyển động của nước tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? 
+ Muốn miêu tả được sự vật, người viết phải làm gì ?
c. Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt một câu văn miêu tả đơn giản.
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
- Đề bài yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Truyện chú đất nung chỉ có 1 câu văn miêu tả là: đó là một chàng kị sĩ rất bảnh .........ngồi trong mái lầu son.
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân
- Đề bài yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- Trong bài mưa em thích hình ảnh nào nhất ?
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn miêu tả.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và khen ngợi những HS làm câu văn miêu tả hay.
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 1 HSkể
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Phải nói rõ mèo đó to hay nhỏ, lông màu gì ? 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi dùng bút chì gạch chân những sự vật được miêu tả: cây sòi - cây cơm nguội - lạch nước.
- HS nêu giải thích cách thực hiện yêu cầu của bài theo mẫu.
- HS đọc lại và ghi vào bảng những điều mà em hình dung được về cây cơm nguội và lạch nước theo lời miêu tả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Quan sát bằng mắt.
- Quan sát bằng mắt.
- Quan sát bằng mắt, bằng tai.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- HS lần lượt đặt: + Mẹ em hơi gầy.
- Tìm câu văn miêu tả trong bài chú đất nung, rồi dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả trong bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS nêu
- HS quan sát.
- HS lần lượt nêu.
- HS tự viết bài.
- Đọc bài văn của mình.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
...Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm mội người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.
... Những tia chớp lóe lên, rạch từng vệt sáng lạnh tanh, đanh gọn và khô khốc, loằng ngoằng ngang trời. 
- Nhắc lại 1 câu
- Tham gia cùng bạn.
- Nhắc lại 1 câu
3. Củng cố:
- Thế nào là văn miêu tả ?
- GV: muốn miêu tả những cảnh sinh động những cảnh người, sự vật trong thế giới xung quanh, các em cần chú ý quan sát, học quan sát để có những hiểu biết phong phú, có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.
4. Dặn dò: Về nhà tập quan sát cảnh trên đường tới trường và ghi lại 2 câu văn miêu tả con đưòng. Chuẩn bị bài: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 23 - 11 - 2011
Luyện từ và câu
Tiết 27: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu ( BT 1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT 3, BT 4); bước đầu nhận biết được một số dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
- Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ khi diễn đạt câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết nội dung BT1 (phần luyện tập)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Bài cũ: Bài 3/ 132
2. Bài mới: 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét câu HS vừa đặt.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV mời 2, 3 HS làm trong bảng phụ gạch dưới từ nghi vấn trong mỗi câu
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
Bài 4:
- GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu hỏi với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn ở BT 3.
Bài 5: Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm. GV gợi ý: Thế nào là câu hỏi ?
- Trong câu 5 những câu là câu hỏi nhưng có những câu không phải là câu hỏi. 
- 2 HS lên bảng đặt câu .
- HS tự làm bài, lần lượt nói câu mình đặt:
+ Ai hăng hái nhất và khỏe nhất ? Trước giờ học chúng em thường làm gì ? Bến cảng như thế nào ? Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu ?
- HS làm bài tiếp nối nhau đọc: 
 VD: Ai đọc hay nhất lớp mình ?
 + Cái gì trong cặp của cậu thế ?
- HS đọc yêu cầu bài và tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi.
a. Có phải chú bé Đát trở thành chú Đát Nung không ?
b. Chú bế Đát trở thành chú Đất Nung, phải không ?
c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ? 
- HS nêu câu hỏi của mình
VD: Có phải hồi nhỏ chữ Cao Bá Quát Bá Quát rất xấu không ?
+ Bạn thích chơi bóng đá không ?
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết và để tự hỏi mình.
- HS nối tiếp phát biểu:
Câu b), c), e) không phải là câu hỏi vì không dùng từ để hỏi điều mà mình chưa biết. 
- Đọc theo bạn.
- Tham gia cùng bạn.
- Nhắc lại một câu.
3. Củng cố: Truyền điện mỗi em đặt một câu hỏi.
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2, 3 vào vở
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 23 - 11 ... ời 6 toa chở:
Tìm số người tất cả:
Tìm trung bình 1 xe:
- Đếm ngược đếm xuôi từ 20 đến 30.
- Thực hiện cộng không nhớ trong phạm vi 30.
- Thực hiện trừ không nhớ trong phạm vi 30.
3. Củng cố: Phép tính 301847 : 7 có kết quả là:
A. 23122 B. 32 121 C. 23121
4. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà làm các bài tập 1, 2/ 78 và chuẩn bị bài sau.
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 24 -11 - 2011
Tập làm văn:
Tiết 28: CẤU TẠO BÀI VĂN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cài trống trường (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ cái cối xay trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: Y/c HS đọc bài văn
- Y/c HS đọc phần chú giải 
- Hỏi: Bài văn tả cái gì ?
- Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì ?
- Mở bài trực tiếp là ntn ?
- Thế nào là kết bài mở rộng ?
- Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn ?
* Tác giả đã dùng các biện pháp tu từ
Bài 2:
- Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
* Y/c HS đọc phần ghi nhớ 
Bài 1: Gọi HS đọc y/c và nội dung. Y/c HS trao đổi và trả lời câu hỏi 
- Câu văn nào tả bao quát cái trống ? Những bộ nào cái trống được miêu tả ?
- Y/c HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên.
- Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu  
Kết luận: Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, 
- 2 HS lên bảng viết 
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Tả cái cối xay gạo bằg tre
giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả.
- Là bình luận thêm về đồ vật
 từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần lớn chính đến phần phụ.
từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với. 
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài 
- Tự làm vào vở. 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình:
Mở bài: Kỉ niệm của ngày đầu đi học là lỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người,  nhớ những âm thanh rội rã náo nức.
- Đọc theo 1 câu.
- Tham gia cùng bạn.
3. Củng cố: Khi viết bài văn miêu tả ta cần chú ý điều gì ?
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau.
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 24 - 11 - 2011
Toán
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- HS làm bài tập 1; 2. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: bài 2/ 78 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức 
- GV viết 3 biểu thức lên bảng:
24 : (3 x 2) ; 24 : 3 : 2 ; 24 : 2 : 3
- Cho HS tính giá trị 3 biểu thức rồi so sánh các giá trị đó với nhau.
- GV hướng dẫn HS ghi:
24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 
- Hướng dẫn HS kết luận như SGK 
Bài 1: 
- GV cho HS thực hiện tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn mẫu.
- GV gọi HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 1 cách tính theo mẫu.
Bài 3: (HS khá giỏi) và bài 4/ 91 VBTTH
- Tìm số vở cả hai bạn mua.
- Tìm giá tiền mỗi quyển vở.
- Bài này có thể giải bằng 1 cách khác. 
- 2HS lên bảng làm bài. 
- HS tính giá trị 3 biểu thức:
24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
- HS so sánh và kết luận:
Các giá trị đó bằng nhau
- 2, 3 HS nêu.
- HS thực hiện tính giá trị của biểu thức:
a) 50 : (2 x 5) = 50 : 10 = 5
b) 72 : (9 x 8) = 72 : 72 = 1
c) 28 : (7 x 2) = 28 : 14 = 2
- Hs quan sát theo dõi.
- 3 HS lên bảng làm 
a) 80 : 40= 80 : (10 x 4)
 = 80 : 10 : 4 
 = 8 : 4 = 2
b)150 : 50 = 150 : (10 x 5) 
 = 150 : 10 : 5 
 =15 : 5 = 3
Số vở cả hai bạn mua là:
 3 x 2 = 6 (quyển)
Giá tiền mỗi quyển vở là: 
 7200 : 6 = 1200 (đồng)
- Làm lại bài ngày thứ 2, 3
3. Củng cố: Tính nhanh 56 : 8 + 72 : 8 + 80 : 8
4. Dặn dò: Về làm vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 25 - 11 - 2011
Luyện từ và câu
Tiết 28: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1, bước đầu biết dùng câu hỏi câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết nội dung BT1 (phần luyện tập)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
 1. Kiểm tra bài cũ: Mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi.
2. Dạy và học bài mới 
Bài 1: Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất Nung. 
- Gọi HS đọc câu hỏi
Bài 2: Câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều chưa biết không ? Nếu không chúng được dùng để làm gì ?
- Gọi HS phát biểu
Bài 3: Y/c HS đọc nội dung
- Y/c HS trao đổi trả lời câu hỏi 
+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì ?
* Gọi HS đọc ghi nhớ
Bài 1: Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS tự và làm bài 
- Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời chính xác 
Bài 2: Chia nhóm 4 HS. Y/c nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống 
- Y/c HS hoạt động trong nhóm 
- Gọi đại diện nhóm phát biểu 
Bài 3: Gọi HS đọc y/c và nội dung. Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- 3 HS lên bảng đặt câu 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi: Sao chú mày nhát thế ? Nung đấy à ? Chứ sao ?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời: Không dùng để hỏi vì Ông Rấm biết cu Đất nhát. Để chê cu Đất. Khẳng định đất: có thể nung trong lửa.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi: 
- 2 HS đọc thành tiếng, Cả lớp đọc thầm
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS trao đổi, trả lời câu hỏi
- Chia nhóm nhận tình huống 
- 1 HS đọc tình huống, các HS khác suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp. 
