Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 5 - Phân môn Tiếng Việt 5 (tuần 14 – 18)

Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 5 - Phân môn Tiếng Việt 5 (tuần 14 – 18)

I Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Tiết1. Một số bài tập củng cố kiến thức Từ đồng nghĩa.

- GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau.

1. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu đúng:

a. Từ đồng nghĩa là những từ .

Ví dụ: .

b. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có thể .

. Ví dụ : .

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Em bé mới . ra đã cân được ba cân bảy.

b. Anh Kim Đồng . ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo khổ.

c. Ngày ông tôi ., cả xã đều thương tiếc và tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.

d. Tên giặc trúng đạn . ngay không kịp kêu lên một tiếng.

( sinh, đẻ, chết, qua đời).

=> Bài tập này cần giúp HS hiểu được mức độ diễn đạt về sắc thái của từ .

3. a) Hãy xếp các từ dưới đây thành nhóm đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của từng nhóm:

Bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.

Nhóm 1: .

đều có nghĩa chung là.

Nhóm 2: .

đều có nghĩa chung là .

Nhóm 3: .

đều có nghĩa chung là .

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 5 - Phân môn Tiếng Việt 5 (tuần 14 – 18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi dưỡng học sinh giỏi khối 5
năm học 2009 - 2010
Phân môn Tiếng Việt 5 (tuõ̀n 14 – 18)
I Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết1. Một số bài tập củng cố kiến thức Từ đồng nghĩa.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau.
1. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu đúng:
a. Từ đồng nghĩa là những từ ..........................................................................................
Ví dụ: .........................................................................................................................
b. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có thể ......................................
.............................. Ví dụ : ........................................................................................
2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Em bé mới ......... ra đã cân được ba cân bảy.
b. Anh Kim Đồng ........... ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo khổ.
c. Ngày ông tôi ................, cả xã đều thương tiếc và tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.
d. Tên giặc trúng đạn ........... ngay không kịp kêu lên một tiếng.
( sinh, đẻ, chết, qua đời).
=> Bài tập này cần giúp HS hiểu được mức độ diễn đạt về sắc thái của từ .
3. a) Hãy xếp các từ dưới đây thành nhóm đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của từng nhóm:
Bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.
Nhóm 1: ..........................................................................................................................
đều có nghĩa chung là......................................................................................................
Nhóm 2: ..........................................................................................................................
đều có nghĩa chung là .....................................................................................................
Nhóm 3: ..........................................................................................................................
đều có nghĩa chung là .....................................................................................................
a. thênh thang
b. mênh mông
c. thùng thình
d. bao la
b) Nối câu ở ô bên trái với từ thích hợp ở ô bên phải.
1. Cánh đồng rộng
2. Bầu trời rộng
3. Con đường rộng
4. Quần áo rộng
4. Tìm từ đồng nghĩa với:
a. Nhỏ ..............................................................................................................................
b. Vui ..............................................................................................................................
c. Hiền .............................................................................................................................
5.Tìm những từ láy tả :
a. Tiếng mưa rơi: tí tách, .................................................................................................
b. Tiếng chim : ................................................................................................................
c. Tiếng gió thổi: ............................................................................................................
d. Tiếng súng:.................................................................................................................
e. Tiếng sáo: ....................................................................................................................
5. Thay từ được đóng khung bằng một từ khác để các câu văn có hình ảnh hơn.
Nằm .................
a. Những giọt sương đêm trên những ngọn cỏ.
Lắm ...................
b. Đêm ấy trăng sáng
Trông .................
c. Dưới trăng, dòng sông như dát bạc.
=> Bài tập 3,4,5 GV cho HS làm bài cá nhân, chấm và chữa bài. Cần chú ý khả năng sử dụng từ đồng nghĩa của HS.
Tiêt 2. Hướng dẫn HS luyện tập về từ đồng nghĩa.
Bài 1. Xếp các từ dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa và chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm từ :
đi , xấu, nhảy, trẻ em, tồi tệ, trẻ con, chạy, trẻ thơ, xấu xa
N1: ...................................... có nghĩa chung là ..............................................................
N2: ...................................... có nghĩa chung là ..............................................................
N3: ...................................... có nghĩa chung là ..............................................................
Bài 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong từng dãy sau :
chăm chỉ, siêng, chăm, siêng năng, chăm sóc, hay lam hay làm.
b. đoàn kết, chung sức, hợp lực, gắn bó, chung lòng, ngoan ngoãn, muôn người như một.
c. anh dũng , gan dạ, anh hào, dũng cảm, dũng mạnh.
=>Bài 1,2 GV cho HS làm bài cá nhân và trình bày trước lớp.
Bài 3. Tìm những từ láy tả: “GV tổ chức trò chơi” .
a. Mưa kéo dài: ......................................................................................................
b. Tiếng người cười: ...............................................................................................
c. Tiếng bước chân người chạy: .............................................................................
Bài 4. Tìm từ đồng nghĩa với : “GV tổ chức trò chơi” .
cho ; ..................................................................................................................
ném ; .................................................................................................................
giúp đỡ; .............................................................................................................
kết quả; ..............................................................................................................
Bài 5. Chọn từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
- Bác Hồ ........... để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào ta.
- Anh Kim Đồng đã .......... trong khio làm nhiệm vụ.
- Trận lũ vừa qua đã làm 15 người .....................
- Mẹ của Tí .......... lúc Tí hãy còn rất bé.
- Đứa em của Tí thì ................. vì bệnh đậu mùa.
( chết, hi sinh, mất, thiệt mạng, ra đi )
Tiết 3. Mở rộng vốn từ : Tổ Quốc
Bài 1. Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nước nhà, non sông, nước non.
Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở.
=> Cho học sinh giải nghĩa từ để thấy được sự khác biệt đó.
Bài 2. Chọn (ở bài tập 1) từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
............. ta giàu đẹp, như cha ông ta thường nói chúng ta có .............. gấm vóc. Lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam dù có đi tận chân trời xa ................ vẫn luôn hướng về .............. thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc. ( đất nước, giang sơn, quê hương xứ sở, tổ quốc)
=> HS làm bài cá nhân, GV chấm và nhận xét. Cần giúp HS hiểu các từ đồng nghĩa đó có mức độ biểu cảm tăng dần.
Bài 3. Điền vào chỗ trống để giải nghĩa các từ có tiếng “quốc” sau:
- Quốc ca là ................................................................................................................
- Quốc kì là ................................................................................................................
- Quốc ngữ là .............................................................................................................
- Quốc sách là ............................................................................................................
- Quốc lộ là ................................................................................................................
Bài 4. a) Ghi lại ba câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của đất nước :
....................................................................................................................................
b) Đặt 2 câu, mỗi câu có sử dụng một thành ngữ đã tìm được.
....................................................................................................................................
Bài 5. Gạch bỏ các từ dùng sai trong những câu sau đây và chữa lại cho đúng :
Chúng tôi đã đi qua nhiều đất nước.
Chữa lại: ....................................................................................................................
Nhiều nguyên thủ quốc gia đã đến thăm tổ quốc ta.
Chữa lại: ....................................................................................................................
Bài 6. Viết đoạn văn ngắn nói về lòng yêu quê hương đất nước.
......................................................................................................................................
Tiết 4. Luyện tập về từ đồng nghĩa (tiếp)
Bài 1. Thay thế những từ được gạch dưới bằng các từ đồng nghĩa để nghĩa của câu không thay đổi.
Lớp em có ba bạn nam và bốn bạn nữ được đi thi học sinh giỏi.
Các bác sỹ ở đây luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân .
Bà em rất cưng các cháu.
Hàng tháng chúng tôi vẫn đi xe đò về quê thăm ba má.
Bài 2. Gạch dưới các từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn sau:
a. Cuộc sống lao động trên công trường thật tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Mùa khô vẫn là mùa thi công của những công trường nên không khí càng sôi động.
b. Khi đi xa đây, đã có rất nhiều người phải nhớ, phải lưu luyến những ngày sống đầy ý nghĩa, nhớ như trai gái nhớ những ngày hội làng, lưu luyến như học sinh xa ngôi trường cũ ...
Bài 3. Xếp các từ cho dưới đây thành nhóm đồng nghĩa:
Làng quê, thị thành, núi rừng, thành phố, rừng núi, nông thôn, núi non, thôn quê, thành thị.
N1. ............................................................................................................................
N2. ............................................................................................................................
N3. ............................................................................................................................
Bài 4. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong dãy từ sau và nói rõ mỗi nhóm từ dùng để tả gì:
ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát.
Nhóm từ a dùng để tả .....................................................................................................
b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.
Nhóm từ b dùng để tả .....................................................................................................
long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.
Nhóm từ c dùng để tả ........................................................................................
Bài 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trông trong các câu sau:
Mặt hồ ................ gợn sóng.
Sóng lượn ............ trên mặt sông.
Sóng biển ............ xô vào bờ.
( cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô)
Bài 6. Bạn nhật Linh chép theo trí nhớ một đoạn văn nhưng có chỗ không nhớ rõ tác giả dùng từ nào, đành để trong ngoặc đơn. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng nhất.
Lòng thương người của chủ tịch Hồ Chí Minh
Một điểm nỏi bật trong đạo đức của Hồ Chí Minh là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng ............... ( quảng đại, rộng lớn, bao la ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ.
Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ Tịch đã .............. (thương xót, đau xót, đau lòng ) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét mà Người đã ra đi ............ ( học hỏi, học hành, học tập ) kinh nghiệm cách mạng để “về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “ người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. ở người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự ............ ( say sưa, say mê, mải miết ) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nguyện vọng đó suốt đời .................. ( chi phối, ảnh hưởng, tác động ) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ Tịch.
Tiết 5: luyện tập về từ đồng nghĩa
Bài 1. Chọn từ ngữ đúng nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a. Thế hệ mai sau sẽ được hưởng những ............. (thành quả, kết quả, thành tích) của hôm nay.
b. Anh đã chiến đấu .................... (ngoan cường, ngoan cố, quật cường) cho đến giờ phút cuối cùng.
c. Lao động là .............. ( nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm) thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mọi người.
Bài 2. Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau. Viết một đoạn văn nêu rõ tác dụng những từ đồng nghia này:
a. Mình về với Bác đưòng xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
(Tố Hữu)
b. Hoan hô anh giải phóng quân !
Kính chào Anh, con người đẹp nhất
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi.
Gợi ý:
a. Cách gọi “Bác” thể hiện sự thân thiết, gần gũi như ruột thịt. “Người” thể hiện sự suy tôn, kính trọng bác. “Ông cụ” thể hiện sự giản dị của Bác.
b. Dùng hình ảnh đẹp nhất để gọi anh giải phóng quân cho thấy sự ca ngợi, đánh giá cao anh giải phóng quân của tác giả.
---------------------------------------------------
Phân môn tập làm văn
Dạng văn tả cảnh
I.Mục tiêu.
- Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của
từng phần.
- Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vật và biết sắp xếp các ý theo thứ tự, trình tự.
- Bước đầu hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. Đặc biệt chú ý đến nghệ thuật liên tưởng khi quan sát.
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý.
- Học sinh làm được bài văn miêu tả theo yêu cầu.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 1.
Hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ của các bài văn như “Hoàng hôn trên sông Hương”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “ Hoàng hôn trên sông Hương” của Tô Hoài, “Buổi sớm trên cánh đồng” của Lưu Quang Vũ,
Từ đó giúp HS nhận thấy được sự tinh tế trong quan sát và lựa chọn hình ảnh cũng như sự sắp xếp các hình ảnh theo một trình tự không gian,thời gian hợp lý.
Tiết 2. Bài tập tự luyện.
Em hãy quan sát và ghi chép kết quả quan sát một khu vườn hoặc vườn cây, cánh đồng mà em thích.
( GV chia nhóm và cho các nhóm chọn cảnh vật để quan sát, nhưng kết quả quan sát phải tự ghi chép cá nhân).
*Khi học sinh trình bày, cần chú ý đến sự chân thật của cảnh vật và yêu cầu học sinh trình bày được cách quan sát của mình.
* Khi quan sát các cảnh vật đó em có liên tưởng đến điều gì? Tình cảm của em đối với cảnh vật đó như thế nào ?..
* Cần chú ý đến các ý kiến của các bạn cùng nhóm nhằm giúp học sinh phát hiện được sự quan sát tinh tế của bạn.
Tiết 3 Lập dàn ý chi tiết.
* Yêu cầu học sinh lập dàn ý cho bài văn mình chọn.
* Dàn ý bài văn tả ngôi trường.
- Mở bài: Giới thiệu bao quát.
+ Trường em 
+ Ngôi trường khang trang nằm giữa 
- Thân bài: Tả từng phần của truờng.
+ Từ xa nhìn lại ngôi trường nhỏ bé, hiền hoà dưới tán những cây cổ thụ.
+ Tường được sơn màu vàng rất sang trọng.
+ Cổng trường màu xanh đậm.
+ Sân trường: gạch đỏ xếp như ô bàn cờ. Lá cờ đỏ sao vàng , cây .
+ Lớp học 
+ Phòng Đội 
+ Thư viện 
+ Phòng y tế 
+ Vườn trường 
- Kết bài: Tình cảm của em đối với ngôi trường.
+ Em rất yêu quý và tự hào về mái trường của mình.
+ Mỗi ngày đến trường của em là một ngày vui.
Tiết 4. Viết bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập.
* Giáo viên gợi ý các việc cần làm.
1. Xác định đối tượng miêu tả của bài văn (miêu tả đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh,..)
2. Xác định trình tự miêu tả của bài văn:
- Trình tự thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông,..
- Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao đến thấp,..
- Theo cảm nhận của từng giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác,..
3. Tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị sẽ trình bày trong bài.
4. Thể hiện tình cảm, cảm xúc.
5. Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của bài văn.
* Gv theo dõi học sinh làm bài, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
* Thu bài về nhà chấm.
Tiết 5. Trả bài.
* Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
-Ưu điểm: + HS hiêu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Xác định đúng yêu cầu của đề, hiểu bài, bố cục.
+ Diễn đạt câu, ý,..
+ Sự sáng tạo khi miêu tả.
+ Chính tả, hình thức trình bày bài văn.
+ Nêu tên những bài văn viết đúng yêu cầu, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sự liên kết các phần của bài văn.
- Nhược điểm:
+ Giáo viên nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả,
+ Viết vào bảng phụ những lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách chữa lỗi.
Trả bài cho học sinh.
Hướng dẫn chữa lỗi.
Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt.
Dạy cảm thụ văn
Dạy cảm thụ văn học thông qua một số bài tập đọc, bài thơ, đoạn thơ đã học nhăm giúp
học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các tác phẩm mà các em đã được học. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày, diễn đạt trong nói và viết.
Một số bài tập cụ thể.
1. Trong bài Bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay !
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu ?
Gợi ý cảm nhận về trái đất thân yêu:
- Để làm được bài tập trên HS phải hiểu được nội dung của đoạn thơ, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật, nhận biết được hình ảnh đẹp, câu thơ hay, từ đó mới hiểu được tình cảm của tác giả muốn gửi gắm vào đó và từ đó học sinh cũng vận dụng vào cho bản thân, .
+ Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
+ Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay gữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.
+ Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù ( hình ảnh chim bồ câu ).
+ Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
- Khi viết một đoạn văn cảm thụ chúng ta cần lưu ý:
+ Câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc và có sự liên kết.
+ Cần nắm rõ yêu cầu của đề bài để khai thác hết ý và làm toát lên được nội dung.
+ Không cần viết dài, viết ngắn nhưng nội dung cô đọng.
* Khi học sinh trình bày bài viết cần cho học sinh thảo luận để nhận xét, bổ sung và học tập lẫn nhau.
2. Trong bài văn Việt Nam thân yêu nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
=> Gợi ý:
- Hình ảnh “biển lúa” gợi cho em điều gì?
- Hình ảnh “cánh cò” gợi cho em điều gì?
- Hình ảnh “mây mờ che đỉnh Trường Sơn” gợi lên vẻ đẹp gì củ đất nước?
- Thông qua cả ba hình ảnh trên em cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước?
* Một số đề bài tự luyện:
1. Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung,
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
Ước gì em hoá đám mây,
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Thanh Hào
Đọc bài thơ trên, em thấy được những net gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ ?
2. Trong bài “Bè xuôi sông La” nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
3.Đọc bài thơ sau:
Quê em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời 
Trần Đăng Khoa
Em hình dung được cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
4. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son !
Theo em,khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
5. Trong bài Tiếng đàn Ba-la lai-ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừ tĩnh mịch vừ sinh động trên công trường sông Đà như sau:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?

Tài liệu đính kèm:

  • docBDHSG TV LOP 5.doc