Chương trình hành động của GD - ĐT đến năm 2020 gồm có 7 giải pháp chính:
1. Năn cao chất lượng GD toàn diện, coi trọng GD nhân cách, đạo đức, lối sống cho HSSV. Trong đó tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp GD. Cụ thể, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; Đánh giá toàn diện chương trình và sách giáo khoa phổ thông, bắt đầu từ năm 2010, tổ chứ việc xây dựng chương trình, biên soạn sách gioá khoa phổ thông mới theo hướng hiện đại, thích hợp, phù hợp và có hiệu quả để triển khai áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.
Đến năm 2010, các trường ĐH - CĐ về cơ bản chuyển sang tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: Nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng, triển khai đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2009 - 2015.
2. Mở rộng quy mô GD hợp lí, thực hiện phổ cập GD. Toàn quốc đạt chuẩn phổ cập THCS và phổ cập TH đúng độ tuổi vào 2010. Khởi động chương trình phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi. Quy hoạch lại mạng lưới ĐH - CĐ; Xây dựng một số trường, chuyên ngành đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế đạt quy mô 200SV/vạn dân.
3. Đổi mới mạnh mẽ quản lí Nhà nước đối với GD - ĐT. Trong đó cần đẩy mạnh phân cấp quản lí và tăng cường tự chủ của các cơ sở GD - ĐT. Tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD - ĐT.
bồi dưỡng thường xuyên hè 2009 ........ a & b ........ Nội dung1: Các chủ trương chính sách của Đảng đối với ngành Giáo dục; Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009: * 7 giải pháp đổi mới GD - ĐT: Chương trình hành động của GD - ĐT đến năm 2020 gồm có 7 giải pháp chính: 1. Năn cao chất lượng GD toàn diện, coi trọng GD nhân cách, đạo đức, lối sống cho HSSV. Trong đó tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp GD. Cụ thể, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; Đánh giá toàn diện chương trình và sách giáo khoa phổ thông, bắt đầu từ năm 2010, tổ chứ việc xây dựng chương trình, biên soạn sách gioá khoa phổ thông mới theo hướng hiện đại, thích hợp, phù hợp và có hiệu quả để triển khai áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2010, các trường ĐH - CĐ về cơ bản chuyển sang tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: Nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng, triển khai đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2009 - 2015. 2. Mở rộng quy mô GD hợp lí, thực hiện phổ cập GD. Toàn quốc đạt chuẩn phổ cập THCS và phổ cập TH đúng độ tuổi vào 2010. Khởi động chương trình phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi. Quy hoạch lại mạng lưới ĐH - CĐ; Xây dựng một số trường, chuyên ngành đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế đạt quy mô 200SV/vạn dân. 3. Đổi mới mạnh mẽ quản lí Nhà nước đối với GD - ĐT. Trong đó cần đẩy mạnh phân cấp quản lí và tăng cường tự chủ của các cơ sở GD - ĐT. Tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD - ĐT. 4. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chuẩn hoá trong đào tạo, tuyển chịn và sử dụng nhà giáo các cấp. Đầu tư mạng cho các trường, các khoa sư phạm. Thực hiện đánh giá giảng viên ĐH - CĐ qua ý kiến HS - SV. Xây dựng chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lí GD về vật chất và tinh thần để thu hút những người giỏi làm công tác GD. 5. Tăng cường và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho GD. Ưu tiên đầu tư cho phổ cập MG 5 tuổi, phổ cập GD TH và THCS, cho giáo viên vùng khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện chính sách XH hoá GD, có cơ sở pháp lí và chính sách để phát triển trường ngoài công lập, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GD - ĐT bằng các chính sách khuyết khích về đất đai, thuế, tín dụng... 6. Bảo đảm công bằng XH trong GD. Tập trung đầu tư cho vùng khó khăn, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển GD giữa các vùng miền. Thực hiện tốt chính sách ưu tiên, hỗ trợ HS dân tộc thiểu số. 7. Tăng cường hợp tác quốc tế về GD - ĐT. Tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng một số trương ĐH trình độ quốc tế. Triển khai đề án dạy và hoạ ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân. * Giáo dục Nhà nước 6 tháng đầu năm: Ngành GD - ĐT tiếp tục thực hiện các chương trình đổi mới giảng dạy và học tập. Học sinh tốt nghiệp hệ THPT năm học 2008 - 2009 là 83,7%; Hệ bổ túc THPT là 38,1%. Cả nước có1675,7 nghìn sinh viên ĐH - CĐ, tăng 4,5% so với năm học trước. Số sinh viên ĐH - CĐ bình quân 194/1 vạn dân đạt 97% mục tiêu quốc gia. * Giáo dục đào tạo Quảng Bình: - Năm học 2008 - 2009, cùng với cả nước, ngành GD tổ chức thực hiện mục tiêu " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung đã được chú trọng thực hiện nên chất lượng GD đi dần vào thực chất hơn. Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD đã đạt được nhiều chuyển biến tiến bộ; đồng thời tiếp tục phát triển, củng cố mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục. Đã tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT nghiêm túc, đúng quy chế và đạt kết quả cao hơn kì thi năm học trước. Kết quả đậu tốt nghiệp THPT đạt tỉ lệ 79,01%. - Đào tạo ĐH và THCN tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, hướng váo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT - XH của tỉnh. - Tuy vậy, chất lượng GD toàn diện của các cấp họcvà trình độ đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu; tỉ lệ học sinh bỏ học còn khá cao; việc thực hiện đưa chương trình tin học vào nhà trường đã triển khai nhưng chưa mạnh, công tác PCGD ở một số địa phương còn gặp khó khăn; Đội ngũ giáo viên một số địa phương, nhà trường còn thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, nhà ở cho giáo viên miền núi tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở một số cấp học đạt thấp, chưa hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Công tác XH hoá giáo dục tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhất định nhứng chưa huy động tối đanguồn lực trong xã hội tham gia phát triển sự nghiệp GD - ĐT. Nội dung2: Những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ I. Dạy học theo chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức - kĩ năng: - Chuẩn KT - KN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của môn học đòi hỏi tất cả mọi học sinh phải đạt được; Là cơ sở pháp lí cho công tác chỉ đạo, quản lí, dạy học; Là mức độ cần đạt để giáo viênthực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của chương trình GD cấp TH. - Chuẩn Kiến thức - Kĩ năng giúp giáo viên thực hiệndạy học phù hợp vớicác đối tượng, tạo cơ hội cho giáo viên chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục và bình đẳng trong phát triển năng lực của mỗi học sinh. - Để tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hiện nay Bộ GD và ĐT dã biên soạn - Để tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hiện nay Bộ GD và ĐT dã biên soạn tìa liều hướng dẫnthực hiện chuẩn KTKN dựa theo kế hoạch dạy học và SGK đang được sử dụng trong các trường TH. - Sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN trong hoạt động dạy học: a. Soạn giáo án: Căn cứ yêu cầu cần đạt về KTKN xác định cho từng bài dạy theo CT, SGK, Giáo viên sạon giáo án một cách ngắn gọn nhưng thể hiện rõ các phần cơ bản sau: Phần1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học gắn với yêu cầu cần đạt đã ghi trong