Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 23

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 23

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng (nếu có)

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 : Cách ngôn : Lời nói không thật làm mất lòng tin
Tuần 23
Tiết 45
Tập đọc : 
HOA HỌC TRÒ
Ngày soạn : 12 – 2 – 2011
Ngày giảng : 14 – 2 - 2011
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng (nếu có)
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc bài Sầu riêng và trả lời câu hỏi trong SGK
1. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- HS quan sát tranh minh hoạ Hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- đóa hoa, loạt, mát rượi, xòe ra, chói lọi
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
HSG : Tìm câu theo mẫu Ai thế nào ? trong đoạn 2
Đặt câu với từ “nỗi niềm”
+ Màu hoa phượng đổi ntn theo thời gian?
- GV y/c HS nói lên cảm nhận khi đọc bài văn
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2a)
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn 
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS về nhà tiếp tục luyện dọc bài văn, học nghệ thuật miêu tả hoa phượng tinh tế của tác giả ; tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát hay về hoa phượng
- Dặn HS HTL bài thơ chợ Tết 
- 3 HS 
- Nhận xét 
+ Luân ghép hình
+ Các bạn HS đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực hồng
- Lắng nghe
- 1 HS khá đọc
- Đọc từ rèn phát âm 
- Đọc thầm
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn kết hợp đọc chú giải
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- Đọc thầm trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi 
+ Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải là một đoá và cả loạt. Màu sắc như cả ngàn con con bướm thắm đậu khít nhau 
+ Hoa phượng gợi cảm giác buồn lại vừa vui 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ 
+ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa hoa phượng càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên
. Cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn. Và vẻ đẹp đặc sắc của hoa phuợng 
- 3 HS nối tiếp đọc 
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất 
- 1 HS đọc lại 
Tuần 23
Tiết 111
Toán :	
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn : 12 – 2 – 2011
Ngày giảng : 14 – 2 - 2011
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh 2 phân số 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
* Bài tập cần làm: Bài 1(đầu tr 123), bài 2(đầu tr 123), bài 1 a, c (ở cuối trang 123) ( a chỉ cần tìm một chữ số)
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 110
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Hướng dẫn luyện tập: 
*HSKG : Giải hết các bài còn lại
Bài 1:
- GV y/c HS tự làm bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở bài tập 
- GV y/c HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp phân số 
+ Hãy giải thích vì sao 
- GV hỏi tương tự các cặp phân số còn lại 
Bài 2:
- GV y/c HS đọc đề bài và tự làm bài 
- GV có thể nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1 Bài 1:- GV Y/c HS làm bài 
- GV đặc từng câu hỏi và y/c HS trả lời 
+ Điền số số nào vào 75□ để chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5? Vì sao?
+ Số 750 có chia hết cho 3 không? Vì sao?
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 2:- GV y/c HS đọc đề bài và tự làm bài 
- GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp 
- Nhận xét cho điểm HS
Bài 3:
- Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- GV chữa bài trước lớp 
Bài 4: 
- Y/c HS tự làm bài 
- GV nhắc HS cấn chú ý xem tích tren và tích dưới gạch ngang cùng chia hết cho thừa số nào thì thực hiện chí chúng cho thừa số đó trước, sau đó mới thực hiện phép nhân
- GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
+ Luân nặn những con vật mình yêu thích
- HS lắng nghe 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 6 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một cặp phân số 
+ Vì 2 phân số này cùng mẫu số so sánh tử số thì 9 < 11 nên
- HS lần lượt dùng các kiến thức sau để giải thích 
 a) b) 
- Ta phải so sánh các phân số 
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả 
lớp làm bài vào VBT 
Tuần 23
Tiết 23
Kể chuyện : 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC
Ngày soạn : 12 – 2 – 2011
Ngày giảng : 14 – 2 - 2011
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện thuộc đề tài của bài KC: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh truyện cười. Có thể tìm các truyện này ở các sách báo dành cho thiếu nhi, ở sách truyện đọc lớp 4 (nếu có)
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại chuyện Con vịt xấu xí, 1 HS nói ý nghĩa câu chuyện
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện 
- Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu của bài 
2.2 Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu y/c của BT 
- Y/c HS đọc y/c của bài tập. Dùng phấn gạch dưới các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp xấu, thiện, ác
- Gọi HS nối nối nhau đọc phần gợi ý 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong SGK
- Y/c HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện
Tích hợp giáo dục TTĐĐHCM: Giáo viên có thể hướng học sinh kể các câu chuyện về lòng nhân hậu, giàu tình thương yêu của Bác Hồ. GD cho HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái, hết lòng vì dân, vì nước.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Kể chuyện trong nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 4 HS 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Y/c HS chú ý lắng nghe bạn kể và cho điểm từng bạn trong nhóm
Thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS bình chọn: HS có câu chuyện hay nhất, HS kể chuyện hấp dẫn nhất
3. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: KC được chứng kiến hoặc tham gia
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng mục của phần gợi ý 
+ Luân quan sát tranh cùng bạn
- 4 HS ngồi bàn trên dưới cùng kể chuyện trao đổi, nhận xét và cho điểm tứng bạn 
- HS thi kể, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn của bạn, tạo không khí sôi nổi, hào hứng 
- HS cả lớp tham gia bình chọn 
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn 
- Gọi bạn khác nhận xét
Tuần 23
Tiết 45
Tập làm văn : 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
Ngày soạn : 12 – 2 – 2011
Ngày giảng : 15 – 2 - 2011
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối( hoa, quả) trong đoạn văn mẫu(BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2). 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số tờ phiếu viết lời giải BT1 (tóm tắc những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre sau đó nhận xét cách miêu tả của bạn
-Nhận xét
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :- Nêu yêu cầu bài học 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc y/c của bài tập 
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS trình bày 
- Treo bảng phụ có ghi sẵn phần nhận xét và cách miêu tả của tác giả 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c của BT
- Y/c HS tự làm bài 
- Y/c HS viết đoạn văn vào giấy dán lên bảng và đọc bài làm của mình 
- GV chú ý sữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS 
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và nhận xét cách miêu tả của tác giả qua bài văn Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua 
- 2 HS nối tiếp nhau trình bày 
+ Luân tập viết
- Lắng nghe 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 
- 2 HS ngòi cùng bàn trao đổi, thảo luận 
* Đoạn tả hoa: Tả hoa từng chùm, không tả từng bông. Tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh; cho mùi thơm đó hoà quyện với các hương vị khác của đồng quê.
* Đoạn tả quả cà chua: Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đếnkhi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hoá.
- Tiếp nối nhau phát biểu 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 3 HS làm bài vào giấy, HS cả lớp làm bài vào vở 
- 3 – 5 HS đọc bài văn
Tuần 23
Tiết 112
Toán :	 
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn : 12 – 2 – 2011
Ngày giảng : 15 – 2 - 2011
I/ Mục tiêu:Giúp HS ôn tập củng cố về:
- Tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 2 (cuối tr 123), Bài 3 (tr 124), Bài 2c, d (tr125)
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 111
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn luyện tập:
* HSG : Làm tất cả các bài có trong SGK, VBT
Bài 1:- GV Y/c HS làm bài 
- GV đặc từng câu hỏi và y/c HS trả lời 
+ Điền số số nào vào 75□ để chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5? Vì sao?
+ Số 750 có chia hết cho 3 không? Vì sao?
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 2:- GV y/c HS đọc đ ... ặc GV đưa ra tình huống mẫu để HS tham khảo 
- Gọi HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến của mình. GV chú ý sữa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS 
Bài 3: - Gọi HS đọc y/c của bài 
- GV phát giấy khổ to cho HS trao đổi theo nhóm
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng y/c đại diện nhóm đọc các từ của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung những từ nhóm bạn chưa có 
- HS làm bài vào vở hoặc VBT (nếu có) 
Bài 4: 
- Gọi vài học sinh đặt câu.
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học. 
-Biểu mdương những HS nhóm HS làm việc tốt 
- Y/c HS về nhà HTL 4 câu tục ngữ trong BT1. Chuẩn bị mang đến lớp ảnh gia đình để làm BT2
- 2 HS lên bảng đặt thực hiện theo y/c của GV 
+Luân tập viết
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp dùng bút chì nối từng ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp 
+ Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: a,c
+ Hình thức thường thống nhất với nội dung: b,d
- 2 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm theo 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau 
VD: Em rất thích mặc đẹp và hay đứng ngắm trước gương. Bà em thấy vậy liền bảo: “ Cháu đừng quên là cái nết đánh chết cái đẹp đấy nhé. Phải chịu rèn luyện để có đức tính tốt của con gái cháu ạ!”
- Làm bài 3:
Các từ miêu tả mức độ cao của cái dẹp là: tuyệt vời, tuyệt diuêụ, tuyệt trần, mê hồn, mê li, như tiên,
- 3 – 5 HS trình bày trước lớp 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp 
+ phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
+ Cô ấy đẹp như tiên.
Tuần 23
Tiết 115
Toán : 
LUYỆN TẬP
Ngày soạn : 12 – 2 – 2011
Ngày giảng : 18 – 2 - 2011
I/ Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng
- Rút gọn phân số 
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a,b) , bài 3 (a, b) 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 114
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới: (28')
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV y/c HS tự làm bài. 
- GV y/c HS đọc kết quả làm bài của mình 
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV y/c HS đọc đề bài và tự làm bài 
- GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS 
* HSG : Bài 4 VBT, 345,213 tuyển chọn 400
Bài 3:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 4: 
- GV y/c HS đọc đề bài 
- GV y/c HS tóm tắc bài toán 
- Y/c HS tự làm bài 
3. Củng cố dặn dò: (2') 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS lắng nghe 
- HS cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo kdõi và nhận xét 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT 
- HS ktheo dõi GV chữa bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Bài tập y/c chúng ta rút gọn rồi tính
- HS nghe GV giảng
- 1 HS đọc 
- 1 HS tóm tắc bằng lời trước lớp 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT 
Số đội viên tham gia tập hát và đá bong
 (Số đội viên chi đội)
SINH HOẠT LỚP
I /. NỘI DUNG :
 1.Nhận xét tình hình lớp :
 - Đã đi vào nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo đúng lịch trong tuần .
 - Thực hiện TD giữa giờ đều , đúng .
 - Đa số các em đi học chuyên cần, đúng giờ .
 - Việc phát biểu trong giờ học đã có nhiều tiến bộ ( tuyên dương : Thịnh, Huân, Phúc)
 * Tồn tại :
 - Đi học còn trễ : Pháp
 - Quên mang dụng cụ học tập : Hà, Luân
 2. Phổ biến công tác tuần đến :
 - Tiếp tục rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch sẽ .
 - Thường xuyên ôn các bảng nhân chia đã học.
 - Tổ 3 thực hiện trực tuần ( nhớ dọn sân chào cờ vào sáng thứ Hai)
TĂNG TIẾT :
 Chiều 16 – 2 - 2011
Toán : LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ.
I/ Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số 
- Một số đặc điểm về hình chữ nhật, hình bình hành 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: - Hoàn thành bài tập còn lại của buổi sáng (nếu chưa xong)
* HĐ2:Luyện tập
Bài 1: - Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Với ba số tự nhiên: 4; 7; 3. Hãy viết 
a) Các phân số bé hơn 1 
b) Các phân số lớn hơn 1
* Củng cố cho học sinh về cách so sánh phân số với 1
Bài 2: Viết các phân số theo thứ tự bé dần 
Bài 3: Tính 
a) 
b) 
* Bài 4: Dành cho học sinh khá, giỏi
Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 12cm. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Chia hình chữ nhật ABCD thành 3 hình vuông (như hình vẽ) nối A với N; Q với M. Cho biết tứ giác AMQN là hình bình hành có chiều cao là MN
a) Tính diện tích của hình bình hành AMQN?
b) Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp mấy diện tích hình bình hành AMQN?
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tuyên dương
- HS làm VBT
- Làm bài 1
a) Các phân số bé hơn 1: 
b) Các phân số lớn hơn 1: 
- Làm VBT
 A M P B
D N Q C
Diện tích hình bình hành AMQN là:
 4 x 4 = 16 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 3 lần diện tích hình bình hành AMQN 
- Nhận xét - chữa bài 
Tiếng Việt :	ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I. Mục tiêu : 
- Ôn luyện về câu dùng dấu gạch ngang.
- Ôn luyện MRVT: Cái đẹp.
-Luyện nói trôi chảy.
II. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
* Hoạt động1:Giới thiệu:Nêu mục tiêu y/c và ghi bài học 
* Hoạt độgn 2:Hướng dẫn ôn tập:
H: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
H: Cho ví dụ về mộtcâu có dùng dấu gạch ngang.
* Hoạt động 3: Luyện tập:
 Câu 1: Em hãy nối từng đoạn văn dưới đây với tác dụng của dấu gạch ngang có trong đoạn văn đó.
1-Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật .
2-Đánh dấu phần chú thích trong câu.
3-Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
a-Dế Choắc- người hàng xóm của Dế Mèn- đã là thanh niên mà cánh còn ngắn ngủn đến giữa lưng.
b- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:
 -Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống xe nào chứ!.
c- Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như:
 -Hồ Tây.
 -Hồ Hoàn Kiếm.
 -Văn Miếu - uốc Tử Giám.
 - Đền Quán Thánh.
d- Câu kể là những câu dùng để:
 -Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật , sự việc.
 -Nói lên ý kiến , tâm sự hoặc tình cảm của mỗi con người.
e- Một bữa Pa-Xcan đi đâu về khuya ,thấy bố mình - một viên chức tài chính- vẫn cặm cui làm việc trước bàn làm việc .
g- Các em tới chỗ ông cụ , lễ phép hỏi:
 -Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ được không ạ?
Câu 2: Thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn sau:
 a- Chú hề lại hỏi :
 Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?
 Công chúa đáp:
 Tôi thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.
b- Chúng ta đã học nhiều câu chuyện nói về cái đẹp như:
 Chim hoạ mi hót.
 Con vịt xấu xí.
 Cô bé lọ lem.
 Sọ dừa.
c- Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm ,chỉ to hơn cái trứng một ít.Chúng có bộ lông vàng óng một màu vàng đáng yêu như màu những con tơ non mới guồng.
Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong:
□ a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
□ b) Đẹp như tiên.
□ c) Cái nết đánh chết cái đẹp.
□ d) Đẹp như tranh.
Câu 4: Chọn các thành ngữ , tục ngữ sau điền vào chỗ trống:
(đẹp người đẹp nết, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, đẹp trời, đẹp, xinh đẹp như tiên, đẹp lòng)
 1-Chiếc áo này trông thật 
 2-Hôm nay là một ngày..
 3-Càng lớn chị càng..
 4-Cô Tấm nhân vật chính trong truyện Tấm Cám là một cô gái.
 5-Bà thường dạy chúng em .
 6- Những điểm 10 của bé đã làm.cha mẹ. 
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
-Thu một số vở chấm . 
-Nhận xét tiết học
-Hs đọc câu lệnh , y/c hoạt động nhóm 6.
Đáp án:
- 1 nối với b , g.
-2 nối với a , e .
-3 nối với c , d.
-Làm bài 2
+ a: - Công chúa ở đâu không?
-Tôi thấy đôi khi trước cửa sổ.
+ b: 
 - Chim hoạ mi.
 - Con vịt xấu xí.
 - Cô bé lọ lem.
 - Sọ Dừa.
+ c: 
 -Màu vàng đáng yêu mới guồng.
- Hs đọc thầm và tìm hiểu câu lệnh, làm vào vở.
Đáp án:
-Câu a.
-Câu c.
- Làm bài 4
1-đẹp.
2- đẹp trời.
3- xinh đẹp như tiên.
4- đẹp người đẹp nết.
5- tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
6- đẹp lòng.
TĂNG TIẾT :
 Chiều 17 – 2 - 2011
Toán : LUYỆN TẬP VỀ CỘNG HAI PHÂN SỐ
 CÙNG MẪU SỐ	
I/ Mục tiêu: Củng cố về 
- Quy dồng mẫu số hai phân số. 
- So sánh phân số khác mẫu số.
- Phép cộng 2 phân số cùng mẫu số 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Muốn quy đồng hai phân số ta làm như thế nào?
H: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
H: Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số?
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính 
a) b) c) 
Bài 2: Cho số 279a Hãy tìm a sao cho:
a) 279a chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 
b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 
c) Chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 
Bài 3: So sánh hai phân số sau:
a) và 
b) và 
Bài 4: Một cửa hàng ngày đầu bán được số gạo trong kho. Ngày thứ hai bán được số gạo. Ngày thứ ba bán được Hỏi 3 ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu phần số gạo trong kho?
Bài 5: Dành cho học sinh khá, giỏi:
So sánh các phân số sau bằng cách hợp lí nhất
a) và 
b) và 
* HĐ3: Củng cố
- Nhận xét tuyên dương
- Học sinh trả lời
- HS làm VBT
- Bảng con 
a) = 1 b)= c) = 1
a = 2 ; 4 ; 6 ; 8 
a = 3 
a = 0
Cả ba ngày cửa hang đã bán 
 (Số gạo)
- Nhận xét - chữa bài 
- Làm bài 5:
a)Vì ,
 Mà nên 
b) nên 
Toán : LUYỆN TẬP VỀ CỘNG HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cộng phân số
- Học sinh làm được các bài toán về công phân số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính
- Nhắc lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số
Bài 2: Tính 
Bài 3: Tính
 Bài 4: Tính và so sánh kết quả.
 và 
Giáo viên nhắc học sinh làm trong dấu ngoặc đơn trước.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận x ét tiết học
- Thực hiện trong vở
- Làm bài tập 2 bảng con
Toán : LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. Yêu cầu:
 - Nắm được tính chất cơ bản của phân số và nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) ; 
 ; 
 ; 
b) ; 
*Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 
b) 
*Bài 3: Viết 3 phân số bằng các phân số sau:
- GV nhận xét và tổng kết.
*Bài 1: HS lên bảng viết.
*Bài 2: HS lên bảng viết.
*Bài 3: HS lên bảng viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc