1) Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
a) Thiên nhiên
b) Đất sét
c) Đồ ngọc
2) Điều gì ở Trương Bạch khiến cho người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
a) Sự tinh tế
b) Sự chăm chỉ
c) Sự kiên nhẫn
3) Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
a) Pho tượng cực kì mĩ lệ
b) Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
c) Pho tượng toát lên sự ung dung
Trường Tiểu học Bắc Mỹ Lớp 4V1 Họ và tên: Bài ôn tập kiến thức tuần 15 Tiếng Việt: Tập làm văn: Đọc thầm: Bàn tay người nghệ sĩ: Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà minh chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm, có một người mang một khối ngọc đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến là lung, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? Thiên nhiên Đất sét Đồ ngọc Điều gì ở Trương Bạch khiến cho người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? Sự tinh tế Sự chăm chỉ Sự kiên nhẫn Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? Pho tượng cực kì mĩ lệ Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo Pho tượng toát lên sự ung dung Điều kiện nào quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân giỏi? Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? Ung dung, sống động Ung dung, lạ lùng Sống động, lạ lùng Bài văn trên có mấy danh từ riêng? Một danh từ riêng Hai danh từ riêng Ba danh từ riêng Đó là các từ: Câu “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ: Một tính từ Hai tính từ Ba tính từ Đó là các từ: Toán: Đặt tính rồi tính: 20 700 : 300 14 600 : 40 182 000 : 700 345 : 15 920 : 27 912 : 36 7 668 : 36 8 527 : 25 1 715 : 49 13 104 : 56 18 989: 52 25 500 : 72 Có 2 550g kẹo xếp đều vào 34 hộp. Hỏi có 3kg kẹo thì xếp được vào bao nhiêu hộp như thế? Một phân xưởng làm 23 ngày thì được 10 350 cái áo. Hỏi trung bình mỗi ngày phân xưởng làm được bao nhiêu cái áo? Có 1000 viên thuốc được đóng vào các vỉ, mỗi vỉ có 12 viên. Hỏi số thuốc đó đóng được nhiều nhất bao nhiêu vỉ và còn thừa mấy viên? Lịch sử:Nhà Trần và việc đắp đê Đánh dấu X vào ý thể hiện “Nhà Trần là triều đại đắp đê” Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh cầu Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê và bải vệ đê điều Chia nước thành 12 lộ Mở chiến dịch đắp đê từ đầu nguồn các sông lớn ra đến cửa biển trong cả nước năm 1248 Nhà nước rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt Khi có lũ lụt, mọi người phải tham gia bảo vệ đê Các vua Trần nhiều lần trực tiếp trông coi việc đắp đê Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để thành câu hoàn chỉnh nói về lí do khiến nhà Trần quan tâm tới đê điều: A B Nghề chính của nhân dân ta gây lụt lội, hại mùa màng Để phát triển nông nghiệp Là trống lúa nước Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước nhưng cũng thường Phải chăm lo hệ thống tưới tiêu Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: Đến thời nhà Trần, hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông và các sông lớn khác ở đồng bằng và Bắc Trung Bộ. Nhà Trần rất việc phòng chống Nhờ vậy nền kinh tế nông nghiệp , đời sống nhân dân ấm no. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý nêu việc nhân dân ta đang làm để tiếp tục truyền thống đắp đê phòng lụt của cha ông ta: Trồng rừng đầu nguồn phủ xanh đất trống, đồi trọc Xây dựng nhiều con đường cao tốc Làm nhiều kênh mương để tưới tiêu và thoát nước Phòng chữa bệnh cho toàn dân Làm nhiều hồ lớn chứa nước Xây đập ngăn lũ và xả lũ Chống tàn phá rừng Tu bổ đê điều thường xuyên hằng năm Nhà Trần coi trọng việc đắp đê vì: Nghề chính của nhân dân ta vẫn là nghề trồng lúa nước, phải đắp đê để phòng chống lụt Các triều đại trước đó không quan tâm đến việc phòng chống lũ lụt Nước ta có ít sông ngòi, ít nguồn cung cấp nước Tất cả các ý trên đều đúng Ý nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm của nhà Trần tới việc đắp đê phòng lụt? Lập chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê Cho nhân dân cả nước mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông đến cửa biển Cho nhân dân đắp đê ở những con sông nhỏ để phòng lụt Các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được xây dựng như thế nào? Tất cả các con sông lớn, nhỏ của nước ta lúc bấy giờ đều có đê để phòng lũ lụt Hệ thống đê được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Hệ thống đê được xây dựng tập trung ở đầu nguồn Hệ thống đê được xây dựng tập trung dọc theo ven biển từ Bắc Bộ đến Trung Bộ Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tt) Đặc điểm của một làng nghề thủ công ở Bắc Bộ là: Nhiều hộ gia đình trong làng làm nghề thủ công Trong làng có điện nước sinh họat Sản xuất được nhiều hàng thủ công tiêu thụ trên thị trường Nghề thủ công phát triển mạnh Có nghề chăn nuôi phát triển Nối tên sản phẩm thủ công truyền thống với tên làng nghề cho thích hợp: Sản phẩm thủ công Làng nghề Đồ gốm sứ Kim Sơn (Ninh Bình) Đồ gỗ Vạn Phúc (Hà Nội) Chiếu cói Đồng Kị (Bắc Ninh) Lụa Bát Tràng ( Hà Nội) Chạm bạc Đồng Sâm (Thái Bình) Điền từ vào chỗ chấm: Ở các chợ phiên của đồng bằng Bắc Bộ, họat động hàng hóa diễn ra tấp nập nhất. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại Nhìn các bán ở chợ, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng những Đúng ghi Đ, sai ghi S: Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn nhất cả nứớc Vì có mùa đông lạnh nên đồng bằng Bắc Bộ trồng nhiều rau xứ lạnh Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống là đồng bằng Bắc Bộ Đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho việc chăn nuôi nhiều gia súc như ngựa, trâu Khai thác dầu mỏ đang được phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ Khoa học: Trong quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì? Quá trình trao đổi chất Quá trình hô hấp Quá trình tiêu hóa Quá trình bài tiết Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm? Cá Thịt bò Thịt gà Rau xanh Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm? Xây dựng và đổi mới cơ thể Giàu năng lượng và giúp hấp thu các vi-ta-min A, D, E, K Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo? Trứng Vừng Dầu ăn Mỡ động vật Bệnh bướu cổ do: Thừa muối i-ốt Thiếu muối i-ốt Cả hai nguyên nhân trên Không có nguyên nhân nào đúng Để phòng tránh thiếu chất dinh dưỡng cần: Ăn nhiều thịt, cá Ăn nhiều hoa quả Ăn nhiều rau xanh Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí Tại sao nước để uống cần phải đun sôi? Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước Đun nước sôi sẽ làm tách các chất rắn có trong nước Đun nước sôi sẽ làm nước có mùi dễ chịu hơn Đun nước sôi để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc có trong nước Tính chất nào sau đây không phải là của nước? Trong suốt Có hình dạng nhất định Không mùi Chảy từ cao xuống thấp Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn miệng cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây? Nước không có hình dạng nhất định Nước có thể thấm qua một số vật Nước chảy từ trên cao xuống thấp Nước có thể hòa tan một số chất Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của: Những người làm ở nhà máy nước Các bác sĩ Những người lớn Tất cả mọi người Hành động nào là nên làm để bảo vệ nguồn nước? Uống ít nước Hạn chế tắm giặt Giữ vệ sinh xung quanh nguồn nước sạch sẽ: không xả rác, nước thải vào nguồn nước Cả ba việc trên Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là: Bay hơi và ngưng tụ Bay hơi đông đặc Nóng chảy và đông đặc Nóng chảy và bay hơi Trong không khí có những thành phần nào sau đây? Khí ô-xi và ni-tơ Khí ô-xi và ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các loại khí khác Khí ô-xi, ni-tơ và các-bô-níc Úp một cốc rỗng xuống nước, sau đó nghiêng cốc em thấy có bọt nổi lên. Kết quả này cho ta biết điều gì? Bọt có sẵn trong nước bị cốc đẩy lên Nước đã bay hơi mạnh khi úp cốc vào Trong cốc ban đầu có không khí Trong nước có chứa rất nhiều khí Nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra Nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta Nước ở thể khí Nước ở thể rắn Nước ở thể lỏng Nước ở thể lỏng Cho các từ: bay hơi, đông đặc, nóng chảy, ngưng tụ . Hãy điền vào các vị trí mũi tên cho thích hợp: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành bảng sau: Lấy vào Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất Thải ra Thức ăn, nước Hô hấp Bài tiết nước tiểu Mồ hôi Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần ăn: Thức ăn thuộc nhóm có nhiều chất bột Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm Tất cả các nhóm thức ăn trên Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là: Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han gỉ Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hàng ngày bạn nên sử dụng: Muối tinh Bột ngọt Muối hoặc bột canh có bổ sung I - ốt Nêu 3 điều em nên làm để: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: Phòng tránh tai nạn đuối nước: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (mỗi tính chất 1 ví dụ) Nước chảy từ cao xuống thấp: Nước có thể hòa tan một số chất: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Vai trò của chất bột đường, chất đạm, chất béo đối với cơ thể: Chất bột đường tạo ra những tế bào mới, làm cơ thể chóng lớn và thay thế những tế bào già Chất béo giàu năng lượng, giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min A, D, E, K Chất đạm tạo ra những tế bào mới, làm cơ thể lớn lên và thay thế những tế bào già Chất đạm giàu năng lượng, giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min A, D, E, K Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể Chất béo cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? Để nhiều thức ăn trong bữa ăn Để ai thích thứ gì thì ăn thứ đó Để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể Đánh dấu X vào ô trống trong bảng sao cho thích hợp với các việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: Việc làm Nên làm Không nên làm Đi bơi một mình Chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối Đậy nắp chum, vại, bể nước, giếng nước Tập bơi ở nơi không có người hướng dẫn Không xuống nước khi người đang ra mồ hôi Tập bơi khi có đủ các phương tiện cứu hộ Lội qua suối khi trời mưa lũ Dung phao bơi khi tắm biển Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa: Những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: Để phòng tránh tai nạn đuối nước, chúng ta cần; Chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối Không lội qua suối khi trời mưa lũ, giông bão Tập bơi và bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ Không đậy nắp chum, vại và bể chứa nước Khi sử dụng nứơc uống cần chú ý: Đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước Uống ngay nước mưa vì nước mưa là nước sạch, không có vi khuẩn Đun sôi nước đã lọc vì lọc chỉ loại bỏ được một số chất không tan trong nước Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng: Ngưng tụ Đông đặc Nóng chảy Bay hơi Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần: Ăn nhiều loại thức ăn có chất béo Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm Ăn nhiều loại thức ăn có vi-ta-min và chất khoáng, chất xơ Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp: A B Thiếu chất đạm Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa Thiếu vi-ta-min A Bị còi xương Thiếu i-ốt Bị phù Thiếu chất sắt Chảy máu chân răng Thiếu vi-ta-min D Bị suy dinh dưỡng Thiếu vi-ta-min B1 Bị bướu cổ, phatr triển chậm và kém thông minh Thiếu vi-ta-min C Thiếu máu Điền các từ cho sẵn vào sơ đồ cho thích hợp:thức ăn, nước, không khí, chất thừa, chất cặn bã, khí các-bô-níc Thải ra Lấy vào Con người
Tài liệu đính kèm: