Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 16

Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 16

Tập đọc

Tiết 31: KÉO CO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tọc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 5 - 12 – 2011
Tập đọc
Tiết 31: KÉO CO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. 
- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tọc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc Bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 HD luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc:
- Thượng võ, ganh đua, nổi trống, Hữu Trấp, khuyến khích, trai tráng, 
- GV đọc mẫu: giọng sôi nổi, hào hứng, 
b. Tìm hiểu bài:
- Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?
+ Em hiểu cách chơi kéo co ntn ?
- Tìm động từ, tính từ trong đoạn 1
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
Đặt câu với từ “hấp dẫn”
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp 
- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
+ Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?
* Nêu những trò chơi dân gian ở quê em ?
c. Treo bảng phụ để luyện đọc
- Thi đọc đoạn văn và toàn bài 
- 2HS lên bảng thực hiện y/c 
- Một học sinh giỏi đọc. Từng cá nhân đọc từ khó. Đọc truyền điện cả bài. 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (Đọc cả phần chú giải).
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
  cách chơi kéo co 
- HS liên hệ thực tế trả lời 
- HS nêu 
- Giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp 
- Tập đặt câu
Ở đây cuộc thi kéo co giữa bên nam và bên nữ. 
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi nhóm 2 và trả lời câu hỏi 
 Số lượng mỗi bên không hạn chế.
- Vì có rất đông người tham gia. 
+ Đấu vật, múa võ 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 3HS nối tiếp nhau đọc 
- Đọc đề bài
- Nhắc lại 1 câu
- Đọc từ khó.
3. Củng cố: Trò chơi kéo co có những ý nghĩa gì ?
a) Thể hiện sự khéo léo của những người chơi. B) sức và tài năng
c) ý chí d) .tinh thần thượng võ e) sự thông minh g) tinh thần đoàn kết 
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân.
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 5 - 12 - 2011
Toán
Tiết 76: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. 
 - Giải bài toán có lời văn. 
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: 
- Bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 1/ 84
2. Bài mới: Giới thiệu: Nêu mục tiêu
Bài 1: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- GV y/c HS làm bài 
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Lưu phải tính số lượt chia và biết được thương có bao nhiêu chữ số, nắm được cách chia cho số có hai chữ số bằng cách trừ trực tiếp.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài 
- Cho học sinh thảo luạn nhóm 4 để tìm ra các bước giải
- GV nhận xét 
Bài 3: Hỏi: Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm của chúng ta phải biết được gì ?
- Sau đó ta thực hiện phép tính gì ?
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- 4 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS lắng nghe 
- Đặt tính rồi tính 
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài VBT
4725 15 35136 18
022 315 171 1952
 075 093
 00 036
 0
 - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m)
Đáp số: 42 m
- HSG làm: Phải biết được tổng số sản phẩm làm trong cả ba tháng
- Thực hiện phép tính chia tổng số sản phẩm cho tổng số người 
- HSG làm cả bài 1 dòng 3.
3. Củng cố: Sai ở đâu ? 
- Ghi vào bảng con chỗ sai đã sửa đúng:
a) 12345 67 b) 12345 67
 564 1714 564 184
 95 285
 285 47
 17
4. Dặn dò: về nhà làm các bài tập VBT và chuẩn bị bài sau.
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 6 - 12 - 2011
Tập làm văn
Tiết 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Dựa vào bài đọc, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài, biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật). 
II. ĐỒ DÙNG - DẠY - HỌC: Tranh minh hoạ một số trò chơi, lễ hội trong SGK. Thêm một số ảnh về trò chơi, lễ hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em chọn 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài 
Bài 1: Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS đọc bài tập Kéo co
- Bài “Kéo co”giới thiệu trò chơi của những địa phương nào ?
- Hướng dẫn HS thực hiện y/c. GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi, dùng từ diễn đạt và cho điểm từng HS 
Bài 2: Gọi HS đọc y/c. 
H: Ở địa phương mình hằng năm có những lễ hội nào ?
H: Ở lễ hội có những trò chơi nào thú vị 
- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính 
- Gọi HS đọc dàn ý
- Y/c HS kể trong 2 nhóm HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm 
- Các em cần giới thiệu rõ về quê mình: Ở đâu ? Có trò chơi, lễ hội gì ? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?
* Giới thiệu trước lớp
- Gọi HS trình bày. Nhận xét sữa lỗi dùng từ diễn đạt 
- 2 HS thực hiện y/c
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Hữu Trấp và Tích Sơn
- 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa cho nhau 
- 3 đến 5 HS trình bày 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Phát biểu theo địa phương:
Lễ hội Bà Thu Bồn, đua thuyền, lễ hội cầu ngư, 
- Kể trong nhóm
- 3 đến 5 HS trình bày 
* HSG giới thiệu dàn ý trọn vẹn, diễn đạt hay.
- Nhắc lại đề bài
- Tham gia cùng bạn.
3. Củng cố: 1 em giỏi kể trước lớp
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài sau.
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 7 - 12 - 2011
Toán
Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện được phép chia số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. BT1 (dòng 1, 2).
II. ĐỒ DÙNG - DẠY - HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 1/ 84
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn thực hiện phép chia 
a) Viết lên bảng phép chia 1944 : 162 và y/c HS thực hiện tính 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK
- GV hỏi: Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương 
- GV y/c HS thực hiện lại phép chia trên 
b) Phép chia 8499 : 241
- TT phép chia trên
Bài 1: Bài tập y/c chúng ta tìm gì ?
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính 
* Lưu ý học sinh xác định số lượt chia và số chữ số ở thương.
- GV y/c HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn 
- GV nhận xét cho điềm HS 
Bài 2: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
* Lưu ý học sinh thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV chữa bài, nhận xét 
Bài 3: HSG hoàn thành tất cả bài tập
- Tìm số ngày cửa hàng 1 bán hết số vải
- Tìm số ngày cửa hàng 2 bán hết số vải rồi so sánh hai cửa hàng.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS nêu cách tính 
- HS thực hiện chia 
1944 162
0324 12
 000
- là phép chia hết 
8469 241
1239 35
 034
- là phép chia dư
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào VBT 
6420 321 4957 165
0000 20 0007 30
 0 7
- Tính giá trị của biểu thức 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của một biểu thức. HS cả lớp làm bài vào VBT
- HSG là bài 2a và bài 3
 1995 x 354 + 8910 : 495
= 504735 + 18
= 504753
- Đếm các số từ 1 đến 40.
- Đếm ngược, xuôi các số từ 1 đến 40
3. Củng cố: Nhắc lại cách chia của bài tập 1
4. Dặn dò: HS về nhà làm bài tập VBT và chuẩn bị bài sau.
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 5 - 12 - 2011
Luyện từ và câu
Tiết 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1), tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3). 
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt 2 câu hỏi: thể hiện thái độ: khen, chê, sự khẳng định, phủ định
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Bài 1: Gọi HS đọc y/c 
- Phát giấy bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS hoạt động trong nhóm và hoàn thành phiếu 
- Gọi các nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Nhận xét, kết luận từ đúng 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Phát giấy bút dạ cho 2 nhóm HS. Y/c HS hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét kết luận từ đúng 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Y/c HS hoạt động theo cặp, GV nhắc HS 
+ Xây dựng tình huống 
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn 
- Gọi HS trình bày 
- Nhận xét cho điểm HS 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ 
- 2 HS lên bảng đặt câu
- Hoạt động trong nhóm 4 
- Nhận xét bổ sung dán phiếu lên bảng 
Sức mạnh: kéo co, vật
Kéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu
Trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài vào phiếu
Nguy hiểm: Chơi với lửa
trắng tay: chơi diều đứt...
.gặp tai họa: chơi dao
 chọn bạn: ở chọn nơi
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn
- 3 cặp HS trình bày 
Nếu bạn en chơi với bạn hư học kém hẳn đi: Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Nếu bạn em thích trèo lên chỗ cao chênh vênh, nguy hiểm : Đừng có chơi với lửa
- Tham gia thảo luận nhóm 4.
- Tham gia thảo luận nhóm 2
3. Củng cố: Truyền điện tên trò chơi bắt đầu bằng danh từ: cờ vua, ô ăn quan
Tên trò chơi bắt đầu bằngđộng từ: nhảy dây. Đá cầu,
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà làm lại BT3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ.
 Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 7 - 12 - 2011
Toán
Tiết 79: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết chia cho số có ba chữ số. BT1(a), BT2
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài 1 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
1. Tìm một số biết rằng lấy 190904 chia cho 7 lần số đó thì được thương bằng 487.
 Bài 1: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài 
* Lưu ý học sinh xác định số lượt chia và số chữ số ở thương.
- Y/c HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- GV nhận xét
Bài 2: GV gọi 1 HS đọc đề 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Y/c HS tóm tắt và giải bài toán 
- GV nhận xét 
Bài 3: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Các bài toán trong bài có dạng ntn ?
- Khi thực hiện chia một số cho một tích ta có thể làm ntn?
- GV y/c HS làm bài 
- Tính giá trị của các biểu thức theo 2 cách 
- Có dạng một số chia cho một tích 
- Chúng ta có thể lấy số đó chia lần lượt cho các thừa số của tích 
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
* Bài tập dành cho HS giỏi:
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT
708 354 7552 236
000 2 0572 32
 000
- Nếu mỗi hộp đựng 160 gói kẹo thì cần tất cả bao nhiêu hộp ?
Số gói kẹo trong 24 hộp:
120 x 24 = 2880 (gói)
Số hộp cần để chứa là:
2880 : 160 = 18 (hộp)
Đáp số: 18 hộp
- HS giỏi làm bài 3 và bài 1 cột 2
 2205 : (35 x 7)
= 2205 : 245
 = 9
 2205 : (35 x 7) 
= 2205 : 35 : 7
= 63 : 7 = 9
2205 : (35 x 7) 
= 2205 : 35 : 7
= 315 : 37 
= 9
- Đếm ngược, đếm xuôi các số trong phạm vi 40
- Cộng trong phạm vi 40 không nhớ.
3. Củng cố: Phép tính 8990 : 365 = ... có kết quả là:
A. 24 B. 25 c. 26 D. 24 dư 10
4. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà làm bài tập 1, 2 và chuẩn bị bài sau.
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 7 - 12 - 2011
Tập làm văn
Tiết 33: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với ba phần: Mở bài - thân bài - kết bài.
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: Dàn ý bài văn tả đồ chơi mỗi HS đều có 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn viết bài 
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS đọc gợi ý 
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình 
b) Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào ? Đọc mở bài của em
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình
+ Cần hướng dẫn học sinh nhận xét xem trong phần thân bài bạn đã tả món đồ chơi chưa, sắp xếp ý hợp lí chưa, đã tả những đặc điểm nổi bật chưa ?
+ Em chọn kết bài theo hướng nào ? Hãy đọc phần kết bài của em.
- Nhận xét và chữa bài cho học sinh. Chú ý cách diễn đạt
Viết bài:
- HS tự viết bài vào vở 
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung
- 2HS thực hiện y/c
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS đọc dàn ý 
+ 2 HS trình bày: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 
- 1 HS giỏi đọc
+ 2 HS trình bày: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng
- HS phát biểu
- Học sinh tự làm bài vào vở:
* HSG: hoàn thành bài tại lớp (Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng)
- Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, bố mẹ và bạn bè tặng em nhiều đồ chơi: nào ô tô, sổ lưu niệm, con ngựa bằng gỗ, rồi cả đoàn tàu em hằng mong ước.
- Nhắc lại đề bài
- Quan sát tranh đồ vật nói 1 câu
3. Củng cố: Đọc bài văn hay
4. Dặn dò: Về ôn lại các bài văn tả đồ vật để thi học kì 1
Tuần 16: Ngày soạn: 4 -12 - 2011
 Ngày giảng: 8 - 12 - 2011
Luyện từ và câu
Tiết 32: CÂU KỂ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ). 
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến. (BT 2). 
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: BTI. 2 và 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Mỗi HS viết 2 câu thành ngữ, tục ngữ mà em biết 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Bài 1: Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Hỏi: Câu Nhưng kho báu ấy ở đâu ? Là kiểu câu gì ? Nó được dùng để làm gì ?
+ Cuối câu ấy có dấu gì ?
Bài 2: Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
Bài 3: Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS thảo luận trả lời:
+ Câu kể dùng để làm gì ?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ?
Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ
Bài 1: Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS Y/c HS tự và làm bài 
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét bổ sung 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2: Gọi HS đọc y/c và nội dung
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt
- HS thực hiện y/c 
- 1 HS đọc thành tiếng:
- là câu hỏi, nó được hỏi về điều mà mình chưa biết. Có dấu chấm hỏi
- Suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Có dấu chấm 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận
+ Để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- HS hoạt động theo cặp. HS viết vào giấy nháp 
Chiều chiều, trên bãi thi: kể sự việc
Cánh diều mềm mại như cánh bướm: tả cánh diều
Chúng tôi ..lên trời: kể sự việc và nói lên tính cảm
- Tự viết bài vào vở 
- 5 đến 7 HS trình bày
Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ nấu cơm./ Cả nhà ăn cơm trưa xong, em cùng mẹ rửa chén./ 
- Nhắc lại 1 câu.
- Tham gia cùng bạn.
- Tham gia cùng bạn
3. Củng cố: Nhắc lại bài tập 3 phần nhận xét.
4. Dặn dò: Về nhà làm lại BT3 và viết đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi 
 Tuần 16: Ngày soạn: 6 -12 - 2011
 Ngày giảng: 8 - 12 - 2011
Toán
Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). Áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có lời văn. BT1, BT2 (a)
II. ĐỒ DÙNG – DẠY – HỌC: BT2 (a)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 1, 2/ 87
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn thực hiện phép chia 
a) Phép chia 41535 : 195
- Viết lên bảng phép chia 41535 : 195 và y/c HS thực hiện tính 
- GV theo dõi HS làm bài 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK
- GV hỏi: Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng thương
- Gv y/c HS thực hiện lại phép chia
b) Phép chia 80210 : 245: TT
- GV y/c HS thực hiện lại phép chia 
Bài 1: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính 
- GV y/c HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn 
- GV nhận xét cho điềm HS 
Bài 2: Bài toán y/c chúng ta làm gì ?
H: Vậy muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thế nào ?
 - GV y/c HS tự làm bài
b) 89658 : x = 293 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài 
- GV y/c HS tự tóm tắt và giải bài toán 
- GV chữa bài và cho điểm HS 
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vở nháp.
- Lắng nghe
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS nêu cách tính của mình 
41535 195 
0253 213
 0585
 000
- là phép chia hết 
- là phép chia dư
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp và nêu cách tính 
- Tìm x làm bảng con bài a
x x 405 = 86265
 x = 86265 : 405
 x = 213
* HSG : Bài 3 VBT bài 2b
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
Đáp số 162 sản phẩm
- Đọc xuôi, ngược các số từ 1 đến 40.
- Cộng các số trong phạm vi 40 không nhớ.
3. Củng cố: Nhắc lại cách chia của bài tập 1
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1, 2 và chuẩn bị bài sau.
Tuần 16: Ngày soạn: 7 -12 - 2011
 Ngày giảng: 8 - 12 – 2011
SINH HOẠT LỚP
1. Nhắc nhở nề nếp học tập 
* Ưu điểm:
- Phần đông các em đi học đầy đủ đúng giờ 
 - Học bài và làm bài tương đối đầy đủ .
*Tồn tại :
- Một số bạn về nhà chưa học bài và làm bài đầy đủ :Phúc, Thịnh
- Trong giờ học ít phát biểu , đọc bài còn nhỏ : Trúc, Huân
- Ngồi học chưa chú ý nghe cô giảng bài .
- Trong giờ học còn nói chuyện và làm việc riêng .
2. Vệ sinh 
Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh .
Vệ sinh lớp học tốt 
3. Kế hoạch tuần đến 
- Tiếp tục học chương trình tuần 17
- Tiếp tục phát huy những mặt tốt và khắc phục những tồn tại đó.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
- Ôn tập Khoa – Sử - Địa để thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 4 tuan 16 nam 20112012.doc