tài liệu hướng dẫn. Phần2: Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về TB, ĐDDH của GV và HS; Dự kiến hình thức, tổ chức hoạt động học tập nhằm bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Phần3: Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng HS, kể cả HS cá biệt. Để soạn tốt, GV phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh dạy học, phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp và yêu cầu cần đạt ghi trong tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK, xác định cách hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng HS. Ví dụ: Dễ hoá bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu... đối với HS yếu; Mở rộng, phát triển (trong phạm vi chuẩn) cho HS khá, giỏi... b. Tổ chức dạy học trên lớp: Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, GV tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng HS nhằm đảm bảo yêu cầu, phát huy năng lực cá nhân và đạt được hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy. c. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tài liệu chuẩn KTKN là căn cứ giúp GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thường xuyên của HS trong từng tiết học. Đối với các bài kiểm tra định kì, ngoài yêu cầu cần đạt nêu trong tài liệu chuẩn (tuần ôn tập), GV dựa vào mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra, nêu trong tài liệu đề kiểm tra học kì cấp TH để đánh giá. II. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: 1.Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học: Bản chất của đổi mới PPDH là: - Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các PPDH, đổi mới các phương tiện, hình thức triển khai các PP trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PP cũ và vận dụng linh hoạt các PP mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. - Mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là giúp HS tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. - Đổi mới PPDH nhằm thích nghi và phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng HS. - Đổi mới PPDH đòi hỏi mỗi GV phải biết lựa chọn, kết hợp linh hoạt các PP mới và cũ sao cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức cụ thể, từng bài học cụ thể, từng môn học và từng đối tượng HS cụ thể của lớp mình. - Đổi mới PPDH ở TH phải tuân theo các định hướng cụ thể: + Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. + Phối kết hợp với các PPDH cũ và mới sao cho đạt mục tiêu dạy học. + Phát triển khả năng tư duy của HS. + Tăng cường kĩ năng thực hành. + Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. + Đổi mới cả cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. 2. Những đổi mới về PPDH nội dung môn Tiếng Việt lớp 4. 5: Dạy học Tiếng Việt theo chương trình TH mới, GV cần tổ chức hoạt động dạy học theo PPDH mới - tích cực hoá hoạt động của HS. GV là huấn luyện viên, tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK để các em chiếm lĩnh được kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành. Học sinh phải tự mình thực hiện đầy đủ các bài luyện tập mới có được thể lực, kĩ năng và kiến thức cần thiết. * Một số hoạt động chủ yếu của GV: a. Giao việc cho học sinh: Đây là khâu quan trọng, GV cần chú ý giúp HS cả lớp hiểu đúng yêu cầu của câu hỏi, bài tập. Nội dung của công việc này là: - Cho HS đọc thành tiếng hoặc đọc thầm (GV không làm thay, chỉ nêu yêu cầu, giải thích yêu cầu trong trường hợp cần thiết). HS trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK. Lúc đầu HS có thể đọc nguyên văn câu hỏi, bài tập. Sau đó, GV có thể đề nghị các em nêu tóm tắt yêu cầu của câu hỏi, bài tập ấy. GV cần nhắc nhở những HS được mời đọc trước lớp phải đọc đầy đủ, trọn vẹn toàn bộ nội dung của câu hỏi, bài tập trong SGK, tránh chỉ đọc phần lệnh, không đọc nội dung. Như vậy, không phải là đã đọc yêu cầu của bài tập và HS sẽ không nắm được hoặc không nắm chắc câu hỏi, bài tập yêu cầu các em làm gì. - Cho HS thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK làm thử, làm mẫu, trong trường hợp nhiệm vụ đặt ra trong những câu hỏi, bài tập ấy là khó hoặc mới đối với HS. Sau khi cả lớp đã hoàn thành nhiệm vụ làm thử. GV tổ chức chữa bài để giúp HS nắm được cách làm. - Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những việc HS cần chú ý, cần ghi nhớ khi làm bài để tránh thực h ... g cả lớp. - Nêu yêu cầu về cách học cho nhóm hoặc lớp thông qua các câu hỏi - Góp ý, bổ sung và động viên khích lệ học sinh học tập. Học sinh học tập theo hướng dẫn cụ thể là: - Cử người điều hành và ghi chép. - Thảo luận theo nhóm, ghi chép tóm tắt ý kiến - Báo cáo kết quả học tập của nhóm. - Các nhóm bổ sung, góp ý cho mỗi nội dung của nhóm khác. Lưu ý: Học sinh được tự do phát biểu theo cảm nhận riêng và tranh luận, giáo viên lắng nghe, bổ sung cho từng nội dung hoặc cho cả bài (không nên chê trách hay nặng lời với những học sinh phát hiện chưa đúng). Sưu tầm thêm tư liệu, tranh phiên bản có cùng nội dung để học sinh tham khảo thêm. Trình bày trên bảng tranh phải rõ ràng, khoa học theo từng nội dungđể học sinh dễ quan sát, nhận xét. Yêu cầu học sinh phát biểu trên cơ sở hiểu biết và cảm nhận tác phẩm riêng mình, tránh đọc theo sách. Sau giờ học: Giáo viên cần dặn học sinh sưu tầm tranh phiên bản cùng nội dung dán vào giấy A4 thành lập và nhận xét. --------------------------------*******-------------------------------- Một số biện pháp để giờ kể chuyện đạt được thành công. ---------- & ---------- Trong giờ kể chuyện, giáo viên cần giúp cho học sinh (cả những học sinh yêu kém) cung có cơ hội được rèn luyện và thành công, để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công, đứa trẻ sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng giờ học sẽ chỉ là giờ trổ tài của một số học sinh khá, giỏi. Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học, cần làm tốt khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh, làm cho mỗi em khi đến lớp đề có điều muốn kể chuyện, muốn nói. Trước giờ kể chuyện khoảng một tuần, giáo viên phải nhắc học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, giáo vên có thể giúp học sinh tìm những câu chuyện phù hợp với chủ điểm. Giáo viên nhắc học sinh đọc kỹ câu chuyện tìm được để nhớ. Thậm chí thuộc chuyện vì phải nhớ, phải thuộc mới đảm bảo thành công khi kể. Đối với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến, tham gia. Giáo viên cần khơi gợi vốn sống của học sinh để mỗi em tìm được nội dung cho bài kể chuyện về mình, về những người, những việc có thạt trong cuộc sống xung quanh. Khi học sinh tìm được câu chuyện của mình thích kể cho các bạn nghe câu chuyện đó, có nghĩa là các em đã nắm chắc một phần lớn của thành công. Trên lớp, giáo viên nên tổ chức cho học sinh kể chuyện trước trong nhóm để các em tập dượt, rút kinh nghiệm, đảm bảo thành công khi kể trước cả lớp. Khong sa đà vào việc phân tích cái hay, cái đẹp của câu chuyện, vì mục đích chính của giờ kể chuyện là rèn các kỹ năng nghe và nói. Đối với những bài kể chuyện đã nghe, đã đọc hoặc đã chứng kiến, tham gia, không yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bạn vừa kể vì đó là đòi hỏi cao và cũng không phải là nhiệm vụ của những bài này. Đặc biệt, giáo viên cần yế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện cụ thể là: - Động viên để khuyến khích hóc sinh kể tự nhiên, hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị em hay bạn bè ở nhà. - Nếu có em đang kể bổng lúng túng vì quên chuyện, có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không ngắt lời thô bạo, chỉ nhận xét khi các em kể xong. - Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của học sinh cần hướng dẫn các em đi tìm cái đáng học , đáng khen, tránh chăm chăm vchj lá tìm sâu, tìm khuyết điểm của bạn. Lời nhận xét của GVcần nêu đúng ưu, khuyết điểm trong lời kể của HS nhưng diễn đạt khéo léo, tế nhị. Sao cho mỗi em vẫn cảm thấy mình đạt được ít nhiều thành công, được thầy cô và các bạn biểu dương thừa nhận. --------------------------------*******-------------------------------- Cách hướng dẫn học sinh ước lượng thương ---------- & ---------- Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình, bắt đầu từ lớp 3, lên lớp 4 và lớp 5. Để làm được việc này, cần dạy cho học sinh biết rằng trong phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng phải nhỏ hơn số chia. Khi nhẩm thương học sinh làm tròn số bị chia và số chia để tự đoán chữ số ấy. Sau đó nhân lại để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu còn kém số bị chí nhiều mà khi đem trừ được số dư lớn hơn số chia thì phải tăng thêm chữ số ấy. Thực tế chúng ta thấy học sinh thường mắc 2 sai lầm ở trường hợp thứ hai (tính số dư lớn hơn số chia) nhưng các em vẫn không nhận ra được, các em cứ hạ chữ số tiếp theo của số bị chia để chia tiếp. Như vậy muốn ước lượng thương cho đúng, học sinh phải thuộc các bẳng nhân, chia và biết nhân nhẩm, trừ nhẩm nhanh. bên cạnh đó các em cũng phải biết cách làm tròn thông qua thủ thuật thường dùng là " che bớt chữ số". Thủ thuật đó thông qua các ví dụ cụ thể sau: Ví dụ 1: 92 : 23 = ? Ta làm như sau: Ta làm tròn 92-> 90, 23 -> 20 rồi nhẩm 90 : 20 được 4, sau đó thử 23 x 4 = 92 để có kết quả 92 : 23 = 4 . Trên thực tế, khi hướng dẫn cho học sinh việc làm tròn 92 -> 90, 23 -> 20 được tiến hành bằng thủ thuật che bớt chữ số 2 và 3 ở hàng đơn bị để có 9 : 2 được 4, chứ ít khi viết ra như trên. Ví dụ 2: 86 : 17 = ? Ta làm như sau: ở trường hợp này, khi che bớt chữ số 7 ở 17 còn 17 -> 10 ta thấy không ổn vì 7 khá gần 10 nên ta phải tăng chữ số 1 ở hàng chục thêm 1 đơn vị để được 2, còn số bị chia 86 vẫn làm tròn giảm 86 -> 80 bằng cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị. Kết quả ước lượng thương là: 8 : 2 = 4; thử lại: 17 x 4 = 68 5 rồi thử lại : 17 x 5 = 85, 86 - 85 = 1; 1< 17 suy ra 86 : 17 = 5 ( dư 1). Ví dụ 3: 568 : 72 = ? Ta làm như sau: ở số chia che bớt chữ số 2, ở số bị chia ta che 8 đi. Vì 56 : 7 = 8 nên ta ước lượng thương 8; thử lại 72 x 8 = 576, 576 > 568 . Vậy thương 8 là thừa nên giảm xuống 7; thử lại 72 x 7 = 504, 568 - 504 = 64; 64 < 72 do đó 568 : 72 được thương là 7. Ví dụ 4: 5307 : 581 = ? Ta làm như sau: Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia , vì 8 gần 10 nên ta tăng chữ số 5 ở số chia lên 6. Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia . Ta có 53 : 6 được 8; thử lại : 581 x 8 = 4648; 5307 - 4648 = 659, 659 > 581, Vậy 5307 : 581 được thương là 9. *** Từ các ví dụ trên ta thấy: - Nếu chữ số tận cùng của số chia là 1, 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm (tức là bớt đi 1, 2 hoặc 3 đơn vị ở số chia); Trong thực hành ta chỉ che bớt chữ số tận cùng đó đi (và cũng che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). - Nếu chữ số tận cùng của số chia là 7, 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng (tức là thêm 3, 2 hoặc 1 đơn vị vào số chia); Trong thực hành ta chỉ che bớt chữ số tận cùng đó đi và thêm 1 vào chữ số liền trước (và cũng che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). Tuy nhiên nếu số chia tận cùng là 4, 5 hoặc 6 thì làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng thương ước lượng này. Ví dụ 5: 245 : 46 = ? Ta làm như sau: Làm tròn giảm 46 -> 40 ( che bớt chỡ số 6); làm tròn giảm 245 -> 240 (che bớt chữ số 5), ta có 24 : 4 được 6; Hoặc làm tròn tăng 46 -> 50 (che bớt chữ số 6 và tăng 4 -> 5) ta được: 24 : 5 được 4 . Vì 4 < 5 < 6, nên ta ước lượng thương là 5. Thử lại: 46 x 5 = 230; 245 - 230 = 15 ; 15 < 46 . Vậy 245 : 26 được thương là 5. Trong thực tế, các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia ( viết) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thạo thì lúc đầu có thể cho ác em làm tính vào nháp hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy rồi điều chỉnh lại. Với cách hướng dẫn học sinh ước lượng thương này, học sinh có kĩ năng thực hiện phép chia một cách tốt hơn. --------------------------------*******-------------------------------- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ---------- & ---------- I.Để sử dụng PP thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao, GV cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất: Xác định nội dung hoạt động nhóm một cách thích đáng. Không phải bất cứ nội dung nào cũng đưa ra hoạt động nhóm. Những ý đơn giản, cá nhân HS có thể giải quyết được thì không nên đặt ra mà phải là những vấn đề tương đối khó và lớn cần tới sự hợp sức của tập thể thì mới dùng tới hình thức này. Thứ hai: Tạo sự gắn kết thực sự trong nhóm. Không nhất thiết mọi hành viên trong tổ đều làm nhóm trưởng (Vì HS yếu không làm được) mà khi lên bảng trình bày kết quả thì chỉ định bất kì và ưu tiên cho những em yếu. Nên yêu cầu các em tự trình bày kết quả hoặc ý tưởng thảo luận của nhóm, tránh tình trạng cầm mảnh giấy ghi kết quả chung rồi đọc hộ. Thứ ba: Cần dành thời gian thích hợp để thảo luận. Trành trường hợp vừa mới vào vị trí chưa đầy phút đã trở về chỗ. Thứ tư: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí. Mỗi nhóm cần được sắp xếp ngồi 2 bàn; khi có lệnh hoạt động thì bàn trên quay xuống bàn dưới rất nhanh, tránh lãng phí thời gian. Trong nhóm có đủ các đối tượng giỏi - khá - trung bình - yếu. Thứ năm: Đánh giá kết quả. Cho HS cùng tham gia vào đánh giả kết quả. II.GV cần thực hiện theo qui trình sau đây: Bước 1: Giáo viên chia nhóm. Bước 2: giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận. Bước 3: Các nhóm thảo luận. Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 5: Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 6: Giáo viên tổng hợp đi đến thống nhất. *Lưu ý: ở bước 2, GV giao nhiệm vụ thảo luận bằng nhiều hình thức khác nhau. Hoặc là GV nêu miệng câu hỏi, hoặc là GV ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận. Khi lựa chọn hình thức giao nhiệm vụ, GV cần lấy mục đích và nội dung thảo luận làm căn cứ cơ bản. Nếu câu hỏi ngắn, dễ nhớ, trả lời ngắn GV có thể nêu miệngcâu hỏi hoặc nêu ở bảng phụ. Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gianvừa tránh lộn xộn khi GV phát phiếu. Còn đối với câu hỏi yêu cầu trả lời dài (nên hạn chế thảo luận loại câu hỏi này) hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số, điền chữ thì nên sử dụng phiếu. Đặc biệt, nếu nội dung là các kiến thức chốt của bài (như thảo luận rút ra nội dung, ý nghĩa bài tập đọc, rút ra bài học đạo đức,) thì nhất thiết phải dùng phiếu. Vì các kiến thức chốt là các kiến thức yêu cầu cần ghi nhớ nên dùng phiếu thảo luận thì khi ghi kết quả thảo luận vàp phiếu các em sẽ ghi nhớ lâu. GV không nên thu chấm phiếu vì làm như vậy chẳng khác nào làm một bài kiểm tra nhanh mà nên để các nhóm tự chữa bài và lưu giữ phiếu làm tài liệu để học nhóm trong các giờ tự học. --------------------------------*******--------------------------------
Tài liệu đính kèm: