Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước

Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước

TẬP ĐỌC

Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (TL được các CH 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

- HSK,G thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh SGK

 

doc 12 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 : Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 10 - 10 - 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (TL được các CH 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
- HSK,G thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Ở vương quốc tương lai 
2. Bài mới:
a. Luyên đọc: nảy mầm, chớp măt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn.
Giáo viên đọc: giọng hồn nhiên, vui tươi, 
b. Tìm hiểu bài:
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ nói lên điều gì ?
A. Nhằm nói rằng các bạn nhỏ muốn có nhiều phép lạ.
B. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết cháy bỏng.
C.  muốn mơ ước của mình thành sự thật.
- Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. 
- Em hiểu câu thơ “Mãi mãi không có mùa đông”; “Hoá trái bom thành trái ngon” có ý nghĩa gì ?
- Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao ?
- Tìm từ ghép trong đoạn 1, 2
- Gọi HS đọc nối tiếp
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài 
- Đọc thuộc bài thơ
- Ba học sinh đọc
- Một học sinh giỏi đọc. Từng cá nhân đọc từ khó. Đọc truyền điện cả bài. 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (Đọc cả phần chú giải).
- 1 HS đọc thầm và tiếp nhau trả lời các câu hỏi:
 Nếu chúng mình có phép lạ
- Làm bảng con
Ước cây mau lớn trở thành người lớn , không còn mùa đông , không còn chiến tranh.
Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu không có thiên tai, 
... Luôn mong một thế giới hoà bình 
- Thảo luận nhóm nêu ý kiến
- Tìm từ: 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. HS cùng bàn luyện đọc 
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài 
- Xem tranh
- Đọc lại 1 câu theo bạn.
- Nhắc lại 1 câu.
3. Củng cố: Đọc thuộc bài thơ. Nêu ý nghĩa bài thơ (Ước mơ của các bạn nhỏ làm cho thế giới tốt đẹp hơn”.
4. Dặn dò: HS về nhà học thuộc bài trả lời câu hỏi SGK
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 11 - 10 - 2011
TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng 1 số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 2/ 45
2. Bài mới:
1. Tính nhanh:
 a. 32 684 + 41 325 + 316 + 675
 b. 58 216 + 427 + 1784 + 573
Bài 1b: BT y/c chúng ta làm gì ?
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2: GV hướng dẫn cách tính 
* Làm mẫu 1 biểu thức biểu thức sau y/c HS làm bài.
- Cộng các số tròn trăm, tròn chục lại với nhau. 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 3: Y/c HS tự làm bài
a) x – 306 = 504 
 x = 540 + 306 
 x = 810
Bài 4: Y/c HS tự làm bài 
- Muốn biết sau 2 năm xã đó tăng lên bao nhiêu người ta làm như thế nào ?
- Muốn biết sau hai năm xã đó có bao nhiêu người ta làm như thế nào ?
Bài 5: Nếu có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi HCN là gì ? Gọi chu vi HCN là P, ta có: P = (a + b) x 2
Đây là công thức tổng quát để tính chu vi HCN 
- 1 HS đọc làm bài, dưới lớp theo dõi nhận xét bài của bạn
- HSG làm, Bài 3 và 5
3215 + 2135 + 7897 + 2103 
= 10000 + 5350 = 15350
- Nêu cách đặt tính.
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78
 = 100 + 78
 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + 100
 = 167
- HSG làm
b) x + 254 = 680 
 x = 680 – 254 
 x = 426
- Thảo luận nhóm 2, 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
Số dân tăng thêm sau 2 năm là: 79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau 2 năm là:
5256 + 150 = 5400 (người)
ĐS: 150 người, 5400 người
- HSG làm
Chu vi HCN là: (a + b) x 2 
a) P = (16 + 12) x 2 = 56 cm
b) P = (45 + 15) x 2 = 120 cm
- Viết các số có 2 chữ số
- Cộng trừ các số trong phạm vi 20
3. Củng cố: Tính nhanh 155 + 87 + 45 + 13 = 200 + 100 = 300
 4. Dặn dò: Về làm bài tập 2, 4 trang 46
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 10 - 10 - 2011
KHOA HỌC
Tiết 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được 1 số biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, Biết nói ngay với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Các hình minh hoạ trang 32, 33 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Bài cũ: Nêu nguyên nhân, cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
2. Bài mới:
HĐ1: Kể chuyện theo tranh
- Y/c các nhóm quan sát hình minh họa trang 23 SGK và thảo luận theo các câu hỏi: Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu truyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ, Hùng lúc bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.
- Kể lại câu chuyện đó cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.
- Các em cảm thấy trong người như thế nào khi bị bệnh ?
HĐ2: Những dấu hiệu và việc cần khi bị bệnh
- Em đã từng bị mắc bệnh gì ? Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người ntn ? Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ?
- Gọi 3 đến 5 HS trình bày. 
HĐ3: Trò chời: “Mẹ ơi, con bị ốm”
- Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống: Người con phải nói với người lớn những dấu hiệu của bệnh: 
- Nhóm 1: Nam hay bị đau bụng và hay đi ngoài nhiều lần..
- Nhóm 2: thấy hắc hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. ?
- Nhóm 3: Sáng dạy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau buốt. 
- Nhóm 4: thấy khó thở, ho nhiều và có đờm.  Linh sẽ là gì ?
 Nhóm 5:  Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng, 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện 3 nhóm trình bày vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.
Câu chuyện thứ 1 gồm các tranh 1, 4, 8
Câu chuyện 2 gồm các tranh 6, 7, 9
Câu chuyện 3 gồm các tranh 2, 3, 5 
- Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- Các HS khác nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe 
- Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm tập đóng vai trong nhóm, các thành viên góp ý kiến cho nhau.
- Tham gia hoạt động nhóm.
- Tham gia xếp tranh nhóm.
3. Củng cố: Bài 2 VBT trang 22/ Ghi đúng, sai vào ô trống.
4. Dặn dò: Hoàn thành bài tập, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 11 - 10 – 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 15: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7) – (BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). 
- HSK,G thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 72 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ em được bà tiên cho 3 điều ước và em đã thực hiện cả 3 điều ước.
2. Bài mới:
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh minh họa cho truyện gì ? Hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện đó. 
- Nhận xét khen HS ghi nhớ cốt truyện
Bài 1: Y/c HS thảo luận cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn. 4 nhóm làm xong trước mang nộp phiếu.
- Y/c 1 HS lên sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian.
- Gọi HS nhận xét, phát biểu ý kiến 
Bài 2: Gọi HS đọc y/c toàn truyện và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
- Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào ?
- Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy ?
Bài 3: Em chọn câu truyện nào đã học để kể ?
- Y/c HS kể theo nhóm 
- Gọi HS tham gia kể truyện
- 3 HS lên bảng kể chuyện
- Bức tranh minh hoạ cho truyện vào nghề 
- Câu chuyện kể về ước mơ đẹp của cô bé Va-li-a
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Hoạt động cặp đôi, báo cáo kết quả:
Đ1: Tết Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố đưa đi xem xiếc.
Đ2: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a
Đ3: Thế là từ hôm đó, Ngày nào Va-li-a
Đ4: Thế rồi cũng đến này Va-li-a trở thành một diễn viên thực sự.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc đọc toàn bộ các đoạn văn. 
- Gọi HS đọc y/c, 1 HS đọc toàn truyện
- Sắp xếp theo trình tự thời gian. Giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
- 7 đến 10 HS tham gia kể chuyện mà mình thích.
- Tham gia thảo luận nhóm.
- Nhắc lại 1, 2 câu.
3. Củng cố: Thi kể hay
4. Dặn dò: Về nhà viết lại một câu truyện theo trình tự thời gian và chuẩn bị bài 
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 12 - 10 - 2011
TOÁN
Tiết 38: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bài 2/ 47
2. Bài mới:
Tìm hai số có trung bình cộng bằng 75, biết số thứ nhất lớn hơn số thứ hai 16 đơn vị.
Bài 251/ 31 tuyển chọn 400 bài tập toán 4
Bài 1: GV y/c HS nêu lại cách tìm số lớn, các tìm số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu. sau đó tự làm bài 
Bài 2: Y/c HS đọc đề toán, sau đó y/c HS nêu dạng toán và tự làm bài 
Đâu là số lớn, đâu là số bé ?
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3: GV tiến hành tương tự như BT2
Bài 4: Y/c HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
Bài 5: Nếu hai số hạng không cùng một đơn vị đo ta phải làm gì ?
- Thảo luận rồi tự làm bài vào vở 
* Tính ra kết quả rồi đổi ra kg
- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HSG làm 
Tổng của hai số là:
75 x 2 = 150
Số lớn là:
(150 + 16) : 2= 83
Số bé là:
83 – 16 = 67
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Số bé: (24 – 6) : 2 = 9
Số lớn: 9 + 6 = 15
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm mỗi cách, HS cả lớp làm bài vào VBT
Tuổi của em là :
(36 – 8) : 2 = 14 tuổi
Tuổi của chị là
14 + 8 = 22 tuổi
 ĐS: chị 22 tuổi, em 14 ... iện cộng trong phạm vi 20 không nhớ.
3. Củng cố: Kết quả của phép tính 10 000 – 8989 là:
A. 1021 B. 1011 C. 1000 D. 1111 
4. Dặn dò: Bài 3, 4 và chuẩn bị bài sau “ Góc nhọn, góc tù, góc bẹt ”
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 13 - 10 - 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 16: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU TRUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) - BT1
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: lời mở đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1; lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng kể lại câu chuyện mà em thích nhất. 
2. Bài mới:
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài 
- Hỏi: Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. 
- Nhận xét, tuyên dương HS 
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn 
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu 
Bài 2: Gọi HS đọc y/c 
Hỏi: Trong truyện ở Vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Min-tin có đi thăm cùng nhau không ? Hai bạn đi thăm nơi nào trước nơi nào sau ? trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Bây giờ mỗi nhân vật đi một nơi: Tin-tin đến thăm phân xưởng xanh còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu
* Mi-tin tới thăm khu vườn kì diệu 
Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh
Bài 3: Treo bảng phụ, y/c HS đọc, trao đổi và trả lời các câu hỏi. 
- Về trình tự sắp xếp ?
- Về từ ngữ nối 2 đoạn
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- Quan sát tranh. 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, 3 HS thi kể 
Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanhTin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì 
Cách 2: Hai bạn rủ nhau đến công xưởng xanh. Nhìn Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy.
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau
- Lắng nghe 
- 3-5 HS tham gia thi kể 
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể 
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm 2 trả lời: Kể nơi nào trước cũng được. Từ nối: Trước hết, Rời công xưởng xanh.
Trong khi mi-tin 
- Tham gia kể chuyện cùng bạn.
- Nhắc lại 1 câu.
3. Củng cố: Thi kể toàn bộ câu chuyện theo 2 cách
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà viết màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 13 - 10 - 2011
KHOA HỌC
Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ 1 số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của BS. Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Các hình minh hoạ trang 34, 35 SGK và đồ để TH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ? Khi bị bệnh cần phải làm gì ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh
- Y/c HS quan sát hình minh họa trang 34, 35 SGK sau đó trả lời các câu hỏi:
- Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
- Đối người bị ốm nặng ta nên cho ăn đặc hay loãng ? tại sao ?
- Đối người bị ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
- Đối với người bệnh ăn kiêng thì nên cho ăn thế nào ?
HĐ2 : Chăm sóc người bị tiêu chảy 
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng 
- Y/c nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị
- Y/c HS xem kĩ hình minh họa 35 SGK và tiến hành thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn.
- Gọi vài nhóm lên trình bày sản phẩm và cách làm. Các nhóm khác bổ sung. 
HĐ 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ
- Tiến hành cho HS đóng vai
+ Y/c các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai 
- GV gọi các nhóm lên thi diễn 
- Nhận xét tuyên dương 
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi 
- Lắng nghe 
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện từng nhóm sẽ lên bốc thăm trả lời câu hỏi. Nhóm khác bổ sung 
 Cần ăn thịt, cá, trứng, sữa 
 Nên cho ăn loãng.
... Nên dỗ dành cho họ ăn nhiều. 
 Tuyệt đố phải cho ăn theo hướng của bác sĩ 
+ HS dưới lớp nhận xét bổ sung 
- Tiến hành hoạt động thực hành trong nhóm 
Lưu ý: 1 HS làm cho cả nhóm cùng quan sát. Sau đó mỗi thành viên hãy nói lại cách làm. 
- Tiến hành trò chơi
+ Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn 
+ HS trong các nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp. 
- Quan sát hình và nêu theo ý của mình.
- Tham gia cùng bạn.
- Tham gia chơi cùng bạn.
3. Củng cố: Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào ?
Đủ chất để phòng suy dinh dưỡng.
Uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối để đề phòng mất nước.
Thực hiện cả hai việc trên.
4. Dặn dò: Về nhà học thuộc mục bạn cần biết, luôn có ý thức tự chăm sóc mình 
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 14 - 10 - 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 16: DẤU NGOẶC KÉP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Viết nội dung BT1, 3 (luyện tập), ảnh con tắc kè 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bài 2/ 79
2. Dạy và học bài mới:
Bài 1: Y/c HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
- Những từ ngữ câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
- Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?
Bài 2: Y/c HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: khi nào dấu ngoặc kép dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép dùng phối hợp với dấu 2 chấm.
Bài 3: Hỏi: Từ “lầu” chỉ cái gì ?
* Gọi HS đọc ghi nhớ
Bài 1: Y/c HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp 
- Gọi HS làm bài 
- Gọi HS nhận xét sửa bài 
Bài 2: Y/c HS thảo luận và trả lời.
* Đề bài của cô và các câu của các bạn không phải là lời đối thoại trực tiếp nêu không thể viết xuống dòng
Bài 3: HS tự làm bài
a) Gọi HS làm bài
- Gọi HS nhận xét chữa bài 
- Kết luận lời giải đúng 
b) Tiến hành tương tự phần a)
- 4 HS lên bảng thực hiện y/c 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc đoạn văn trao đổi tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp. 
- Lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và TLCH:
+ Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận”. Phối hợp với dấu 2 chấm là một đoạn văn trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS cùng bàn trao đổi thảo luận:
“Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”; “em đã nhiều  mùi soa”
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi. 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS lên bảng làm
- Học sinh tự làm rồi nêu:
a. “vôi vữa”
b. “trường thọ”; “trường thọ”; “đoản thọ”
- Đọc theo bạn 1 câu.
- Thảo luận cùng bạn.
- Nhắc lại từ ngữ đạc biệt
3. Củng cố: Từ nào trong đoạn văn sau cần đặt trong dấu ngoặc kép.
Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp tôi. Vì thế các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ nghĩnh.
A. giỏi nhất B. Lâm C. rái cá D. ngộ nghĩnh
4. Dặn dò: Dặn HS về nhà viết lại BT3 vào vở và chuẩn bị bài sau
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 14 - 10 – 2011
TOÁN
Tiết 40: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Thước thẳng, ê ke 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 3
2. Bài mới:
Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a) Giới thiệu góc nhọn 
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
- Nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. 
b) Giới thiệu góc tù
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
Giới thiệu: Góc này là góc tù 
- Nêu góc tù lớn hơn góc vuông 
GV y/c HS vẽ 1 góc tù
c) Giới thiệu góc bẹt
- GV vẽ lên bảng góc bẹt và y/c HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh góc 
- GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt như thế nào với nhau ?
- GV y/c HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt
Bài 1: GV y/c HS quan sát góc trong SGK và đọc tên các góc. 
- GV nhận xét và cho điểm HS
 M Q
A N P B
 I
 .
C K X E Y
Bài 2: GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác 
- 3 HS lên bảng làm bài
- HS quan sát hình
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi.
Góc đỉnh O; cạnh OA,OB
- HS: Góc đỉnh O và 2 cạnh ON, OM
- Góc tù 
- 1 HS vẽ lên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
- Ba điểm C,O,D của góc bẹt thẳng hàng với nhau.
Góc đỉnh O cạnh OC; OD
- 1 HS vẽ trên bảng, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp 
- HS trả lời trước lớp 
- Góc nhọn đỉnh A; cạnh AN; AM
- Góc bẹt đỉnh B; cạnh BP; BQ
- Góc vuông đỉnh C; cạnh CK; CI
- Góc bẹt đỉnh E; cạnh EX; EY
- HSG kiểm tra
- Tham gia quan sát hình
- Nhắc lại tên góc
- Tham gia kiểm tra góc cùng bạn và đọc tên góc
3. Củng cố: Hình tam giác bên có:
A. 2 góc nhọn, 1 góc tù B. 2 góc tù, 1 góc nhọn C. 2 góc nhọn, 1 góc bẹt
4. Dặn dò: Về làm bài 1/ 49
 Ngày soạn: 9 - 10 - 2011
 Ngày giảng: 14 - 10 - 2011
 Sinh hoạt
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Chi đội trưởng thực hiện quy trình sinh hoạt đội.
- Tập lại Quốc ca, Đội ca, Năm điều Bác Hồ dạy
- Ôn các bài hát đã học 
- Ôn các bài múa hát tập thể.
- Ôn chủ đề, chủ điểm.
- Tập nghi thức đội
- Chơi trò chơi mà học sinh thích.
II. Nhận xét của giáo viên:
Tuần qua: Một số em phát biểu xây dựng bài như: Phúc, Nguyên, Duyên, Trang, Xuân 
- Đa số các em học bài và làm bài đầy đủ, không thuộc bài như Trang, Lương.
- Không đeo khăn quàng và bảng tên: Thảo, Duyên, Hoàng Hưng, Nguyên, 
- Lớp học được quét dọn sạch sẽ.
- Bên cạnh đó: một số em hay làm việc riêng không chú ý trong giờ học: Lý, Quốc, Hậu 
III. Kế hoạch tuần đến.
- Đi học chuyên cần và đúng giờ.
- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
- Không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, đeo khăn quàng đầy đủ.
- Dọn vệ sinh khu vực được phân công.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 4 tuan 8 nam hoc 20112012.doc