Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần học 12

Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần học 12

Tập đọc

“ VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng các tiếng : quẩn, nản chí, đường thủy, diễn thuyết,sửa chữa,kỉ sư, giỏi,lịch sử.

 - Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ đúng lúc, đúng chỗ.

 - Đọc diễn cảm toàn bài

 - Hiểu các từ ngữ ( SGK)

 - Hiểu nội dung bài

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ

 - 2 học sinh đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học

 ? Nêu ý nghĩa câu 1, 3, 5

 GV nhận xét và ghi điểm

 2. Bài mới:

 - Giới thiệu bài

 * Hoạt động 1: Luyện đọc

 - HS đọc nối tiếp từng đoạn( 2 lần)

 - 1 HS đọc chú giải

 - HS luyện đọc nhóm đôi

 - 2 HS đọc bài

 - GV đọc mẫu

 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

 - HS đọc thầm đoạn 1, 2

 ? Hoàn cảnh xuất thân của Bạch Thái Bưởi

 ? Trước khi chạy tàu thủy,Bạch Thái Bưởiđã làm những công việc gì

 ? Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí

 ? Nêu nội dung của 2 đoạn này.

 HS đọc 2đoạn còn lại

 ? Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào

 ? Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài

 ? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công

 ? Nêu nội dung chính của đoạn này

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: Tập đọc
“ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
I. Mục tiêu: 
	- Đọc đúng các tiếng : quẩn, nản chí, đường thủy, diễn thuyết,sửa chữa,kỉ sư, giỏi,lịch sử.
 - Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ đúng lúc, đúng chỗ.
 - Đọc diễn cảm toàn bài
 - Hiểu các từ ngữ ( SGK)
 - Hiểu nội dung bài
 II. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ
 - 2 học sinh đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học
 ? Nêu ý nghĩa câu 1, 3, 5 
 GV nhận xét và ghi điểm 
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài
 * Hoạt động 1: Luyện đọc
 - HS đọc nối tiếp từng đoạn( 2 lần)
 - 1 HS đọc chú giải
 - HS luyện đọc nhóm đôi
 - 2 HS đọc bài
 - GV đọc mẫu 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1, 2 
 ? Hoàn cảnh xuất thân của Bạch Thái Bưởi
 ? Trước khi chạy tàu thủy,Bạch Thái Bưởiđã làm những công việc gì
 	 ? Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí
 ? Nêu nội dung của 2 đoạn này.
 HS đọc 2đoạn còn lại 
 ? Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào
 ? Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài
 ? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công
 ? Nêu nội dung chính của đoạn này
 *HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
 - 4HS đọc tiếp nối 4đoạn của bài
 ? Nêu giọng đọc của từng đoạn 
 - HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 của bài 
 - Đọc mẫu của giáo viên
 -HS luyện đọc theo cặp 
 -HS thi đọc cá nhân
 GV nhận xét và đánh giá tiết học./. 
Tiết 2: Chính tả ( nghe viết )
Người chiến sĩ giàu nghị lực
 I Mục tiêu:
 - Nghe và viết lại đúng bài chính tả, viết đẹp đoạn văn đã cho.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt vần ươn/ương.
 II.Hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn học sinh nghe viết
 - GV đọc đoạn văn
 *HĐ1 - Tìm hiểu nộidung đoạn văn:
 + Một học sinh đọc đoạn văn (SGK )
 ? Đoạn văn viết về ai
 ? Qua câu chuyện chi tiết nào xúc động nhất
 * HĐ2 - GV hướng dẫn viết từ khó:
 Danh từ riêng: Sài Gòn, Lê Duy ứng
 Các từ khác : tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng, mĩ thuật
 HS chép
Khảo bài , soát lỗi
Thu vở chấm
 * HĐ4 -Hướng dẫn HS làm bài tập:
 GV tổng kết bài ./
Tiết 3:	Tập đọc
Vẽ trứng
 I. Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa-Vin-xi ; Vê-rô-ki-ô 
 	 - Đọc diễn cảm bài văn
 	 - Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu ý nghĩa của truyện
 II. Đồ dùng dạy học.
 	Tranh vẽ ở SGK phóng to
 III. Các hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài
 	* HĐ1:Luyện đọc:
 2 HS đọc tiếp nối lần 1
 2 HS đọc tiếp nối lần 2 - Kết hợp chú giải một số từ: khổ luyện, kiệt xác 
 	 HS luyện đọc nhóm đôi
2 HS đọc cả bài
GV đọc mẫu
 	* HĐ2: Tìm hiểu bài:
 HS đọc thầm đoạn 1 :
? Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán
 	? Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì
 	- HS đọc thầm đoạn 1
 	? Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào
? Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng
 	? Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất
 	* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
 4 HS đọc nối tiếp 4 đọc nối tiếp 4 đoạn. HS nhận xét bạn đọc
 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “ Thầy Vê -rô -ki- ô bèn bảo:......... ......................vẽ được như ý”
 	 * HĐ4: Củng cố, dặn dò :
 	? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì
 - GV nhận xét tiết học- Dặn về nhà tập kể
Tiết 2:	Tập làm văn
Kết bài trong bài văn kể chuyện
I- Mục tiêu: 
HS nắm được:
- Học cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện 
- Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách: mở rộng và không mở rộng
 II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ 
 ? Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện
 - Chữa bài số 3 - vở bài tập
 2. Bài mới
 - Giới thiệu bài
 a. Phần nhận xét :
 1 HS đọc yêu cầu bài 1 ( SGK ) trang 104
 1 HS đọc đoạn kết bài
 Thế rồi vua mở khoa thi ...... của nước Nam ta
 GV chép nhanh lên bảng - 1 HS đọc lại
 - 1 HS đọc nội dung bài tập
 ? Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá
 GV chép cả Mẫu và phần thêm của HS 
 ? So sánh 2 cách kết bài trên
 ? Có mấy cách kết bài 
 HS nêu ghi nhớ ( 3- 4 em )
 b) Luyện tập : 
 5 HS nối tiếp đọc bài tập 1 vở bài tập trang 81, 82
 ? Có những kết bài theo cách nào
 a : kết bài không mở rộng
 b, c, d, đ : kết bài mở rộng
 1 HS đọc yêu cầu bài 2: 
 Viết lại đoạn kết bài của Một người chính trực và Nỗi dằn vặt của An - đrây- ca
cho biết những kết bài theo cách nào
c. HS chọn bạn đóng vai người thân, tham gia trao đổi- thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp).
 - HS nêu - GV nhận xét 
 - Chấm một số bài
 - Nhận xét tiết học
 Tiết 4: Luyện từ và câu
Tính từ (Tiếp)
 I- Mục tiêu: 
 - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất
 - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
 II. Hoạt động dạy học
 	 1. Kiểm tra bài cũ :
 	 ? Nêu 2 tính từ chỉ màu sắc 
 	 ? Nêu 2 tính từ chỉ tính chất của sự vật
 	 HS nêu - GV nhận xét
 	 2. Bài mới : 
 	 Giới thiệu bài.
 	 a. Phần nhận xét :
 	 - HS đọc Bài tập 1: HS thảo luận nhóm đôi 
 	 Đại diện các nhóm trả lời - GV nhận xét : trắng, trăng trắng, trắng tinh
 	- HS đọc yêu cầu bài 2 :
 	- HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi
 	 GV nhận xét: rất trắng, trắng hơn, trắng nhất
 	 3 HS đọc phần ghi nhớ ( SGK- 123 )
 	 ? Nêu ví dụ để minh họa
 	 b. Luyện tập
 	 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
HS làm bài cá nhân 
Chữa bài
Các tính từ: thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn. 
 	Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu bài 2
 HS làm bài vào vở
 Chữa bài: 
đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói....
cao cao, cao quá, cao lắm, cao như núi....
rất vui, vui lắm, vui quá, vui hơn........
 Bài 3 : HS đặt câu theo yêu cầu của bài
GV cho HS đọc to câu vừa học
GV nhận xét và đánh giá
III Củng cố, nhận xét
 ? Tính từ là gì
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà viết lại 20 từ vừa tìm được
Buổi sáng
Tiết 1: Tập làm văn
Kể chuyện ( kiểm tra viết )
I- Mục tiêu:
- HS thực hành viết một bài văn kể chuyện. Bài viết đáp ứngvới yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu nội dung tiết học.
2. GV chép đề bài lên bảng:
Kể lại câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca bằng lời kể của cậu bé An- đrây-ca
 	HS đọc đề, xác định yêu cầu đề bài
 	HS làm bài vào vở , Gv quan sát và bao quát chung
 	Cuối tiết học ,GV thu bài chấm
 	3. Cách đánh giá và cho điểm
 	Điểm 9 ,10 : Lời kể tự nhiên,mạch lạc, HS hóa thân vào nhân vật
 	 Bố cục chặt chẽ, chữ viết đẹp .
Điểm 7, 8: Bài viết có bố cục, có nhân vật, đã nêu được nội dung cốt truyện. Trình bày đẹp
Điểm 5 ,6 : Bố cục thiếu chặt chẽ, chưa bám sát vào câu chuyện. Lời kể rời rạc, trình bày chưa đẹp
Điểm 3 , 4 : Chưa bám sát vào yêu cầu đề bài. HS hầu như còn chép lạibài tập đọc. Chữ viết xấu , sai nhiều lỗi chính tả
 	 Những em nào chưa đạt GV cho làm lại và đánh giá sau.
Tiết 2:	 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã học
 I. Mục tiêu:
 Rèn kỹ năng nói :
 - HS biết dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ để kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học có cốt truyện, có nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 	- Hiểu chuyện, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
 	- Rèn kỹ năng nghe: nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 
 II. Hoạt động dạy học
 1. Bài cũ:
 HS kể 1, 2 đoạn truyện : Bàn chân kì diệu
 ? Em học được điều gì ở anh Nguyễn Ngọc Kí
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài
 Hướng dẫn HS kể chuyện
GV chép đề: 
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
 HS tìm hiểu đề: 
 ? Yêu cầu đề bài
 ? Nội dung câu chuyện kể
 GV gạch chân dưới các từ quan trọng
 4 HS đọc nối tiếp 4 ý trong phần gợi ý ( SGK - 119 )
 ? Tên các nhân vật được nhắc đến :
GV đưa ra các tiêu chí đánh giá
HS thực hành kể theo nhóm đôi, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
Thi kể chuyện trước lớp
? Nêu ý nghĩa câu chuyện
HS đối thọai với bạn
HS và GV nhận xét và bình điểm 
 	 Bình chọn : - Người có giọng kể hay nhất
Người chọn chuyện hay nhất
Người có câu hỏi hay nhất
 III. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ hoặc người thân nghe
 Ôn 2 bài tập đọc trong tuần 11
 I. Mục tiêu : 
 Củng cố về kĩ năng đọc , rèn đọc đúng , đọc diễn cảm 2 bài tập đọc đã học ở tuần 11 cho HS : - Ông Trạng thả diều 
 - Có chí thì nên....
 Hiểu được ý nghĩa của hai bài tập đọc 
 II. Hoạt động dạy và học :
 1. Giới thiệu nội dung tiết luyện 
 ? Nêu hai bài tập đọc đã học ở tuần 11
 HS nêu - GV chép bảng
 2. Luyện đọc
 a) Bài: Ông Trạng thả diều
 + Gọi một HS khá đọc toàn bài 
 ? Nêu nhận xét về giọng đọc của bạn
 ? Nêu cách đọc bài này : HS nêu giọng đọc của 4 đoạn
 HS nêu - GV bổ sung thêm
 Lưu ý : Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng tự nhiên ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách , sự thông minh, tính cần cù , chăm chỉ m tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền 
 đọan kết truyện đọc giọng sảng khoái
HS luyện đọc nhóm 4
Các nhóm thi thể hiện
GV nhận xét và đánh giá 
 ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện
 b) Bài : Có chí thì nên
 - 7 HS đọc tiếp nối
 ? Nhận xét bạn đọc
 ? Nêu cách đọc các câu tục ngữ
HS luyện đọc nhóm 7
Các nhóm thi thể hiện- GV nhận xét và đánh giá
 GV nêu thêm các câu hỏi củng cố kỹ năng đọc hiểu của HS 
 ? Câu tục ngữ 1 + 4 khuyên chúng ta điều gì 
 ? Câu tục ngữ 2 + 5 khuyên chúng ta điều gì
 ? Câu tục ngữ 2 + 6 + 7 khuyên chúng ta điều gì 
 3. Tổng kết , nhận xét, đánh giá
 - GV nhận xét giọng đọc , cách đọc của HS 
 - Nhận xét tiết học
 Luyện tập: Trao đổi ý kiến với người thân
 Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu: - Luyện nói cho HS về một đề tài gắn với chủ điểm: Có chí thì nên
 - Luyện viết mở bài trong bài văn kể chuyện
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ
 ? Nêu các nội dung về tập làm văn đã học ở tuần 11
 HS nêu - GV chép bảng
 2. Luyện tập :
 a) Trao đổi ý kiến với người thân
 GV chép đề, HS đọc đề ( SGK trang 109 ) 
 1 HS đọc to phần gợi ý
 GV : ? Nêu tên một số câu chuyện và tên nhân vật có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống
 HS nêu - GV chép Nguyễn Hiền- Bạch Thái Bưởi- Nguyễn Ngọc Ký- Lê Duy ứng.....
 HS luyện nói theo cặp ( 2-3 cặp )
 HS nhận xét dựa vào tiêu chí
 + Mục đích trao đổi, nội dung trao đổi đã đúng chưa, có hấp dẫn không
 ? Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa
 Thái độ ra sao? Các cử chỉ, động tác, nét mặt ra sao?
 GV nhận xét chung và ghi điểm từng HS
 b) Mở bài trong văn kể chuyện:
 Hs mở vở bài tập trang 78 : Chữa bài 2 và 3
 Một HS đọc bài số 2 : SGK trang 114
 Chữa nhanh bài số 2
 - 2 HS chữa bài số 3 ( vở bài tập trang 78 )
 GV nhận xét và đánh giá
 Luyện tập thêm:
 HS mở SGK trang : 115
 ? Đọc câu mở đầu ( 2 em )
 1. Câu chuyện : “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi ( Sách Tiếng Việt 4 trang 115) mở bài theo cách nào 
 2. Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp
 HS làm bài - GV chấm và chữa bài
 GV nhận xét và đánh giá tiết học./.
 Ôn tập hai bài luyện từ và câu tuần 12 
 I. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về MRVT: ý chí - nghị lực;tính từ đã học ở tuần 12
 Tập giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ đã học.
 II. Hoạt động dạy học: 
 *HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học
 *HĐ2: HS xem lại các bài tập đã làm ( trang 80 , 84 VBT )
 * HĐ3: HS xem lại các bài tập đã làm ( trang 80 , 84 VBT )
HS nối tiếp nêu các từ ngữ thuộc chủ điểm đã học. 
	Chữa bài tập số2 (trang 80 )
	Đỏ	C1 ( tạo từ ghép ,từ láy với tính từ đỏ):
	đo đỏ,đỏ rực, đỏ tía, đỏ sậm,đỏ hon hỏn,.....
	C2: ( thêm các từ rất, quá, lắm,vào trước hoặc sautừ đỏ )
	rất đỏ, đỏ lắm, đỏquá,.......
	C3: ( tạo ra phép so sánh )
	đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,......
	Cao	- cao cao, cao vút, cao chót vót ,cao vòi vọi,....
	- rất cao, cao quá, cao lắm,quá cao,....
	- cao hơn, cao như núi, cao hơn núi,....
	Vui 	- vui vui, vui vẻ, vui sướng , vui mừng, mừng vui,....	
	- vui quá,vui lắm, rất vui,......
	- vui hơn, vui nhất, vui hơn Tết, vui như Tết,......
	* HĐ4: Giải nghĩa các thành ngữ:
	a. Lửa thử vang, gian nan thử sức.
	b.	Nước lã mà vã nên hồ
	Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
	GV nhận xét và tổng kết bài./

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12(2).doc