Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 20

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 20

Tập Đọc : BỐN ANH TÀI (tt)

I. MỤC TIÊU :

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Hiểu nội dung truyện : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

- TL các câu hỏi trong SGK.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài TĐ SGK/13.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20 
 (14/1/2013 đến 18/1/2013)
NGÀY
MÔN
 BÀI DẠY
Thứ hai
Tập đọc 
Toán 
Đạo đức 
Bốn Anh tài(TT)
Phân số
Kính trọng và biết ơn người lao động.(t2)
Thư ba
LT&C
Toán 
Chính tả
 Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
Phân số và phép chia số tự nhiên
Nghe v ết : Cha đẻ của chiếc lôp xe đạp.
Thứ tư
Tập đọc 
TLV
 Toán
Thể dục
Trống đồng Đông Sơn
Miêu tả đồ vật ( viết)
Phân số và phép chia số tự nhiên
GV chuyên dạy
Thứ năm
LT & C
Toán
Kể chuyện
MRVT: Sức khỏe
Luyện tập
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
Thứ sáu
Toán
Làm văn
Sinh hoạt 
Phân số bằng nhau
Luyện tập giới thiệu địa phương.
Tuần 20
 Thứ hai ngày 14 /01/2013 
Tập Đọc : BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- TL các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ SGK/13.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
- Phần đầu câu chuyện Bốn anh tài cho em biết điều gì ?
- Phần đầu câu chuyện Bốn anh tài kể về tài năng của từng nhân vật và ý chí quyết tâm lên đường trừ diệt yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? Em thử đoán xem phần tiếp theo của truyện kể về chuyện gì ?
- Bức tranh vẽ cảnh Nắm Tay Đóng Cọc đang đóng cọc, Cẩu Khây đang nhổ cây quất vào mặt yêu tinh, Lấy Tai Tát Nước đang tát nước, Móng Tay Đục Máng đang khoét cây. Phần tiếp theo của câu chuyện kể về cuộc giao chiến giữa bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc:- GV đọc mâu
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (3 lượt).
- HS đọc bài theo trình tự 
HS1 : Bốn anh em ... bắt yêu tinh đấy.
HS2 : Cẩu Khây hé cửa ... đông vui.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
.
- HS khá- giỏi đọc toàn bài và đọc phần chú giải.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ ntn ?
- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi theo cặp và trả lời : Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây.
- HS thảo luận nhóm, trao đổi và thuật lại cuộc chiến cho nhau nghe.
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường.
+ Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết, đồng tâm hợp lực.
+ Nếu để một mình thì ai trong số bốn anh em sẽ thắng được yêu tinh ?
+ Không ai thắng được yêu tinh.
+ cho thấy anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và đặc biệt là biết đoàn kết hiệp lực trong chiến đấu.
- GV giảng : Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh, buộc nó phải quy hàng, cứu giúp bà con dân bản.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- 1 em đọc lại, lớp đọc thầm.
- Hỏi : Câu chuyện ca ngợi điều gì ?
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của bốn anh em Cẩu Khây.
- Ghi ý chính của bài.
- 2 HS nhắc lại ý chính.
c) Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Lớp theo dõi phát hiện ra giọng đọc hay.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm.
- HS phát biểu và thống nhất giọng đọc.
- GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn HS thích.
- 5-7 HS thi đọc diễn cảm, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Bài sau : Trống đồng Đông Sơn.
TOÁN : PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số
- BT 1,2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa trong SGK/106,107.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 95
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 
- Lắng nghe.
2. Giới thiệu phân số
- Treo lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
- HS quan sát hình.
- GV hỏi : 
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Có mấy phần được tô màu ?
... 6 phần bằng nhau
... 5 phần
- GV : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
- HS nghe giảng.
- Năm phần sáu viết là 
- HS đọc và viết lại.
- GV : Ta gọi là phân số. Phân số này có tử là 5, mẫu số là 6.
- HS nhắc lại.
- Khi viết phân số thì mẫu số và tử số được viết ntn ?
- Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang, tử số viết ở trên vạch ngang.
- Mẫu số và tử số của phân số cho em biết điều gì ?
- Mẫu số cho biết hình tròn được chia ra thành 6 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 5 phần bằng nhau được tô màu.
- GV lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như phần bài học SGK, yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.
+ Đưa hình tròn và hỏi :
Ÿ Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? Hãy giải thích ?
Ÿ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
Ÿ Đã tô màu hình tròn.
Ÿ Tử số là 1, mẫu số là 2.
+ Đưa hình vuông và hỏi :
Ÿ Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông ? Hãy giải thích ?
Ÿ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
Ÿ Đã tô màu hình vuông
Ÿ Tử số là 3, mẫu số là 4
+ Đưa hình zích zắc và hỏi : 
Ÿ Đã tô màu bao nhiêu phần hình zích zắc ? Hãy giải thích ?
Ÿ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
Ÿ Đã tô màu hình zích zắc
Ÿ Tử số là 4, mẫu số là 7
- GV nhận xét : Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình.
- HS làm bài vào vở BT. 6 em lần lượt báo cáo trước lớp.
* Bài 2
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số, gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm vào vở BT.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3 Dành cho HS khá- giỏi
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Viết các phân số.
- Gọi HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết.
- HS lên bảng viết, lớp viết vào vở.
- Nhận xét bài viết của HS trên bảng.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
* Bài 4 Dành cho HS khá- giỏi
- GV viết lên bảng một số phân số, sau đó yêu cầu HS đọc.
- HS đọc.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Phân số và phép chia số tự nhiên.
Khoa học: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc,các loại bụi, vi khuẩn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 78,79/ SGK
- Tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong lành, ô nhiễm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Nêu tác hại do bão gây nên?
- Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương bạn đã áp dụng?
2. Bài mới: GT
HĐ1: Tìm hiểu vè không khí sạch và KK ô nhiễm
- Yêu cầu nhóm quan sát hình vẽ và TLCH
+ Hình nào thể hiện bầu không khí sạch? Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm? Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Không khí có những tính chất gì?
+ Thế nào là không khí sạch?
+ Thế nào là không khí bị ô nhiễm?
- Kết luận như trong SGK
HĐ2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Chia nhóm, yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu:
+ Nguyên nhân làm KK bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm KK ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng?
- GV kết luận
HĐ3: Thảo luận về tác hại của không khí bị ô nhiễm:
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ KK bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, ĐV-TV?
- Kết luận,
 3. Củng cố, dặn dò:- Thế nào là KK sạch, KK bị ô nhiễm?- Những tác nhân nào gây ô nhiễm KK?- Nhận xét - Chuẩn bị : Bảo vệ....trong sạch
- 3 em trình bày
- HS nhận xét.
- Nhóm 2 em trao đổi
- Đại diện nhóm trình bày
+ H2: Trời cao và xanh, cây cối xanh tươi, không gian rộng thoáng đãng
+ H1,3,4: Có nhiều khói nhà máy, đường phố đông đúc, nhà cửa san sát, nhiều ô tô, xe máy, nhiều rác thải...
+ Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng
+ KK sạch là KK không có những TP gây hại đến sức khỏe con ngời
+KK bị ô nhiễm là KK có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến người và ĐV,TV.
- Nhóm 4 em thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 em cùng bàn trao đổi, 1 số em trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
- Lắng nghe
 Đạo đức: KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG(TT)	
I.Mục tiêu:
 - Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
ịNhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
ịNhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một ... - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét.
- Chữa bài và cho điêm HS.
* Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 em nêu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
- HS làm bài và kiểm tra bài bạn.
- Hỏi : Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số ntn ?
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
* Bài 4 HS khá giỏi làm thêm
* Bài 5 HS khá giỏi làm thêm
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Phân số bằng nhau.
 Khoa học : 
 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ KK trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình mịnh họa trang 80,81/ SGK
- Các tình huống ghi sẵn vào phiếu
- Giấy khổ lớn 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Thế nào là KK trong sạch, KK bị ô nhiễm?
- Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?
2. Bài mới: 
*GT
- Nêu MĐ- YC tiết học
HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Yêu cầu nhóm đôi quan sát hình vẽ và TLCH
+ Nêu những việc làm và không nên làm để bảo vệ bầu KK trong sạch?
+ Em, gia đình, địa phương đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Kết luận như trong SGK
HĐ2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch( Dành cho HS có năng khiếu)
- HD cho HS có năng khiếu:
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu KK trong sạch
+ Thảo luận, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền, cổ động
+ Phân công công việc cho tất cả các thành viên được cử lên vẽ
- GV đánh giá, nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Chuẩn bị : Âm thanh
- 2 em lần lượt trả lời.
- HS nhận xét.
- Nhóm 2 em
+ H1,2,3,5,6,7: nên làm
+ H4: không nên làm
- HS tự trả lời 
- 3 em nhắc lại
- Hoạt động cá nhân.( HS có năng khiếu)
- Treo sản phẩm của mình
- Cả lớp theo dõi và góp ý hoàn thiện
- Lắng nghe
 Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
TOÁN : 
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
- Nhận biết được sự bằng nhau của hai phân số.
- BT 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hai băng giấy như bài học SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 99.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Khi học về các số tự nhiên các em đã biết mỗi số tự nhiên luôn bằng chính nó. Còn phân số thì sao ? Có các phân số bằng nhau không ? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài học hôm nay.
- Lắng nghe.
2. Nhận biết hai phân số bằng nhau
a) Hoạt động với đồ dùng trực quan
- GV đưa ra hai băng giấy như nhau, đặt chồng lên nhau và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.
- HS quan sát thao tác của GV.
- Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ?
... chia thành 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần.
- Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất ?
- băng giấy đã được tô màu.
- Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ?
... chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần.
- Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai ?
- băng giấy đã được tô màu.
- Vậy băng giấy so với băng giấy thì ntn ?
- băng giấy = băng giấy
- Hãy so sánh và ?
- HS nêu : = 
b) Nhận xét
- và là hai phân số bằng nhau. Vậy làm thế nào để từ phân số ta có được phân số ?
- HS thảo luận và phát biểu.
 = = 
- Vậy ta đã nhân cả tử số và mẫu số với mấy?
... với 2.
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ?
- Ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số .
- HS thảo luận và phát biểu
 = = 
- Vậy ta đã chia cả tử số và mẫu số cho mấy ?
... cho 2.
- Khi chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ?
- Ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- Yêu cầu HS mở SGK đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số.
- 2 em đọc.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Lớp làm bài vào vở BT.
- HS đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập.
- 2 HS nêu.
 = = . Vậy ta có hai phần năm bằng sáu phần mười lăm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 2: HS khá giỏi làm thêm
- Yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
a) 18 : 3 = 6
 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6
b) 81 : 9 = 9
 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
- Gọi HS đọc phần nhận xét SGK.
- 2 em đọc.
* Bài 3: HS khá giỏi làm thêm
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đọc bài làm trước lớp.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Làm bài vào vở BT.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Rút gọn phân số.
TẬP LÀM VĂN : 
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫuBT1.
	- Biết cách quan sát và trình bày được những đổi mới nới HS đang sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS sưu tầm tranh, ảnh về một số hoạt động trong quá trình xây dựng, đổi mới của địa phương mình.
	- Bảng phụ viết sẵn dàn ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- 6 HS trình bày trước lớp. Lớp theo dõi.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
* Bài 2
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 em đọc.
- GV hướng dẫn : 
+ Muốn có một bài giới thiệu hay, hấp dẫn, các em phải nhận ra được sự đổi mới của địa phương nơi mình đang sinh sống. Mỗi địa phương đang hòa mình vào sự nghiệp đổi mới của đất nước nên có rất nhiều sự đổi mới. Các em hãy chọn một hoạt động mà em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu, làm nổi bật lên địa phương mình hoặc nếu địa phương nào mà sự đổi mới chưa rõ rệt, các em cũng có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và ước mơ của em về sự đổi mới của địa phương mình.
+ Những đổi mới ở địa phương rất cụ thể. Có thể là : phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, phát hiện chăn nuôi, phát hiện nghề phụ, giữ gìn xóm làng, phố phường sạch sẽ, xây dựng thêm nhiều trường học mới, chống các tệ nạn xã hội ma túy, cờ bạc.
- Lắng nghe.
- Một bài giới thiệu cần có những phần nào?
- Một bài giới thiệu cần có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì?
- Phần mở bài : giới thiệu về tên địa phương mà mình định giới thiệu.
- Phần thân bài : nêu nét đổi mới của địa phương.
- Phần kết bài : nêu ý nghĩa của việc đổi mới và những cảm nghĩ của bản thân.
- Treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý của một bài giới thiệu và yêu cầu HS đọc.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
b) Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm.
- HS trao đổi, giới thiệu kết hợp với tranh (ảnh) minh họa.
c) Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- 3-5 HS trình bày.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt. Cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở.
Bài sau : Trả bài văn miêu tả đồ vật.
KỂ CHUYỆN : 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
MỤC TIÊU :
Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại câu chuyện ( đoạn truyện) đã được nghe, được đọc về người co tài.
Hiểu nội dung câu chuyện( đoạn truyện) đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS và GV sưu tầm một số truyện viết về những người có tài.
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài và mục gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 1 HS lên bảng yêu cầu tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.
- 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thực hiện yêu cầu.
* Nhận xét HS kể chuyện và cho điểm.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà mình đã được đọc, được nghe có nội dung ca ngợi tài năng, sức khỏe, trí tuệ của con người. Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe, được đọc, người có tài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Hỏi :
+ Những người ntn thì được mọi người công nhận là người có tài ? Cho ví dụ ?
+ Những người có tài năng, sức khỏe, trí tuệ hơn những người bình thường và mang tài năng của mình phục vụ đất nước thì gọi là người có tài.
+ Ví dụ : Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Thúy Hiền, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hoàng Thiên Trang, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Dương Tử Quảng ...
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ?
+ Em đọc trong báo, trong truyện kể các danh nhân, các kỉ lục ghi-nét thế giới, tivi ...
- Yêu cầu HS kể về một nhân vật với những tài năng đặc biệt.
- 3-5 HS giới thiệu.
- Yêu cầu HS đọc mục gợi ý 3. GV treo bảng phụ có ghi các tiêu chí đánh giá :
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề (4Đ)
+ Câu chuyện ngoài SGK (1Đ)
+ Cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu, cử chỉ (3Đ)
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện (1Đ)
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn (1Đ)
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Nhóm cùng kể chuyện, nhận xét, đánh giá theo tiêu chí đã nêu.
- GV đi giúp đỡ các nhóm.
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét bạn kể
- Bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào ? Bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất ?
- Bình chọn.
- Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có).
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại những câu chuyện về các nhân vật mà các em được nghe các bạn kể cho người thân nghe.
Bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 20.doc