Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 26 Lớp 4

Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 26 Lớp 4

1) Ga-vrốt là :

a) Một cậu bé

b) Một thanh niên

c) Một ông già

2) Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy vì:

a) Em muốn nghĩa quân có đạn để tiếp tục chiến đấu

b) Em là người ưa mạo hiển

c) Em không nhận thấy sự nguy hiểm

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 26 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	
Lớp:	
Ôn tập kiến thức tuần 26
Tiếng Việt:
Tập đọc:
Thắng biển
Để miêu tả biển cả tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật là:
So sánh
Nhân hóa
So sánh và nhân hóa
Những biện pháp nghệ thuật nói trên đã góp phần nhấn mạnh về:
Sức mạnh dữ dội của cơn bão biển
Vẻ đẹp của biển khi có bão
Cuộc chiến đấu không cân sức giữa người và biển
Hình ảnh trong bài làm rõ sự đe dọa của cơn bão biển đối với con đê là:
Mặt trời lên cao dần
Gió bắt đầu thổi mạnh. Nước biển càng dữ
Khoảng mênh mông ầm ĩ và con để mỏng manh
Con mập đớp con cá chim nhỏ bé
Cuộc tấn công dữ dội của biển được miêu tả:
Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào
Biển, gió trong một cơn giận dữ điên cuồng
Hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ
Những thanh niên xung kích trong bài có điểm đáng khâm phục là:
Có lòng dũng cảm không sợ chết
Có tinh thần quyết tâm cao độ
Có sức mạnh vô biên của sự đoàn kết
Có sự khéo léo của các cô gái
Nguyên nhân giúp con người chiến thắng cơn bão biển là:
Sự đoàn kết và tinh thần sũng cảm
Sự quyết tâm chiến thắng thiên tai
Cả hai ý trên
Từ bài văn, em suy nghĩ về lòng dũng cảm:
Chỉ cần thiết trong chiến đấu với kẻ thù xâm lược
Chỉ cần thiết cho đấu tranh bảo vệ lẽ phải và công lí
Không chỉ cần trong chiến đấu với kẻ thù xâm lược, trong việc bảo vệ công lí mà còn cần thiết trong cuộc đấu tranh chống thiên tai.
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ga-vrốt là :
Một cậu bé
Một thanh niên
Một ông già
Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy vì:
Em muốn nghĩa quân có đạn để tiếp tục chiến đấu
Em là người ưa mạo hiển
Em không nhận thấy sự nguy hiểm
Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để:
Chơi ú tim với cái chết
Nhặt đạn. giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu
Đánh lạc hướng của kẻ thù
Cuốc-phây-rắc muốn nói với Ga-vrốt điều gì qua câu nói: “Cậu làm gì đấy? Cậu không thấy đạn réo à?”
Đạn réo ầm ầm thế, nguy hiểm lắm, vào ngay không chết bây giờ
Hãy nhặt thật nhiều đạn lên nhé!
Cẩn thận kẻo bị đạn bắn trúng nhé!
Câu trả lời của Ga-vrốt có hàm ý:
Anh yên tâm, em không việc gì đâu
Ở đây rất thích anh ạ
Cứu em với, em sợ lắm
Chi tiết cho thấy Ga-vrốt rất dũng cảm:
Đi vào sào huyệt của địch để lấy tin tức
Ném lựu đạn làm cháy một xe tăng của địch
Lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc
Tác giả gọi Ga-vrốt là một thiên thần vì:
Cậu bé nhanh nhẹn như một thiên thần
Cậu bé dũng cảm như một thiên thần
Cậu bé thông minh, xinh đẹp như một thiên thần
Cậu bé giỏi tránh đạn như một thiên thần
Luyện từ và câu:
Câu “Ban Lam và bạn Linh đều không phải là thành biên của câu lạc bộ Em yêu thơ” có bộ phận chủ ngữ là:
Bạn Lam và bạn Linh
Bạn Lam và bạn Linh đều không phải
Bạn Lam
Câu “Bạn Nam đi học muộn là vi phạm nội quy của nhà trường” có bộ phận vị ngữ là:
đi học muộn là vi phạm nội quy của nhà trường
là vi phạm nội quy của nhà trường
vi phạm nội quy của nhà trường
Gạch dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại:
anh hùng, gan góc, quả cảm, táo bạo, hiếu thảo
nhu nhược, khiếp nhược, nhát gan, gan lì, hèn nhát
Dòng dùng từ chưa đúng là:
Sự vu cáo hèn hạ.
Những chiến sĩ can trường.
Dũng cảm đi đêm một mình.
Tục ngữ, thành ngữ nói về lòng dũng cảm là:
Điếc không sợ súng
Giết một con cò, cứu trăm con tép
Xương sắt, da đồng
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Tìm và ghi lại 5 từ có tiếng “dũng”
Tập làm văn:
Toán:
Lịch sử: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Vào cuối thế kỉ XVI, vùng đất phía nam sông Gianh có đặc điểm:
Đất hoang còn nhiều
Xóm làng, dân cư thưa thớt
Nhà cửa đông đúc, nhộn nhịp
Người đã đẩy mạnh việc khẩn hoang ở vùng đất phía nam là:
Vua Lê
Chúa Trịnh
Mạc Đăng Dung
Chúa Nguyễn
Vùng đất được đẩy mạnh khai hoang là:
Từ Thanh Hóa trở vào
Đồng bằng Bắc Bộ
Từ sông Gianh vào phía nam
Đối tượng được đi khai hoang mở đất là:
Nông dân nghèo từ phía bắc
Binh lính
Tù binh
Tất cả các đối tượng trên
Xếp các ý dưới đây vào bảng cho thích hợp:
Nông dân, quân lính được phép đưa cả gia đình vào nam khai hoang, lập ấp
Công cuộc khẩn hoang đã biến những vùng đất hoang vắng ở phía nam thành những xóm làng đông đúc
Dân được chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang
Lãnh thổ quốc gia được mở rộng
Người Việt sống hòa hợp với các dân tộc anh em ở các vùng đất khai hoang, tạo nên khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam
Nền văn hóa của các dân tộc bổ sung cho nhau tạo nên một nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam thống nhất và có nhiều bản sắc
Biện pháp khẩn hoang của chúa Nguyễn
Kết quả của cuộc khẩn hoang
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Đàng Trong, XVI, dân tộc, hình thành, khai phá
Từ cuối thế kỉ 	công cuộc khẩn hoang ở 	được xúc tiến mạnh mẽ.
Ruộng đất được 	, xóm làng được 	và phát triển. Tình đoàn kết giữa các 	 ngày cảng bền chặt.
Địa lí: Ôn tập
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta
Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất nước ta
Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất và dân cư đông nhất nước
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Thành phó có diện tích và số dân lớn nhất nước ta là Hà Nội
Đồng bằng Nam BỘ có công nghiệp phát triển nhất nước ta
Cần Thơ là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long.
Giải các ô chữ sau:
Ô chữ số 1:
Gợi ý ô chữ hàng ngang:
Tên con sông cùng với sông Hồng bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ
Việc làm của người dân đồng bằng Bắc Bộ để ngăn lũ lụt
Đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với hàng trăm nghề gì?
Tên loại gió thổi theo mùa đem lạnh tràn về đồng bằng Bắc Bộ
Tên thủ đô của nước ta.
1
2
3
4
5
Ô chữ số 2:
Gợi ý ô chữ hàng ngang:
Tên con sông cùng với sông Mê Công bồi đắp nên đồng bằng Nam Bộ
Dòng nước di con người tạo ra để nối các sông với nhau ở Tây Nguyên
Loại đất không phải đất phèn ở đồng bằng Nam Bộ cần phải cải tạo
Tên vườn cò nổi tiếng ở Cần Thơ
Chợ trên sông ở đồng bằng Nam Bộ
1
2
3
4
5
Khoa học:
Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt)
Đọc thí nghiệm và quan sát hình trang 102 SGK, đánh dấu vào ô chỉ ý đúng:
Kết quả thí nghiệm là:
 Nước nóng trong cốc sẽ lạnh dần đi và nước trong chậu sẽ nóng dần lên. Sau một thời gian đủ lâu thì nhiệt độ của nước trong cốc và trong chậu sẽ bằng nhau.
 Sau một thời gian, nhiệt độ của nước trong cốc và trong chậu vẫn y nguyên như cũ
 Sau một thời gian, nhiệt độ của nước trong chậu và trong cốc đều giảm xuống so với lúc đầu.
Nước bị mất nhiệt là:
 Nước trong cốc
 Nước trong chậu
Nước được nhận nhiệt là:
 Nước trong cốc
 Nước trong chậu
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
Đọc thí nghiệm và quan sát hình 1 trang 104 SGK, đánh dấu vào ô chỉ ý đúng:
 Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa. Một lúc sau, cán thì bằng kim loại sẽ nóng hơn cán thìa bằng nhựa vì kim loại là vật dẫn nhiệt tốt.
 Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa. Một lúc sau, cán thìa bằng kim loại sẽ nóng hơn cán thìa bằng nhựa vì nhựa dẫn nhiệt kém hơn
 Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa. Một lúc sau, cán thìa bằng kim loại và cán thìa bằng nhựa có nhiệt độ như nhau.
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 Xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt
 Quai xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt kém
 Xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt kém
 Không khí là chất dẫn nhiệt kém
 Không khí là chất dẫn nhiệt tốt
Để tìm hiểu xem thìa bằng nhựa hay thìa bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, Nam làm thí nghiệm như sau: Đặt một thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng, sau đó một lúc thì bỏ tiếp thìa bằng nhựa vào cốc. Sau một thời gian, Nam sờ tay vào các cán thìa để xem thìa nào nóng hơn, từ đó rút ra kết luận về vật nào dẫn nhiệt tốt hơn. Cách làm thí nghiệm này có hợp lí không? Nếu không thì chưa hợp lí ở đâu?
Khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ:
Đồng có nhiệt độ thấp hơn gỗ
Đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay ta nhiều hơn gỗ
Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy, tay ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm vào vật bằng đồng.
Đồng có chất lạnh, gỗ không có chất lạnh nên chạm tay vào vật làm bằng đồng khi trời rét ta có cảm giác lạnh hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_kien_thuc_tuan_26_lop_4.doc