Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 14 Lớp 4 - Trường TH Bắc Mỹ

Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 14 Lớp 4 - Trường TH Bắc Mỹ

1) Vì sao chú bé Đất tìm đường ra cánh đồng:

a) Vì hai người bột không muốn chơi với chú

b) Vì chú nhớ quê

c) Vì chú muốn đi tìm bạn mới

d) Vì chú muốn khám phá xung quanh

2) Chú bé Đất gặp chuyện gì không may?

a) Bị ngấm nước mưa, rét quá

b) Bị nóng rát cả tay

c) Ngấm nước mưa, bị nhão ra

d) Cả ba ý trên

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 14 Lớp 4 - Trường TH Bắc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Bắc Mỹ
Lớp 4V1
Họ và tên:	
Bài ôn tập kiến thức tuần 14
Tiếng Việt:
Chú Đất Nung:
Cu Chắt có những đồ chơi nào?
Chiếc đèn ông sao
Chàng kị sĩ bằng bột
Nàng công chúa bằng bột nặn
Chú bé đất
Nối đồ chơi của cu Chắt với những miêu tả đúng:
Đồ chơi
Từ ngữ miêu tả
Chàng kị sĩ
Nặn bằng đất
Cưỡi ngựa tía
Nàng công chúa
Rất bảnh
Chú bé
Mặt trắng
Ngồi trong mái lầu son
Vì sao chú bé Đất tìm đường ra cánh đồng:
Vì hai người bột không muốn chơi với chú
Vì chú nhớ quê
Vì chú muốn đi tìm bạn mới
Vì chú muốn khám phá xung quanh
Chú bé Đất gặp chuyện gì không may?
Bị ngấm nước mưa, rét quá
Bị nóng rát cả tay
Ngấm nước mưa, bị nhão ra
Cả ba ý trên
Vì sao chú bé Đất trở thành chú đất nung?
Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê nhát gan
Vì chú muốn xông pha, làm nhiều việc có ích
Cả hai lí do
Chi tiết “nung trong lửa” nói lên điều gì? (chọn ý đúng nhất)
Một trò chơi mạo hiểm
Sự gian khổ
Rèn luyện trong thử thách
Rèn luyện trong thử thách để có ý chí và sức mạnh
Hai người bột gặp tai nạn gì?
Hai người bột trong lọ buồn quá nên bị bệnh
Nàng công chúa bị chuột cạy nắp lọ tha đi
Chàng kị sĩ bị chuột lừa vào cống tìm công chúa
Chàng kị sĩ dìu công chúa chạy trốn
Lúc chạy trốn, thuyền bị lật, hai người bột ngấm nước, nhũn cả chân tay
Đất Nung thấy hai người bị nạn, liền nhảy xuống vớt lên bờ cho se bột lại.
Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
Bỏ mặc, tiếp tục đi dọc bờ ngòi
Nhảy xuống vớt họ lên bờ cho se bột lại
Tìm người khác đến cứu họ
Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?
Vì Đất Nung rất thương hai người bạn
Vì Đất Nung là một chú bé gan dạ, dũng cảm
Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được mưa nắng nên không sợ xuống nước sẽ bị nhũn chân tay.
Câu nói “cộc tuếch” của Đất Nung thể hiện điều gì?
Chê hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tinh, không chịu được khó khăn
Xem thường những người sống trong sung sướng, không chịu được khó khăn
Khẳng định dứt khoát, cần ơhair rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người có ích
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Muốn trở thành một người cứng rắn,mạnh mẽ, có ích phải dám chịu gian nan, thử thách
Không nên mạo hiểm
Thấy người gặp nạn phải ra tay cứu giúp
Luyện từ và câu:
Với mỗi từ sau đây, hãy đặt một câu hỏi:
Ai:	
Cái gì:	
Làm gì:	
Thế nào:	
Vì sao:	
Bao giờ: 	
Ở đâu:	
Gạch dưới các từ nghi vấn trong những câu hỏi dưới đây:
Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Ủa, chị cũng ở đó sao?
Mẹ cháu đi công tác ở đâu?
Bạn đã xem phim “Hoa Mộc Lan” chưa?
Bây giờ cô sẽ làm gì?
Anh phải đi bây giờ ư?
Điền dấu chấm hỏi vào các câu hỏi cho thích hợp:
Bạn có thích chơi diều không 
Tôi không biết bạn có thích chơi diều không 
Hãy cho biết bạn thích học môn nào nhất 
Chẳng biết cậu ta là người như thế nào nữa
Cậu ta là người thế nào 
Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình:
Câu nào dưới đây dùng dấu câu đúng:
Bà hỏi cu Tí có mệt không?
Cháu mệt hay sao đấy?
Cháu đâu có mệt?
Cu Tí chẳng biết mình phải làm gì?
Nối câu hỏi ở cột A với mục đích sử dụng chúng ở cột B:
Câu hỏi
Mục đích sử dụng
Vì sao cậu làm phiền cô vậy?
Đề nghị, yêu cầu, mong muốn
Con vừa bị cô giáo mắng chứ gì?
Khen
Anh có thể xem giúp tôi bây giờ mấy giờ không?
Chê
Sao chữ cậu đẹp thế?
Khẳng định
Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau:
Đề nghị bạn không nói chuyện riêng trong giờ học:
Khen ngôi nhà đẹp của bạn:
Chê bạn viết cẩu thả:
Khẳng định bạn học giỏi được điểm cao:
Muốn mượn bút của bạn:
Em làm đổ mực ra bàn, em tự trách mình:
Chuyển những câu sau thành câu không dùng dấu chấm hỏi mà mục đích câu không thay đổi:
Sao bạn làm bẩn bàn vậy?
Em có thể ra chỗ khác chơi cho anh học bài không?
Đọc truyện mà cậu bảo không thú vị à?
Sao bộ phim hay thế không biết?
Tập làm văn:
Trong một bài văn miêu tả cái cặp sách, có các nội dung sau: nêu suy nghĩ, tình cảm (của mình) với cặp; tả bao quát; nêu công dụng của từng bộ phận; nêu công dụng chung của cái cặp; tả từng bộ phận với các đặc điểm nổi bật; giới thiệu cái cặp như một người bạn thân thiết.
Em hãy xác định nội dung của phần thân bài và sắp xếp theo trình tự hợp lí:
Hãy viết một đoạn văn miêu tả một nội dung của phần thân bài:
Đọc thầm:
Nói lời cỗ vũ
Một cậu bé người Ba Lan muốn học dương cầm nhưng cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công lại nói rằng cậu không có đôi môi thích hợp.
Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ chú có thể chơi được nếu chú chịu khó luyện tập 7 tiếng một ngày.”
Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí là chơi giỏi! Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!
Cậu bé về nhà miệt mài luyện tập, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki đã trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bùng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của một người đã đón nhận nó.
Hãy đọc bài văn trên và khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng bên dưới:
Cậu bé trong truyện đã thử học những nhạc cụ nào?
Dương cầm, kèn
Kèn, vi-ô-lông
Vi-ô-lông, dương cầm
Vì sao cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm?
Vì cậu không có đôi môi thích hợp
Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá
Vì cậu không có năng khiếu
Nguyên nhần nào khiến sau này cậu trở thành một nghệ sĩ dương cầm lừng danh?
Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Ru-bin-xtên và cậu kiên trì luyện tập
Vì cậu có năng khiếu đặc biệt
Vì cậu được học một ông thầy giỏi
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Hãy biết khen ngợi mọi người vì những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin hơn
Hãy nói những lời động viên với người khác có thể nó sẽ làm thay đổi cuộc đời của người nhận nó
Hãy miệt mài học tập và lao động thì sẽ đạt được thành công.
Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi:
Bạn có thích chơi thể thao không?
Tôi không biết bạn có thích chơi thể thao không?
Chúng mình cùng chơi cầu lông đi?
Để xem ai thắng nào?
Toán:
Tính:
(49 + 35) : 7 = 	
	 =	
42 : 6 + 54 : 6 =	
	 =	
(345 – 75) : 5 = 	
	 = 	
(234 5) : 9 = 	
	 = 	
Đặt tính rồi tính:
220 591 : 7
201 460 : 8
Người ta xếp 127 450 cái chén vào các hộp, mỗi hộp 6 cái. Hỏi có thể xếp được vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái chén?
Một kho chứa 234 bao gạo, mỗi bao chứa 50kg gạo. Người ta vừa lấy đi số gạo đó. Hỏi người ta đã lấy đi bao nhiêu tạ gạo?
Lịch sử: Nhà Trần thành lập
Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh:
Nhà Lý suy yếu, vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh
Trần Cảnh là một viên quan tài giỏi nên được các quan trong triều tôn làm vua
Lý Chiêu Hoàng làm vua, tính tình bạo ngược, nhiều người oán giận nên đã tôn Trần Cảnh lên làm vua
Nhà Trần được thành lập vào năm:
Đầu năm 1222
Đầu năm 1226
Đầu năm 1224
Đầu năm 1228
Tổ chức hành chính dưới nhà Trần như thế nào?
Chia nước thành 12 quận, huyện; dưới huyện là xã, phường
Chia nước thành 12 lộ; dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản.
Chia nước thành 12 tỉnh; dưới tỉnh là huyện, xã
Chia nước thành 12 tỉnh, thành trực thuộc quản lí của nhà nước
Ý nào dưới đây không phải là việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước?
Đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước.
Đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức
Xây dựng lực lượng quân đội; đặt thêm chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ và Đồn điền sứ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Mở thêm nhiều làng nghề thủ công để rèn đúc vũ khí
Ghi tên vua vào chỗ trống cho thích hợp:
Hoàn cảnh lên ngôi
Tên vua
Là người thông minh, đức độ, văn võ song toàn, được cả triều đình suy tôn lên làm vua
Được Thái hậu họ Dương và cả triều đình ủng hộ để lãnh đạo đất nươc chống giặc
Nhờ mưu kế của một đại thần và được người khác nhường ngôi
Ghi tên các chức quan chăm lo các công việc dưới đây cho thích hợp:
Chức quan
Công việc được giao
Trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê
Chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất
Tuyển mộ người đi khẩn hoang
Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước?
Đất phù sa màu mỡ
Khí hậu lạnh quanh năm
Nguồn nước dồi dào
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
Đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước vì:
Có diện tích rộng và đất phù sa màu mỡ
Có nguồn nước dồi dào
Dân cư đông đúc và nhiều kinh nghiệm trồng lúa
Cả ba ý trên
Nối những công việc cần làm trong quá trình sản xuất lúa gạo và thứ tự thích hợp của từng công việc đó.
Thứ tự
Công việc
1
Gieo mạ
2
Nhổ mạ
3
Làm đất
4
Chăm sóc lúa
5
Gặt lúa
6
Cấy lúa
7
Phơi thóc
8
Tuốt lúa
Những vật nuôi nào được nuôi nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
Cừu, hươu, ngựa
Trâu, bò, dê
Lợn, gà, vịt
Cá, tôm, cua
Đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây gì?
Cấy lúa
Rau xứ lạnh
Cây ăn quả
Cây công nghiệp dài ngày
Khoa học: Một số cách làm sạch nước; bảo vệ nguồn nước
Trong gia đình và địa phương em làm sạch nước bằng cách nào?
 Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc
 Bình lọc nước
 Dùng phèn chua
 Đun sôi nước
 Dùng than củi để lọc
Hãy đánh dấu vào nhận xét nào em cho là đúng:
Nước sau khi lọc trong hơn nước trước khi lọc
Đúng 
Sai 
Nước trước khi lọc đục hơn nước sau khi lọc
Đúng 
Sai 
Nước sau khi lọc không thể uống ngay được vì vẫn còn nhiều chất hòa tan và vi khuẩn
Đúng 
Sai 
Nước sau khi lọc có thể uống được ngay vì đã hết vi khuẩn gây bệnh và chất hòa tan
Đúng 
Sai 
Nước được làm sạch ở những công đoạn nào?
Dàn khử sắt, bể lắng, bể lọc
Bể lọc và sát trùng
Bể lắng và sát trùng
Dàn khử sắt, bể lắng, bể lọc và sát trùng
Nước sạch là nước như thế nào?
Để bảo vệ nguồn nước, chúng ta cần:
 Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh
 Không đục phá ống nước
 Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn và ở xa nguồn nước
 Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp
 Xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_kien_thuc_tuan_14_lop_4_truong_th_bac_my.doc