Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 27 năm 2009

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 27 năm 2009

Tập đọc: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I/ Mục đích yêu cầu:

+ Đọc đúng các từ khó dễ lẫn: Cô-péc-ních, sửng sốt, Ga-li-lê.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

+ Hiểu ý nghĩa các tư : Thiên văn học, tà thuyết, chân lí.

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ Ảnh chân dung Cô-péc-ních và Ga-li-lê.+ Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 27 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
Buổi sáng HS nghỉ học (thi HSG Huyện)
	Buổi chiều: (Học bài buổi sáng)
	Tập đọc: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các từ khó dễ lẫn: Cô-péc-ních, sửng sốt, Ga-li-lê.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
+ Hiểu ý nghĩa các tư ø: Thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Ảnh chân dung Cô-péc-ních và Ga-li-lê.+ Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 4 HS đọc phân vai truyện Gavrốt ngoài chiến luỹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* GV cho HS quan sát chân dung 2 nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê sau đó giới thiệu.
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút)
+ GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (3 lượt). GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc theo MĐYC.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài ( 12 phút)
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
H: Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết?
* GV sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng cho HS:
+ Cô-péc-ních đã chứng minh: Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Điều đó đã làm cho mọi người vô cùng sửng sốt vì sai lời Chúa.
H: Đoạn 1 cho biết điều gì?
* Ý 1: Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
H: Vì sao toà án lúc ấy lại sử phạt ông?
* GV: Gần 1 thế kỉ sau, Ga-li-lê lại ủng hộ tư tưởng KH của Cô-péc-ních bằng cách hco ra đời một cuốn sách mới. Lập tức ông bị toà án xử vẫn với lí do đã nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời, chống đối lại quan điểm của Giáo hội. Khi đó ông đã gần 70 tuổi.
H: Đoạn 2 kể chuyện gì?
* Ý 2: Chuyện Ga-li-lê bị xét xử.
+ Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
H: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
* GV: 2 ông đã dũng cảm nói lên chân lí KH dù điều đó đã đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ và sẽ nguy hại đến tính mạng. Vì khi đó Giáo hội là cơ quan có quyền sinh, quyến sát đối với mọi người dân. Ga-li-lê đã trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí KH.
H: Ý chính của đoạn 3?
* Ý 3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu đại ý?
* Đại ý: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm ( 10 phút)
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Chưa đấy một thế kỉ sauông đã bực tức nói to.
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn đoạn luyện đọc.
+ Gọi HS đọc, lớp nhận xét tìm giọng đọc hay.
+ GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và hcuẩn bị bài Con sẻ.
-Huy, Thương, Vân, Trọng. Lớp theo xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại bài.
+ HS quan sát chân dung 2 nhà khoa học và lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
* Đoạn 1: Từ đầuChúa trời.
* Đoạn 2: Tiếpbảy chục tuổi.
* Đoạn 3: Còn lại.
+ 1 HS đọc chú giải.
+ HS luyện đọc theo cặp
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
+1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời theo ý hiểu.
+ Lớp lắng nghe.
+ Vài HS nêu.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trao đổi nhóm 2 em để trả lời câu hỏi.
+ Lớp lắng nghe.
+ vài HS nêu theo ý hiểu của mình.
+ 1 HS đọc.
+ Tiếp tục thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS nêu.
+ Vài HS nêu.
+ 3 HS đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc.
+ 1 HS đọc, lớp nhận xét.
+ HS lắng theo dõi GV đọc.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Mỗi nhóm 1 HS lên thi đọc diễn cảm.
+ 2 HS đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán(T 131)
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:* Giúp HS:+ Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, quy đồng phân số, phân số băng nhau.
+ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II/ Hoạt động dạy–học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm giao về ở tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 1: ( 7 phút)
+ GV yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
* Rút gọn:
* Các phân số bằng nhau:
* GV chữa bài trên bảng.
Bài 2: ( 7 phút)
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ GV đọc từng câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
H: 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp? Vì sao?
H: 3 tổ có bao nhiêu HS?
+ Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: ( 8 phút)+ Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán yêu cầu gì?
H: Làm thế nào để tính được số ki-lô-mét còn phải đi?
+ Yêu cầu HS làm bài.+ GV chữa bài của HS trên bảng.
Bài 4: ( 8 phút)
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ GV thu 5 vở chấm và nhận xét.
+ GV chữa bài của HS trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học và giao bài làm thêm về nhà.
* Tìm x biết:
- Phước, Hương. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập rồi nhận xét bài trên bảng.
+ Đổi vở kiểm tra nhau.
+ HS nhận xét và sửa bài.
+ 1 HS đọc.
+ Lớp làm bài vào vở.
+ HS đổi chéo vở kiểm tra bài.
+ 1 HS đọc, tìm hiểu bài toán.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giài vào vở, nhận xét bài trên bảng.
+ 1 HS đọc.
+ 2 HS tìm hiểu đề bài và nêu cách giải.
+ 1 HS lên giải, lớp giải vào vở.
+ 5-8 HS làm nhanh mang lên chấm.
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
Chính tả
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (nhơ ù- viết)
I/ Mục đích yêu cầu:
+ HS nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,,. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
+ HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi / dấu ngã 
+ Rèn cho Hs viết nhanh, viết đúng chính tả.
 II/ Đồ dùng dạy học:+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong bài tập 3.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 3 HS lêng bảng viết các từ khó viết ở tiết trước: béo mẫm, lẫn lộn, nòng súng, chín chắn, kín kẽ, kính cận.
+ GV nhận xét chữ viết của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả ( ( 20 phút)
a) Tìm hiểu đoạn thơ.
+ Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trong bài.
H: Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm, hăng hái của các chiến sĩ lai xe?
H: Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua các câu thơ nào?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
+ Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả.+ Gọi HS đọc đoạn viết.
+ Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài viết.
+ GV nhắc HS: Tên bài lùi vào 2 ô, viết các dòng thơ sát lề, giữa 2 khổ thơ cách 1 dòng.
+ Yêu cầu HS viết bài.
d) Soát lỗi và chấm bài.
+ Yêu cầu HS đổi bài chéo và soát, báo lỗi.
+ GV thu một số vở chấm và nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập ( 10 phút)
Bài 2: + Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm dán phiếu lên bảng.
+ Nhận xét kết kuận lời giải đúng.
Bài 3: + Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo cặp.
+ Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh, HS khác nhận xét và sửa chữa.+ GV nhận xét lời giải đúng..
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS viết đoạn văn 3a và 3b vào vở. 
- Thu Thảo, Thành,Nga , lớp theo dõi và nhận xét.
+ Lớp lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ 2 HS lần lượt đọc, lớp đọc thầm.
+ HS trả lời theo yêu cầu.
+ HS đọc và viết các từ: xoa mắt đắng, sa, ùa vào, ướt áo.
+ 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
+ 1 HS đọc.
+ HS nêu cách trình bày bài viết.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS tập trung viết bài.
+ HS nộp bài chấm.
+ 1 HS nêu, làm bài trong nhóm.
+ 2 nhóm dán phiếu lên bảng.
+ Trao đổi bài theo cặp.
+ 3 HS lần lượt đọc đoạn văn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO( T2)
I/ Mục tiêu:
* Tiếp tục cho HS hiểu ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo. Tham gia các hoạt động nhân đạo là một việc làm vô cùng tốt cho xã hội.
* Biết uÛng hộ các hoạt động nhân đạo ở nhà ... u cầu tiết học .
+ Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS thực hành lắp cái đu:
- Chọn các chi tiết để lắp cái đu : GV giúp đỡ cho những em chọn chưa đúng hoặc chưa đủ.
- HD cách lắp từngbộ phận: GV theo dõi và giúp đỡ những em chưa biết cách lắp hoặc lắp chưa đúng quy trình.
- HD cách lắp ráp hoàn chỉnh cái đu: Lắp ráp xong, GV nhắc HS kiểm tra sự chuyển động của ghế đu.
+ Hoạt động 4 : Tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả lẫn nhau :
Cho HS trưng bày sản phẩm của mình lên bàn.
Nêu tiêu chí đánh giá.
- Gv đánh giá chung các sản phẩm : Tuyên dương những em có sản phẩm tốt.
- Cho HS tháo các chi tiết và cất vào hộp ngăn nắp.
* Củng cố – dặn dò :
HS nêu lại quy trình lắp cái đu.
Dặn dò về nhà.
HS thực hiện KT chéo trong bàn.
- HS lắng nghe.
- HS tự biết chọn đầy đủ các chi tiết để lắp đúng cái đu.
- HS tự lắp từng bộ phận của cái đu.
Thực hành ráp cái đu.
- HS trình bày sản phẩm lên bàn.
- Cùng tổ chức đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí của GV.
Thực hành tháo các chi tiết.
- Vài HS nêu lại. Lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
HD TOÁN: lUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:* Giúp HS:
+ HS biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
+ HS có tính cẩn thận, chính xác. Kèm cặp: Anh, Thành, Sơn, Vân.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước. 
+ Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thịêu bài.
* Hướng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Tính diện tích hình thoi biết:
a) Đường chéo thứ nhất dài 45cm, đường chéo thứ hai dài bẵng đường chéo thứ nhất.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn tìm S ta phải tìm gì?
b)Đường chéo thứ nhất dài 12 cm, đường chéo thứ hai gấp đôi đường chéo thứ nhất.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Tổ chức sửa bài cho HS.
Bài 2: 
Diện tích hình thoi là 42 cm, biết mọt đường chéo dài 6cm. Hỏi đường chéo thứ hai dài bao nhiêu cm?
+ GV tiến hành tương tự 
HS làm bài, chữa bài.
Bài 4: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cằu HS thực hành gấp giấy theo hướng dẫn.
+ GV nhận xét, tuyên dương những HS gấp đúng và nhanh.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV tổng kết tiết học, hướng dẫn HS làm bài luyện thêm về nhà. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Thành, Phong, lớp theo dõi và nhận xét bài bạn làm trên bảng.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 2 HS tìm hiểu và nêu cách giải.Cả lớp làm vào vở.
+ Nhận xét bài bạn giải trên bảng.
Bài giải:
a)Độ dài đường chéo thứ hai là:
45 x = 18 (cm)
Diện tích hình thoi là:
45 x 18 : 2 = 405 (cm)
Đáp số: 405 cm
b) Độ dài đường chéo thứ hai là:
12 x 2 = 24 (cm)
Diện tích hình thoi là:
12 x 24 : 2 = 144(cm)
Đáp số: 144 cm
+ HS thưc hiện theo yêu cầu của GV.
Chữa bài, ghi điểm.
+ HS xếp hình theo nhóm, sau đó 1 em lên bảng giải. 
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI: “DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu:
+ Học một số trò chơi tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
+ Trò chơi “Dẫn bóng” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm và phương tiện:
+ Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
+ Mỗi HS 1 dây nhảy, dụng cụ tung và bắt bóng để chơi trò chơi.
+ Dọn vệ sinh sân trường, bảo đảm an toàn luyện tập.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
2. Phần cơ bản
a) “ Môn tự chọn”
b) Trò chơi “Vận động”
3. Phần kết thúc
+ Tập hợp lớp.
5 phút
22 phút
(12 phút)
( 10 phút)
5 phút
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn, chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung. Ôn nhảy dây.
* Tập tâng cầu bằng đùi: 
+ Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang hoặc vòng tròn, cách nhau 1,5 m.
+ Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị. GV uốn nắn.
+ Chia tổ luyện tập, sau đó cho mỗi tổ 1 nam, 1 nữ ra thi.
* Ném bóng:
+ Tập động tác bổ trợ: Tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng, ngồi xổm, cúi người chuyển bóng.
+ GV nêu động tác, làm mẫu, kết hợp giải thích.
+ GV điều khiển cho HS tập.
* GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn cách chơi và làm mẫu.
+ Cho HS chơi thử. GV nhận xét và giải thích thêm cách chơi.
+ Cho HS chơi chính thức 2 lần ( cán sự điều khiển)
* GV hệ thống bài học.
+ Cho HS tập 1 số động tác hồi tĩnh, trò chơi hồi tĩnh.
+ Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 27 và lên kế hoạch tuần 28.
+ HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và các hoạt động khác trong tuần.
II/ Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 27.
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
+ Tổng kết “Hoa điểm 10” trong tuần.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp.
* Về nề nếp và chuyên cần: + Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập : 
+ Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt.
+ Một số em có sự tiến bộ trong học tập là: sơn, Linh, Quân,
+ Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập là:Anh, Hương, Phước, Vân.
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá như: Sinh hoạt đội, học ATGT.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 28 
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua giành thật nhiều hoa điểm 10, chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3 
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Tích cực ôn tập kiến thức để chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả tốt.
+ Thi đua: Buổi học tốt, tiết học tốt.
+ Học mới, ôn cũ chuẩn bị thi giữa kì đạt kết quả cao.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp và chấm VSCĐ tháng 3 môn Chính tả.
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ. 
+ Tham gia hội thi nghi thức Đội đầy đủ .
* Học Phòng chống thảm họa: Thực hiện theo tài liệu:
************************************************************
LẮP XE CÓ THANG
I. Mục tiêu:
+ HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp được xe có thang.
+ Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
+ Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe có thang .
II/ Đồ dùng dạy học:
+ Mẫu xe có thang đã lắp sẵn.
+ Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học tập của HS ( bộ lắp ráp)
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét. ( 10 phút)
+ Cho HS quan sát mẫu xe có thang đã lắp sẵn.
+ Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi.
H: Để lắp được xe có thang , cần bao nhiêu bộ phận?
* Yêu cầu HS nêu tác dụng của xe có thang trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho HS thao tác, kĩ thuật ( 20 phút)
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
+ GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ. 
+ Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp đầu xe:
+ HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
H: Để lắp được đầu xe cần chọn chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
+ GV tiến hành lắp 
* Lắp giá đỡ trục bánh xe: H3
+ HS quan sát hình 3, sau đó gọi 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
* Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe: H4
+Yêu cầu HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe 
+ Yêu cầu HS lắp bộ phận này, HS khác nhận xét.
* Lắp thành xe với mui xe:H5
+ GV lắp theo các bước SGK. 
* Lắp trục bánh xe: H6
+ Yêu cầu HS lắp trục bánh xe theo thứ tự các chi tiết.
c) Lắp ráp xe có thang ( H1)
+ GV lắp ráp xe có thang theo quy trình thứ tự các chi tiết.
+ Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) Hướng dẫn HS thao tác tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
+ Cách tiến hành như bài Lắp cái đu và lắp xe nôi.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau thực hành lắp xe nôi.
+ Các tổ kiểm tra và báo cáo.
+ HS quan sát mẫu.
+ HS quan sát kĩ từng bộ phận. Sau đó trả lời câu hỏi.
+ HS chọn từng loại theo hướng dẫn của GV.
+ Xếp các chi tiết vào hộp.
+ HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
+ 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
+ HS chú ý theo dõi.
+ HS quan sát hình minh hoạ,1 HS lên lắp, lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1 thanh lớn, 2 thanh chữ U dài.
+ 2 HS lên lắp. Lớp nhận xét.
+ Lớp theo dõi GV lắp.
+ 1 HS lên lắp theo các thứ tự SGK.
+ HS quan sát sự chuyển động của xe.
+ Lớp lắng nghe.
+ Lắng nghe và thực hiện.
********************************************
************************************
*****************************************
MĨ THUẬT
********************************************
*****************************************
***************************************
*******************************************
Ngày soạn: 22/3

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27(1).doc