Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 18

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 18

I Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

II Đồ dùng dạy - học : - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng

 - Giấy kẻ sẵn bảng như BT2.

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 : Anh em như thể tay chân
Tuần 18
Tiết : 35
 ÔN TẬP (TIẾT 1) 
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 20 – 12 - 2010
I Mục tiêu : 
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều. 
II Đồ dùng dạy - học : - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
 - Giấy kẻ sẵn bảng như BT2.
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: 
- Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm HKI
2 Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi 
- Cho điểm trực tiếp từng HS 
3 Lập bảng tổng kết:
- Các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều 
- Gọi HS đọc y/c 
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên?
+ Y/c HS tự làm bài trong nhóm 
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học lại các bài tập đọc và HTL, chuẩn bị tiết sau.
- Lần lượt từng HS bắt thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị. Cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bắt thăm bài đọc 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Ông trạng thả diều / Vua tàu thuỷ / Vẽ trứng / Người tìm đướng lên các vì sao / Văn hay chữ tốt / Chú Đất Nung / Trong quán ăn “Ba cá bống” / Rất nhiều mặt trăng.
- 4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài
- Cử đại diện dán phiếu đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Tuần 18
Tiết 18
ÔN TẬP (TIẾT 2)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 20 – 12 - 2010
I, Mục tiêu : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II, Đồ dùng dạy - học :
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở Tiết 1).
III, Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học.
2, Kiểm tra đọc : 
- Tiến hành như ở Tiết 1.
3, Ôn luyện về kĩ năng đặt câu :
- Cho HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diến đạt cho từng HS.
- Nhận xét khen ngợi cho những HS đặt câu đúng, hay.
4, Bài 3 : Sử dụng thành ngữ, tục ngữ :
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Cho HS trình bày - nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng :
 a, Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
 + Có chí thì nên.
 + Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 + Người có chí thì nên.
 Nhà có nền thì vững.
 b, Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
 + Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
 + Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
 + Thất bại là mẹ thành công.
 + Thua keo này, bày keo khác.
 c, Nếu bạn em dễ tahy đổi ý định theo người khác?
 + Ai ơi đã quyết thì hành.
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
 + Hãy lo bền chí câu cua.
 Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
 + Đứng núi này trông núi nọ.
* HSK,G : Cho đặt cả câu khuyên bạn trong đó có sử dụng thành ngữ phù hợp với nội dung.
5, Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn lại các thành ngữ, tục ngữ trên.
- HS nghe 
- Những HS còn lại và những HS tiết trước chưa đạt.
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trình bày
- HS theo dõi
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- (N2) thảo luận.
- HS lần lượt trình bày - nhận xét.
- HS theo dõi.
- HSK,G : làm việc (có thể viết vào vở).
- HS nghe.
Tuần 18
Tiết 35
ÔN TẬP (TIẾT 3)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 21 – 12 - 2010
I, Mục tiêu : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II, Đồ dùng dạy - học : 
 - Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng như Tiết 1.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
III, Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học.
2, Kiểm tra đọc : 
- Tiến hành tương tự như Tiết 1.
3, Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện :
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc truyện Ông Trạng thả diều.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
- Cho HS đọc.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày - Nhận xét.
- GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
4, Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại bài tập2 vào VBT.
- HS nghe.
- HS tiến hành như Tiết 1
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS tự làm việc cá nhân viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về Ông Nguyễn Hiền.
- 3 đến 5 HS trình bày - lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS nghe.
Tuần 18
Tiết 36
ÔN TẬP (TIẾT 4)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 22 – 12 - 2010
I, Mục tiêu : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi qua đan). 
II, Đồ dùng dạy - học : 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như Tiết 1).
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng 
2 Kiểm tra đọc:
- Tiến hành tương tự như ở tiết 1
3 Ôn luyện về kĩ năng đặt câu:
- Gọi HS đọc y/c và mẫu 
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho từng HS 
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay 
4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:
- Gọi HS đọc y/c BT3
- Y/c HS trao đổi thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở 
- Gọi HS trình bày và nhận xét 
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng 
- Chú ý:
+ GV có thể cho HS tập nói cả câu khuyên bạn trong đó có sử dụng thành ngữ phù hợp với nội dung 
+ Nhận xét, cho điểm HS nói tốt 
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ 
- HS trình bày nhận xét 
Tuần 18
Tiết 35
ÔN TẬP (TIẾT 5)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 22 – 12 - 2010
I, Mục tiêu : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn ; biết đặt CH xác định bộ phận câu đã học : Làm gì? Thê nào? Ai? (BT2).
II, Đồ dùng dạy - học : 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như ở tiết 1).
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở BT2.
III, Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học.
2, Kiểm tra đọc :
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3, Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm :
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Buối chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
 - Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
 - Gọi HS nhận xét, chữa bài.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 + Buối chiều, xe làm gì?
 + Nằng phố huyện như thế nào?
 + Ai đang chơi đùa trước sân?
- Cho HS nhắc lại.
4, Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ.
- HS nghe.
- HS thực hành tương tự như tiết 1.
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài VBT – 1 HS làm bảng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm bài VBT.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS theo dõi.
- HSTB,Y nhắc lại.
- HS nghe.
Tuần 18
Tiết 18
ÔN TẬP (TIẾT 6)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 22 – 12 - 2010
I, Mục tiêu :
 - Mức độ yêu cầu về kí năng đọc như ở Tiết 1.
 - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát ; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II, Đồ dùng dạy - học : 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
 - Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 SGK.
III, Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học.
2, Kiểm tra đọc :
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3, Ôn luyện về văn miêu tả :
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
- Cho HS tự làm bài.
 *GV nhắc HS :
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
+ Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
+ Không nên tả quá chi tiết, rườm rà.
- Cho HS trình bày.
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
4, Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
- HS nghe.
- HS thực hành như tiết 1.
- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- HS tự làm bài.
- HS nghe theo dõi.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- 3 đến 4 HS trình bày.
- HS nghe.
Tuần 18
Tiết 36
ÔN TẬP (TIẾT 7)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 23 – 12 - 2010
I, Mục tiêu : Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD& ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008).
II, Đồ dùng dạy - học : VBT
III, Các hoạt động dạy - học :- Cho HS mở VBT tự làm bài kiểm tra.
 - GV chấm sữa bài. 
Tuần 18
Tiết 36
ÔN TẬP (TIẾT 8)
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 24 – 12 - 2010
I, Mục tiêu : Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (TL đã dẫn).
II, Các hoạt động dạy - học :
 1, GV đọc chính tả bài (Chiếc xe đạp của chú Tư) cho HS viết. 
 2, Tập làm văn : Tả một đồ dùng  ...  4568, 2050, 35766
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229 ; 35766
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.
c) Các số chia hết cho 9 là: 35766
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT 
- HS làm vào vở BT 
- Nhận xét, sao đó 2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
- 1 HS đọc 
- Tính giá trị của từng biểu thức sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5 
- 1 HS đọc 
- HS chỉ cần phân tích và nêu được kết quả đúng, không yêu cầu phải viết bài giải cụ thể 
Tuần 18
Tiết 91
TOÁN: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 24 – 12 - 2010
Tuần 18
Tiết 18
Rèn chữ viết :
BÀI 18
Ngày soạn : 19 -12 - 2010
Ngày giảng : 22 - 12 - 2010
I.YÊU CẦU:
- Hướng dẫn học sinh ôn lại qui trình viết con chữ hoa .
- Luyện viết đẹp đoạn văn có trong bài và hiểu nội dung bài đó 
- HSG luyện viết nét thanh nét đậm .
- Luyện viết chữ nghiêng theo mẫu.
+Luân viết 2 dòng
Tuần 18
Tiết 35
KHOA HỌC :
 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 20– 12 - 2010
I/ Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn 
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông 
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,
II/ Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị đồ dung thí nghiệm theo nhóm:
 - Hai lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nên bằng nhau 
 - Một lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê (như hình vẽ)
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Bài cũ : Chấm vở BT
2 Bài mới:
HĐ1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Y/c HS đọc mục thực hành trang 70 SGK
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGKvà quan sát sự cháy của các ngọn nến
- GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ: Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không qua nhanh và qua mạnh
- Kết luận:
HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống ( 18 phút )
- Y/c HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhân xét kết quả 
- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín 
* Kết luận: 
3.Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết 
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau “ Không khí cần cho sự sống ” - Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi 
 - Hình ảnh hoặc vật dung cụ thật để bơm không khí vào bể cá 
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
- Lắng nghe và rút ra kết luận 
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm 
+ Luân tham gia hoạt động nhóm
- HS các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
- Lắng nghe
Tuần 18
Tiết 36
KHOA HỌC :
 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
Ngày soạn : 19 – 12 – 2010
Ngày giảng : 23– 12 - 2010
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được con người, ĐV và TV phải có không khí để thở thì mới sống được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi 
 - Hình ảnh hoặc vật dung cụ thật để bơm không khí vào bể cá 
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc vai trò của khí nitơ - Trả lời câu hỏi cuối bài 
3. Bài mới : 
HĐ1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Y/c HS làm theo mục thực hành trang 72 SGK
- YCHS nín thở, mô tả lại cảm giác 
- Y/c HS dựa vào tranh, ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người 
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật 
- GV y/c HS quan sát hình 3, 4 và trả lời 
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
- GV hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm:
+ Về vai trò của không khí đối với động vật
+ Về vai trò của không khí đối với thực vật 
HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi 
- GV y/c HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK 
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ?
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?
- Gọi vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5, 6 
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người động vật thực vật?
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
- Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở 
4. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết 
 - Chuẩn bị bài mới “ Tại sao có gió ” - Chong chóng :+ Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK + Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương 
- Hoạt động trong nhóm 
+ Luân tham gia thảo luận nhóm
- HS cả lớp làm và phát biểu nhận xét 
- HS mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở 
- HS dựa vào tranh ảnh nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người 
- HS quan sát và trả lời 
- HS lắng nghe GV hướng dẫn 
- HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK theo cặp 
+ Bình ô-xi 
+ Máy bơm không khí vào nước 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
SINH HOẠT LỚP
 I/Mục tiêu: 
- Biết nhận xét những việc đã làm và khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Biết phê bình và tự phê bình để giúp đỡ nhau tiến bộ
 Nhận xét tuần qua:
 * Lớp trưởng điều khiển tiết sinh họat lớp
 * Các tổ nhận xét , Ban cán sự lớp nhận xét - Ý kiến của học sinh 
 GVCN Tổng kết công tác tuần qua.
 - Nề nếp lớp ổn định tốt , đi học đúng giờ
 - Lao đông vệ sinh lớp học sạch sẽ
 - Thực hiện tốt ATGT 
 - Vệ sinh môi trường sạch sẽ
 - Thực hiện việc truy bài đầu giờ thường xuyên
Phương hướng tuần đến :
 - Chăm sóc cây xanh
 - Truy bài đầu giờ 
 - HS đi học chuyên cần 
 - Vệ sinh lớp học
 - Các đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ 
 - Tác phong đội viên nghiêm túc 
 - Tiếp tục thực hiện ATGT- VSMT
 - Nhắc HS chuẩn bị tìm hiểu về ngày sinh viên, học sinh (9/1)
 - Nhận xét HS thi cuối kì I
 - Chuẩn bị sách vở cho học kì II.
 ********************************
TĂNG TIẾT : Chiều thứ tư 22 – 12 - 2010
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- HS tiếp tục hoàn thành bài còn lại của buổi sáng.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính và tính:
a) 41 391 : 219 b) 97 128 : 456
 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
 1274 x 213 – 34272 : 357
Bài 3: Tìm y
a) y x 35 = 75705 b) 5535 : y = 45
Bài 3: Một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh là 132m. Chiều dài hình chữ nhật là 144m. Hỏi chiều rộng hình chữ nhật dài bao nhiêu? 
- Nhận xét 
Bài 4: Dành cho học sinh khá,giỏi:
Tùng nghĩ ra một số rất thú vị. Tích của số đó với số lớn nhất có 3 chữ số lại chính là số lớn nhất có chín chữ số. Đố bạn biết Tùng nghĩ ra số nào ?
HD :
 + Số lớn nhất có ba chữ số là số nào ?
 + Tích là số lớn nhất có chín chữ số, vậy tích là bao nhiêu ?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Làm lại các bài sai.
- HS làm vào vở
- HS làm bảng con
a) 189 b) 213
- HS làm vào vở
 1274 x 213 – 34272 : 357
 = 271362 – 96
 = 271266 
- 1 HS đọc đề, tóm tắt đề 
- HS làm vào vở. 1 HS lên giải
Diện tích hình vuông là :
 132 x 132 = 17424 ( m2) 
Chiều rộng hình chữ nhật là :
 17424 : 144 = 121( m)
 ĐS : 121m 
Số lớn nhất có chín chữ số là: 999999999
Vậy tích là: 999999999
Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
Số Tùng nghĩ là:
999999999 : 999 = 1001001
 Đáp số: 1001001
Tiếng Việt : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng lập dàn ý một bài văn miêu tả đồ vật với đầy đủ 3 phần.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn dàn ý chung của bài văn tả cái cặp.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Lập dàn ý tả cái cặp đựng sách vở đi học của em.
2. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập
H: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?
H: Phần mở bài có nội dung gì? Phần kết bài có nội dung gì? Phần thân bài tả gì?
 * Hoạt động 2:Tìm hiểu đề bài
GV gọi HS đọc đề bài.
Đề bài yêu cầu gì?
GV gạch chân các từ trọng tâm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn
- Em hãy quan sát cái cặp thật kĩ , sau khi đã tìm được các ý, em sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định, lập thành một dàn bài. 
- GV cho HS xem dàn bài chung tả cái cặp để HS có thể dựa vào đó làm dàn bài chi tiết tả cái cặp.
( GV treo bảng phụ)
1. Mở bài: Giới thiệu vắn tắt về cái cặp sách của em.( Ai mua cho em? Vào dịp nào)
2. Thân bài:
a/ Tả bao quát:
- Cặp của em là loại cặp gì? ( có quai đeo hay quai để xách, hoặc có cả quai đeo, quai xách; có mấy ngăn; cỡ to hay vừa hoặc nhỏ)
- Hình dạng cặp như thế nào? (hình vuông, hình chữ nhật..)
Chất liệu làm cặp là gì? ( da, giả da, vải bạt, ni lông)
- Màu sắc của cặp (màu đen, nâu, vàng, xanh hay đỏ)
b / Tả các bộ phận cụ thể( tả từ ngoài vào trong)
- Quai xách? (dày hay mỏng); Dây đeo ? (dài hay ngắn)
- Nắp cặp? (có mấy khóa; khóa làm bằng gì; sự hoạt động đóng mở của khóa)
- Mặt ngoài của cặp? ( có hình trang trí gì không; cách trình bày hình, chữ à màu sắc ra sao; các mép góc còn mới hay đã sờn)
- Các bộ phận bên trong của cặp? ( có mấy ngăn, rộng hẹp ra sao, ngăn được lót bằng thứ vải hoặc da gì, sức chứa của mỗi ngăn nhiều ít như thế nào)
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về cái cặp sách ( VD: nó là người bạn thân thiết, gần gũi/ nó chia sẻ với em bao nỗi vui buồn/ em luôn giữ gìn cặp sạch đẹp)
Hoạt động 3: HS làm bài
 - GV cho HS làm bài vào vở.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi một vài HS đọc dàn bài của mình.
 - GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
 - Thu bài, chấm 1 số bài và nhận xét. Tuyên dương những em có sáng tạo trong bài làm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà dựa vào dàn ý viết bài văn miêu tả cái cặp.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Lập dàn ý tả cái cặp của em.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to dàn bài chung tả cái cặp- cả lớp đọc thầm
- HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét dàn bài của bạn, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc