Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 10 Lớp 4

Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 10 Lớp 4

1) Cho câu: “Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo quanh hồ.”

a) Gạch một gạch dưới các động từ và 2 gạch dưới các danh từ trong câu trên

b) Ghi lại trong câu trên:

- Ba danh từ chỉ người:

- Hai danh từ chỉ đồ vật:

c) Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng:

A. Báo hiệu lời nói trực tiếp

B. Báo hiệu sự liệt kê

C. Báo hiệu bộ phận sau giải thích cho bộ phận trước

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 10 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	
Lớp:	
Ôn tập giữa HKI
Tiếng Việt:
Đọc thầm:
Đề 1:
Hai bệnh nhân trong bệnh viện:
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. HỌ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông muốn miêu tả cho người bạn cùng phòng nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ đã bất động, các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và báo ông ta đã qua đời. Người bạn nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ta nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh những ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
Thưa bác! Ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm bác vui thôi!
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ là:
Cuộc sống thật ồn ào và náo nhiệt
Cuộc sống thật vui vẻ thanh bình
Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng
Tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm đáng quý:
Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở
Yêu quý bạn, muốn đem đến niềm vui cho bạn cùng phòng
Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác
Từ “ốm” gồm những bộ phận:
Vần
Vần và thanh
Âm đầu và thanh
Xếp các từ trong câu sau vào bảng phân loại:
Ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo quanh hồ.
Từ đơn
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Cho câu: “Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo quanh hồ.”
Gạch một gạch dưới các động từ và 2 gạch dưới các danh từ trong câu trên
Ghi lại trong câu trên:
Ba danh từ chỉ người:	
Hai danh từ chỉ đồ vật:	
Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng:
Báo hiệu lời nói trực tiếp
Báo hiệu sự liệt kê
Báo hiệu bộ phận sau giải thích cho bộ phận trước
Đề 2:
Núi bà Đen
Người ta bảo núi Bà Đen là một thắng cảnh của Tây Ninh thật không phải là quá đáng.
Những buổi bình minh mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng, rồi từ màu hồng dần dần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.
Ngoài cánh rừng sâu và núi cao, núi Bà Đen còn chứa bao nhiêu kỳ quan và di tích: nào gót chân Phật trên thạch bàn, nào suối vàng, hang gió, nào điện, cảnh cổ kính uy nghi. Đâu đâu cũng có thơ đề, phú vịnh vủa khách thập phương vãng lai. Nhưng phần đông khách thập phương đến viếng núi không phải vì hâm mộ thắng cảnh danh làm, mà chính vì họ kính phục uy linh của đức Bà Đen. Tục truyền ngày xưa khi chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi, một hôm phải dừng chân lánh nạn bên núi Đức Bà hiển linh cho chúa nằm mộng, chỉ con đường cho chúa thoát thân. Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, chúa liền sắc phong cho Bà chức “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Chung quanh một di tích lịch sử, người ta thường hay thêu dệt những chuyện hoang đường để cho người đời sau thêm phần kính phục. Cầu nguyện tục truyền trên đây cũng trong trường hợp đó.
Dựa vào nội dung bài học, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Núi Bà Đen thuộc vùng :
Thành phố Tây Ninh
Thị xã Tây Ninh
Vùng biển Tây Ninh
Núi Bà Đen gắn với huyền thoại về:
Nguyễn Ánh
Quang Trung
Đức Bà
Màu sắc của núi Bà Đen là:
Đen, tím, xanh nhạt
Xám xịt, tím sữa, hồng, vàng nhạt, xanh biếc
Đó chói, vàng nhạt, xanh biếc
Núi Bà Đen có những kì quan, di tích là:
Gót chân phật, suối vàng, hang gió, điện thờ
Tượng phật, động sâu, chùa cổ kính
Rừng mơ, giếng ngọc, suối xanh
Phần lớn khách thập phương đến núi Bà Đen để:
Xem lại nơi Nguyễn Ánh lánh nạn
Thăm danh lam thắng cảnh
Tỏ lòng kính phục, ngưỡng mợ uy linh của Đức Bà
Tiếng “uy” gồm có những bộ phận:
Chí có vần
Vần và thanh
Vần và âm đầu
Dấu hai chấm trong câu “Ngoài cánh rừng sâu và núi cao, núi Bà Đen còn chứa bao nhiêu kỳ quan và di tích: nào gót chân Phật trên thạch bàn, nào suối vàng, hang gió, nào điện, cảnh cổ kính uy nghi.” có tác dụng:
Chỉ rõ bộ phận câu sau giải thích cho bộ phận trước
Báo hiệu lời nói trực tiếp
Dấu ngoặc kép trong câu “Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, chúa liền sắc phong cho Bà chức “Linh Sơn Thánh Mẫu”. có tác dụng:
Đánh dấu từ ngữ dùng theo nghĩa đặc biệt
Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác
Đánh dấu lời nói trực tiếp
Ghi lại các danh từ riêng có trong bài văn trên:
Đề 3: 
Bài học về sự quan tâm:
Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng trong bài thi hết sức bất ngờ: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta.” Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sâm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu hỏi cuối cùng bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa thầy, thầy có tính điểm không ạ?” Vị giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – rồi ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng nhận được sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào.”
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này. 
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu hỏi cuối cùng của vị giáo sư trong đề thi yêu cầu:
Giải thích một vấn đề chuyên môn rất khó
Tả người phụ nữ quét dọn trường học
Cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học
Tác giả câu chuyện đã làm bài thi với câu hỏi cuối là:
Bỏ trống vì không trả lời được
Ghi đầy đủ họ và tên người phụ nữ này
Tả người phụ nữ quét dọn trường học nhưng không nêu được tên của cô ấy
Câu hỏi cuối không phải là câu hỏi chuyên môn nhưng vị giáo sư vẫn tính điểm vì:
Trong đề thi cho phép tính điểm một câu hỏi ngoài chuyên môn
Theo giáo sư, quan tâm đến những người sống quanh ta, dù họ làm công việc gì, là một phẩm chất quan trọng của người làm nghề y.
Vị giáo sư này hay yêu cầu sinh viên làm những chuyện khác thường.
Câu chuyện có tên là “Bài học về sự quan tâm” vì:
Vị giáo sư đã giảng một bài học về sự quan tâm
Câu chuyện dạy cho chúng ta phải biết quan sát, tìm hiểu mọi người xung quanh mình
Câu chuyện dạy cho chúng ta phải biết quan tâm đến những người xung quanh mình
Tiếng “ạ” gồm những bộ phận:
Vần
Vần và thanh
Âm đầu và vần
Từ không thuộc nhóm cấu tạo trong mỗi dãy sau là:
Ước mong , ước ao, ước muốn, ước tính, ước lượng.
Mặt mũi, đi đứng, bồng bế, đung đưa, đu đưa
Xếp các từ: khóa học, y tá, quét dọn, chúng tôi, trông nom, câu hỏi, yêu mến, chăm lo, bất ngờ, kính trọng theo hai nhóm sau:
Từ ghép tổng hợp: 	
Từ ghép phân loại: 	
Ghi lại các danh từ, động từ có trong câu: Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta.
Danh từ: 	
Động từ:	
Chính tả:
Nắng tháng mười vàng hoe. Ban đêm, trời đầy sao lấp lánh. Trăng sáng vằng vặc. mọi người, mọi nhà trong làng đều náo nức sửa soạn. các mẹ, các chị thì đi chợ về sớm hơn mọi ngày. Liềm hái, xe công nông cũng được mọi người sửa sang, chuận bị. Lúa ngoài đồng đã ửng vàng. Sáng sớm, tiếng gà gáy đã râm ran, cả làng đã tấp nập kéo ra đồng vui như ngày hội. một vụ gặt bắt đầu.
Tập làm văn:
Toán:
Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh:
Đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống nhưng vua quan trong triều đình chỉ lo ăn chơi sa đọa
Nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, thế nước lâm nguy nhưng vua còn quá nhỏ không gánh vác nổi việc nước
Đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại
Ý không phải là lí do mà thái hậu Dương Vân Nga mời Lê Hoàn lên ngôi là:
Vua còn quá nhỏ, không gánh vác nổi việc nước
Lê Hoàn đang giữ chức tổng chỉ huy quân đội
Lê Hoàn được triều đình và quân sĩ đặt niềm tin vào việc chỉ huy kháng chiến
Đinh Tiên Hoàng không có con trai để nối nghiệp
Quân Tống xâm lược nước ta vào năm:
931
979
938
981
Quân Tống tiến vào nước ta theo đường:
Quân thủy tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ theo đường Lào Cai
Quân thủy tiến theo đường sông Hồng, quân bộ theo đường Lào Cai
Quân thủy tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ theo đường Lạng Sơn
Quân thủy theo đường biển vào Hải Phòng, quân bộ vào Lạng Sơn
Quân dân ta đánh bại quân địch ở những nơi:
Đại La
Chi Lăng
Sông Bạch Đằng
Hoa Lư
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến:
Giữ vững được nền độc lập dân tộc
Làm tăng niềm tin của nhân dân vào tiền đồ của đất nước
Buộc quân Tống phải từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta.
Địa lí: Thành phố Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên:
Đăk Lăk
Lâm Viên
Di linh
Kon Tum
Đà Lạt nổi tiếng vì:
Có không khí trong lành, mát mẻ
Thiên nhiên tươi đẹp
Có nhiều phong cảnh đẹp
Có nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho nghỉ ngơi và du lịch
Có rừng rậm nhiệt đới quanh năm xanh tốt
Rừng thông và suối nước nóng
Ý không phải là điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch là:
Không khí trong lành mát mẻ
Nằm trên vùng đồng bằng bằng phẳng
Phong cảnh đẹp
Nhiều công trình phục vụ cho nghỉ ngơi và du lịch
Gạch bỏ những ô chữ có nội dung không đúng trong bảng sau:
Nằm trên cao nguyên:
Di Linh
Lâm Viên
Thuộc tỉnh:
Lâm Đồng
Đồng Nai
Độ cao so với mặt biển:
1000m
1500m
Khí hậu:
Nóng quanh năm
Quanh năm mát mẻ
Rừng:
Rừng thông xanh tốt
Rừng rậm nhiệt đới
Hãy kể tên một số loại hoa, quả và rau xứ lạnh ở Đà Lạt:
Hoa:	
Rau:	
Quả:	
Khoa học:
Nước có những tính chất gì
Vật cho nước thấm qua:
Chai thủy tinh
Vải bông
Áo mưa
Lon sữa bò
Chất tan trong nước:
Cát
Bột gạo
Đường
Bột mì
Nước có những tính chất:
Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.
Nước chảy từ nơi cao xuống nơi thấp và lan ra mọi phía
Nước có thể thấm qua một só vật và hòa tan một số chất
Nước là một chất lỏng có màu, có mùi và có vị

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_kien_thuc_tuan_10_lop_4.doc