Bài soạn Tuần 33 - Lớp 4

Bài soạn Tuần 33 - Lớp 4

 TẬP ĐỌC

Vương quốc vắng nụ cười (tt)

I.Mục d

- Hiểu được nội dung : Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ lụi tàn.

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt được lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

II.Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

1.Kiểm tra bài cũ

-GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.

-GV nhận xét & chấm điểm

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài:

b) Luyện đọc

 GV chia đoạn bài tập đọc

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Nói đi, ta trọng thưởng.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến đứt giải rút ạ.

+ Đoạn 3: còn lại

GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)

-Lần 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. - Lần 2: Đọc nối đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tuần 33 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
 TẬP ĐỌC
Vương quốc vắng nụ cười (tt) 
I.Mục d
- Hiểu được nội dung : Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ lụi tàn. 
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt được lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé). 
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc. 
GV nhận xét & chấm điểm
2.Bài mới
a)Giới thiệu bài: 
b) Luyện đọc
 GV chia đoạn bài tập đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Nói đi, ta trọng thưởng. 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến đứt giải rút ạ. 
+ Đoạn 3: còn lại 
GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lần 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. - Lần 2: Đọc nối đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
Yêu cầu HS luyện thầm theo cặp.
- Gọi HS khá giỏi đọc toàn bài
 - GV đọc mẫu, chú ý đọc với giọng vui, đầy hào hứng, bất ngờ. Thay đổi giọng phù hợp với nội dung và nhân vật.
-Chú ý nhấn giọng ơ những từ ngữ, Háo hức, phi thường, trái đào, ngọt ngào, chuyện buồn cười, trọng thưởng, quên lau miệng, giật mình, bủm miệng, quả táo cắn dở...
c.Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời cầu hỏi
-Con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai?
-Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp cậu bé. 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi:
-Cậu bé phát hiện những chuyện buồn cười ở đâu?
Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
-Bí mật của tiếng cười là gì? 
-Yêu cầu HS tìm ý chính đoạn 1 2
-Ý đoạn 1, 2: Tiếng cười có ở xung quanh ta
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối truyện
Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
Ý đoan 3:Sự thay đổi của vương quốc khi có tiếng cười.
Yêu cầu Hs suy nghi tìm ý chính của bài.
GV chốt câu trả lời đúng
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
d. Đọc diễn cảm
-Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai, người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé. HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
+Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn
+Đọc mẫu.Yêu cầu HS chú ý nghe, tìm cách đọc hay của bài.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+tổ chức cho Hs thi đọc.
-Gọi HS nhận xét ban đọc.
+Nhận xét, cho điểm HS
- Tiếng cười có cần thiết cho cuộc sống không?
Câu chuyện này muốn nói với các em điều gì? 
-HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ 
HS trả lời câu hỏi
- HS nghe
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
-3HS nối tiếp đọc.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
- 2HS ngồi cùng bàn đọc thầm cho nhau nghe.
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- Đó chỉ là cậu bé chừng mười tuổi tóc để trái đào.
-nhà vua ngọt ngào nói với cậu bévà nói sẽ trọng thưởng cho cậu bé.
- Ở xung quanh cậu bé: Ở nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm; Ở quan coi vườn ngự uyển trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở; Ở chính mình bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút. 
- Vì những chuyện ấy bất ngờ & trái ngược với cái tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm, quan coi vườn ngự uyển giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo, chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút. 
-Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan. 
-HS nghe
-HS đọc thầm
Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
- HS suy nghĩ trả lời: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ lụi tàn
-3 HS đọc theo vai.
-HS quan sát
-HS nghe, tìm cách đọc của bài
-HS luyện đọc theo cặp.
-3-5 HS thi đọc, HS cả lớp chú ý theo dõi để nhận xét.
-HS nhận xét.
-Tiếng cười rất cần thiết cho cuộc sống, 
Con người cần không chỉ cơm ăn, áo mặc mà cần cả tiếng cười. / Thật tai họa cho một đất nước không có tiếng cười. / Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất buồn chán. / Tiếng cười rất cần cho cuộc sống. 
IV.Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai, có thể lập nhóm để dựng thành hoạt cảnh.
Chuẩn bị bài: Con chim chiền chiện.
***********************************************
CHÍNH TẢ
 Ngắm trăng, không đề(Nhớ – viết) 
I.Mục tiêu
- Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Ngắm trăng – Không đề.
-Làm đúng bài tập chính tả.
II.Đồ dùng dạy học:
Một số tờ phiếu khổ to ghi BT2a, 3b.
III.Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ
GV mời 1 HS đọc các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước.
GV nhận xét & chấm điểm
2.Bài mới: 
a).Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác và làm bài tập chính tả.
b).Hướng dẫn viết chính tả.
Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đè của Bác, em biết được điều gì ở Bác Hồ?
- Qua hài bài thơ em học được gì ở Bác?
GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
Yêu cầu HS viết bài vào vở.
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
C).Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2
GV nhắc HS chú ý: chỉ điền vào bảng những tiếng có nghĩa
GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài.
Yêu cầu các nhóm trình kết quả.
- Gọi HS các nhóm nhận xét
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
GV nhắc HS chú ý điền vào bảng chỉ những từ láy.
GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là từ láy
GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài
Yêu cầu các nhóm trình kết quả.
- Gọi HS các nhóm nhận xét
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
-HS nghe.
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo.
Qua hai bài thơ, em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống cho dù gặap bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
Qua hai bài thơ em học được ở bác tinh thần lac quan không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
-HS nghe
HS đọc yêu cầu của bài tập
Các nhóm thi đua làm bài
Đại diện nhóm xong trước đọc kết quả 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS nhắc lại
Các nhóm thi đua làm bài
Đại diện nhóm xong trước đọc kết quả 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
IV.Củng cố, dặn dò
GV tổng kết giờ học . Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Nghe – viết: Nói ngược
**************************************************
LỊCH SỬ
 Tổng kết
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX; Thời Văn Lang – Âu Lạc; Hơn một nghìn năm chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn. 
-Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu học tập.
-Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK được phóng to
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1.Kiểm tra bài cũ
Mô tả sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế?
- GV nhận xét – ghi điểm
 2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
b. Ôn tập 
Hoạt động1:
Thống kê lịch sử
-GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
-Ví dụ:
+Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong LS nước nhà là giai đoạn nào?
+Giai đoạn này bắt đầu từ thời gian nào?
+Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước?
+Nội dung cơ bản của giai đoạn này là gì?
Hoạt động 2
Thi kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử.
GV đưa ra danh sách các nhân vật lịch sử như : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, Lý Thái Tổ
- Sau mỗi cầu trả lời. gọi HS nhận xét, Gv chốt ý kiến đúng.
- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa như : đền Hùng, thành Cổ Loa, Thăng Long
-GV nhận xét, chốt kiến thức đúng
-Yêu cầu HS bằng nhưng hiểu biết của mình, hãy lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử Viết Nam từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. theo mẫu sau
- 2HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống
+Buổi đầu dựng nước và giữ nước .
+Bắt đầu từ khoảng 700 nămTCN đến năm 179 TCN
+Các vua Hùng, sau đó là an Dương Vương.
+Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng
+ Nền văn minh sông Hồng ra đời.
Hoạt động cả lớp
HS ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử 
 HS trình bày
Lớp nhận xét bổ sung
VD: Các vua Hùng trị vì nước Văn Lang , đóng đô ở Phong Châu( Phú Thọ)
+ An Dương Vương trị vì nước Âu Lạc , đóng đô ở Cổ Loa ( Hà Nội). Dạt nhiều thành tựu như : đúc đồng , rèn sắt, xây thành Cổ Loa. ...
Thi đua theo tổ
HS thi đua tìm thời gian, thời kì ra đời của các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa
* VD : 
+ Đền Hùng thờ các vua Hùng.
+ Thăng Long kinh đô nhà Lý.
BẢNG TỔNG KẾT
Giai đoạn lịch sử
Thời gian
Nhân vật, sự kiện lịch sử
nội dung cơ bản của nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu
................
...............
................
................
....................................
.....................................
...............................................................................................................
IV.Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Nhận xét giờ học
- Học bài chuẩn bị thi học kì II
**********************************************
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Thêm trạng ngữ chỉ mục đính cho câu
I.Mục đich, yêu cầu.
- Hiểu được tác dụng & đặc điểm của Trạng Ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời câu ...  tiến hành điều tra, tìm kiếm, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ. Đã đánh giá được một số loại khoáng sản có giá trị công nghiệp như: dầu khí, than, apatit, sắt, đồng, nhôm, chì kẽm, thiếc, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh và nhiều loại khoáng sản khác. 
Đến nay, ngành địa chất Việt Nam đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản trên toàn bộ lãnh thổ (phần đất liền) ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 và khoảng 41% diện tích đã được phủ bản đồ tỷ lệ 1/50.000. Ngoài ra, việc điều tra, thăm dò dầu khí, các mỏ sa khoáng thiếc, vàng, ti tan, đất hiếm... ở vùng thềm lục địa và ngoài khơi cũng đã và đang được tiến hành. 
Dầu khí, Than và Năng lượng địa nhiệt. 
Dầu khí 
Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, ngày càng góp nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa. Đến nay, đã có 37 Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa Petro Vietnam và các đối tác nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Tổng diện tích các lô đã được ký hợp đồng thăm dò vào khoảng 250.000 km2, chiếm 50% tổng diện tích thềm lục địa Việt Nam. Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí. Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu. Hai bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí. Bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất. 
Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3. Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ m3. 
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều tăng cao, năm 1999 đã khai thác 15,2 triệu tấn dầu và 1.439 triệu m3 khí. Tính đến cuối năm 1999 đã khai thác được 82 triệu tấn dầu và 3.900 triệu m3 khí. 100% số dầu khai thác được dùng để xuất khẩu. 
Tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi. Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài cũng được thông qua vào thời gian trên và với những điều kiện địa chất thuận lợi, Việt Nam bắt đầu có vị trí xứng đáng thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới để cùng hợp tác phát triển và mở rộng hoạt động của mình. 
Than. 
Than Việt Nam được hình thành ở 8 thời kỳ khác nhau: Devon giữa và muộn; Carbon sớm và giữa; Permi muộn; Trias giữa; Trias muộn; Jura sớm; Neogen và Đệ tứ. Chỉ có than được hình thành ở Trias muộn và Neogen là có giá trị kinh tế cao nhất. 
Than có giá trị kinh tế được tập trung ở Triasic muộn và được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn ở miền Trung Việt Nam. Tổng trữ lượng ước tính của than Triasic muộn là 6,6 tỷ tấn. 
Nguồn tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ lượng dự báo gần 200 tỷ tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dò và khai thác vì ở dưới độ sâu từ 200 đến hơn 4.000m dưới đồng bằng. 
Hiện nay, sản lượng than khai thác đạt khoảng 15 triệu tấn. Than đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. 
Năng lượng địa nhiệt. 
Hàng trăm điểm nước khoáng nóng đã được phát hiện ở Việt Nam. Hơn một nửa là những suối nước nóng. Chúng được tập trung ở Tây Bắc Bộ và Nam Trung Bộ với hơn 72 nguồn có nhiệt độ tương đối cao (41-600 C), 36 nguồn có nhiệt độ rất cao (61-1000C) và 64 nguồn nước ấm (30-400 C). 
Sắt, Bauxit, Thiếc và Vàng 
Sắt. 
Cho đến nay trên lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được hơn 300 mỏ và điểm quặng sắt, chủ yếu tập trung ở phía bắc như: Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tĩnh. So sánh với bảng phân loại trữ lượng hiện đang được sử dụng ở một số nước đang phát triển và phát triển trong khu vực, Việt Nam có 2 mỏ thuộc loại trữ lượng trung bình là Thạch Khê và Quý Xa. 
Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ có trữ lượng lớn nhất đã được thăm dò. Mỏ nằm ven biển, cách Hà Tĩnh 7 km. Qua phân tích hoá học cho thấy kết quả như sau: Fe= 61,35%; Mn= 0,207%; SiO2= 5,4%; Al2O3= 1,79%; CaO= 0,86%; MgO= 1,20%; TiO2= 0,27%; P= 0,04% và S= 0,148%. Trữ lượng của mỏ Thạch Khê là 544 triệu tấn. Mỏ có thể được khai thác lộ thiên với chiều sâu đến –120m so với mặt nước biển. 
Mỏ sắt lớn thứ hai ở Việt Nam là mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng 119 triệu tấn. Mỏ nằm ở bờ phải Sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai. Phân tích hoá học cho kết quả như sau: Fe- 54 đến 55%; Mn- 3%; SiO2- 1,7%; Al2O3- 1,7 đến 3%%; CaO- 0,25% và S- 0,025%. 
Bauxit. 
Các mỏ và điểm quặng bauxit Việt Nam phân bố chủ yếu ở đông Bắc Bắc Bộ và phía nam. Xét về nguồn gốc, quặng bauxit thuộc 2 loại chính là trầm tích (một số bị biến chất) và phong hoá laterit từ đá bazan. 
- Các mỏ thuộc nguồn gốc trầm tích phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Trong số này cụm mỏ ở Lạng Sơn có quy mô trữ lượng lớn, chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp. Cụm mỏ Lạng Sơn có 36 mỏ và điểm quặng chủ yếu thuộc loại eluvi- deluvi. Bauxit có thành phần khoáng vật chủ yếu là diaspor (60-70%), bơmit (20-30%) và ít gipxsit. Tinh quặng bauxit có hàm lượng Al2O3= 44,65-58,84%; SiO2= 6,4-19,2%; Fe2O3= 21,32-27,35%; TiO2= 2-4,5%. Tổng trữ lượng ước tính khoảng vài trăm triệu tấn. 
- Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đak Lak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi. Tổng diện tích chứa bauxit lên đến gần 20.000 km2. Quặng bauxit nguyên khai thường có chất lượng thấp. Hàm lượng Al2O3= 35-39%; SiO2= 5-10%; Fe2O3= 25-29%; TiO2= 4-9%. Sau tuyển rửa giữ lại những hạt >1mm, hàm lượng đạt Al2O3= 45-47%; SiO2= 1,6-5,1%; Fe2O3= 17,1-22,3% TiO2= 2,6-3%. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm gipxit, gơtit, caolin và ilmenit. Các mỏ bauxit phong hoá từ đá bazan có trữ lượng và tài nguyên khoảng 2,3 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo đạt khoảng 6,7 tỷ tấn. 
Thiếc 
Ở Việt Nam, khoáng hoá thiếc và vonfram có liên quan với granitoid Mezozoi và Kainozoi. 
Bốn khu vực chứa thiếc chính là Piaoac và Tam Đảo ở miền Bắc, Quỳ Hợp ở miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở miền Nam. 
Khu vực Piaoac, cách Cao Bằng 42 km về phía tây và cách Hà Nội khoảng 338 km về phía bắc. Khu vực Piaoac được xác định là có trữ lượng quặng sa khoáng có thể khai thác được là 23 nghìn tấn SnO2 và 1,5 nghìn tấn WO3. 
Khu vực Tam Đảo cách Hà Nội 130 km về phía bắc. Đây là vùng có diện tích khoảng 1.500 km2 kéo dài theo hướng hướng tây bắc- đông nam. 
Tổng trữ lượng ước tính là 13.582 tấn SnO2 với hàm lượng 273 g SnO2/m3. Những kết quả thăm dò cho thấy tiềm năng sơ bộ của khu vực Tam Đảo là đầy hứa hẹn với thiếc, vonfam và các nguyên tố hợp khác như bitmut và berili. 
Trữ lượng quặng gốc ở khu vực Tam Đảo là 45.000 tấn Sn, 45.000 tấn WO3; 17.000 tấn Be và 30.000 tấn Bi. 
Khu vực Quỳ Hợp nằm ở phần phía tây của tỉnh Nghệ Tĩnh, cách Hà Nội 250 km về phía nam. 
Vùng này có trữ lượng tổng cộng là 36.000 tấn cassiterite. Trữ lượng quặng gốc ước tính của khu mỏ tổng cộng là 2.065 tấn thiếc. 
Vùng Đa Chay nằm cách Đà Lạt khoảng 30 km về phía đông bắc. Trữ lượng ước tính của vùng này là 40,000 tấn Sn và 20.000 tấn WO3. 
Vàng 
Vàng là một trong những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hoá khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông hiến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hoà Bình (mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty). 
Vàng sa khoáng có liên quan chặt chẽ với các thành tạo trầm tích sông, suối. Trữ lượng dao động từ 200-400 kg mỗi mỏ. Hàm lượng trung bình khoảng 0,31-2,95 g/m3. Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 mỏ và điểm quặng. Trữ lượng ước tính 5.000 kg và dự báo 11.000 kg. 
Vàng gốc phát triển chủ yếu trong một số kiểu thành hệ khoáng hoá như: thạch anh- vàng (mỏ Bồ Cu- Thái Nguyên); Thạch anh- sunfua-vàng (Pắc Lạng, Trà Năng, Bồng Miêu); vàng- bạc (Nà Pái, Xà Khía). Hàm lượng trung bình ở các mỏ từ vài g/t đến hàng chục g/t. 
Vàng cộng sinh: đây là nguồn tài nguyên khá quan trọng, hiện nay đã phát hiện vàng cộng sinh với antimon, đồng, thiếc, chì, kẽm song có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bình Au=0,46-0,55 g/t. 
Đất hiếm, Apatit, Cát thủy tinh, Đá vôi xi măng và đá xây dựng 
Đất hiếm. 
Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm rất dồi dào, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái. Hàm lượng TR2O3=1,14-14,6%. Tổng trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. 
Apatit. 
Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên apatit được tìm thấy ở vùng Lào Cai. Dải trầm tích chứa quặng apatit thuộc hệ tầng Cam Đường kéo dài theo phương TB-ĐN với chiều dài gần 100 km , chiều rộng trung bình 1 km, ở trung tâm mỏ phình to đến 3 km. Tổng trữ lượng 1.669 triệu tấn apatit với chất lượng chia ra làm 4 loại: 36-41%; 20-36%; 16-20% và thấp hơn 16% P2O5. 
Cát thuỷ tinh. 
Các mỏ cát thuỷ tinh được phân bố dọc bờ biển với tổng trữ lượng 750 triệu tấn với hàm lượng SiO2 rất cao và hàm lượng Fe2O3 thấp. 
Đá vôi xi măng. 
Đá vôi xi măng là một trong những tài nguyên dồi dào của Việt Nam, phân bố rộng khắp suốt từ Bắc chí Nam, song tập trung chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía bắc. Diện tích chứa đá vôi gần 30.000 km2 với 96 mỏ, khu vực đã được tìm kiếm và thăm dò. Trong đó có 28 mỏ có trữ lượng lớn (trữ lượng > 100 triệu tấn/1 mỏ); 17 mỏ vừa (trữ lượng 20- 100 triệu tấn/1 mỏ) và 54 mỏ nhỏ (trữ lượng < 20 triệu tấn/1 mỏ). 
Đá xây dựng. 
Nguồn tài nguyên đá xây dựng rất phong phú bao gồm các loại đá magma (granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích (đá vôi, dolomit) và đá biến chất (đá phiến, quăczit). 
Đá magma phân bố chủ yếu ở miền Trung và miền Nam, chất lượng tốt, điều kiện giao thông thuận lợi. 
Đá trầm tích phân bố nhiều ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, chất lượng tốt, mỏ lộ thiên. 
Đá biến chất phân bố ở các vùng núi cao ở phía bắc và miền Trung. 
Tổng trữ lượng đá xây dựng 41.800 triệu m3. 
Ngoài những khoáng sản chủ yếu nói trên Việt Nam còn nhiều loại khoáng sản khác như: kaolin, secpentin, graphit, bentonit vv.. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33 sua.doc