Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 28 Lớp 4

Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 28 Lớp 4

1) Dòng gồm các từ chi cây sai quả là:

a) Chĩu chịt, ríu rít

b) Chĩu chịt, chi chít

c) Chĩu chịt, kĩu kịt

d) Chĩu chịt, tíu tít

2) Tròn câu “Ở góc vườn, cây bưởi chĩu chịt quả đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão.” bộ phận vị ngữ là:

a) chĩu chịt quả đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão

b) đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão

c) gồng mình chống đỡ với gió bão

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 28 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	
Lớp:	
Ôn tập giữa HKII
Tiếng Việt:
Đọc thầm:
Đề số 1:
Những trái bưởi mùa thu
Trời mưa tầm tã. Chốc chốc một cơn gió giật lại ào đến lay lắc cây cối trong vườn một cách dữ dội. Tiếng cây vặn mình răn rắc lẫn tiếng mưa quất ràn rạt và tiếng gió rú rít. Cả khu vườn mờ mịt hơi nước.
Ở góc vườn, cây bưởi chĩu chịt quả đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão. Đây là lần đầy tiên nó chứng kiến một cơn bão lớn như vậy. Gió lồng lộng quay cuồng. vòm cây bị gió dằn xuống, cứ thế mà quăng quật, mà giày vò. Những chiếc lá dập nát bị bứt khỏi cành, rụng lả tả. Thỉnh thoảng, những trái bưởi non bị văng ra xa chúi sâu vào giữa những lùm cỏ ngập nước.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết trung thu. Cây bưởi xót xa quá. Biết bao công phu, qua nắng qua mưa, mới có được những trái bưởi no tròn, y hệt những vầng trăng xanh treo lơ lửng khắp các cành như hôm nay. Chúng như một bầy con náo nức chờ đón Tết. Trung thu, chúng sẽ chia đi khắp các ngã, được các cậu bé, cô bé nâng niu bồng bế trên tay, được bày trang trọng trong các mâm ngũ quả. Vậy mà cơn bão thật bất ngờ. Gió lồng lộn rú rít như muốn giằng xé, muốn bứt tung những trái bưởi khỏi thân cây mẹ. Quyết không để bầy con bị cướp đi sự sống cây bưởi mẹ ra sức vật lộn với gió bão.
Mặc mưa to, mặc gió lớn, cây bưởi bền bỉ chống chọi, quyết bảo vệ bằng được lũ con của mình.
Rồi cuối cùng gió bão phải tháo lui. Cả một vùng cỏ cây xơ xác. Ở góc vườn, cây bưởi mẹ ngẩng cao cành lá, nhìn khắp lượt bầy con đeo la liệt trên cành cao, nhánh thấp – những trái bưởi sẽ chín vàng trên cánh tay của mẹ và sẽ đi khắp mọi ngã đường mang niềm vui đến cho các em nhỏ.
	Theo Trần Hoài Dương
Những từ ngữ được dùng để tả gió bão là:
tầm tã, quất ràn rạt, mờ mịt hơi nước, ngập nước
ào ào đến lay lắc cây cối một cách dữ dội, rú rít, lồng lộn quay cuồng, dần xuống, quăng giật, giày vò, giằng xé, bứt tung
vặn mình răng rắc, bứt khỏi cành, rụng lả tả, văng ra xa chúi xâu vào các lùm cỏ.
Những dòng nêu đúng hình ảnh cây bưởi mẹ đã ra sức chống chói với gió bão để bảo vệ đàn con:
Gồng mình chống chọi với gió bão
Ra sức vật lộn với gió bão, quyết bảo vệ bằng được những đứa con của mình.
Bị gió giăng quật, giày vò
Bền bỉ chống chọi với mưa to, gió lớn.
Những trái bưởi được tác giả tả:
No tròn, y hệt những vầng trăng xanh treo lơ lửng khắp các cành
No tròn y hệt những quả bóng xanh
No tròn, mọng nước, vàng ươm
Bài văn muốn kể về câu chuyện:
Sức tàn phá ghê gớm của một trận bão
Niềm vui của các bạn nhỏ trong ngày Tết trung thu
Cây bưởi mẹ chống chọi với gió bão để cho chúng ta những trái bưởi đẹp ngon lành vào ngày tết trung thu.
Dòng gồm các từ chi cây sai quả là:
Chĩu chịt, ríu rít
Chĩu chịt, chi chít
Chĩu chịt, kĩu kịt
Chĩu chịt, tíu tít
Tròn câu “Ở góc vườn, cây bưởi chĩu chịt quả đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão.” bộ phận vị ngữ là:
chĩu chịt quả đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão
đang phải vất vả gồng mình chống đỡ với gió bão
gồng mình chống đỡ với gió bão
Đề số 2:
Cô bé, ông lão và chiếc áo mưa
Cơn mưa bất chợt đổ xuống đúng lúc. Hoa vội vàng, luống cuống, lo âu khi sực nhớ ra mình không mang áo mưa. Một ý nghĩa lóe lên trong đầu Hoa “Hay mình tắm mưa nhỉ? Nhưng nhỡ cảm thì sao? Rồi ý nghĩa liều lĩnh ấy vụt tắt. Cổng trường lác đác có mấy bạn trai đang tụ tập hò hét đi xe đạp tắm mưa. Cô bé lại phân vân “Chắc chẳng sao đâu, về nhà mình lau khô đầu là được chứ đợi mưa tạnh thì đến tối mất”. Hoa liền cho cặp sách vào túi ni lông rồi phóng thẳng về nhà. Trời mưa to và lạnh quá. Hoa cố nhấn bàn đạp thật mạnh. Bánh xe lăn đều trên con đường ướt phát ra những âm thanh thật vui tai. Về đến nhà thì cả người Hoa ướt sũng. Cô bé thấy trước cổng nhà có một ông lão đang trú mưa. Ông lão nói “Cho bác đứng nhờ đây một tí nhé”. Hoa nói “Vâng!” rồi vào nhà đóng sầm cửa lại. Cô bé run lên vì rét và hắt hơi liên tục. Chợt Hoa nhớ đến ông lão đứng trú mưa trước cổng nhà mình. Không suy nghĩ, Hoa vội vàng lấy chiếc áo mưa trong tủ, chạy đưa ra cho ông lão và nói: “Ông ơi, ông mặc áo mưa về nhà đi kẻo muộn”. Ông lão nhìn Hoa trìu mến và cảm ơn rối rít. Bỗng Hoa cảm thấy vui vui vì mình đã làm được một việc tốt.
Sáng chủ nhật tuần sau, trời hừng sáng, bố và Hoa đang sơn lại chiếc cửa xếp trước nhà đã bạc màu vì hoen gỉ thì ông lão hôm trước đến. Ông cảm ơn Hoa và nói với bố Hoa rằng ông có một cô con gái thật tốt bụng. Không ngại ngần, ông lão xoắn tay áo sơn cánh cửa lại giúp hai bố con. Chợt lạ thay, mỗi đường chổi ông sơn lại hiện lên một màu xanh kì lạ, một màu xanh lấp lánh những ánh vàng Một màu xanh tràn ngập sự sống và mang lại một cảm giác thật dễ chịu thoải mái mỗi khi nhìn vào nó. Hoa tin rằng ông lão là một ông tiên, và trên đời này sẽ có rất nhiều ông tiên, bà tiên như thế nếu con người biết sống quan tâm và yêu thương lẫn nhau.
	Phương Thúy
Tan học, thấy trời mưa, Hoa đã:
Chờ cho mưa tạnh rồi mới về
Đạp xe tắm mưa như các bạn nam ở trường
Phân vân rồi đạp xe về nhà mà không cần áo mưa
Về đến nhà, Hoa trông như thế nào?
Bị ướt đầu
Bị ướt sũng cả người
Mệt lả
Vì sao Hoa vội lấy áo mưa cho ông lão trú mưa trước cổng mượn?
Nhà có áo mưa không dùng đến trong tủ
Sợ ông lão đứng lâu ở trước cửa nhà mình
Sợ ông bị ướt và lạnh như mình.
Vì sao khi ông lão đến trả lại áo mưa và giúp bố con Hoa sơn cửa thì Hoa đã tin rằng ông lão là một ông tiên?
Vì ông lão sơn cửa rất khéo
Vì ông đem lại niềm vui cho bố con Hoa
Vì ông khen Hoa là một cô bé tốt bụng
Câu chuyện khuyên em điều gì:
Hãy biết làm việc tốt giúp người khác
Phải mặc áo mưa khi trời mưa để không bị cảm lạnh
Cần giúp bố mẹ công việc nhà vào ngày nghỉ.
Bốn câu đầu của câu chuyện trên thuộc kiểu:
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Những câu nào là câu khiến?
Cho bác đứng đây một tí nhé.
Ông lão nhìn Hoa trìu mến và cảm ơn rối rít.
Ông ơi, ông mặc áo mưa về nhà đi kẻo muộn.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau;
Một màu xanh tràn ngập sự sống và mang lại một cảm giác thật dễ chịu thoải mái mỗi khi nhìn vào nó.
Chính tả:
Cuối thu, hoa thiên lí cũng vãn dần. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật cũng thưa dần. Thỉnh thoảng mới thấy một vài con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh, một màu xanh ngăn ngắt. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là một mảng trời riêng, năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé, xinh xinh, ngào ngạt hương hoa
Trương Thị Ngọc Hòa
Tập làm văn:
Toán:
Lịch sử: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
Trong ba anh em họ Nguyễn, người cầm quân tiến ra Thăng Long là:
Nguyễn Nhạc
Nguyễn Huệ
Nguyễn Lữ
Khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra năm:
1771
1775
1786
1789
Trước khi tiến ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn đã làm:
Lật đổ nhà Nguyễn
Làm chủ toàn bộ Đàng Trong
Lật đổ chính quyền họ Trịnh
Khi nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quan tướng lá:
Tỏ ý coi thường
Lo sợ, cuống cuồng
Bình tĩnh, bàn cách đối phó
Tinh thần chiến đấu của quân Trịnh:
Rất chủ quan, bỏ thuyền lên bờ đi chơi
Rất yếu kém, không dám tiến công đánh trả
Cả hai ý trên đều đúng
Sau khi lật đổ chính quyền họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã:
Tiếp tục lật đổ chính quyền của vua Lê
Thành lập chính quyền của nghĩa quân Tây Sơn
Lên ngôi Hoàng đế
Trao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê và rút về Nam
Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh có ý nghĩa:
Mở đầu việc thống nhất đất nước
Mở ra thời kì mới – thời kì đất nước thống nhất
Chấm dứt tình trạng tồn tại song song của chính quyền vua Lê và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
Địa lí: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Những dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
Kinh, Chăm
Kinh, Chăm, Hoa
Thái, Dao, Mông
Nghề không phải là nghề chính của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
Nghề nông
Khai thác khoáng sản
Làm muối
Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp nên dân cư thưa thớt
 Người Kinh và người Chăm sống bên nhau hòa thuận
 Ngoài trồng lúa, người dân nơi đây còn trồng nhiều mía
 Phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh có trang phục giống nhau
 Ở đây có nhiều đầm phá nên nghề làm muối phát triển
Ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh
Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, Chăm
Dân cư tập trung rất đông đúc, chủ yếu là người Kinh, Chăm
Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người.
Chọn các từ ngữ sau đây điền vào chỗ chấm cho thích hợp để hoàn thành bảng sau: trồng lúa; khai thác dầu mỏ; trồng mía, lạc; nuôi, đánh bắt thủy sản; trồng cây công nghiệp lâu năm; làm muối
Tên hoạt động sản xuất
Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
Nước biển mặn, nhiều nắng
Biển, đầm, phá, sông; người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản
Đất cát pha, khí hậu nóng
Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm
Khoa học:
Ôn tập: vật chất và năng lượng
Nối ô chữ của cột A với ô chữ của cột B cho thích hợp:
Hiện tượng, ứng dụng	Tính chất của nước
Có thể thấm qua một số vật
Có thể chảy lan ra mọi phía
Không có hình dạng nhất định
Có thể hòa tan một số chất
Chảy từ cao xuống thấp
Không thấm qua một số vật
Áo đi mưa
Quần áo bị ướt
Pha nước muối
Làm nhà mái dốc
Làm nhà mái dốc
Nước bị đổ chảy lênh láng ra sàn nhà
Hoàn thành bảng sau bằng cách viết chữ không hoặc có vào chỗ chấm:
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể khí
Nước ở thể rắn
Có mùi không?
Có vị không?
Có nhìn thấy bằng mắt thường không?
Có hình dạng nhất định không?
Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là:
Khí ô-xi
Hơi nước
Khí các-bô-níc
Khí ni-tơ
Một vật có thể tạo ra bóng giống hệt hình dạng của nó bởi vì ánh sáng:
Có thể bị phản xạ
Cần cho sự sống của sinh vật
Truyền theo đường thẳng
Có thể truyền qua một số vật
Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B cho thích hợp:
100oC
0oC
39oC
37oC
20oC
1000oC
Nước đá đang tan
Hơi nước đang sôi
Nhiệt độ trong phòng vào ngày mát
Người bị sốt
Người khỏe mạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_kien_thuc_tuan_28_lop_4.doc