Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 22 năm học 2014

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 22 năm học 2014

I.Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).

-GDHS : Yêu quý và chăm sóc cây .

II.Đồ dùng dạy-học: -Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.Tranh, ảnh cây, trái sầu riêng.

III.Các hoạt động dạy-học ( 40 phút ).

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 22 năm học 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 22
(Từ ngày 10/02 đến ngày 14/02/2014)
Thứ /Ngày
Tiết
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ hai
10/2/2014
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
TĐ
Sầu riêng
3
T
Luyện tập chung
4
CT
(N-V) Sầu riêng
5
ĐĐ
Lịch sự với mọi người ( t2)
KNS
Thứ ba
11/2/2014
1
T
So sánh hai phân số cùng mẫu số. 
2
LT-C
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
3
KH 
Âm thanh trong cuộc sống
KNS
4
5
Thứ tư
12/2/2014
1
T
Luyện tập 
2
TĐ
Chợ tết
3
LS
Trường học thời Hậu Lê
4
5
ĐL 
HĐSX của người dân ở đồng bằng Nam Bộ(TT) 
BĐKH
Thứ năm
13/2/2014
1
KC 
Con vịt xấu xí
2
T
So sánh hai phân số khác mẫu số. 
3
TLV
Luyện tập quan sát cây cối.
4
KH
Âm thanh trong cuộc sống(T2)
KNS
5
 KT
Trồng rau, hoa 
Thứ sáu
14/2/2014
1
MT
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả.
BĐKH
2
T 
Luyện tập 
3
LT-C
MRVT: Cái đẹp
4
TLV
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
5
SH
Tuần 22
Thứ hai, ngày 10 tháng 02 năm 2014
T1.Chào cờ
T2.Tập đọc ( tiết 43 ). SẦU RIÊNG
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).
-GDHS : Yêu quý và chăm sóc cây .
II.Đồ dùng dạy-học: -Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.Tranh, ảnh cây, trái sầu riêng.
III.Các hoạt động dạy-học ( 40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : Bè xuôi sông La
 Gọi 2 hs lên bảng đọc và TLCH:
- Nhận xét, cho điểm
2.Bài mới: Giới thiệu chủ điểm bài đọc
a.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
b..Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (sau mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
-Lần1: HD phát âm: quyến rũ, vảy cá, lác đác, khẳng khiu.
-Lần 2:Giúp hs hiểu nghĩa từ mới 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm 
c.Tìm hiểu bài:Đọc thầm đoạn 1, TLCH:
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? 
- Y/c hs đọc thầm toàn bài 
+ Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng? 
(HS K-G)
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? 
d.Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. HS lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài.
- Kết luận giọng đọc, những từ ngữ cần nhấn giọng
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn
. GV đọc mẫu
. Y/c hs luyện đọc trong nhóm 
. Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm 
- GV,HS nhận xét, tuyên dương 
4.Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung bài
- Về nhà tiếp tục luyện đọc, học nghệ thuật miêu tả của tác giả; tìm các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng
- Bài sau: Chợ tết.Nhận xét tiết học 
-2 hs lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời
- Quan sát tranh chủ đề: Cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền,.. của đất nước, cây sầu riêng .
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- Phát âm cá nhân 
- Giải nghĩa, lắng nghe, theo dõi SGK 
- Luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm đoạn 1
-Đặc sản của miền Nam 
- Đọc thầm toàn bài 
. Hoa: trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, li ti giữa những cánh hoa. 
.Quả:mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí,vị ngọt đến đam mê. 
. Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút, càng ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo. 
+.Sầu riêng là trái qui của miền Nam.
. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này...
. Khi trái chín, hương tòa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. 
- 3 hs đọc to trước lớp
- Trả lời theo sự hiểu 
- HS lắng nghe, ghi nhớ 
- Lắng nghe 
- Luyện đọc trong nhóm 
- Vài hs thi đọc 
- Nhận xét 
- Nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. 
- Lắng nghe, thực hiện 
****************************************************
T3.Toán ( tiết 106 ) : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: -Rút gọn được phân số.
-Quy đồng được mẫu số hai phân số.
-Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 Bài 4* dành cho HS khá, giỏi.
II.Các hoạt động dạy-học ( 40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : kiểm tra đồ dung học tập của hs
2.Bài mới : Giới thiệu bài: 
Bài 1: Y/c hs thực hiện bảng con. 
Bài 2: Muốn biết phân số nào bằng phân số 2/9, chúng ta làm thế nào? 
- Y/c hs tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp
-Giáo viên giúp HS yếu rút gọn rồ so sánh .
Bài 3: Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs lên bảng thực hiện qui đồng mẫu số các phân số 
- Chữa bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra 
Bài 4: Các em hãy quan sát các hình và đọc phân số chỉ ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm. (HS K-G)
4.Củng cố, dặn dò: Muốn qui đồng mẫu số các phân số ta làm sao?
- Bài sau: So sánh 2 phân số cùng mẫu
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- = 
- Tự làm bài 
+ Phân số phân số tối giản.
+ Phân số 
+ Phân số 
- Tự làm bài 
a) b) 
c) 
- Hình b đã tô màu vào số sao. 
-HS nhắc quy tắc .
T4.Chính tả( Nghe – viết) 
 Tiết 22 :SẦU RIÊNG
I.Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập 3 (Kết hợp đọc bài vănsau khi đã hoàn chỉnh), hoặc BT (2) a / b.
-GDHS: Viết đúng, trình bày đẹp .
II.Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ của bài 2b.
- 3 bảng phụ viết nội dung BT3
III.Các hoạt động dạy-học ( 35 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
 Đọc cho hs viết vào bảng con: mưa giăng, rắn chắc, rực rỡ - Nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
a.HD hs nghe - viết
-GV đọc bài Sầu riêng (Hoa sầu riêng...tháng năm ta)
-Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn tìm các từ mình dễ viết sai, lưu ý cách trình bày. 
- HD hs phân tích lần lượt các từ khó và viết vào B: lác đác, nhuỵ, vảy cá, cuống hoa. 
- Gọi hs đọc lại các từ khó 
- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì?
- Y/c hs gấp SGK, đọc từng cụm từ, câu 
- Đọc lại đoạn đã viết 
- Chấm chữa bài 
- Y/c hs đổi vở kiểm tra
- Nhận xét 
b.HD làm bài tập chính tả
Bài 2a: Các em hãy chọn vần ut hay uc để điền vào chỗ trống cho thích hợp
- Y/c hs tự làm bài vào VBT 
- Mời hs lên bảng điền ut/uc vào các dòng thơ đã viết trên bảng lớp.
- Gọi hs đọc lại các dòng thơ đã hoàn chỉnh để kiểm tra phát âm. 
- Nội dung khổ thơ nói gì? 
Bài 3: Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Dán 3 bảng nhóm viết nội dung lên bảng; gọi đại diện 3 dãy lên thi tiếp sức (dùng bút gạch những chữ không thích hợp) 
- Gọi hs thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
4.Củng cố, dặn dò: - Các em ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả. HTL khổ thơ ở BT 2 
- Bài sau: Nhớ-viết : Chợ tết
- Nhận xét tiết học 
- Cả lớp viết vào B 
- Lắng nghe 
- Theo dõi trong SGK 
- Lần lượt nêu các từ khó: trổ, tỏa khắp khu vườn, lác đác, nhuỵ, vảy cá, cuống hoa,...
- Phân tích và viết vào B
- 2 hs đọc lại 
- Lắng nghe, viết, kiểm tra 
- Viết vào vở 
- Soát bài 
- Đổi vở kiểm tra
- Lắng nghe 
- Tự làm bài 
- 1 hs lên bảng thực hiện 
b) Diền là : trúc, bút, bút
- 2 hs đọc các dòng thơ 
- Nét vẽ cảnh đẹp Hồ Tây trên đồ sành sứ. 
- Tự làm bài 
- Đại diện 3 hs mỗi dãy (HS K-G)
- nắng - trúc xanh - cúc - lóng lánh - nên - vút - náo nức
- Đại diện nhóm đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 
*********************************************
T5.Đạo đức 
Tiết 22 : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( tiết 2)
I.Mục tiêu: 
-Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
-Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
-Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người.
*KNS: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
III.Đồ dùng dạy-học: - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai
III.Các hoạt động dạy-học ( 35 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : Lịch sự với mọi người
1.Thế nào là lịch sự với mọi người?
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục .
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK)
- Sau mỗi tình huống cô nêu ra, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ tay, phân vân không giơ tay.
1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi?
2. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn?
3. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? 
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
Hoạt động 2: Đóng vai (BT4 SGK)
- Dán lên bảng 2 tình huống, gọi hs đọc
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai tình huống trên ( nhóm 1, 3, 5 tình huống 1, nhóm 2, 4, 6 tình huống 2)
- Lần lượt gọi đại diện nhóm đóng vai tình huống a, tình huống b.
 - Nếu bạn đó bị nặng hơn như chảy máu hay té xỉu, bạn sẽ làm gì?
- Các em rút ra điều gì ở tình huống này? 
Kết luận: 
Hoạt động 3: Thi "Tập làm người lịch sự"
- Phổ biến luật chơi, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn.
- Mỗi 1 lượt chơi, đội nào xử lí tốt tình huống sẽ ghi được 5 điểm. Sau các lượt chơi đội nào ghi nhiều điểm hơn là thắng. 
4.Củng cố, dặn dò:- Gọi hs đọc y/c BT 5
- Câu ca dao này khuyên ta điều gì? 
- Qua bài học, em rút ra được điều gì cho bản thân? 
- Bài sau: Giữ gìn các công trình công cộng. 
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 
1.Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. 
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi 
1.Không tán thành (chẳng những lịch sự với người lớn tuổi mà còn phải lịch sự với mọi lứa tuổi) 
2.Tán thành (Vì như vậy mọi gười sẽ có mối quan hệ khăng khít nhau hơn)
3.Không tán thành (vì cần phải lịch sự với mọi người dù lạ hay quen) 
- HS lắng nghe 
- Hs biết xử lí tình huống và ra quyết định về hành vi lời nói của mình.
- Lắng nghe, thực hiện
- Lại thăm hỏi và xin lỗi
- Cầu cứu với người lớn để đưa bạn ấy đến bệnh viện cấp cứu. 
- Chơi đá banh ở vỉa hè rất dể gây tai nạn, thương tích. Do đó em không nên chơi đá bóng ở vỉa hè, trên đường phố. 
- Lắng nghe 
- Chia dãy, cử thành viên 
- Lắng nghe, thực hiện 
- Lần lượt thể hiện 
- Nhận xét 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu. 
************************************************
Thứ ba, ngày 11 tháng 02 năm 2014
T1.Toán 
 Tiết 107 : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I.Mục tiêu: 
- Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- Nhận biết được một phân số lớn hơn hoặc bé hơn  ... rên luống hoặc trong chậu.
II.Đồ dùng dạy học:- Cây con rau, hoa để trồng.Túi bầu có chứa đất.
III.Các hoạt động dạy-học ( 35 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục.
Hoạt động 1: HD hs tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con
- Gọi hs đọc nội dung SGK/58
- Các em hãy nhắc lại các bước gieo hạt? 
- Em hãy so sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con? 
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gấy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn? 
- Cho hs quan sát cây giống tốt và cây giống không đủ tiêu chuẩn để hs hiểu rõ cách chọn cây. 
- Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt? 
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? 
- Hãy quan sát các hình trong SGK và nêu các bước trồng cây con? 
-Phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây nhằm mục đích gì? 
-GV Giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con:
Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Các em nên lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô, đập nhỏ cho vào túi bầu. Sau đó chọn cây con và tiến hành trồng cây con vào bầu đất (vừa nói vừa thao tác) 
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ SGK/59
- Bài sau: Trồng cây rau, hoa (tt) 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Gieo hạt, phủ đất, tưới nước. 
- Gieo hạt thì chọn hạt giống, trồng cây con thì chọn cây giống, sau đó chuẩn bị đất .
- Vì nếu trồng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn. 
- Quan sát 
- Cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại
- Cần lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi, đi lại chăm sóc dễ dàng. 
. Xác định vị trí trồng. Đào hốc. Đặt cây vào hốc, vun đất và ấn chặt. Tưới nước. 
- Nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo. 
- Lắng nghe 
- HS lắng nghe, quan sát về thực hành ở nhà .
- 1 hs đọc to trước lớp 
Thứ sáu, ngày 14 tháng 02 năm 2014.
T2.Toán (tiết 110) : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
-Biết so sánh hai phân số.
-Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4 dành cho HS khá giỏi
-GDHS: Chăm chỉ học tập .
II. Đồ dung dạy học : SGK, vở bài tập .
II.Các hoạt động dạy-học ( 40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : so sánh 2 PS khác mẫu số
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm sao?
- Nhận xét, cho điểm
2.Bài mới : Giới thiệu bài
Bài 1: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
Bài 2: Ghi câu a lên bảng, y/c hs tìm 2 cách so sánh
 - Kết luận: có 2 cách so sánh:
+ Qui đồng mẫu số các phân số rồi so sánh
+ So sánh với 1
- Y/c hs tự làm theo cách qui đồng mẫu số rồi so sánh. 
-HD hs cách so sánh với 1
- Hãy so sánh từng phân số trên với 1. 
Bài 3: Ghi bảng câu a
- Y/c hs qui đồng mẫu số rồi so sánh 
- Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên? 
- Em có nhận xét gì về 2 mẫu số? 
- Qua nhận xét trên, em rút ra kết luận gì về so sánh hai phân số cùng tử số? 
b) Y/c hs nêu kết quả. 
Bài 4: Gọi hs đọc y/c (HS K-G)
- Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
4.Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh hai phân số cùng tử số ta làm sao?
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- Ta qui đồng mẫu số, rồi so sánh 2 phân số mới với nhau.
- Lắng nghe 
a) 
b) Rút gọn 
Vì nên 
- Hs phát biểu 
- Tự làm bài 
a) 
 Vậy 
. Ta có: 
. Từ và 1> ta có: 
b) 
.Từ và ta có: 
- HS thực hiện và nêu kết quả so sánh: 
- Hai phân số trên có cùng tử số. 
- Mẫu số của phân số bé hơn mẫu số của phân số 
- Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. 
- 1 hs đọc y/c
a) 
b) Thực hiện qui đồng các phân số 
. Ta có: và tức là 
Vậy: Các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
- Ta so sánh hai mẫu số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn 
****************************************************
T3.Luyện từ và câu (tiết 44) : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I.Mục tiêu: 
-Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3).
 -Bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên hoan đến cái đẹp (BT4).
-GDHS : Đặt câu đúng, hay.
II.Đồ dùng dạy-học: - Một vài bảng nhóm viết nội dung BT1-2
III.Các hoạt động dạy-học ( 40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :CN trong câu kể Ai thế nào?
-HS đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào? 
 Nhận xét, cho điểm 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
a.HD hs làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc y/c 
- Các em hãy thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập này 
-Gọi các nhóm lên dán bảng nhóm và trình bày. 
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người
b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
a) Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật
b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người
Bài 3: Các em hãy đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT1 hoặc 2
- Gọi hs đọc câu mình đặt
- Y/c hs viết 1-2 câu vào vở
- Nhận xét nhanh câu của từng hs
Bài 4: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Mở bảng phụ đã viết sẵn vế B của bài, đính bên cạnh các thẻ ghi các thành ngữ ở vế A, mời hs lên bảng làm bài
- Cùng hs nhận xét 
- Gọi hs đọc lại bảng kết quả 
4.Củng cố, dặn dò:
- Các em hãy ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa được học.
- Bài sau: Dấu gạch ngang 
 Nhận xét tiết học 
 2 hs thực hiện y/c 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c, lớp theo dõi trong SGK 
- Thảo luận nhóm 
- Trình bày 
a) đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi tắn, lộng lẫy, thướt tha, rực rỡ, tha thướt.
b) thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, bộc trực, dũng cảm, khảng khái...
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày
a) tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng
b) xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha...
- Tự làm bài 
- Nối tiếp nhau đọc đặt câu của mình
. Chị gái em rất dịu dàng, thuỳ mị.
. Mùa xuân tươi đẹp đã về.
. Cảnh tượng đêm khai mạc SEA Games 22 thật là kì vĩ, tráng lệ. 
- 1 hs đọc y/c
- Tự làm bài 
- HS lần lượt lên làm bài 
Kết quả :
. Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
. Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết.
. Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
T4.Tập làm văn (tiết 44) :
 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu ( BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá ( thân, gốc) một cây em thích (BT2).
-GDHS : Yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy-học: - 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 (tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn) 
III.Các hoạt động dạy-học ( 40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : Gọi hs đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
a.Hướng dẫn hs luyện tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung BT1
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
- Dán tờ phiếu viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn lên bảng, gọi hs nhìn phiếu đọc. 
a) Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi)
b) Đoạn tả cây sồi (Lép Tôn-xtôi) 
Bài tập 2: Các em hãy đọc y/c của bài, suy nghĩ, chọn một bộ phận (lá, thân hay gốc) của cái cây em yêu thích. 
- Em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây? 
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc to đoạn văn mình vừa viết.
- Cùng hs nhận xét, chấm điểm một số đoạn viết hay. 
4.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở. 
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát một loài hoa hoặc 1 thức quả mà em yêu thích để viết 1 đoạn văn miêu tả. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs thực hiện y/c
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn: Lá bàng, Cây sồi già.
- Làm việc nhóm đôi 
- Lần lượt phát biểu 
- 1 hs đọc to trước lớp 
a) Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắcc ủa lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu đông.
b) Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân (mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây cồi tỏa rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ. 
+ Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa dám bạch dương tươi cười. 
+ Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. 
- Suy nghĩ, chọn cây mình tả
. Em chọn tả thân cây chuối. 
. Em tả gốc cây bàng trước sân trường.
. Emtả những cành lá của cây hoa lan. 
- Tự làm bài
- 5 hs đọc to trước lớp
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện 
*************************************************
T5.SINH HOẠT TUẦN 22
I.Mục tiêu: 
-HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
-Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
II. Chuẩn bị: 
 Công tác tuần 23; Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ. 
III.Các hoạt động trên lớp :
1.Nhận xét các hoạt động tuần qua .
-Nề nếp những ngày giáp tết nguyên đán và ra năm mới nhưng lớp vẫn day trì sĩ số, nề nếp tốt .
-Học tập : Một số em do nghỉ tết nên ảnh hưởng không khí tết chưa ổn định lại phong trào học bài và làm bài ở nhà . 
-Các hoạt động khác tham gia đầy đủ .
2.Kế hoạch tuần 23 : 
a.Đạo đức: Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp, lễ phép kính trọng Thầy Cô.
c.Nề nếp : Đi học đúng giờ,không được nghỉ học không có lý do chính đáng
b.Học tập: Tích cực học tập , làm bài ở nhà cũng như ở trường .
- Thực hiện duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập:
d.Lao động, vệ sinh : Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
đ.Phong trào:Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội
*BĐKH: ?Chúng ta cân làm gì để bảo vệ rừng và biển?
*Tham gia trồng cây,góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính do cây xanh hấp thụ khí co2.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 22 tich hop du.doc