- HS suy nghĩ tình huống
- Đọc tình huống của mình 
- Nhắc lại 1 câu
- Tham gia cùng bạn
- Tham gia cùng bạn
3. Củng cố: Truyền điện mỗi em một câu hỏi
4. Dặn dò: Về hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tuần 14: Ngày soạn : 20 - 11- 2011
 Ngày giảng : 25 - 11 - 2011
Toán
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- HS làm bài tập; 1, 2. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy – học
Hoạt động học
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 2
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức: GV ghi bảng 3 biểu thức: 
(9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3); (9 : 3) x 15 
- Yêu cầu HS tính giá trị của từng biểu thức và so sánh.
- GV hướng dẫn HS ghi : 
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
c. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia).
- GV ghi 2 phép tính lên bảng:
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- Vì sao ta không tính : (7 : 3) x 15
- Gọi HS đọc SGK 
Bài 1: 
- GV gợi ý cho HS làm 2 cách :
C1: Nhân trước, chia sau.
C2: Chia trước, nhân sau.
Bài 2: 
-Gọi Hs đọc yêu cầu.
Cho HS làm vào vở.
Bài 3: (HS khá giỏi)
B1: Tìm tổng số mét vải 
B2: Tìm số mét vải đã bán.
- 2 HS làm bài.
- HS tính giá trị của từng biểu thức:
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 
- HS KL: 3 giá trị đều bằng nhau.
- HS tính:
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
HSKL: hai giá trị đó bằng nhau.
- Vì 7 không chia hết cho 3. HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- HS làm bài vào vở 
(8 x 23) : 4 =184 : 4 = 46 
(8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23
 = 2 x 23 = 46 
(15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 
(15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6)
 = 15 x 4 = 60
- HS làm bảng con.
(25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) 
 = 25 x 4 = 100
Cửa hàng có số m vải là:
 30 x 5 = 150(m)
Cửa hàng đã bán số m vải là: 150: 5 = 30 (m).
- Thực hiện cộng trừ trong phạm vi 30.
3. Củng cố: Nhắc lại phần ghi nhớ và cách làm bài tập 2, 3
4. Dặn dò: Làm vở bài tập và chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn: 1 - 11 - 2011
 Ngày giảng: 5 - 11 - 2011
An toàn giao thông
Bài 6: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ VÀ PHƯƠNG TIỆN GTĐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS biết tên gọi các phương tiện GTĐT, biết các biển GT trên đường thuỷ.
- HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thủy và tên gọi của chúng, nhận biết biển báo hiệu GTĐT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1. Ôn bài cũ: GV sử dụng BĐ để giới thiệu sông ngòi và đường biển nước ta.
2. HĐ1: Tìm hiểu về GTĐT
- Các em đã nhìn thấy tàu thuyền đi lại trên mặt nước ở đâu ?
- Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được ?
* Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác, nơi này đến nơi khác,  Tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước đó là giao thông đường thủy.
HĐ2: Phương tiện GTĐT nội địa
- Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước đều có thể đi lại được, trở thành đường GT ?
- Em hãy kể các loại phương tiện GTĐT ? (HĐN4)
* Thuyền có thuyền gỗ, thuyền nan, 
Bè, mảng, Phà, thuyền gắn máy, ca nô, tàu thủy, tàu cao tốc, sà lan, phà máy.
HĐ3: Biển báo hiệu giao thông nội địa
Em hãy tưởng tượng có thể xảy ra những điều không may như thế nào ? 
Em đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT, hãy vẽ lại biển báo đó cho các bạn xem.
Giới thiệu biển báo:
Biển báo cấm đậu: hình vuông, viền đỏ có đường chéo đỏ, giữa có chữ P màu đen.
Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua: ..trên hình có người chèo thuyền.
Biển báo cấm rẽ phải (hoặc trái): Hình vuông nền trắng, viền đỏ có hình vẽ mũi tên.
Biển báo được phép đỗ: Hình vuông nền màu xanh lam, có chữ P ở giữa màu trắng.
Biển báo phía trước có bến đò, bến phà: Hình vuông nền xanh lam, có hình con thuyền màu trắng.
- 3 HS nêu
- Thảo luận nhóm 2 rồi nêu.
- Trả lời cá nhân
- Nêu tự do
- Chú ý nghe
3. Củng cố: Hát bài con kênh xanh xanh
4. Dặn dò: Thực hiện an toàn gia thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 4 tuan 13 nam hoc 20112012.doc